1. Home
  2. Truyện Linh Dị
  3. Hồ Tuyệt Mệnh Audio Podcast
  4. Hồ Tuyệt Mệnh Phần 7

Hồ Tuyệt Mệnh Audio Podcast

Hồ Tuyệt Mệnh Phần 7

❮ sau
tiếp ❯

CHƯƠNG 19 – ĐỊA NGỤC NHỐT U HỒN

Thường ngày Na Lan ngủ một mạch, rất dễ ngủ và ít khi nằm mơ. Nhưng những khi cần cảnh giác thì cô lại dễ dàng không ngủ sâu. Lúc nửa đêm tỉnh giấc, cô không thấy gì khác thường. Đây là lần đầu tiên cô ngủ ở nhà một người “quen sơ sơ”, và khỏi phải nhắc lại “danh thơm” của chủ nhà nữa.

Huống chi, tiếng mưa đang tạt vào cửa sổ che rèm và tiếng sấm ì ầm nơi xa. Nhà khí tượng dự báo đêm nay có mưa có sấm sét, lần này thì dư báo đúng. Nhưng cô lập tức nhận ra không chỉ có tiếng gió mưa, tiếng sấm đánh thức mình dậy mà còn có tiếng gọi khe khẽ. Nghe kỹ, thấy không chỉ là tiếng gọi mà còn là tiếng kêu. Tiếng kêu rít kiểu như cuồng dại.

Cô hoàn toàn không tin đó là tiếng kêu, chứ đừng nói là tiếng rít như bị tâm thần. Trong đêm vắng, hầu như mỗi tiếng động cực nhỏ luôn được khuếch âm một cách vô cớ. Huống chi, nhà Tần Hoài đâu có khuất nẻo tách biệt, xung quanh đều có hàng xóm, người ta đâu có thể vô tâm trước những tiếng kêu than thảm sầu như thế?

Nhưng cô không thể không tin ở tai mình.

Chính xác là có tiếng kêu, rất thê thảm, như bị hành hạ, kinh hãi đến tột cùng. Không phải cô lần đầu tiên nghe thấy tiếng kêu kiểu này. Trong những ngày vào trại giam Giang Kinh phỏng vấn

các nạn nhân hình sự nghiêm trọng, cô có đi tham quan khu giám sát đặc biệt, ở đó nhốt các tội phạm hình sự bị bệnh tâm thần, có người đã kêu hệt như thế này.

Cô ngồi trong bóng tối hồi lau, tiếng kêu hình như đã ngớt nhưng lại tiếp tục, lần này còn thêm tiếng khóc nữa, khóc như xé phổi. Có lúc tiếng khóc lại trầm xuống, như nài nỉ số phận hãy xót thương.

Na Lan xuống giường, ra đứng bên cửa sổ, cô có cảm giác muốn nhảy ra ngoài để chạy thoát thân.

Lúc này cô mới nhận ra cửa sổ có lớp rào sắt tựa lồng giam tù nhân.

Minh là con chim nhỏ bị nhốt.

Tim cô bắt đầu đập nhanh, cô bước ra cửa vặn tay nắm cửa.

Cửa đã bị khóa.

Cô bỗng cảm thấy câu mình nói trước khi “tự dẫn xác đến” sao mà chuẩn xác một cách đáng buồn. Sao mình không nghe lời vàng ý ngọc của Ninh Vũ Hân đã phải trả giá bằng mạng sống để có được kết luận “hãy tránh xa hắn, càng xa càng tốt?” Tại sao mình lại coi như gió thổi ngoài tai?

Cô trấn tĩnh, nhìn lại tay nắm cửa. Chốt cửa khóa trái phía trên đang dựng đứng. Và nhớ ra chính mình trước khi đi ngủ đã khóa lại. Sao lại trách gì ai? Cô bèn gạt nó quay ngang, cửa liền mở được luôn. Thì ra là thần hồn nát thần tính.

Nhưng không hẳng là sợ hãi vô cớ. Phía tầng trệt, tiếng kêu tiếng khóc nghe rõ mồn một. Là giọng nữ, tuy không vang nhưng hết sức thật.

Cô đóng cửa lại như một phản xạ có điều kiện rồi tựa vào cửa, hít thở thật sâu.

Là người hiểu tình thế thì nên gọi điện báo cảnh sát; nhưng cô lại muốn sớm biết sự thật là gì. Mục đích của cô đến đây chẳng phải là muốn xem xem Tần Hoài cực nguy hiểm đến đâu hay sao?

Mặt khác, sẽ báo cảnh sát ra sao? Cô đã nhìn thấy tội ác như thế nào? Chưa hề!

Cô lại mở cửa, và lập tức nhận ra rằng không phải là không có chuyện gì. Vì tiếng kêu lại vọng lên.

Cô nhẹ chân bước xuống tầng trệt, đi về phía có tiếng kêu.

Tiếng kêu phát ra từ phòng khách, mỗi lúc một rõ. Có người đang bị hành hạ, đang đotí mặt với cái chết.

Na Lan thấy chân như nhão ra nhưng vẫn bước lên từ từ. Chân bước về phía phòng khách nhưng cô vẫn căng mắt tìm cửa chính, nếu nhìn thấy cảnh lẽ ra không nên hìn thì cô sẽ chạy thẳng ra ngoài.

Âm thanh nghe mỗi lúc một rõ, là tiếng kêu thảm thiết, tiếng khóc, tiếng chửi rủa.

Chửi rủa bằng tiếng Anh.

Cô vào phòng khách, rốt cuộc đã hiểu rõ đó là các âm thanh phát ra từ ti-vi.

Một bộ phim kinh dị của nước ngoài. Cô nhìn thấy gian mật thất có máu me, xác chết nhưng không

lối ra.

Một hộp đĩa DVD đặt trên bàn uống nước kê trước đi-văng, nhờ ánh sáng lúc mờ lúc tỏ từ màn hình tỏa ra, có thể nhìn thấy vỏ hộp viết “Cưa máy kinh hồn II” (Saw II) và một khuôn mặt như ác quỷ.

Nhưng kỳ lạ là phim đang chiếu nhưng chẳng thấy ai ngồi xem.

Na Lan đứng trước đi-văng một lát, cũng không thấy Tần Hoài xuất hiện. Chắc anh ta xem nửa chừng rồi đi ngủ mà quên không tắt máy. Tùy tiện lãng phí. Cô cầm chiếc điều khiển trên bàn, cố nhận diện các nút rồi tắt được đầu DVD, cũng tắt cả ti-vi.

Nhưng không thể tắt các âm thanh thét gào.

