[Audio] Bích Huyết Kiếm
Tập 5: Trượng Kiếm Giải Thù Hận (c12-c14)
❮ sautiếp ❯Chương 12: Trượng Kiếm Giải Thù Hận(2)
Thừa Chí đáp:
– Tôi đâu dám nhận làm sư thúc của ba vị đại anh hùng, đại hào kiệt cơ chớ!
Thấy giọng nói của chàng có vẻ châm biếm, Mai Kiếm Hòa lại hỏi:
– Thưa sư thúc đại nhân, chẳng lẽ chúng ta đã làm nhục mạ thanh danh của phái Hoa Sơn hay sao? Hà, hà Ngươi hãy dạy bảo ba đứa tiểu sư điệt tội nghiệp này vài miếng võ thử xem?
Tuổi của Kiếm Hòa đã ba mươi bảy, tám rồi. Thấy y nói như vậy, Mẫn Tử Hoa và những bạn cùng tới đều ôm bụng cười ồ.
Thừa Chí nghiêm nét mặt nói:
– Nếu Quy Tân Thụ sư huynh ở đây, anh ta sẽ tự dạy bảo các người.
Bỗng đứng phắt dậy, Mai Kiếm Hòa rút kiếm ra rồi mắng chửi liền:
– Thằng ngu kia, ngươi còn ở đấy nói bậy phải không?
Thấy mọi việc yên ổn cả, nay vì một việc nhỏ mọn lại khơi tranh đấu, Tiêu Công Lễ rất lo ngại, vội nói:
– Viên gia đây nói đùa đấy. Xin Mai gia hãy nguôi cơn giận. Nào, tất cả lại đây, chúng ta uống cạn một chén.
Ngay cả Tiêu Công Lễ cũng không tin Thừa Chí là sư thúc của Mai Kiếm Hòa.
Mai Kiếm Hòa lớn tiếng nói:
– Thằng ngu kia, mi quỳ xuống lạy ta ba lạy, gọi bằng sư thúc, ta cũng lắc đầu không thèm nhận những hạng như mi làm sư điệt. Mi đã biết chưa?
Bên này, Thanh Thanh lại lên tiếng:
– Này tên Mạt Ảnh Tử kia, ngươi phải gọi ta là cha trước đi!
Thừa Chí quay đầu lại bảo Thanh Thanh:
– Chú Thanh, chú đừng có quấy nữa.
Rồi chàng lại nói với Mai Kiếm Hòa:
– Tôi chưa gặp Quy sư huynh bao giờ. Hơn nữa ba vị lại lớn tuổi hơn tôi, theo lý ra, xưng là sư thúc thật. Nhưng hành vi của ba vị ngày hôm nay cũng quá đáng lắm!
Cau mày, ngửng mặt lên cả cười, Mai Kiếm Hòa đã tức giận vô cùng, liền quát lớn:
– A, tên nhỏ này, mi còn dám dạy bảo chúng ta phải không? Ba anh em ta đã làm điều gì lầm lỗi nào? Chẳng lẽ chúng ta ra tay giúp bạn cũng không nên hay sao?
Thừa Chí nói:
– Mười hai giới điều của Tổ sư phái Hoa Sơn chúng ta truyền lại. Trong đó điều thứ ba, thứ năm, thứ sáu, và thứ mười một là những gì?
Mai Kiếm Hòa ngẩn người ra chưa dám trả lời, Tôn Trọng Quân đã cầm thanh kiếm gãy, nhắm mặt Thừa Chí ném tới, và quát lớn:
– Mi hay, hãy giở võ Hoa Sơn của mi ra xem đã?
Chờ thanh kiếm gãy tới gần, Thừa Chí dùng hay bàn tay trên dưới chập lại “bốp” một tiếng. Mẩu kiếm đã nằm yên trong hai bàn tay, chàng liền nói:
– Miếng này gọi là “Hoành Bái Quan Âm” phải không?
Mai Kiếm Hòa và Lưu Bội Sinh ngạc nhiên, cùng nghĩ thầm: “Miếng ấy là chưởng pháp của bổn môn thật. Y sử dụng tài quá! Sư phụ mình chưa chắc đã làm giỏi như y!”
Nghĩ đoạn, Lưu Bội Sinh tiến lên một bước nói:
– Phải, miếng vừa rồi đúng là chưởng pháp của bổn môn rồi. Để ta thỉnh giáo thử trước.
Thừa Chí nói:
– Lưu đại ca biệt hiệu là Thần Quyền Thái Bảo, chắc hai thế “Phách Thạch” và “Phá Ngọc” trong “Phục Hổ chưởng” của đại ca tất phải thạo lắm phải không?
Lúc này Lưu Bội Sinh đã không dám khinh chàng như trước, vội nói:
– Võ của tôi mới học được chút ít bên ngoài của sư phụ thôi. Chớ tôi đâu dám nhận là thuần thục các thế võ đó.
Thừa Chí nói:
– Lưu đại ca không nên khiêm tốn như vậy. Lúc đại ca đấu tay đôi với Quy sư huynh tôi mà sư huynh sử dụng “Hồn Thiên công” thì đại ca có thể tiếp được mấy hiệp?
Lưu Bội Sinh đáp:
– Tôi chỉ tiếp được mười hiệp đầu thôi, còn mười hiệp sau thì tôi chịu không nổi.
Thừa Chí lại hỏi:
– Nghe nói Quy sư huynh tôi biệt hiệu là Thần Quyền Vô Địch, chắc quyền pháp của anh ta phải tinh xảo lắm. Lưu đại ca có thể đỡ được trên mười hiệp, như thế kể cũng hiếm lắm. Bốn chữ Thần Quyền Thái Bảo đại ca có thể dùng mà không hổ thẹn.
Lưu Bội Sinh nói:
– Biệt hiệu đó người ta bông đùa ban cho đấy. Chớ sự thật võ nghệ của tôi kém lắm.
Thấy Lưu Bội Sinh càng nói càng cung kính thiếu niên nọ, hình như anh ta có ý muốn nhận thiếu niên kia là sư thúc, Tôn Trọng Quân nổi giận nói:
– Lưu sư huynh anh làm gì thế? Người ta mới nói khoác vài câu, anh đã sợ mà phải vội nhận xẵng ư?
Thừa Chí hỏi:
– Vậy phải thế nào, ba người mới tin tôi là sư thúc?
Lưu Bội Sinh đáp:
– Xin dùng bổn môn quyền pháp đấu với tôi vài hiệp thắng tôi.
Thừa Chí nói:
– Tưởng gì, chớ thế thì dễ lắm. Nếu anh tiếp được tôi năm hiệp, hết hiệp thứ năm mà không thua, thì tôi là giả hiệu. Như thế đã được chưa?
Mai Kiếm Hòa nghe chàng nói, chỉ cần năm hiệp là thắng nổi Lưu sư đệ, một tay giỏi quyền nhứt trong công môn mình, trong lòng vẫn cho là nói khoác, liền nói xen vào:
– Được để tôi đếm cho.
Lưu Bội Sinh cúi chào rồi nói:
– Võ nghệ tôi còn non kém lắm làm ơn nhẹ tay cho.
Thừa Chí từ từ bước lại gần vừa nói vừa ra tay đánh:
– Hiệp thứ nhứt, tôi dùng thế “Thạch Phá Thiên Kinh” liệu mà đón đỡ!
Lưu Bội Sinh đáp:
– Vâng!
Vừa đỡ y vừa nghĩ: “Có ai đấu võ lại nói trước tên thế võ cho kẻ địch biết như thế này bao giờ chưa? Thế nào chàng ta cũng đánh lừa mình. Cố ý nói tên thế võ để mình chú ý bên trên rồi chàng ta xuất kỳ bất ý tấn công phía dưới mình cũng nên?”
Nghĩ vậy, dùng bàn tay phải đỡ hờ cái mặt, tay trái nắm quyền để ngang giữ bụng dưới, chờ Thừa Chí tấn công phía dưới là trảm quyền đánh xuống.
Ngờ đâu, Thừa Chí xông tới, tay trái vuốt hờ, tay phải nhân lúc thâu hồi, tay trái một chưởng đánh thẳng vào người Lưu Bội Sinh. Thế võ này đúng thế là võ tuyệt cú của môn phái Hoa Sơn. Lưu Bội Sinh vội giơ bàn tay phải ra cản, khi chĩa tới mặt đối phương, bỗng ngừng tay lại, Thừa Chí hỏi:
– Tại sao anh không tin tôi? Một tay trái của anh chống sao nổi tay phải của tôi.
Thấy thế đánh của Thừa Chí quá hùng mạnh, Lưu Bội Sinh cũng một tay không sao cản nổi, đang sợ bị đánh vỡ mũi, ngờ đâu Thừa Chí bỗng ngừng tay lại. Lưu Bội Sinh vộ giơ tay trái lên, đang nắm quyền liền đổi ra chưởng, hợp cùng tay phải, song chưởng đẩy mạnh một cái, mới đẩy lui được tay phải của đối phương. Thu quyền lại, Thừa Chí nói:
– Ba thế sau đây là: “Lúc Phách Tam Quan”, “Phao Chuyên Dẫn Ngọc”, và “Kim Cương Chế Vĩ” (ba thế trên nghĩa là: Bỏ mạnh ba quan ải, Ném gạch dụ ngọc, và Kim Cương kìm chế đuôi). Tôi sẽ đánh cả một lúc thì anh đỡ bằng những thế võ nào?
Không phải nghĩ ngợi, Lưu Bội Sinh trả lời ngay rằng:
– Tôi sẽ dùng ba thế như sau: “Phong Bế Thủ” (tay phong tỏa kín đáo), “Bạch Vân Xuân Tụ” (mây trắng ra tụ trong rặng núi), và “Bàng Hoa Phất Liễu” (dựa hoa phủi cành liễu).
Thừa Chí nói:
– Anh sử dụng hai thế đầu đúng đấy, còn thế sau thì sai. Anh nên biết thế võ “Bàng Hoa Phất Liễu” là thế thủ mà có cả thế công nữa. Nếu anh dùng nó đấu với người ngang sức thì không thế võ nào thích hợp bằng. Nhưng vì thế này nửa công nửa thủ, tất nhiên anh phải chia sức lực ra làm đôi. Như thế anh tiếp sao nổi “Kim Cương Chế Vĩ” của tôi.
Lưu Bội Sinh nói:
– Nếu vậy, tôi dùng luôn thế tấn “Thiên Cân Trụy Địa” (nghìn cân rơi xuống đất).
Thừa Chí nói:
– Phải! Anh đón đánh nhé!
Vừa dứt lời, chàng giơ tay phải lên, Lưu Bội Sinh vội dùng những thế võ đã định ra đỡ. Ngờ đâu Thừa Chí giơ tay phải lên đến lưng chừng, tay phải bổ thẳng xuống, đồng thời nói rằng:
– Võ nghệ không nên cố chấp quá. Sư phụ anh dạy thế “Bách Tam Quan” phải dùng chưởng tay phải. Nhưng anh tùy cơ ứng biến, sử dụng chưởng tay trái cũng có thể được.
Miệng nói, tay vẫn không ngừng. Không chờ Lưu Bội Sinh phong bế, Thừa Chí nhanh nhẹn nắm lấy cổ tay đối phương kéo mạnh về phía trước. Lưu Bội Sinh vội dùng thế “Bạch Vân Xuất Tụ” ra gỡ và lấy tấn đứng lên ngay chớ y không dám thừa cơ tấncông lại. Nhưng y đã bị Thừa Chí giơ tay trái đẩy mạnh chưởng lực lại, hắn ngã về phía trước một bước và phải chạy quanh một vòng mới đứng vững lại được.
Thừa Chí nói:
– Khá đấy, còn thế thứ năm, tôi dùng kiểu cách bắt đầu ra tay của thế “Phá Ngọc quyền.”
Thấy chàng không sử dụng cả thế đó mà chỉ lấy kiểu cách bắt đầu thì đánh gì, Lưu Bội Sinh rất lấy làm lạ, lẳng lặng không nói gì. Thấy Lưu Bội Sinh nghi ngờ, Thừa Chí liền giải thích rằng:
– Anh tưởng kiểu cách bắt đầu của thế võ chỉ là lề lối chào nhau mà thôi sao, còn khi lâm trận thì vô dụng phải không? Anh nên rõ, Tổ sư sáng tạo ra pho quyền này, nhứt cử nhứt động đều là những miếng võ lợi hại đánh thắng kẻ địch cả. Anh coi đây!
Vừa nói vừa khom lưng, hữu quyền hợp với tả chưởng, Thừa Chí vái chào. Nhân cai vái đó, chàng nhảy xổ lạ, cả quyền lẫn chưởng đều đánh vào hạ bộ bên trái của Lưu Bội Sinh. Không sao đứng vững được, Lưu Bội Sinh bỗng bay người lên cao, rồi lại rơi xuống. Khi y sắp rơi xuống đất, Thừa Chí đã chạy tới đỡ luôn và đặt đứng vững xuống đất.
Lưu Bội Sinh vội vàng quỳ xuống vái lạy và nói:
– Hậu bối không biết sư thúc, vừa rồi đã vô lễ xúc phạm. Xin sư thúc nể mặt sư phụ cháu xá lỗi cho.
Thừa Chí vội đáp lễ và nói:
– Lưu đại ca lớn tuổi hơn tôi. Chúng ta coi nhau như anh em thì hơn.
Lưu Bội Sinh nói:
– Điều này cháu không dám. Quyền pháp của sư thúc thật là thần diệu vô cùng. Vừa rồi tuy gọi là đấu chơi nhưng sự thật sư thúc đã chỉ bảo cho cháu những quyền pháp tinh vi của bổn môn, cháu thấy cảm ơn vô cùng. Cháu thể nào cũng ôn tập những thế võ ấy luôn luôn.
Thừa Chí mỉm cười không nói năng gì. Nhờ năm thế quyền pháp đó mà sau này quyền thuật của Lưu Bội Sinh càng cao siêu hơn trước nhiều. Vì vậy y suốt đời cung kính Thừa Chí không kém gì sư phụ.
Lúc này Mai Kiếm Hòa và Tôn Trọng Quân không còn nghi ngờ gì nữa. Riêng Kiếm Hòa tự thị đã học được tinh túy kiếm pháp của bổn môn nghĩ thầm: “Quyền pháp của ngươi tuy cao siêu thật nhưng kiếm pháp chắc đâu ngươi đã thắng nổi ta?”
Y đang nghĩ ngợi thì Tôn Trọng Quân đã lớn tiếng gọi:
– Mai sư huynh đấu thử kiếm pháp của y xem.
Mai Kiếm Hòa gật đầu, rồi nói với Thừa Chí:
– Tôi muốn lãnh giáo các hạ mấy thế kiếm.
Lúc này giọng nói của y đã khiêm tốn nhiều nhưng mặt y vẫn còn vẻ vênh váo, kiêu ngạo vô cùng. Thừa Chí nghĩ: “Chắc tên ầy đã học được kiếm pháp chân truyền của bổn môn. Sau khi ra giang hồ hành đạo, y chưa gặp địch thủ nên được người ta khen ngợi quá đáng, mới có thái độ kiêu ngạo và hành vi hỗn xược như vậy. Người này không có tinh thần phục thiện như Lưu Bội Sinh, ta phải cho y một bài học, sau này y mới khỏi làm nhục đến môn phái Hoa Sơn mình.”
Nghĩ đoạn, chàng liền nói:
– Đấu kiếm cũng được, nhưng sau khi biết thắng bại rồi anh phải lắng tai nghe mấy lời trung ngôn nghịch nhĩ của tôi.
Mai Kiếm Hòa kiêu ngạo đáp:
– Bây giờ còn chưa biết ai thắng ai bại, ngài nói như vậy hơi sớm quá.
Thấy Mai Kiếm Hòa đã rút kiếm ra đứng phía trái sửa soạn đấu. Lưu Bội Sinh vội gọi:
– Mai sư huynh phải đứng ở phía dưới mới phải.
Mai Kiếm Hòa làm như không nghe vẫn đứng yên nghênh địch. Theo quy luật của phái Hoa Sơn, người dưới thủ kiếm học võ với bề trên phải đứng phía dưới. Như vậy tỏ ra mình không dám đối địch, chỉ xin tôn trưởng chỉ bảo cho vài thế võ mà thôi.
Lúc này Mai Kiếm Hòa đứng ở phía trái, hiển nhiên y vẫn chưa chịu nhận Thừa Chí là sư thúc, chưa sửa soạn gì, Mai Kiếm Hòa liền thúc giục:
– Mời các hạ dùng kiếm!
Thừa Chí nghĩ ngợi giây phút, liền nói với Tiêu Công Lễ:
– Tiêu lão bá, xin cho mượn mười thanh kiếm ra đây.
Tiêu Công Lễ vội nói:
– Viên tướng công chớ gọi tôi như vậy. Tôi đâu dám nhận.
Tiêu Uyển Nhi ra hiệu cho mấy người môn đồ bưng mười thanh kiếm vào. Mấy người môn đồ vội ra lựa chọn mười thanh kiếm thật tốt đem vào bày la liệt trên bàn.
Mọi người đều nhìn cả vào Thừa Chí để xem chàng tuyển dụng thanh kiếm nào. Ngờ đâu, chàng chỉ lấy thanh kiếm gãy của Tôn Trọng Quân, vừa cười vừa nói:
– Tôi dùng thanh kiếm gãy này vậy.
Nghe thấy chàng nói như vậy, ai nấy đều ngạc nhiên nghĩ thầm: “Nửa thanh kiếm này lại không có cán xem chàng sử dụng bằng cách nào?”
Thừa Chí dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp lưỡi kiếm gãy kia, rồi lên tiếng gọi:
– Mời anh tấn công!
Mai Kiếm Hòa cả giận, nghĩ thầm: “Mi khinh thường ta như vậy, chứ đừng có cáu ta nhé!”
Nghĩ xong, y cầm kiếm phất một cái, thanh kiếm như làn sóng điện, ánh sáng lập lòe và tiếng kêu “vo vo.” Lên oai xong, y liền nói:
– Coi kiếm!
Nhắm cổ tay phải của Thừa Chí, Kiếm Hòa đâm thẳng mũi kiếm. Thừa Chí phản công linh hoạt. Tấn công vào nhược điểm đó đối phương tất phải lúng túng. Lúc ấy tầm mắt của hơn hai trăm người có mặt tại đó đều nhìn vào lưỡi kiếm của Kiếm Hòa, ai nấy đều im hơi tiếng lo thay cho Thừa Chí. Thấy kiếm của Kiếm Hòa đâm tới, Thừa Chí không nhảy ra ngoài tránh, mà bỗng giơ lưỡi kiếm cụt ra đỡ thanh kiếm của địch. Hai thanh kiếm vừa va chạm nhau, người ta chỉ nghe “cách” một tiếng và tiếp theo đó la tiếng “keng.” Thanh kiếm trong tay Mai Kiếm Hòa đã bị gãy đứt. Mà chỗ gãy lại ở liền ngay đốc kiếm. Trong tay y chỉ còn cầm cái cán kiếm thôi. Ai nấy đều ngơ ngácnhìn nhau không biết chàng dùng thế võ gì mà lại rung gãy khí giới của Kiếm Hòa như vậy.