Thoạt đầu cô ngỡ là các tiếng khóc tiếng kêu ở ti-vi vẫn còn âm vang chưa dứt, tức là hiệu ứng tiếng vọng, nhưng cô đứng lại đó một lúc, di chuyển vài bước, mà tiếng khóc vẫn văng vẳng lúc gần lúc xa vọng lại, âm lượng nhỏ nhưng vẫn rất thật.

Cứ như là từ dưới đất truyền lên. Như tiếng quỷ khóc than.

Na Lan hít thở thật sâu để nhịp tim đập chậm lại. Cô cần bình tĩnh, tâm trí không rối loạn, để đưa ra quyết định chính xác. Khi hơi thở trở lại bình thường, nhịp tim khoảng dưới 70lần/phút, cô ngồi xổm chống tay xuống sàn, ghé tay sát mặt đất.

Cô không nhầm, đúng là có tiếng khóc từ dưới đất truyền lên.

Kỳ lạ thật. Hay là dưới này có hầm ngầm?

Cô thử gõ gõ xuống sàn, xem dưới đó có vẻ có khoảng trống hay không. Nói đúng ra là cô chưa có đủ kinh nghiệm để phán đoán.

Cô đánh liều bật đèn ở khoảng giữa cửa phòng khách kề với hành lang có cửa to, rồi tỉ mỉ quan sát mặt sàn. Mặt sàn ở khu vực cửa lớn bước vào được lát đá hoa cương, tiếp đó là hành lang thông với phòng khách, được lát ván gỗ ghét; toàn bộ sàn phòng khách cũng lát gỗ vân rất mảnh và đẹp, các vết ghép đều rất khít, rất cầu kỳ công phu, không mảnh ván nào có màu sắc khác lạ hay thiếu đồng bộ đủ chứng tỏ nó thường xuyên bị lật lên cả.

Tiếng khóc tiếp tục vọng tới từ dưới đất. Nhỏ, nhưng rất rõ.

Na Lan bỗng nghĩ rằng cứ ở đây dò xét chẳng đi đến đâu thì chi bằng gặp thẳng Tần Hoài, bảo anh ta trả lời thẳng thắn: ai đang khóc than ở nhà anh?

Có điều, làm thế liệu có tự đẩy mình vào chỗ nguy hiểm không?

Nhưng mình vốn dĩ tự nguyện đến ở nhà Tần Hoài, rõ ràng người ta ở thế chủ động, mình bị động, nếu anh ta muốn hại mình thì đã có vô số cơ hội, đâu vì mình hỏi một cách đàng hoàng mà anh ta hại mình?

Na Lan bèn lên gác, bước đến trước cửa phòng ngủ của Tần Hoài, chỉ hơi ngập ngừng, rồi cô gõ cửa.

Không phản ứng gì. Cô lại gõ cửa, vẫn thế. Cô bèn đảy cửa bước vào.

/>

Giường của Tần Hoài trống không.

Cô liều gọi to “Tần Hoài”. Không đáp. Thì ra, trong khu nhà thênh thang này chỉ có mình cô và tiếng khóc ở dưới đất.

Đêm khuya thế này anh ta đi đâu?

Tiếng khóc dưới đất vọng lên.

Cô đành xuống lại cầu thang, vào phòng khách tiếp tục tìm lối đi bí mật thông xuống đất. Cô chú ý đến chiếc đi-văng dài dài kê giữa phòng. Lúc nãy quan sát sàn nhà, cô đã thấy ngại, không chỉ vì nó kê trên tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ, mà dù lật tấm thảm đó lên thì chiếc đi-văng vẫn chặng lên một diện tích đáng kể. Chiếc đi-văng phải nặng đến ba tạ, không dễ gì đẩy được nó đi. Cũng tức là chỗ ấy không thể là một lối đi lên xuống thường xuyên. Na Lan thử đẩy xem sao, nó chỉ hơi rung rung chứ không nhúc nhích.

Cô thấy bế tắc không thể tìm ra điều gì mới mẻ, đành ngồi xuống đi-văng, hết nhìn vào màn hình ti-vi lại rời mắt khỏi màn hình vô cảm nhìn ra hành lang thông đến cửa ngách của nhà để xe.

Cô bỗng đứng dậy. Vì chợt nhớ ra hình như bên ngoài cánh cửa đó còn có một cửa khác, lúc đầu cô nghĩ rằng bên đó là gian nhà kho.

Cô ra khỏi cửa ngách, vào nhà để xe, bước đến cái cửa nhỏ kia và thử mở ra. Cửa đã khóa. Cô áp tay vào cửa, văng vẳng nghe thấy tiếng khóc.

Na Lan chợt nhớ từng nhìn thấy một chùm chìa khóa treo trên tường kề với tủ kệ trong gian bếp, bèn quay lại bước vào gian bếp. Trên tường gắn những chiếc móc, đang treo ba chùm chìa khóa, trong đó là hai chùm chìa khóa xe BMW và xe Honda Odysseia, chùm còn lại gồm bảy tám chiếc chìa khóa lớn nhỏ.

Cô lấy nó xuống rồi quay ra, đi vào nhà để xe. Thử đến chiếc chìa khóa thứ ba thì mở được ổ cửa khóa của cánh cửa nhỏ.

Phía sau nó là một vùng tối om, cám dỗ những ánh mắt muốn khám phá.

Lúc này tiếng khóc nỉ non nghe rất rõ.

Nhờ ánh đén trong nhà để xe hắt vào, có thể thấy một cầu thang ở phía trong cánh cửa.

Lúc nãy cô bình tĩnh vì háo hức tìm hiểu, nhưng bây giờ thì tim cô đập thình thịch. Đứng ở cửa lối đi thông xuống tầng hầm, cô không biết mình nên co chân bỏ chạy hay là cứ bước vào bóng tối rồi lần lượt bóc từng lớp mặt nạ bí hiểm của Tần Hoài.

Thực ra cô chưa kịp cân nhắc thì đôi chân đã tự động lần từng bước xuống cầu thang.

Sau mỗi bước, tiếng khóc kia lại càng rõ hơn. Tiếng thút thít của phụ nữ.

Mình đang ở trong một câu chuyện như thế nào? Tần Hoài là ai? Người phụ nữ đang khóc ở sâu dưới đất chục mét, là ai?

Có phải Quảng Diệc Tuệ?

Nghĩ đến đây

cô có cảm giác bị một bàn tay vô hình chặn ngang yết hầu khiến cô nghẹt thở.

Na Lan chân trần bước trên bậc cầu thang gõ, những tiếng cót két đầy ức chế chẳng khác gì hơi thở của bóng tối. Cô cảm thấy mình giống như cô vợ của Râu Xanh* sắp tận mắt nhìn thấy những sự thật kinh hoàng như ác mộng. Có tiếng nói từ chốn sâu thẳm trong đầu lặng lẽ nhắc nhở cô: hãy quay lên là an toàn là ổn nhất. Ta sẽ trở về căn phòng trên gác giả vờ đang ngủ ngon, hoặc sẽ lấy di động đặt ở tủ con đầu giường gọi cho Ba Du Sinh lúc này vẫn đang thức đên.