Chỉ mặt bàn, Thừa Chí nói:
– Tôi đã gọi người lấy sẵn mười thanh kiếm cho anh, mau ra mà đổi đi!
Đến lúc này mọi người mới hay chàng đòi lấy mười thanh kiếm như vậy là để sẵn cho đối phương thay dùng.
Mai Kiếm Hòa vừa sợ vừa giận, nhặt luôn một thanh kiếm ở trong bàn và đâm ngay vào hạ bộ Thừa Chí. Biết miếng đó là hư, chàng không thèm gạt đỡ. Quả nhiên miếng đó đâm tới lưng chừng, Mai Kiếm Hòa đã xoay sang miếng khác đâm vào bụng chàng. Thừa Chí dùng lưỡi kiếm gãy giơ ra đỡ “cách” một tiếng, thanh kiếm của Kiếm Hòa đã bị chấn gãy làm đôi.
Thay liền ba thanh kiếm, thanh nào cũng bị Thừa Chí đánh gãy đôi, Mai Kiếm Hòa đứng ngẩn người ra không nói được nửa lời. Tôn Trọng Quân lớn tiếng nói:
– Đấu kiếm mà dùng yêu thuật thì đấu làm gì?
Thừa Chí vứt lưỡi kiếm gãy đi, mỉm cười cầm hai thanh kiếm ở trên mặt bàn lên, ném một thanh cho Mai Kiếm Hòa rồi quay đầu lại nói với Tôn Trọng Quân rằng:
– Uổng cho chị là người trong bổn môn. Tôi sử dụng “Hổ Thiên công” mà không biết còn dám bảo là yêu thuật.
Thừa dịp chàng đang quay đầu nói với Tôn Trọng Quân, Mai Kiếm Hòa bỗng đâm một nhát kiếm nhanh như chớp vào sau lưng, chờ mũi kiếm sắp đâm tới người, y mới thét lên:
– Coi kiếm!
Thừa Chí né mình tránh và cũng quát lớn:
– Coi kiếm!
Thế kiếm của Mai Kiếm Hòa vừa đâm trộm là chiêu thức “Thương Ưng Cầm Thố” (con ó bắt thỏ) Thừa Chí liền tránh khỏi cùng bắt chước đối phương, cũng sử dụng thế kiếm đó đâm lại kẻ địch. Mai Kiếm Hòa cũng bắt chước đối phương né tránh.
Ngờ đâu, kiếm của Thừa Chí lại vòng trở lại, dí ngay vào lưng Mai Kiếm Hòa. Hoảng sợ toát mồ hôi, Mai Kiếm Hòa nhảy về phía trưóc và nhảy tiếp lên cao, nhưng mũi kiếm của Thừa Chí như bóng theo hình, dù Mai Kiếm Hòa tránh thế nào, nhảy thế nào, mũi kiếm vẫn dính sát vào lưng, nếu Thừa Chí không nể nang, chỉ khẽ đâm một cái, Mai Kiếm Hòa đã bị toi mạng rồi. Biệt hiệu của Mai Kiếm Hoa là “Mạt Ảnh Tử” tất nhiên khinh công của y phải cao siêu lắm nên mới được người ta ban cho tôn hiệu đó.
Lúc này, trong lòng Mai Kiếm Hòa hoảng sợ vô cùng, y đã dùng bảy, tám thân pháp, mà không sao tránh thoát khỏi mũi kiếm Thừa Chí.
Thấy y sợ đến nỗi toát mồ hôi lạnh, ướt đẫm như tắm. Thừa Chí mới chịu buông tha, thâu kiếm lại, mỉm cười nói:
– Thế kiếm tôi sử dụng cũng là kiếm pháp của bổn môn. Anh chưa học qua thế võ đó hay sao?
Mai Kiếm Hòa định thần một lúc mới cúi đầu khẽ nói:
– Tôi có biết thế kiếm đó. Nhưng vì ngài sử dụng quá nhanh, tôi không thể nào tránh nổi.
Đằng này, Thanh Thanh lại lớn tiếng nói:
– Biệt hiệu của anh là “Mạt Ảnh Tử” tức là người không bóng. Hà! Hà! Tại sao anh lại để cho mũi kiếm của người ta theo sát nút như thế. Nếu là tôi, tôi đành để cho chiếc bóng theo sau còn hơn là không, như anh bây giời chẳng hạn!
Bị Thanh Thanh chọc tức, Mai Kiếm Hòa cứ phải cố nén không dám gây sự như trước, liền đánh trống lảng nói với Thừa Chí rằng:
– Những môn võ tạp học của các hạ nhiều quá, tôi không thể biết rõ chiêu thức nào chánh, chiêu nào phụ để sử dụng võ công bản môn ra chống đỡ.
Thừa Chí đáp:
– Những môn võ tôi vừa sử dụng đều là võ công chánh Hoa Sơn môn phái, sao anh bảo là tạp học? Thôi được, coi đây!
Nói xong, chàng múa kiếm đâm thẳng vào ngực đối phương. Mai Kiếm Hòa giơ kiếm lên đờ và đâm trở lại một kiếm, Thừa Chí hồi kiếm lại gạt ngang. Mai Kiếm Hòa đang định thu kiếm đâm lần nữa, ngờ đâu kiếm của y hình như bị kiếm của đối phương dính chặt. Thừa Chí quay ngược tay lại hai vòng, Mai Kiếm Hòa ngượng tay không thể nào theo nổi, đành phải buông kiếm ra, thanh kiếm bay bổng đi nơi khác.
Thừa Chí hỏi:
– Anh có cần thử nữa không?
Đánh liều, Mai Kiếm Hòa không trả lời, mà vơ vội một thanh kiếm khác ở trên bàn, lẹ chân xông tới đâm thẳng vào vai trái đối phương. Lần này đã khôn nhiều không dám để cho kiếm mình đụng vào kiếm của Thừa Chí, Mai Kiếm Hòa thấy kiếm đối phương gạt tới, vội thâu ngay thế kiếm lại. Ngờ đâu kiếm của Thừa Chí thừa cơ đi thẳng vào ngực Mai Kiếm Hòa. Nếu không giơ kiếm lên đỡ thì sẽ bị trúng ngực, Mai Kiếm Hòa đành phải giơ ngang kiếm gạt. Hai kiếm vừa va chạm nhau, tay lại bị đối phương kéo quay vòng, thế là kiếm của y lại bị bay bổng lên trời một lần nữa. Mai Kiếm Hòa định đi nhặt kiếm, Thừa Chí quát lớn:
– Đến nước này anh còn chưa chịu phục ư?
Vừa nói chàng vừa đâm liền hai kiếm. Mai Kiếm Hòa định phải ngửa người về phía sau để tránh, để hở hạ bộ, bị đối phương dùng chân khẽ vai y bị ngã ngửa người ra phía sau. Thừa Chí dí mũi kiếm ngay yết hầu của y rồi.
– Anh đã chịu phục chưa?
Từ ra đời đến nay, Mai Kiếm Hòa chưa từng bị thua một trận nào nhục nhã. Thấy Mai Kiếm Hòa hai mắt trợn ngược nằm lăn dưới đất, Tôn Trọng Quân tưởng y bị Thừa Chí giết chết, tay không nhảy tới kêu la:
– Có giỏi thì giết cả tôi đi một thể?
Thấy Mai Kiếm Hòa, Thừa Chí cũng phải sợ hãi, nghĩ thầm nếu ta lỡ tay giết chết y thôi. Sau này biết trả lời sư phụ và sư huynh ta ra làm sao? Vội cúi mình xuống lấy tay rờ ngực hắn, thấy trái tim còn đang đập. Thừa Chí mới yên lòng, vỗ vào huyệt đạo bên hông và cổ của Mai Kiếm Hòa mấy cái.
Lúc ấy Tôn Trọng Quân mím môi nghiến răng dẫm vào lưng chàng một kiếm vòng vây, Thừa Chí cứ mặc vẫn tiếp tục chữa cho Mai Kiếm Hòa. Thanh Thanh và Lưu Bội Sinh vội nhảy xổ tới khuyên ca. Tôn Trọng Quân ức quá, ngồi phệt ngay xuống đất, khóc xòa. Một lát sau Mai Kiếm Hòa từ từ tỉnh dậy, miệng khẽ quát:
– Giết chết ta đi!
Lưu Bội Sinh vội khuyên:
– Mai sư huynh, đừng có cứng đầu như vậy, chúng ta nên nghe sư thúc dạy bảo.
Thanh Thanh nhìn Tôn Trọng Quân vừa cười vừa nói:
– Còn khóc lóc làm gì, y chưa chết đâu.
Tôn Trọng Quân nổi giận, nhảy lên đấm vào vai Thanh Thanh một cái. Quả đấm vừa nhanh vừa mạnh, Thanh Thanh không tránh được bị đòn đau quá, định đánh trả lại.
Tôn Trọng Quân bỗng kêu la “Ối trời ôi, ối trời!”
Vừa kêu, nàng vừa dúm lưng lại, Thanh Thanh thấy vậy ngẩn người ra nổi giận nói:
– Ngươi đã đánh ta, ta không kêu đau thì chớ, trái lại ngươi lại kêu la, thế là nghĩa lý gì?
Thừa Chí đưa mắt ra hiệu bảo yên, Thanh Thanh không hiểu gì cả vẫn cứ phải vâng lời. Lúc ấy lưỡng quyền của Tôn Trọng Quân sưng húp và đỏ ngầu, đau quá chịu không nổi. Thì ra lúc nàng ra sức đấm lưng Thừa Chí, Thừa Chí đã vận hơi lên lưng, nên sức đánh của nàng bị bật ngược lại, vận vào hai quyền của chính mình. Lúc đầu, nàng còn chưa thấy gì, đến khi đấm vào vai Thanh Thanh mới cảm thấy tay mình đã sưng và đau buốt đến tận xương tủy, nước mắt tuôn ra tràn trề.
Vì Thừa Chí ghét nàng tâm địa và thủ đoạn quá ác độc mới ra tay đã chặt đứt cánh tay của tên họ La, nên định tâm cho nàng chịu đau khổ một phen. Có nhiều người đứng đó không hiểu gì cả, lại tưởng Thanh Thanh là con của Kim Xà Lang Quân võ nghệ tất phải giỏi hơn Thừa Chí, Tôn Trọng Quân đấm nàng một quyền mà chịu đau khổ, đó là lẽ tự nhiên. Còn Thập Lực đại sư, Trịnh Khởi Văn, Vạn Phương, thì biết Tôn Trọng Quân bị sức vận nội công của Thừa Chí mà bị đau, chỉ vần xoa bóp và giải huyệt là đỡ đau và khỏi sưng ngay. Mấy người này, tự biết không phải là địch thủ của Thừa Chí nên không dám tự ý ra giải huyệt cho Tôn Trọng Quân, Mai Kiếm Hòa đứng dậy vái chào Thừa Chí ba lạy và nói:
– Viên sư thúc, cháu không biết đại gia giáng lâm, đã xúc phạm rất nhiều, xin sư thúc giải cứu cho Tôn sư muội.
Thừa Chí nghiêm nét mặt hỏi:
– Anh đã biết rồi đấy à?
Mai Kiếm Hòa không dám bướng bỉnh nữa, cúi đầu khẽ nói:
– Nay cháu đã biết rồi. Không nên xé hai lá thơ của Tiêu đại gia và không nên binh Mẫn nhị ca một cách vô lý.
Thừa Chí nói:
– Sau này, bất cứ việc gì anh nên thận trọng thì hơn.
Mai Kiếm Hòa đáp:
– Cháu xin nghe lời sư thúc dạy bảo.
Thừa Chí nói:
– Mẫn nhị gia chưa hiểu chuyện xưa, đến đây trả thù cho anh, chính ra thì không lầm lỗi gì. Còn các vị anh hùng hào kiệt mời đến tương trợ đều bởi nghĩa khí mà tới. Bây giờ tất cả mọi người đều biết rõ tiền nhân hậu quả, xóa bỏ câu chuyện vừa qua, hóa địch làm bạn, xóa bỏ hiềm thù cũ, đủ thấy ai nấy đều có nghĩa khí cao cả. Về điểm này tôi không trách anh, nhưng còn một điểm anh đã lầm lỗi rất lớn mà anh không hiểu.
Mai Kiếm Hòa ngơ ngác hỏi:
– Điểm nào, xin sư thúc cho hay?
Thừa Chí đáp:
– Điều thứ năm trong mười hai địa giới của phái Hoa Sơn là gì?
– Vừa rồi sư thúc hỏi đệ tử bốn điều giới luật, điều thứ ba là: “Lạm sát vô cớ” (giết bừa những người oan uổng) Tôn sư muột quả thật đã phạm lỗi lớn, bây giờ chỉ có cách xin lỗi và đền tội cùng La đại ca. Đồng thời chúng ta cũng bồi thường cho anh ta một chút tổn thất.
Một đệ tử của Tiêu Công Lễ lớn tiếng nói:
– Ai thèm lấy những tiền xấu xa đó, tiền bạc có thể đền bù được một cánh tay đã đứt hay sao?
Mai Kiếm Hòa biết lỗi, chỉ làm thinh không dám cãi lại, Thừa Chí quay lại nói với người đệ tử đó rằng:
– Quả thật hành vi của sư điệt tôi quá lỗ mãng, tôi rất ân hận, chờ vết thương của La đại ca lành mạnh, tôi sẽ cùng anh ta nghiên cứu một môn võ để riêng cho người một tay sử dụng. Võ đó không phải của phái Hoa Sơn nên tôi không cần phải xin phép sư tôn.
Thấy Thừa Chí võ nghệ kinh người, mới biết chàng đã bằng lòng truyền dạy võ nghệ tuyệt tác cho La Thập Như. Như vậy La Thập Như tuy mất cánh tay “Nhân họa đắc phú”, sau này sẽ tài ba hơn tất cả đồng môn. Đã có sư huynh đệ đem tin mừng đó vào báo cho La Thập Như biết ngay. Thấy Thừa Chí nhận biết tội lỗi của Tôn Trọng Quân gây ra, không ai dám nói gì nữa.
Mai Kiếm Hòa lại nói:
– Điều thứ sáu là “bất kính Tôn trưởng”, điều này đệ tử biết tội. Điều thứ mười một là “bất biệt thị phi”, đệ tử cũng biết tội. Nhưng còn điều thứ năm là “Kết giao gian đồ.” Điều này đệ tử không hiểu vì Mẫn nhị ca là một người hảo hán
Nghe tới đây, Mẫn Tử Hoa la lớn:
– Cái gì? Bảo tôi là gian đồ ư?
Thừa Chí nói:
– Xin Mẫn nhị gia chớ có điều lầm, tôi không nói anh đâu.
Mẫn Tử Hoa nói:
– Vậy Viên đại gia nói ai?
Thừa Chí đang định trả lời, bỗng thấy hai người đệ tử của Tiêu Công Lễ đỡ La Lập Như ra vái chào chàng. Chàng vội đáp lễ. Tuy mặt nhợt nhạt không có sắc máu, La Lập Như vẫn cứng cỏi nói:
– Viên đại hiệp đã cứu sư phụ cháu, lại nhận dạy võ cho cháu, cháu cảm ơn vô cùng.
Thừa Chí khiếm lên định la lớn, Trịnh Khỏi Văn đã cười nói:
– Lão Tiêu, đồ đệ của anh khôn ngoan thật sợ người ta nghĩ lại từ chối, gã vội ra cảm ơn ngay rồi.
Tiêu Công Lễ càng cười nói:
– Trịnh đảo chủ khéo pha trò thật.
Chào xong, La Lập Như trở vào bên trong. Lúc này Tôn Trọng Quân đau đến nỗi đầu trán đầy mồ hôi lạnh, Thừa Chí thấy nàng chịu khó khá lâu rồi, tiến đến định cứu chữa, Tôn Trọng Quân tức giận nói:
– Đừng rờ vào tôi, có đau đến chết đi nữa cũng không cần ngươi cứu chữa.
Thừa Chí mặt đỏ bừng định bảo cách cứu chữa cho Thanh Thanh giúp hộ, nhưng thật ra cũng chẳng tiện hơn, quay lại định nhờ Uyển Nhi
Bỗng nghe thấy “Pằng, pằng” hai tiếng, hai cánh cửa khách sảnh này đã bị đánh bật ra tung lên.
Mọi người đều giật mình quay lại xem, thấy hai người từ từ bước vào. Một người ngoài năm mươi tuổi, ăn mặc kiểu nông dân, một người nữa là đàn bà ngoài bốn mươi tuổi, tay ẵm thằng bé.
Tôn Trọng Quân la lớn:
– Sư phụ, sư mẫu!
Vừa nói, nàng vừa chạy lại gần hai người đó. Thấy nàng xưng hô như vậy, mọi người mới biết vợ chồng Quy Tân Thụ đã tới. Quy nhị nương đưa đứa nhỏ cho chúng giữ, mặt xạm lại xoa bóp cho Tôn Trọng Quân
Mai Kiếm Hòa và Lưu Bội Sinh cũng vội tiến lên chào, Thừa Chí cũng tiến lại chào. Quy Tân Phụ đỡ chàng dậy, chỉ nói một câu:
– Tôi không dám!
Quy nhị nương vừa xoa bóp cho đồ đệ vừa liếc mắt quan sát Thừa Chí thấy vừa đau. Tôn Trọng Quân vừa khóc vừa kể lể rằng:
– Y bảo, y là các sư thúc của chúng con, còn làm tay con đau như thế này. À, y còn làm gẫy cái kiếm của sư mẫu cho con đấy.
Thấy nàng nói như vậy, Thừa Chí ăn năn thầm nghĩ: “Sớm biết thanh kiếm đó của nhị sư phụ tặng cho nó, thì dù sao ta cũng không đành làm gãy như vậy.”
Nghĩ đoạn, chàng vội nói:
– Tiểu đệ không biết, đã trót lỡ tay, xin sư huynh, sư tẩu thứ lỗi cho.
Quy nhị nương nói với Quy Tân Thụ rằng:
– Nầy nhị ca, nghe nói sư phụ mới nhận một tiểu đồ đệ, có phải là y không? Tại sao y lại vô lễ đến thế.
Quy Tân Thụ đáp:
– Tôi chưa thấy y bao giờ.
Quy nhị nương nói:
– Phải biết, bể học vô bờ, ngoài trời lại có trời, người giỏi lại có người giỏi hơn, mới học có một chút võ nghệ mà đã dám tự tiện đi bắt nạt người. Hừ! Đồ đệ ta mất dạy đã có ta dạy bảo, không cần sư thúc phải bận tâm hộ!
Thừa Chí vội nói:
– Dạ, dạ! Tiểu đệ có phần lỗ mãng.