Nhưng “lý trí” ấy không thắng nổi tính hiếu kỳ mãnh liệu. Na Lan bước xuống chừng hai mươi bậc cầu thang thì đến nền, bên trái là một hành lang, cuối hành lang là một căn phòng kín mít.

Cửa đóng kín nhưng tiếng kêu khóc đau khổ vẫn vọng ra.

Tiếng nói của lý trí lại lớn tiếng nhắc nhở cô: hãy đi khỏi đây lúc này vẫn chưa muộn.

Nhưng cô vẫn xoay núm cửa.

Một bên tường gắn chiếc đèn điện rất yếu, chẳng khá hơn chiếc đèn ngủ lờ mờ. Ánh sáng hắt vào một bóng trăng trắng đang quay lưng về phía Na Lan. Người ấy ngồi trên chiếc ghế tựa ở góc tường, hình như không nghe thấy tiếng mở cửa nên vẫn cứ đắm chìm trong u buồn sầu thảm, mái tóc dài đổ xuống như thác nước.

Cô ta là ai?

“Chào cô. Xin hỏi cô có cần tôi giúp gì không?” Na Lan gõ gõ cánh cửa, đánh tiếng rằng một người lạ đang đứng đây.

Tiếng khóc ngừng bặt. Cô gái ngây ra giây lát rồi từ từ xoay người lại.

Ánh sáng rất yếu nhưng Na Lan vẫn nhìn rõ khuôn mặt cô ta. Hình như cô ta định quay người chạy ra khỏi căn phòng nhỏ, trốn khỏi ngôi nhà này.

Na Lan không di chuyển, có lẽ vì quá kinh ngạc nên cô không thể nhúc nhích.

Cô rất kinh hãi. Không phải vì cô gái có khuôn mặt đáng sợ, trái lại, đó là khuôn mặt tuyệt mỹ dù đang có những vệt nước mắt đan nhau. Và cũng là một khuôn mặt trông hơi quen quen nhưng cô không dám khẳng định.

Cô đã thấy trong tấm ảnh trên tay Đặng Tiêu đang run run.

Na Lan ngẩng đầu nhìn lên tấm ảnh đang treo trên tường, chụp cô gái này và Tần Hoài, cả hai cùng mặc đồ bơi. Cô là người đang ngồi góc tường khóc lóc.

Chính là Quảng Diệc Tuệ!

“Cô là… Quảng Diệc Tuệ à?”

Thảo nào trong nhà Tần Hoài không hề có dấu vết “nhớ nhưng người vợ đã khuất”. Quảng Diệc Tuệ mất tích ba năm, có mộ ở khu mộ nhà họ Quảng, nhưng chính cô ta bị nhốt dưới tầng hầm.

Cô gái không đáp, chỉ nhìn Na Lan bằng ánh mắt đầy nghi hoặc.

Na Lan bỗng hiểu ra, cô ta thần kinh không bình thường.

Tần Hoài đã làm những chuyện gì?

Na Lan bước lại gần nhìn khuôn mặt buồn bã của cô gái. Khuôn mặt đã từng diễm lệ vô song, nay ủ dột, lạnh lùng, đầy nét khổ đau, in dấu những cơn vật vã suốt nhiều đêm không ngủ. Cô ta đã mất hết sức sống, đã héo hon trong không gian vô tình, khuôn mặt võ vàng và đôi vai gầy guộc. Trong chiếc áo ngủ thùng thình màu trắng, trong cô như một bộ xương được bọc trong cái túi da với đôi tay xương xẩu trắng nhợt.

Đôi tay xương xẩu ấy bỗng đưa lên bóp chặt cổ Na Lan.

Na Lan không đề phòng nên tức thì nghẹt thở, đầu óc như loãng ra, không kịp làm một động tác nào. Cô cố trấn tĩnh rồi đưa tay lên gỡ hai bàn tay đang bóp cổ mình. Đôi tay ấy khô gầy nhưng lại bóp rất chặt, Na Lan không sao gỡ nổi.

Na Lan không thể kêu thành tiếng, cô đành nắm tay lại đấm túi bụi nhưng vẫn không ăn thua.

Bất chợt có một bàn tay khác nắm lấy tay Na Lan. Đôi tay đang bóp cổ cô cũng lỏng ra. Chẳng rõ từ khi nào Tần Hoài đã đứng giữa hai cô gái.

“Cô có sao không, có bị thương không?” Ánh mắt anh đầy vẻ quan tâm nhìn Na La, thấy cô không vấn đề gì thì lại nhìn sang cô gái kia, nắm bàn tay vừa nãy bóp cổ na Lan và kéo cô gái vào lòng mình, miệng khẽ thì thào gì đó như thể đang thôi miên cô. Cuối cùng anh xoay người lại nói: “Đúng là có nhiều điều cần giải thích với cô.”

*: “Những người vợ của Râu Xanh, tiểu thuyết tình cảm, rùng rợn; tác giả Tả Tình Văn (Trung Quốc)

CHƯƠNG 20 – ANH CÒN BAO NHIÊU BÍ MẬT NỮA?

“Cô ấy là em gái tôi.” Tần Hoài rót nước cho Na Lan và cho mình. Lúc này cô mới nhận ra áo phông của anh ta hơi ướt, mái tóc cũng vậy.

“Em gái anh?” Cô thầm nghĩ: khó mà tin được.

“Tôi biết cô chưa từng nghe nói tôi có một cô em gái.”

Na Lan lắc đầu. “Hôm qua Đặng Tiêu cho tôi xem ảnh của Quảng Diệc Tuệ.”

Tần Hoài hơi sững người, im lặng một lát rồi gật đầu: “Đúng là… họ hơi giống nhau.”

“Không phải chỉ là hơi giống.”

“Nếu đặt ảnh cô, ảnh Ninh Vũ Hân và ảnh của họ cạnh nhau, người ta cũng có cảm giác này.”

Na Lan biết anh ta nói cũng có lý. Cốc Y Dương từng nói anh ấy tuy mến mộ các người đẹp nhưng không bao giờ phân biệt được các nữ ngôi sao Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng, Trần Hảo, Lý Tiểu Lộ, trong mắt Y Dương đều là những bông hoa tươi thắm thuộc tốp đỉnh cao. Nói thế hơi khoa trương nhưng vẫn có lý.

“Sao anh không cho người ta biết mình có cô em gái?”

“Ý cô là tôi cố ý giấu nó à?”

“Không
phải thế thì anh giải thích ra sao về căn hầm này?”