Quy nhị nương nói:
– Ngươi làm gãy kiếm của ta, ngươi có còn coi tôn trưởng là gì không, dù sư phụ có cưng ngươi thật, chẳng lẽ người lại xử sự với sư ca như thế à?
Thấy nàng càng nói càng dữ tợn, mọi người đều biết lời nói của nàng khiếm lý, Thừa Chí chỉ cúi đầu chịu đựng. Tiêu Công Lễ và những người bên ông ta đều tỏ ra bất bình. Mẫn Tử Hoa, Đồng Huyền, và Vạn Phương các người đều khoái chí thầm.
Tôn Trọng Quân nói:
– Thưa sư phụ, sư mẫu, y bảo y có một người tên là cái gì Kim Xà Lang Quân đỡ đầu cho y nên y mới đánh cả Mai sư ca và Lưu sư ca.
Vợ chồng Quy Tân Thụ, vì đứa con một ốm nặng, đi khắp nơi để tìm danh y điều trị, vợ chồng họ Quy nghe mấy tay y sĩ giỏi đều nói, đứa nhỏ đó bị nội lực trong từ khi ở trong bụng mẹ. Vì khi Quy nhị nương mang thai đứa bé đó, thường đánh nhau với người, bị động nên bây giờ phải bế chúng đi tìm phương cứu chữa khắp nơi. Hôm nay tình cờ tới đây, vợ chồng Quy Tân Thụ bỗng gặp Tôn Trọng Quân là vị nữ môn đồ yêu quý.
Nghe Tôn Trọng Quân nói, Quy nhị nương nhìn Thừa Chí gay gắt:
– Ngươi có nghe nữ đồ đệ ta nói chưa? Sao ngươi dám bẻ gãy thanh kiếm của ta lại còn cả gan đánh nữ đồ đệ ta như thế?
Thừa Chí cúi đầu:
– Đây là chuyện bất ngờ, tiểu đệ không được rõ, xin đại tỷ hãy thứ tha cho, sự thật tiểu đệ đâu muốn thế.
Quy nhị nương thét:
– Ngươi bảo ngươi không muốn mà lại hành động như thế à. Nếu ta không dạy cho ngươi một bài học thì làm sao ngươi biết ăn năn hối cải.
Quy nhị nương trao hai đứa bé cho Tôn Trọng Quân:
– Nữ đồ đệ hãy bồng hai đứa bé để ta trừng trị tên tiểu tử này.
Tôn Trọng Quân đón lấy hai đứa bé lui ra ngoài đứng nhìn trận đấu giữa Quy nhị nương và Thừa Chí sắp diễn ra.
Cầm thanh kiếm gãy nửa khúc trong tay, Quy nhị nương đưa tới một nhát ngay yết hầu Thừa Chí. Mới ra chiêu đầu ả đã hạ độc thủ rồi đủ rõ lòng dạ ả ác độc đến dường nào.
Thừa Chí bước sang nghiêng mình tránh khỏi kiếm hiểm ác của Quy nhị nương.
Nhưng lưỡi kiếm của ả như hình với bóng phạt ngang qua lưng Thừa Chí nhanh tợ chớp. Quy nhị nương quyết tâm hạ cho bằng được Thừa Chí để rửa nhục cho nữ môn đồ mình.
Thừa Chí thừa biết rõ thâm tâm của Quy nhị nương như chỉ tránh né mà không có phản công. Chỉ vì dù thế nào Quy nhị nương cũng là sư tỷ của chàng, theo quy luật môn phái, chàng không được gây tổn thương.
Mười mấy nhát kiếm dùng toàn tuyệt chiêu, Quy nhị nương vẫn không sao hạ nổi Thừa Chí.
Quy nhị nương thét:
– Ngươi chạy đi đâu?
Tả chưởng của ả vỗ ra một hư chiêu, trong khi lưỡi kiếm chớp tới trước ngực Thừa Chí nhanh tợ sét.
Theo ý định của Quy nhị nương, ra chiêu này sẽ không cho Thừa Chí tránh né đi đâu được nữa nhưng ả đã lầm. Một tiếng “keng” nổi lên âm thanh thật thanh thai.
Thanh kiếm vuột khỏi bàn tay của Quy nhị nương bay bổng lên xây theo vòng tròng trông thật ngoạn mục.
Đồng thời ả bị tháo lui ba bước vì sức đẩy quá mạnh của kình lực do Thừa Chí đưa ra. Ả sửng sốt cả người đứng trố mắt nhìn Thừa Chí một lúc như không ngờ công phu của đối phương cao thâm đến thế.
Với hai bàn tay không chống trả lại thế kiếm của ả một cách hết sức ung dung, tự tại. Bỗng Quy nhị nương thét lên một tiếng, lấy trong mình ra một thứ võ khí quái lạ.
Đó là khí giới “Táng Môn đinh” rất nên lợi hại vì trên đầu nó có sáu mũi hắc đinh khi ra cùng lượt bay tới tấn công kẻ địch qua sáu phía.
Quy nhị nương huy động cây Táng Môn đinh một cái, nhiều làn sáng chớp tới Thừa Chí. Thừa Chí bốc mình lên cao tránh khỏi, thân mình vừa hạ trở xuống liền gặp ngay loạt ánh sáng thứ hai.
Thủ đoạn của Quy nhị nương quả thật hiểm độc. Bên ngoài Thanh Thanh hét:
– Tránh mau!
Nhưng từ trên cao rơi xuống, Thừa Chí chẳng có cách nào tránh né đi đâu được cả, liền nhanh tay lấy mấy quân cờ.
Ráng ráng
Loạt hắc đinh bị quân cờ đánh trúng rớt xuống mặt đất. Quy nhị nương trố mắt nhìn mấy quân cờ bỗng phóng tới.
Cả Thanh Thanh lẫn Uyển Nhi đồng thét:
– Trở lại!
Hai cô gái cùng lúc tấn công Quy nhị nương từ hai phía bắt buộc ả này phải tháo lui trở lại, ả lại thét:
– Các ngươi hãy coi đây!
Nói đoạn, ả dùng mũi “Táng Môn đinh” ra tới bốn phần, mới biết cây đinh đó không có ngạnh, nên sử dụng mũi tên đi ra, Tiêu Uyển Nhi lấy luôn chiếc trâm tóc cho Thừa Chí để buộc cho Thanh Thanh lui trở lại.
– Chú Thanh hãy lui lại, đừng cãi vã với họ.
Thanh Thanh hỏi:
– Tại sao tôi phải lui lại.
Thừa Chí đáp:
– Em hãy nể mặt Sư huynh một lần đi.
Thanh Thanh có ý không hài lòng nhưng không cãi lớn, Thừa Chí đứng yên.
Thừa Chí mừng thầm nhìn Thanh Thanh mỉm cười.
Chờ Thừa Chí buộc vết thương xong, Quy nhị nương cười nhạt nói:
– Kim Xà Lang Quân chỉ được cái hư danh thôi. Nếu là ngươi có bản lãnh thật, tại sao con y lại tránh không nổi mũi đinh ta vừa ném thử?
Thừa Chí nghĩ thầm: “Nhị sư tẩu lúc này hiểu nhầm quá nỗi, mình có giải thích lại càng làm tăng sự tức giận của bà ta.”
Nghĩ vậy, chàng đành phải làm thinh.
Quy nhị nương lại nói:
– Ở đây có nhiều người, nói chuyện của bản môn chúng ta không tiện nói nhiều. Canh ba đêm mai vợ chồng chúng ta chờ ở cạnh Vũ Hoa đài trên đỉnh Kim Sơn, xin mời Viên đại gia tới đó. Chúng nói muốn thử xem Viên đại gia có phải là sư đệ của nhà tôi không?
Thấy nàng nói như vậy, mọi người biết nàng đã khiêu chiến với Thừa Chí một cách trắng trợn. Tiêu Công Lễ lo ngại Thừa Chí vội nói:
– Có “Hà Thử Ô” và “Phục Linh ngàn năm” để chế thuốc viên mới chữa khỏi được. Bằng không chỉ trong thời gian một, hai năm, thằng bé sẽ gây dần đi mà chết. Vợ chồng họ Quy quý đứa con hơn cả tánh mạng mình, đã nhờ bạn bè tìm kiếm hai vị thuốc đó hộ, nhưng hai vị thuốc cỏ ấy không phải một chốc mà tìm thấy. Thuốc chưa tìm ra mà đứa bé cứ yếu dần, hai vợ chồng mới tính toán đến đất Nam Kinh này, tìm kiếm thử xem, vì nơi đây là Kinh Đô, tất nhiên phải có các vật lạ của báu, do đó hai vợ chồng Quy Tân Thụ mới lần mò đến đất Nam Kinh này. Khi tới nơi, mới hay ba đồ đệ đắc lực cũng có mặt ở đây, hai vợ chồng mới tới nhà Tiêu Công Lễ.
Ngờ đâu lại thấy Tôn Trọng Quân bị điểm huyệt, Quy nhị nương tánh rất nóng nảy, thô lỗ, chỉ nghe lời đồ đệ, lại thêm nóng ruột bởi đứa bé bị nặng, cho nên mới khiển trách bừa Thừa Chí như vậy. Nay lại nghe Thừa Chí có người ngoài đỡ đầu cho, Quy nhị nương càng thêm tức giận thêm, quay đầu hỏi chồng:
– Tên quái vật Kim Xà vẫn còn sống đấy à?
Quy Tân Thụ đáp:
– Nghe nói y đã qua đời rồi, nhưng điều này chưa ai biết rõ cả.
Thấy nàng vô cớ khiển trách Thừa Chí, Thanh Thanh đã giận rồi, nay lại nghe nàng gọi cha mình là quái vật, càng tức giận thêm, liền chửi lại:
– Mụ đa ngôn kia, sao vô cớ mụ lại ăn nói hàm hồ như vậy?
Quy nhị nương nổi giận hỏi:
– Ngươi là ai?
Tôn Trọng Quân đỡ lời:
– Y là con trai của Kim Xà quái vật đấy.
Quy nhị nương phẩy tay một cái, một luồng ánh sáng lạnh bắn thẳng vào vai Thanh Thanh. Thừa Chí hoảng sợ chạy lại cầm cánh tay nàng xem thấy là mũi “Táng Môn đinh.” Lúc ấy Thanh Thanh vừa lo vừa giận đau đến biến sắc mặt.
Thừa Chí nói:
– Nhị vị oai trấn Giang Nam nhứt là chúng tôi vẫn thấy đại danh Thần Quyền Vô Địch, ngưỡng mộ vô cùng, nay thật may mắn cho chúng tôi được hai vị bỗng dưng giáng lâm còn gì hân hạnh bằng.
Quy nhị nương chỉ “hừ” một tiếng, không thèm trả lời. Quy Tân Thụ đang lo ngại cho con ốm nặng, hình như tâm bất định.
Tiêu Công Lễ lại nói:
– Viên đại gia đã trượng nghĩa giàn xếp cho đệ tai bay thoát. Mai đại ca, Lưu đại ca, và Tôn đại tỷ, ba vị cũng đều nói đến rồi. Tối mai đệ đã được phép tiếp quý vị anh hùng hào kiệt. Hai vị cũng cho phép đệ được đón tiếp một thể. Đồng thời cũng để cho anh em chúng tôi mừng ba vị sư huynh đệ tương
Ông ta chưa nói dứt lời, Quy nhị nương đã quay lại nói Thừa Chí rằng:
– Thế nào? Cậu có dám đến không?
Thừa Chí đáp:
– Chẳng hay sư huynh, sư tẩu ở đâu? Để sớm mai tiểu đệ được đến lãnh giáo. Còn sư huynh, sư tẩu muốn khiển trách cách nào, tiểu đệ cũng không đám trốn tránh.
Quy nhị nương “hừ” một tiếng, mới nói:
– Ai biết cậu thật hay giả, đừng gọi là sư huynh, sư tẩu như thế vội. Chờ tối mai thử xem qua võ cậu hãy hay. Trọng Quân, chúng ta đi thôi!
Vừa nói nàng vừa kéo tay Trọng Quân đi thẳng ra ngoài cả.
Trường Bạch tam anh Bính Quang, Sử Bính Văn, Lý Cương, ba người thấy Thừa Chí ra tay can thiệp, biết âm mưu của mình không thành lại thấy tình hình vừa rồi, biết người ăn trộm thư từ đêm hôm qua tất là Thừa Chí không sai. Chỉ sợ Thừa Chí lát nữa đem chuyện thông địch của mình tố cáo cho mọi người hay, cả ba cứ kiếm cơ hội lẻn trốn. May mắn thay, vợ chồng Quy Tân Thụ tới gây gổ với Thừa Chí, Trường Bạch tam anh mừng thầm, chỉ mong câu chuyện tranh chấp đó càng ngày càng lớn để bọn y ở giữa được lợi. Sau thấy Quy nhị nương hẹn Thừa Chí tối mai tỷ võ, sự mong muốn không thay, cả ba người đưa mắt ra hiệu, lẻn ra trước vợ chồng Quy Tân Thụ. Thấy vậy, Thừa Chí lớn gọi:
– Này, hãy khoan đã!
Vừa nói chàng vừa nhảy ra cản lại, Quy nhị nương cả giận quát lớn:
– Thằng nhãi này vô lễ thật, muốn cản trở ta phải không?
Nói xong, nàng dùng chưởng bổ thẳng vào đầu Thừa Chí. Thừa Chí tránh sang một bên, bàn tay của Quy nhị nương mới sướt qua vai mà chàng đã thấy nóng ran.
Quy nhị nương ở nhà thường hay so tài với chồng, luyện tập rất siêng năng, nên chưởng pháp nhanh nhẹn và mạnh vô cùng.
Thấy chưởng đó không đánh trúng Thừa Chí, trong lòng cũng ngạc nhiên, vì mười năm nay chưa đánh ai mà hụt như thế bao giờ, Quy nhị nương nổi giận đổi thế bổ xuống thành thế xỉa ngang, tiếp tục tấn công Thừa Chí. Nhún một cái, Thừa Chí nhảy vọt lên cao, rồi vượt qua bàn ăn. Như vậy Quy nhị nương mới không tiện đuổi đánh nữa, liền cùng chồng và ba đồ đệ đi thẳng ra cửa. Thấy có cơ hội tốt như vậy, Trường Bạch tam anh vội theo sau mấy người đi ra.
Thừa Chí lại quát lớn:
– Ở lại cả.
Chàng như con chim đại bàng nhảy theo nắm được cổ Lý Cương, thuận tay điểm huyệt và vứt xuống đất nhưng vẫn để anh em họ Sử chạy thoát. Đuổi theo ra tới ngoài cửa, trời đã tối đen như mực vô cùng, nhưng sực nghĩ lại đã bắt được một tên cũng có thể hỏi được khẩu cung, liền quay vào trong sảnh. Chàng bỗng nghe phía sau có một giọng già cả vừa cười vừa nói:
– Cậu bạn nhỏ của tôi, đã lâu năm không gặp nhau, võ nghệ của cậu đã tấn tới nhiều lắm.
Nghe giọng nói quen quen, vội quay đầu lại xem trông thấy hai người đang rảo bước tiến tới. Một người tay xách Sử Bình Văn. Một người tay xách Sử Bình Quang.
Thừa Chí mừng quá, chạy lại nghênh đón hai người đó. Người đi trước râu tóc bạc phơ, lưng đeo một cái bàn vuông đen thui thũi. Ông ta là Mộc Tang đạo nhân, người đã dạy chàng ám khí. Tuy không có danh nghĩa thầy trò nhưng ơn dạy bảo chỉ hơi kém sư phụ chàng chút ít thôi. Chàng mừng quám, vội quỳ xuống vái lạy. Mộc Tang đạo nhân cười nói:
– Tôi chịu không nổi cái lễ này đầu! Cậu mau đứng dậy đi! Cậu thử xem người nào kìa.
Thừa Chí đứng dậy trông thấy người đại hán tuổi trạc trung niên kia, hai mái tóc đã hoa râm, nhìn kỹ mới nhận ra là người hồi nhỏ đã xả thân cứu mình, Thu Sơn, vì vất vả quá, hình dạng đã thay đổi rất nhiều. Vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, Thừa Chí nhảy xổ lại ôm chặt lấy cổ Thôi Thu Sơn miệng kêu la lia lịa:
– Ôi! Thôi thúc thúc, cháu không ngờ lại là chú!
Chàng vừa nói vừa khóc. Thấy Thừa Chí tình cố nhân coi nặng như vậy, Thôi Thu Sơn cũng không nhịn được hai hàng lệ chảy ròng xuống má. Hai người đang trò chuyện bỗng nghe thấy Mẫn Tử Hoa kêu la:
– Kìa, hai vị Sử đại ca và Lý đại ca là những bọn tôi đã thành tâm mời tới. Tại sao các người lại bắt bớ mấy anh ấy làm gì?
Không trả lời ngay, Thừa Chí dẫn Mộc Tang đạo nhân đến trước mặt mọi người và nói:
– Vị này là Mộc Tang đạo nhân, là ân sư của tiểu đệ.
Chàng lại chỉ Thôi Thu Sơn nói:
– Còn Thôi đại thúc đây giỏi về thế “Phục Hổ chưởng pháp”, tiếng tăm lừng lẫy trong võ lâm là thầy dạy võ lòng môn võ cho tiểu đệ.
Các võ lâm tiền bối đều hâm mộ Mộc Tang đạo nhân đã lâu, chỉ vì hành tung của ông ta thần xuất quỷ mạt, trên giang hồ thường kêu ông ta là “Quỷ Ảnh Tử” (người bóng ma).
Những người có mặt tại đây có đến chín mươi phần trăm không có cơ hội biết ông ta. Chỉ có Thập Lực đại sư, phái Côn Lôn Trương Tâm Nhứt là thỉnh thoảng được gặp mặt ông ta nhưng hai người vẫn còn là hậu bối của ông ta. Lúc ấy cả hai vội chạy lại chào, Mộc Tang đạo nhân chắp tay vái các người và nói:
– Xưa nay, bần đạo chỉ biết ăn cơm chay và thích đánh cờ chớ không hay lý sự đến mọi việc lôi thôi của người đời. Nhưng tháng trước bỗng được tin người ta cho hay, nói là có người tư thông ngoại quốc, bọn ấy định tới Nam Kinh này giở trò bán nước cầu vinh. Việc này bần đạo không thể làm ngơ được cho nên mới theo dõi bọn đó tới đây.
Mẫn Tử Hoa hỏi:
– Ai là gian tặc bán nước? Chẳng lẽ là Trường Bạch tam anh hay sao?
Mộc Tang đạo nhân đáp:
– Phải, chính là ba vị anh hùng hào kiệt lừng danh khắp thiên hạ này đây.
Mẫn Tử Hoa nói:
– Ba người này là bạn tốt cả, khi nào chịu làm những trò vô sĩ ấy. Cụ đừng đổ oan cho người tốt.