“Cổ cô đỡ đau chưa?” Hỏi lạ thật! Nhưng cô hiểu ra, hỏi có vẻ quan tâm, thực ra cũng là câu trả lời “nếu để cô em tự do ra ngoài thì sẽ có bao người bị ngạt thở”. Cách giải thích này nghe được.

“Nhưng tại sao phải nhốt cô ấy dưới đất?” Na Lan vẫn hy vọng Tần Hoài sẽ đưa ra lý do đầy đủ.

“Rất ít người có thể hiểu cho, khi có người nhà mắc bệnh thần kinh…”

“Tôi thì hiểu.” Na Lan lạnh lùng ngắt lời.

“Tôi biết… mẹ cô mắc chứng trầm cảm rất nặng, từ khi cha cô bất ngờ ra đi.” Xem ra Tần Hoài cũng đã nghiên cứu về cô. “Cô luôn không yên tâm về bà, khi học đại học năm thứ 4 cô đón bà đến Giang Kinh, thuê căn hộ gần Đại học Giang Kinh. Hầu như ngày nào cũng đến thăm mẹ. Thậm chí có một dạo người ta đồn rằng cô đi ngồi ‘ghế gấm’.”

“Ghế gấm” tức người đẹp tiếp rượu của hộp đêm, các nàng tiên của Giang Kinh.

Na Lan hỏi: “Anh nghe đâu ra những chuyện này?” Nhưng cô cũng biết việc cô đi làm tiếp viên chẳng phải là điều gì bí mật, chỉ cần kéo một nữ sinh của khoa ra quán Starbucks (tên một hệ thống nhà hàng Mỹ) ngoài cổng trường, mời uống ly cà phê rồi tám gẫu về các người đẹp thì sẽ biết ngay một lô “chuyện về Na Lan”, thậm chí có những chuyện chính cô còn không biết.

Tần Hoài đáp: “Cô cũng biết là chẳng khó gì.”

“Nhưng tôi không giấu mẹ mình dưới lòng đất!” Cô nhận ra đề tài nói chuyện đang đi chệch hướng.

“Vừa rồi tôi chỉ muốn đưa mẹ cô ra làm ví dụ. Mỗi bệnh nhân đều có yêu cầu riêng, về điểm này, nếu ai không trực tiếp trải qua thì rất khó thông cảm. Ví dụ, cô em tôi cảm thấy cách xa người lạ thì an toàn hơn, nên nó thích ở một mình. Những đêm mưa gió sấm chớp nó hay lên cơn rồi khóc than, cho nên tôi phải mở đĩa để át đi tiếng khóc. Nào ngờ cô lại tắt ti-vi.”

“Ý anh là, cô ấy chủ động nhốt mình? Họ chuẩn đoán bênh cô ấy là gì?” Na Lan được biết đa số bệnh nhân, nhất là nữ, thường sợ mình bị nhốt lại chứ không chủ động nhốt mình cách biệt.

“Các bác sĩ chỉ kết luận chung chung là tâm thần phân liệt, dạng bạo lực. Thực ra thì không đơn giản như thế.”

“Chưa biết chừng tôi có thể giúp được.”

“Cảm ơn nhã ý của cô. Nhưng đây không phải mục đích của cô lên đảo này.” Chắc Tần Hoài cũng cảm thấy mình nói quá khô khan lạnh lung, anh ta muốn làm dịu đi, nên lại ôn tồn hỏi: “Tại sao bà mẹ cô lại rời Giang Kinh?”.

Na Lan đang bực mình vì Tần Hoài nói ngọt nói xẵng thất thường,
định phớt lờ, nhưng nhìn ánh mắt anh ta thì cô lại mềm lòng, bèn đáp: “Vì bà cảm thấy tình trạng của mình đã tốt lên nhiều nên muốn thử sống một mình. Tuy mắc chứng trầm cảm nhưng bà vẫn rất kiên định. Ở quê còn nhiều họ hàng và bằng hữu, trở về thì cũng là sự thay đổi rất có lợi cho mình.”

“Tôi nhận ra cô không tán thành và cũng không yên tâm.”

Na Lan cắn môi hồi lâu mới gật đầu: “Tôi chỉ có mình bà là người thân. Chắc anh có thể hiểu được.” Cô ngẩng nhìn Tần Hoài.

Dường như có một màn sương mỏng che phủ đôi mắt Tần Hoài, anh ta khẽ nói: “Tôi hiểu, tôi có thể hiểu, thật thế.”

“Liệu anh còn bao nhiêu điều bí mật nữa?” Na Lan từ từ cắn từng mẩu bánh mì nướng vàng rộm, nghe nói Quân Quân đã tự tay phết mứt đào lên.

“Còn rất nhiều.” Tần Hoài không nghĩ ngợi trả lời luôn.

Cũng coi như đã có được một nửa đêm “yên ả”, cả hai tuy đã tỉnh ngủ nhưng mắt ai cũng có dấu vết của một đêm bất ổn.

“Tối qua anh đi đâu, trước khi tôi xuống đó thăm em gái anh?”

“Cô định xin làm thư ký riêng của tôi à? Có biết mức độ nguy hiểm của nghiệp vụ ấy không? Sẽ tàn khốc hơn làm trợ lý đấy!”

Rành rành là anh ta không muốn trả lời, cô đành hỏi: “Có một đề tài, tôi biết anh cũng không muốn nói nhiều nhưng tôi cứ mạnh dạn hỏi anh.”

“Về Diệc Tuệ?”

“Đúng, về Quảng Diệc Tuệ.”

“Tôi cho rằng Ba Du Sinh và Đặng Tiêu đều đã kể tỉ mỉ với cô rồi.”

“Nhưng có một số vấn đề chỉ anh mới trả lời được.”

“Ví dụ?”

“Tại sao trong nhà anh không hề có một vật gì kỷ niệm về cô ấy?”

Tần Hoài bỗng xoay người đi, đủ thấy anh ta đang gắn kìm nén một cảm xúc bùng phát: “Nếu đây là điều cô muốn biết, thì cô đã tìm nhầm chỗ rồi.”

“Tôi muốn được anh giúp đỡ, để tìm hiểu tại sao Ninh Vũ hân bị sát hại, và kẻ bám theo tôi là ai.”

“Cho nên cô đã hỏi sai rồi. Câu hỏi của cô chằng liên quan gì đến việc điều tra của cô cả.”

“Tôi muốn được anh giúp, cho nên tôi phải tìm hiểu về anh đã. Vũ Hân khi còn sống đã từng làm thư ký sáng tác của anh, lại có quan hệ tình cảm nữa. Dù là một trinh sát ít kinh nghiệm nhất trên đời thì tôi cũng phải nghĩ anh có liên quan trước tiên.”