Mộc Tang đạo nhân nói:
– Bần đạo là người từ bi hỉ xả, xưa nay chưa gặp ba tên này bao giờ, và cũng vô oán vô thù, đổ oan cho chúng làm gì? Bần đạo ở bên ngoài quan ải, chính mắt đã trông thấy bọn chúng lén lút đi lại với giặc Mãn Châu cho nên mới theo dõi đến đây.
Mẫn Tử Hoa hỏi:
– Cụ có gì làm bằng cớ không?
Mộc Tang ha hả cười nói:
– Chứng cớ ư? Phải lấy cái gì làm chứng cớ chớ? Chẳng lời của bần đạo không đáng tin hay sao?
Mẫn Tử Hoa nói:
– Điều này ai dám tin cơ chớ?
Mộc Tang nổi giận nói:
– Đến sư phụ ngươi là Hoàng Mộc đạo nhân, lời nói của ta y cũng không dám nói nửa câu không. Còn ngươi là thằng nhãi nào mà dám táo gan không tin lời bần đạo.
Mọi người vẫn tôn ông ta là võ lâm tiền bối nhưng nhận thấy ông ta võ đoán như vậy có vẻ cậy thế bắt nạt người, ai nấy trong lòng đều không phục. Mộc Tang đạo nhân tức giận quá cứ vuốt râu lia lịa. Thừa Chí vội lấy hai lá thơ trong túi ra, giao cho Mẫn Tử Hoa xem và nói:
– Mời công tử đọc cho tất cả anh em nghe.
Đỡ lấy hai lá thơ, mới xem được vài câu, Mẫn Tử Hoa đã giựt mình lớn tiếng đọc:
– Đây là thơ của Cửu Vương nước Mãn Châu Đa Nhĩ Cổn viết cho Trường Bạch tam anh. Trong thơ dặn bọn chúng kiếm cơ hội cướp lấy các phạm vi thế lực của bang hội vùng Giang Nam này và khiêu khích ly gián các anh hùng hào kiệt để cho tàn sát lẫn nhau. Đồng thời gầy dựng thế lực của mình, làm nội ứng cho Mãn Châu khi đem binh vào đánh trong quan ải. Trong thơ có cả ấn tín Cửu Vương và mấy chữ Mãn Châu ngoằn ngoèo.
Chưa đợi Mẫn Tử Hoa đọc xong, các anh hùng hào kiệt đã cả giận. Trịnh Khởi Văn xách Lý Cương dậy giải huyệt xong rồi quát hỏi:
– Chúng mầy còn có gian kế gì? Mau mau xưng ra ngay.
Lý Cương trợn mắt không nói. Trịnh Khởi Văn tát cho hai cái bạt tai. Hai má tên họ Lý này sưng vếu tức thì. Thừa Chí liền kể hết đầu đuôi câu chuyện cho mọi người nghe. Biết không thể nào chối cãi được nữa, Lý Cương lớn tiếng nói:
– Quân Mãn Châu sắp đánh vào trong quan ải. Nơi đây đều là thiên hạ của Mãn Châu. Các người bằng lòng quy thuận sẽ là những khai quốc công thần. Nếu
Y chưa nói dứt lời đã bị Trịnh Khởi Văn đấm một quyền vào giữa ngực, chết giấc tức thì. Anh em họ Sử khôn ngoan và nham hiểm hơn Lý Cương nhiều, thấy người bạn của y nói những lời đó biết là nguy hiểm đến nơi nhưng chúng bị điểm huyệt không sao nói được. Trịnh Khởi Văn lên tiếng hỏi:
– Thưa đạo trưởng, những tên gian tặc này đem giết chúng đi, còn để làm gì?
Mộc Tang cười nói:
– Đừng giết vội, bần đạo còn cần dùng chúng. Hôm nay đã muộn, để bữa khác tái thỉnh quý vị cùng thương lượng. Vì bần đạo chắc chúng thể nào cũng còn đồng đảng nữa.
Mọi người đều nghe lời, lần lượt cáo từ ra về. Mẫn Tử Hoa biết mình bị kẻ gian lợi dụng, ăn năn vô cùng, cực lực cáo lỗi với Mộc Tang đạo nhân và cám ơn Thừa Chí.
Y nói:
– Nếu không nhờ được Viên tướng công ra tay phân giải, tội của đệ không sao tránh khỏi.
Chờ mọi người đi rồi, Mộc Tang cởi bàn cờ xuống, móc túi lấy quân cờ ra bảo với Thừa Chí rằng:
– Bấy lâu nay tôi mong nhớ cậu lắm và không gì nhớ bằng đánh cờ với cậu. Nào, chúng ta lại đây đánh vài ván để bần đạo đỡ ghiền.
Thấy ông ta mê cờ như vậy, Thừa Chí đành phải chìu lòng, ngồi xuống tiếp. Mộc Tang nói với những người còn ở lại rằng:
– Các người cũng nên đi nghỉ đi.
Tiêu Công Lễ đưa Thôi Thu Sơn vào nhà trong. Thanh Thanh cứ nhứt định đứng xem không chịu đi ngủ. Tiêu Uyển Nhi cũng thức để sai bảo người nhà bưng rượu, bưng nước lên.
Chương 13: Cố Tìm Vật Báu, Tình Cờ Gặp Cố Nhân
Thanh Thanh không biết đánh cờ vây, đứng cạnh xem giây lát nản chí ngay, lại thêm trên vai bị thương, tinh thần mỏi mệt, liền gục xuống bàn ngủ thiếp đi.
Mộc Tang đạo nhân bảo Uyển Nhi rằng:
– Tiêu đại nương đỡ y vào phòng cô ngủ đi.
Mặt đỏ bừng, Uyển Nhi giả vờ không nghe, nghĩ thầm: “Vị trưởng này điên rồi chắc?”
Mộc Tang ha hả cười và nói:
– Y là con gái đấy, cô sợ cái gì?
Uyển Nhi hỏi Thừa Chí rằng:
– Viên tướng công, có thật thế không?
Thừa Chí vừa cười vừa trả lời:
– Nàng mặc giả trai để đi lại bên ngoài cho tiện.
Uyển Nhi mỉm cười, đỡ Thanh Thanh vào trong nhà. Thanh Thanh gượng nói:
– Tôi không mệt, tôi còn muốn xem.
Lúc ấy, tuy nói vậy, nhưng nàn đã buồn ngủ, mắt đã híp lại rồi. Uyển Nhi tuy ít tuổi nhưng giàu kinh nghiệm, liền một mặt an ủi nàng:
– Chị muốn xem cũng được, hãy vào nghỉ một chốc, lát lại ra xem.
Uyển Nhi đỡ Thanh Thanh về phòng mình cởi khăn đầu ra, quả nhiên thấy nàng là con gái thật. Trên đầu còn cắm hai chiếc ngọc trâm.
Một mặt đánh cờ, một mặt nghĩ tới cuộc hẹn ước đêm mai của vợ chồng nhị sư huynh, Thừa Chí tâm thần bất định, đi nhầm liền hai nước, trấn định lại tinh thần sực nghĩ đến câu chuyện vừa rồi, liền cất tiếng hỏi:
– Tại sao đạo trưởng biết nàng là gái?
Mộc Tang ha hả cười nói:
– Tôi với Thôi thúc thúc năm hôm trước đã gặp cậu rồi, muốn dò xét xem võ nghệ và nhân phẩm của cậu ra sao, cho nên cứ lén lút như vậy. Này, cẩn thận tôi ăn quân đây này Võ công của cậu đã giỏi lắm rồi. Tuy cậu chưa chắc đã thắng nổi sư phụ, nhưng đối với tôi, tôi tất phải thua.
Thừa Chí vội đứng dậy khiêm tốn và cảm tạ rằng:
– Nhờ ơn của đạo trưởng mới đưọc như vậy. Mấy ngày gần đây nếu đạo trưởng rỗi rãi, xin chỉ giáo thêm cho cháu ít tí võ nữa.
Mộc Tang cười nói:
– Cậu đánh cờ với tôi, có bao giờ mất công đánh không đâu. Nhưng bây giờ, võ nghệ của tôi cậu đã học hết rồi. Và còn giỏi hơn tôi là khác. Có lẽ tôi phải nhờ cậu dạy vài miếng thì đúng hơn. Ha, ha, tôi bị xâm nhập góc này rồi Học giỏi võ tất nhiên là khó rồi, mà nhân phẩm của cậu mới thật là hiếm có. Một người thiếu niên tuổi trẻ ngày đêm gần một thiếu nữ xinh đẹp, lúc nào cậu cũng giữ tư cách đứng đắn và lễ phép nên tôi với Thôi thúc thúc không những thâm tâm khen ngợi cậu, mà còn chịu phục cậu là khác.
Thừa Chí mặt đỏ bừng, trong lòng nghĩ thầm: “Nếu mình có gì xấu xa có phải là nguy không. Ông ta theo dõi mấy ngày liền mà mình không hay biết tí gì. Như vậy, đủ thấy khinh công của ông ta cao siêu như thế nào?”
Lúc ấy, bỗng nghe bên ngoài có tiếng động nho nhỏ, biết có người tới rình mò, thấy Mộc Tang làm thinh, Thừa Chí cũng để mặc, tiếp tục đánh cờ. Mộc Tang nói:
– Lúc nãy cử động của Nhị sư tẩu cậu, ta đều trông thấy hết. Cậu cứ yên chí, ngày mai ta sẽ giúp cậu đối phó với vợ chồng họ.
Thừa Chí nói:
– Đệ tử không muốn đấu với anh chị ấy. Xin đạo trưởng giảng hòa hộ cho thì hơn.