Tần Hoài cười nhạt: ” Cô là một trinh sát vụng nhất trên đời. Nếu tôi định hại cô ấy, lẽ nào tôi lại ra tay vào dịp mà báo chí lá cải đang đua nhau bôi bác tôi?”.
/>”Tôi đã nói rồi, tôi tin rằng anh vô tội.” Thực ra có đúng thế không, Na Lan đã nhiều lần tự hỏi mình.

“Thế thì cô cứ chuyên tâm vào Ninh Vũ Hân đi!”

Na Lan hiểu rằng không thể khai thác được suy nghĩ thật trong đầu Tần Hoài. Anh ta có cả trăm ngàn điều bí mật. Cô đành nói: “Thế thì chắc anh có thể cho tôi biết, thời còn là trợ lý sáng tác cho anh, Ninh Vũ Hân đã làm những việc gì, có những ghi chép hay báo cáo gì. Được chứ?” Cô đã dần hiểu về con người Ninh Vũ Hân, thời gian ấy chắc chắn cô có làm việc, chứ không thể suốt ngày chỉ dan díu với Tần Hoài.

Tần Hoài bước ra khỏi gian bếp, hồi lâu lại quay vào, cầm một chiếc phong bì to đặt xuống trước cái đĩa của Na Lan: “Đây là bản sao toàn bộ những ghi chép của Vũ hân khi làm trợ lý sáng tác cho tôi. Bản chính tôi đã đưa cho bên công an. Cô xem đi.”

Na Lan mở phong bì lấy ra tất cả các giấy tờ, có cả viết tay lẫn đánh máy vi tính, phần lớn là tư liệu về cuối đời Thanh thời Dân quốc, gồm các sự kiện lịch sử, phong tục dân gian, các chính phủ cứ như đèn cù thay nhau lên cầm quyền, các danh nhân chí sĩ, các hoa khôn ở chốn tình trường. Nhìn thấy Na Lan hơi nhíu mày, Tần Hoài bèn giải thích: “Đây là các nghiêm cứu dành cho một cuốn tiểu thuyết khác, bối cảnh là cuối Thanh đầu Dân quốc. Mấy tháng nay tôi đang viết nó.”

“Nhưng anh còn nợ ông Hải Mãn Thiên bản thảo cuốn ‘Lời nguyền áo tơi trong mưa gió’?” Na Lan thấy khó hiểu,

Tần Hoài nói: “Dịp đó tôi đang bí không biết nên tiếp tục phát triển ‘Lời nguyền áo tơi trong mưa gió’ ra sao, và không ai giúp tôi được.” Vậy là lần đầu tiên anh ta thừa nhận cuốn sách tiến triển không thuận lợi.

Vũ Hân không làm trợ lý cho cuốn ‘Lời nguyền áo tơi trong mưa gió’, vậy điều gì đã khiến cô này sinh hứng thú với vụ Quảng Diệc Tuệ mất tích? Lẽ nào chỉ vì chuyến viếng thăm của Đặng Tiêu? Hay là, Quảng Diệc Tuệ mất tích là trở ngại duy nhất đối với việc Vũ Hân hết lòng yêu Tần Hoài?

Na Lan hỏi: “Tôi nhớ anh từng nói rằng các tình tiết trong ‘Phần dẫn 2’ của cuốn ‘Lời nguyền áo tơi trong mưa gió’ đều là chuyện có thật. Cô gái áo trắng bóp cổ cô y tá chính là em gái anh phải không?”.

Tần Hoài thở dài gật đầu: “Cô tài thật, đã nén suốt một đêm, bây giờ mới hỏi tôi.”

Na Lan nói: ‘Không! Chỉ là một nửa đêm. Tôi nén được vì tôi đã biết đáp án rồi. Khi trước, ông chủ tàu thủy hay chuyện đã cho tôi biết ngày trước anh có một căn nhà đơn sơ bền hồ
Chiêu Dương. Câu chuyện trong ‘Phần dẫn 2’ xảy ra trong căn nhà đó. Các cô gái từ chuyện cũng nói chủ nhà là một văn sĩ nghèo. Anh xem, cô gái kia có thể là ai khác?”

Tần Hoài nói: “Em gái tôi cần người chăm sóc. Hồi ấy bệnh tâm thần phân liệt dạng bạo lực của nó chưa rõ rệt. Những khi phải ra khỏi nhà, tôi thuê người trông nom nó. Sau lần nó tấn công cô y tá, tôi không dám để nó tiếp xúc với người ngoài nữa. Về mặt này, Quân Quân đã giúp tôi rất nhiều.”

“Như thế tức là cô y tá tuy bị em gái anh bóp cổ nhưng không chết?”

“May mà cô ta có bạn ở bên, nếu không cũng có mà biết được. Cô bạn ấy đã lôi cô em tôi ra, cô y tá kia chỉ bị đau nhẹ.”

“Cũng tức là cái xác phụ nữ ở hồ Chiêu Dương, cái xác thứ nhất trong năm cái xác, không phải là xác cô y tá Thẩm Dung Dung?” Na Lan hơi kinh ngạc.

Nhưng Tần Hoài còn kinh ngạc hơn cô: “Đương nhiên không phải Ba Du Sinh không cho cô biết à?”.

Nghe nhắc đến Ba Du Sinh, Na Lan ngao ngán: “Đừng nhắc đến làm gì, tôi gọi anh ấy là thầy cũng cô ích, anh ấy toàn né tránh không kể về các tình tiết thật sự liên quan đến vụ án. Chắc anh ấy là cảnh sát, lại là sếp nữa, nên không tiện nói ra sợ tôi bị lôi cuốn vào vòng nguy hiểm, rồi anh ấy sẽ khó nói với Đảng và nhân dân.”

Tần Hoài mỉm cười: “Anh ta là đội trưởng đôi trọng án, không phải là một sếp bình thường. Muốn thu hoạch nhiều thông tin nhất thì không thể trực tiếp khai thác các nhân vật đứng đầu. Giống như phóng viên ngành giải trí, muốn nắm được các tin tức quái dị thì phải lấy lòng các trợ lý, các phóng viên nhiếp ảnh, chuyên gia hóa trang hoặc lái xe.”

Na Lan hiểu ra ngay: “Vậy là anh có không ít thông tin về vụ án năm xác chết… nếu không anh đã không đưa vào tiểu thuyết. Rõ ràng là cuốn ‘Lời nguyền áo tơi trong mưa gió’ nói về vụ án năm xác chết.”

“Tiếc rằng cô không làm trợ lý sáng tác cho tôi nữ, cho nên câu chuyện về vụ ám năm xác chết đành để lại cho một nữ trợ lý khác làm vậy. Trọng tâm của cô sinh viên Na Lan là… chúng ta hãy ôn lại xem ai đã hại Ninh Vũ Hân?”

Vẫn có khả năng kẻ đó là anh. Na Lan nghĩ thầm. Khi Vũ Hân ở kề bên Tần Hoài, chưa chừng đã vô tình phát hiện ra đôi chút đầu mối liên quan đến Quảng Diệc Tuệ mất tích, rồi bắt đầu điều tra. Cho nên Vũ Hân mới cảnh báo mình về sự nguy hiểm của Tần Hoài, trước khi chết còn cho mình biết, rất có thể cô ta đã nắm được chứng cứ. Vậy thì Vũ Hân bị
Tần Hoài giết. Lúc đó anh ta vẫn đang phơi mình bơi lội ở ven đảo, nhưng hoàn toàn có thể thuê sát thủ trừ bỏ Vũ Hân, đoạt lại chứng cứ.

Nhưng nếu đúng là có chứng cứ thì tại sao Vũ Hân không giao cho cảnh sát mà lại muốn giao cho mình?

Chứng tỏ “chứng cứ” ấy không chắc chắn. Có thể chỉ là một số thông tin gián tiếp.

Na Lan bỗng cảm thấy câu nói “tôi tin rằng anh vô tội” của mình vô duyên đến mức giống như một câu dối trá. Cô tự hỏi tại sao mình lại nói ra câu ấy? Tại sao mình lại tin rằng anh ta vô tội?

“Hay là Vũ Hân cũng đang điều tra vụ án năm xác chết?” Na Lan sợ ngồi trầm ngâm quá lâu, Tần Hoài sẽ đoán ra ý nghĩ của cô, bèn vội hưởng ứng đề tài.

“Cô ấy chưa từng nhắc đến, tôi cũng chưa từng nói chuyện với cô ấy.”

“Nhưng giờ cô ấy đã đọc ‘Phần dẫn 2’ của ‘Lời nguyền áo tơi trong mưa gió’, đúng không?”

Nghĩ ngợi một lát Tần Hoài nói tiếp: “Nó không liên quan gì đến công việc của cô ấy, tôi cũng không chủ động đưa cô ấy đọc, nhưng không loại trừ khả năng cô ấy đã đọc trộm.”

“Anh đừng có nói khó nghe như vậy.” Chẳng rõ tại sao cô rất không muốn nghe bất cứ điều gì bôi nhọ Ninh Vũ Hân.

“Nhưng cô cũng không nên nhìn con người một cách quá đơn giản.”

Na Lan hiểu rằng giữa Vũ Hân và hai chữ “đơn giản” là một khoảng cách cực xa, nhưng cô không muốn đi sâu tranh luận. Cô hỏi Tần Hoài: “Cái đêm trước khi Vũ Hân bị hại, một bà họ Đàm, là người trên đảo, đã nhìn thấy có người mặt áo tơi câu cá bên hồ. Điều này có thể chứng minh cho truyền thuyết kia…”

“Cô có nghe nói là ‘nhà văn sáng tạo’? Nói thế là lịch sự, nói cho dễ hiểu thì là bịa đặt bốc phét. Ai tin truyện chúng tôi viết là có thật thì chẳng khác gì tin có ma quỷ, tà thần tà giáo và tin vào các hội mê tín giẻ rách! Huống chi, ‘người mặc áo tơi đi câu tính mạng’ mà dân quanh hồ này vẫn nói, vốn là một truyền thuyết mê tín thời xưa. Rõ ràng bà Đàm ấy là nạn nhân của sự ám ảnh tâm lý.”

“Anh vừa nói các miêu tả trong ‘Phần dẫn 2’ đều là chuyện có thật. Vậy lẽ nào hai cô gái nhìn thấy năm người ngồi trên thuyền câu cá lại là không thật à?” Na Lan đá xoáy vào chỗ phi logic của Tần Hoài.

Anh ta nói: “Cô cũng ghê gớm đấy! Tình tiết ấy là có thật. Cô ý là và cô bạn có nhìn thấy năm người mặc áo tơi ngồi trên con thuyền nhỏ.”

“Anh có thể cho tôi biết tên của họ không?”

“Trong tiểu thuyết đã viết rồi.” Anh ta cười không mấy thiện cảm.

“Anh đừng đánh giá đầu óc tôi quá ngây thơ. Đời nào anh lại đưa tên thật của người ta vào tiểu thuyết? Huống như đó lại là tình huống hết sức đáng sợ.”

CHƯƠNG 21 – ÁC MỘNG TRỞ VỀ

Hiệu ảnh Stephane là ảnh viện hạng nhất nhì Giang Kinh, lúc nào cũng đắt hàng. Trừ ngày cuối tuần, còn thì luôn luôn có cảm giác chật chội, Sầm San San xin đổi ngày nghỉ sang ngay thứ Ba, hy vọng quá trình chụp ảnh sẽ nhẹ nhõm chứ không căng thẳng như đánh trận.

Nhưng khác với hình dung, khách vẫn rất đông, cô nhìn một lượt khắp phòng nghỉ, thấy vô số cô dâu chú rể đã trang điểm xong, mày sáng xen màu đen, hoặc nên nói là giống như từng cặp thiên nga trắng và quạ đen. Lâu nay người ta kết hôn hay ly hôn không bận tâm chất lượng, chỉ cần số lượng, cho nên các hiệu chụp ảnh cưới mới đắt hàng thế này. Cô y tá cùng công tác với San San, tuổi ngoài ba mươi mà đã ba lần đi chụp ảnh cưới!

Nghĩ đến đây San San bất giác liếc sang vị hôn phu. Anh đang dõi mắt vào màn hình treo trong phòng chờ, ti-vi phát lại một trận bóng đá tranh cúp thế giới. Cô như thấy trước cuộc sống nay mai: ti-vi cũng phát một trận bóng đá, chồng cô cũng chăm chú xem, chỉ khác là anh không ngồi trên ghế giả da của ảnh viện mà ngồi trên đi-văng ở nhà. Hơi ngao ngán, cô thôi quan sát anh nhìn sang các cô dâu xung quanh. Cũng như cô, họ đang hết lòng cho việc kết hôn, lớp phấn thoa khá dày mà không che lấp nổi vẻ mệt mỏi. Nhìn vào, sau khi đã trang điểm, làm đầu (hoặc đội tóc giả) đương nhiên ai cũng gần như tuyệt mỹ, nhưng với khả năng quan sát nhạy bén của người…

“Là Ninh Vũ Hân?”

Na Lan ngớ ra, gật đầu, ngạc nhiên. Tại sao San San lại biết cô định hỏi về Ninh Vũ Hân?

Vẻ mặt San San như vừa trút được một gánh nặng: “Cô cảm thấy cái chết của cô ấy có liên quan đến những điều chúng tôi nhìn thấy tối hôm đó, liên quan đến vụ án năm xác chết phải không?”.

“Năm xác chết?”

“Đúng, năm xác chết.” San San hít một hơi thật sâu, chớp chớp mắt thật mạnh như muốn xua đuổi các u linh ở ngay trước mặt. “Cô đến thật là đúng lúc, tôi đang rất sợ… Khaongr hai tuần, à, ba tuần, cách đây ba tuần Vũ Hân tìm gặp tôi, hỏi tôi vài vấn đề.”

“Vấn đề gfì?” Đúng là Vũ Hân đang điều tra vụ năm xác chết. Na Lan nghĩ bụng.

“Cô định hỏi tôi về việc gì?”

Na Lan nói: “Tôi muốn biết cảnh tượng các chị nhìn thấy tối hôm đó, có phải là năm người ngồi trên chiếc thuyền câu nhỏ không?”.

“Cô ấy cũng hỏi tôi y hệt.”
San San thấy kinh ngạc. “Tôi đã kể tỉ mỉ cho cô ấy nghe, nhưng chỉ hai tuần sau tôi thấy báo đăng Ninh Vũ Hân đã gặp nạn… Trước đó, các tờ báo lẻ tẻ đăng nhiều chuyện bê bối giữa cô ấy và Tần Hoài, tôi đã chỉ vào ảnh hai người, nói với các chị em rằng tôi biết họ.”

“Cho nên bây giờ chị cảm thấy bất an, nghĩ rằng cái chết của Vũ Hân có liên quan đến việc cô ấy gặp chị hỏi chuyện chứ gì?”

San San cựa quậy, không rõ do khó chịu bởi bộ váy cưới bó chặt hay là do trong lòng cảm thấy bất an. Cô gật đầu, nói: “Nhưng tôi không nghĩ ra mối liên hệ giữa hai việc đó. Chắc tại tôi hay suy diễn lan man.

Na Lan nói: “Tôi mong chị kể lại cho tôi biết chuyện xảy ra tối hôm đó. Rất có thể tôi sẽ tìm ra một vài manh mối.”

“Nhưng, tôi kể với cô rồi, liệu cô có gặp nguy hiểm gì không?”

Suy đoán rất logic. Na Lan lắc đầu: “Chỉ biết sự việc thôi thì có gì là nguy hiểm? Chính chị và… bạn chị, mấy năm nay vẫn an toàn đấy thôi!”.

San San gật đầu: “Đúng thế… nhưng chúng tôi bị sốc rất mạnh. Cho đến giờ tôi vẫn thường xuyên gặp ác mộng. Mọi người khó mà hiểu được cái cảm giác tối hôm đó bị một đôi tay trắng nhợt bóp cổ kinh khủng rã rời.”

Na Lan thầm nghĩ tôi cũng đã nếm trải thế nào là rã rời, nhưng cô không nói gì, chỉ nhìn San San bằng ánh mắt chờ đợi. San San nói: “Tôi trả lời thẳng nhé: đúng là chúng tôi nhìn thấy con thuyền nhỏ trên hồ, có năm người ngồi.”

“Họ mặc áo tơi?”

“Ít ra là áo mưa. Tối hôm đó mưa to gió lớn, sấm chớp… tôi nhớ rất rõ.”

Na Lan đoán chắc Vũ Hân cũng thường xuyên gặp ác mông. Cô lại hỏi: “Nhưng đếm ấy mưa gió sấm chớp, trời lại tối, sao các chị có thể nhìn rõ trên thuyền có mấy người, nhìn rõ họ mặc thứ gì?” Khi đọc ‘Phần dẫn 2’ cô đã thấy điểm này có vấn đề.

San San mỉm cười tinh quái: “Cô thông minh đấy! Bằng mắt thường, chúng tôi đương nhiên không thể nhìn rõ.”

Na Lan nói: “Tôi không hiểu.” Xem ra mình chưa đủ thông minh.

“Chúng tôi nhìn qua ống nhòm đặc biệt và ống nhòm nhìn ban đên.” Thấy Na Lan có vẻ ngạc nhiên, cô bèn giải thích thêm, “Sẵn có ở trong nhà Tần Hoài. Hồi đó căn nhà ấy xập xệ lem nhem, có lẽ chỉ có hai cái ống nhòm ấy là thứ đáng tiền. Ống nhòm hệ số phóng đại cao, nhãn hiệu Leica, ống nhòm nhìn đêm tôi không nhớ nhãn hiệu nhưng có thể nhìn rất rõ người trong bóng tối. Tôi dùng ống nhòm nhìn đêm, Trương Na bạn tôi dùng ống nhòm kia. Tôi nhìn rõ năm người,
khẳng định là thế, còn Trương Na khi ánh chớp lóe sáng cũng nhìn thấy năm người mặc áo mưa.”

“Họ đang câu cá à?”

San San lắc đầu: “Không nhìn rõ. Trên thuyền còn có một khối gì đó khá to, tôi có thể nhận ra qua các động tác của họ, hình như họ đang kéo một vật gì đó.”

“Có nghĩa là họ không câu cá.”

“Tôi không nhìn rõ. Nếu có cần câu thì ống nhòm nhìn đêm cũng chịu không nhận ra, vì cự ly quá xa.”

Na Lan nghĩ ngợi rồi nói: “Về sau dần dần có năm cái xác nổi lên, chị có cho rằng chuyện đó có liên quan đến lời nguyền áo tơi trong mưa gió không?”.

“Có chứ! Dịp đó tôi sợ muốn chết.” Nhịp thở của San San có phần gấp gáp, “Tôi đêm nào cũng tán gẫu với Trương Na đến lúc mệt nhoài, dẫu còn chút tinh thần nào thì cũng đã tiêu tan hết vì quá sợ hãi.”

“Các chị có báo với cảnh sát không?”

“Có! Hồi đó cứ cách vài hôm lại có một xác chết nổi lên, khiến cả thành phố Giang Kinh xôn xao. Tôi bèn chủ động gọi điện cho cảnh sát. Họ cử một anh cảnh sát trẻ đến ghi biên bản. Nhưng chẳng rõ họ có cho rằng tình tiết ấy có lợi gì không.”

“Chắc chị cũng kể cho Tần Hoài biết?”

“Đương nhiên rồi. Ngay tối hôm đó, tức là sau khi em gái anh ta bóp cổ tôi sắp chết ngất, Tần Hoài đưa tôi đi viện. Trên đường đi tôi bèn kể với anh ta. Tôi còn nói, tôi trúng tà hay sao, vừa đọc xong mẩu chuyện anh ta viết về Phượng Trung Long, về truyện thuyết lời nguyền áo tơi thì tôi nhìn thấy luôn năm người mặc áo mưa.”

“Anh ta nói gì không?” Na Lan thật sự tò mò muốn biết.

“Nói rằng đó là câu chuyện anh ta bịa ra, sao tôi lại cho là thật?”

Na Lan nghĩ bụng, ít ra cũng nên thấy Tần Hoài hiện nay và Tần Hoài ba năm trước, là một. Mặt khác, ‘Phần dẫn 1’ được viết từ vài năm trước, xem ra tác phẩm mới “đồ sộ gây chấn động” của anh ta là một trong những cuốn sách khó ra đời nhất thế giới!

“Bị em gái Tần Hoài tấn công mà hình như chị cũng không trách móc gì, chị thật độ lượng.”

San San cười: “Vẫn là may, vì chưa bị cô ta làm gãy xương hay tổn thương nội tạng. Huống chi cô ta là bệnh nhân tâm thần. Tôi học về hộ lý nên cũng có chút kiến thức về chuyện này. Còn Tần Hoài… chắc cô gặp rồi, anh ta đẹp trai, lại hiền hòa, tình cảm, đối xử với em gái rất tốt, khó mà giận anh ta được.” San San bất giác nhìn sang người chồng tương lại đang ngồi ở một bàn khác. Tinh thần đang dồn vào màn hình ti-vi, trông anh rất hiền lanh. “Chắc chị đã
nhìn thấy vợ anh ta?”

“Quảng Diệc Tuệ chứ gì? Chẳng rõ nên gọi là vợ cũ hay vợ đã chết? Vì cô ấy mất tích đã bao năm, lành ít dữ nhiều. Thật đáng tiếc, họ là một cặp trai tài gái sắc, hoặc gái tài trai sắc cũng đúng, đẹp đôi ai cũng phải trầm trồ.”

Na Lan nhận ra ánh mắt của San San, hình như còn định nói thêm gì nữa, cô bèn nói: “Đúng thế, họ rất khác với mọi người.”

“Họ có vài điểm rất là kì quặc.” San San bước vào guồng gợi mở khéo léo của Na Lan.

“Thế à?”

“Ví dụ, hai vợ chồng tối nào cũng ra khỏi nhà, có vẻ bí hiểm. Vì thế mới cần tôi đến làm hộ lý cho cô em Tần Hoài. Nhưng lúc trở về thì người cả hai đều ướt cứ như vừa mới tắm xong.”

Na Lan biết họ đi đâu. Trong óc cô hiện lên cảnh hồ nước, đôi cánh tay đồng thời đưa lên khua hai đường cung song song, nhào xuống nước, chân nhái đập nước bắn tung những bọt nước, cùng nhau vui vẻ… nhưng cô không hình dung nổi tại sao họ lại đi bơi vào ban đêm, thậm chí phải tìm hộ lý chuyên chăm sóc cho cô em gái chỉ nhằm cả hai được cùng nhau bơi lội hay sao? Giải thích thế nào đây?

Một nhân viên ảnh viện bước đến gọi Sầm San San và chú rể vào chụp ảnh mặt váy cưới. Na Lan thấy San San đã giúp mình khá nhiều rồi, cô nói cảm ơn và không làm phiền nữa. Lúc này chú rể mới nhận ra vị hôn thê của mình vừa nói chuyện với một người đẹp đẳng cấp, anh ngờ ngợ nhìn Na Lan rồi đi theo người nhân viện. San San chào Na Lan rồi rảo bước theo chồng chưa cưới. Chợt nhớ ra một điều nên cô quay lại nói với Na Lan: “Lời nguyền áo tơi trong mưa gió và mẩu chuyện trong tiểu thuyết của Tần Hoài, tuy là chuyện bịa, không thể tin tất cả nhưng cũng không thể không tin.”

Na Lan ngạc nhiên: “Tại sao?”

“Tại vì… gia đình tôi đã mấy đời sống ở bên hồ Chiêu Dương nên tôi biết, truyền thuyết nói về kho báu, về câu cá… từ rất lâu, chẳng qua là anh ta viết sinh động hơn, chúng tôi lúc đó đọc quá say sưa nên mới có phản ứng mạnh nhưu thế. Nhà Tần Hoài có một cuốn sách cổ văn, hình như là cuốn truyện ký thời Minh hoặc Thanh gì đó, cũng viết về lời nguyền áo tơi trong mưa gió. Không rõ anh ta hay cô vợ đã đánh dấu vào những trang nhắc đến câu chuyện ấy.”

Na Lan cảm thấy San San vẫn chưa có ý định bước đi, nên cô hỏi: “Hình như chị còn định kể với tôi một chuyện quan trọng nào đó?”.

“Chuyện ấy chắc co đã biết rồi. Khoảng một tuần sau khi năm cái xác xuất hiện, thì Quảng Diệc Tuệ mất tích.” Đáng sợ thật, Na Lan bị sốc mạnh. Rõ ràng cô không có tài làm thám tử vì chưa dò hỏi thời gian Diệc Tuệ mất tích.

Đủ thấy có thể việc Diệc Tuệ mất tích và vụ án năm xác chết có dính dáng đến nhau.

Cô cảm ơn San San. San San bước đi vài bước rồi lại ngoảnh lại nói: “Và tôi không thể không nói với cô câu này.” Hay thật, lại có thêm thông tin.

“Cô và Diệc Tuệ rất giống nhau.”

Có một người nhìn theo Na Lan bước ra khỏi ảnh viện, người ấy ngầm thở dài. Có phải vì Na Lan sau khi để tóc ngắm đã kém phần hấp dẫn? Không! Thực ra nhìn quen mắt rồi lại thấy cô ưa nhìn khác thường. Cô ta vào ảnh viện làm gì? Sắp cưới chăng? Không. Cô ta vẫn đang trong cuộc “chạy trốn” nên không thể có nổi một bạn trai ra hồn.

Có thể là tình hình có đột biến, và có chuyện ù té hôn nhân cũng nên, ai mà biết được?

Nhưng dám khẳng định cô ta vào ảnh viện nhằm tìm ai đó dò hỏi tin tức. Xem ra cô ta vẫn rất ham khám phá. Dùng câu nói “mèo chết vì tò mò” để ví cô ta thì hơi quá, nhưng rất chính xác. Cô ta đang làm những việc không nên làm, sẽ là tự đưa mình đến chỗ chết.

Vấn đề lớn nhất của cô ta là ngộ nhận rằng mình rất an toàn. Cải trang vào nam ra bắc này nọ, chắc cô ta tin tưởng không còn ai theo dõi mình nữa.

❮ sau
tiếp ❯

Avatar

Các bạn đăng ký thành viên hội nhé…!
→Free vip→Đọc và nghe audio truyện/ 0 quảng cáo→Yêu cầu truyện / Ưu Tiên♥Ngoài ra AudioSite là Website do hội Mê Đọc Truyện thành lập – chính vì vậy Đọc Truyện trên website giảm 90% xuất hiện quảng cáo nhé !