Mộc Tang lại nói:
– Sợ gì? Cậu cứ việc ra tay đánh đi. Sau này sư phụ cậu có khiển trách, thì cậu cứ nói là tôi bảo cậu đánh đấy!
Nói tới đây, trên mái nhà lại có bốn người nhảy xuống. Cộng với ba bóng người lúc trước là bảy người.
Một luồn gió mạnh đưa tới, bốn chiếc phi tiêu nhắm Mộc Tang và Thừa Chí phi tới. Mộc Tang quơ tay lên chộp hết bốn ám khí đó để lên mặt bàn, mắt vẫn nhìn vào bàn cờ coi như không có việc gì xảy ra cả. Những người ở bên ngoài nổi giận, cả bảy người do cửa giữa xồng xộc tiến vào, ai nấy trong tay đều có khí giới. Mộc Tang cười nói:
– Cậu có thể một lúc ăn hết bảy quân của tôi không?
Thừa Chí hiểu ý trả lời rằng:
– Đệ tử thử xem đã.
Lúc ấy hai người đi đầu cúi mình xuống đỡ đồng bọn đang nằm dưới đất. Còn năm người kia thì hùng hổ xông lại chém Mộc Tang và Thừa Chí. Nắm một số quân cờ ném ra, Thừa Chí tung mạnh ra chỉ nghe mấy tiếng, kẻ địch đều bị quân cờ ném trúng yếu huyệt, bọn này buông đao kiếm rơi xuống mặt gạch kêu “loảng xoảng.” Thanh Thanh ngủ xong, nghe tiếng động liền nhanh lẹ chạy ra thấy Thừa Chí và Mộc Tang đánh cờ, có quân cờ nằm trên mặt đất lại có bảy tên đại hán. Sợ ảnh hưởng đến nước cờ của Mộc Tang và Thừa Chí, Thanh Thanh chẳng dám lên tiếng hỏi, chỉ vỗ tay ba cái, mọi người trong nhà chạy ra. Uyển Nhi sai tất cả vây chặt bảy tên đại hán vào chính giữa tấn công ào ạt
Nửa tiếng sau, Thừa Chí thua ba quân. Mộc Tang cười nói:
– Võ công của cậu đã tiến khá xa, còn chuyện đánh cờ thì không thấy cao tí nào cả.
Thừa Chí đáp:
– Nước cờ của đạo trưởng kỳ diệu quá, đệ tử không sao đỡ nổi.
Mộc Tang quay đầu lại nói với Uyển Nhi rằng:
– Cô cho người khám xét trong người chúng xem.
Uyển Nhi ra lịnh, bọn gia đinh liền cúi xuống khám xét mười tên gian đồ. Thấy trong người chúng, ngoài chút ít tiền bạc, vài thứ ám khí ra, còn có mấy phong thơ và mấy cuốn sổ tay ghi chú những ám hiệu (tiếng lóng để nói riêng cho nhau hiểu). Có một phong thơ của Đa Nhĩ Cổn viết cho Thái giám Tào Háo Thuần. Trong thơ nói rõ vì Sơn Hải quan khám xét nghiêm nhặt quá, Đa Nhĩ Cổn phả sai sứ giả đi vòng qua đường bể tới và dặn Thái giám họ Tào cứ việc định các điều cơ mật với sứ Hồng Thắng Hải, vân vân
Mộc Tang cả giận la lớn:
– Những quân gian tặc này càng ngày càng to gan lớn mật. Trước mắt trong tay tay mà chúng còn đòi muốn cứu đi!
Liền đó ông ta giơ chân phải đá một cái, một tên gian nhào lộn, Mộc Tang định đá nữa, thấy vậy Thừa Chí vội ngăn lại:
– Thưa đạo trưởng, xin để chúng lại. Đệ tử xử lý đủ rồi.
Trong khi giận Mộc Tang còn muốn xé mấy lá thư, nhưng Thừa Chí đã cản lại, liền nói:
– Vậy ta cũng nghe theo nhưng ngày mai, ngươi đến đây gặp bần đạo.
Dù vậy vẫn còn hứng thú, hai người đánh liền mười ván đến mới chịu thôi.
Còn thức một mình, Thừa Chí suy tính giây trong lòng ray rức, thù cha ta chưa báo được. Những thư từ và tín vật này có lẽ là trời ban cho ta dịp may để ta được lén vào trong cung trả thù cho cha ta. Nghĩ đoạn, chàng giải huyệt cho một người tỉnh dậy, hỏi y xem ai là Hồng Thắng Hải. Thì thấy người đó mặt mũi tuấn tú, ngoài ba mươi tuổi. Thừa Chí tới gần giải huyệt cho y tỉnh dậy, xét hỏi mọi điều, Hồng Thắng Hải bướng bỉnh nhứt định không chịu nói. Thừa Chí nghĩ thầm: “Y ở trước mặt đồng đảng, mới không chịu xưng như vậy.”
Thừa Chí sai gia đinh dẫn y vào trong thơ phòng liền hỏi:
– Anh là sứ giả của Cửu Vương, chắc phải là một tay hảo hán. Bây giờ tôi hỏi anh điều gì, anh trả lời điều đó. Nếu anh không nói thật, tôi sẽ làm anh phải đau đớn và chết dần.
Hồng Thắng Hải nổi giận nói:
– Tên yêu đạo kia, ngươi muốn sử dụng tà pháp. Dù có chết ta cũng không phục.
Thừa Chí nói:
– Thế ra anh cho anh võ nghệ tinh cường lắm phải không. Tôi nói để anh rõ: Anh là người Hán mà chịu làm tôi tớ Phiên bang thật là nhục nhã và đáng chết lắm, anh còn kêu oan gì nữa. Nếu anh không phục, tôi vui lòng để cho anh đấu võ lại, nhược bằng anh thua, tôi hỏi gì anh phải thành thật mà trả lời.
Thừa Chí biết tên đó võ nghệ cũng khá, muốn thâu phục để sau này phục vụ cho mình. Hồng Thắng Hải cả mừng nghĩ thầm: “Vừa rồi không hiểu tại sao yếu huyệt của mình bị tê một cái là ngã lăn đùng. Tất là tên yêu đạo sử dụng pháp thuật. Bây giờ tên yêu đạo kia đã vắng mặt. Tên thiếu niên này địch ta sao nổi? Dại gì ta lại không nhận lời y nhỉ?”
Nghĩ đoạn, y liền trả lời:
– Được, nếu ta thua, ngươi muốn hỏi gì ta trả lời ngay.
Thừa Chí đi đến cạnh y, hay tay cầm dây thừng, chỉ khẽ dùng sức, dây thừng trói chân Hồng Thắng Hải đứt liền. Hồng Thắng Hải rất ngạc nhiên vì dây thừng trói chân tay y là dây gai rất chắc. Y đã dùng sức cựa thử mà không thấy suy xuyễn tí nào. Ngờ đâu Thừa Chí chỉ khẽ giựt một cái, cả sợi dây thừng đứt làm mấy đoạn ngay. Trong lòng khinh nhờn thấy vậy sợ hãi ngay, Hồng Thắng Hải liền nói:
– Ngươi muốn đấu như thế nào? Chúng ta ra ngoài kia đấu quyền hay đấu khí giới cũng được.
Thừa Chí cười nói:
– Ta dùng quân cờ ném trúng yếu huyệt của anh mà anh lại tưởng sử dụng yêu pháp. Thật là buồn cười! Coi thân pháp của anh nhảy vào sảnh này, tôi đã biết anh có học qua nội công.
Hồng Thắng Hải lại giựt mình kinh hãi, trong lòng nghĩ thầm: “Quái lạ, khi ta nhảy vào trong sảnh, thấy mắt hai người cứ nhìn vào bàn cờ, hình như không biết gì cả. Ngờ đâu hành động của mình đều lọt hết vào mắt của họ.”
Nghĩ xong, y gật đầu.
Thừa Chí lại nói:
– Nếu vậy chúng ta cứ thử sức ở đây nhé.
Hồng Thắng Hải đáp:
– Vâng, chẳng hay các hạ quý tánh đại danh là gì?
Thừa Chí cười nói:
– Chờ lúc nào anh thắng, tôi sẽ cho hay sau.
Hồng Thắng Hải liền đứng thế chờ Thừa Chí đứng dậy. Thừa Chí cứ ngồi yên, mài mực cầm bút, trải tờ giấy trắng ra, rồi nói:
– Tôi ở đây viết, viết cái gì nhỉ? À, viết bài Đường thơ “Binh Xa Hành” của “Đỗ Công Bộ” vậy.
Thấy chàng bảo tỷ võ mà lại ngồi viết thơ, Hồng Thắng Hải ngạc nhiên vô cùng, cũng ngồi xuống xem.
Thừa Chí nói:
– Anh đừng ngồi!
Chàng giơ bàn tay trái ra nói tiếp:
– Nếu anh đẩy được tôi di chuyển mà những chữ tôi đang viết đây có nét nào cong queo là coi như anh đắc thắng, tôi tha anh ra khỏi đây ngay. Nếu tôi viết xong bài thơ mà anh không làm gì nổi tôi, thì tôi hỏi điều gì anh phải thành thật trả lời, chớ không được giấu diếm nửa câu.
Hồng Thắng Hải cả cười nghĩ thầm: “Thằng nhỏ này mới ra đời, không biết trời cao đất rộng là gì có khác. Nó tự thị võ nghệ cao cường, mà dám khinh ta đến thế. ừ! Phải đấy, có lẽ nó thấy ta mi thanh mục tú tưởng ta không có chút bản lãnh nào mới bảo ta thử tài như vậy.”
Y liền nói:
– Đấu như thế này không được công bằng.
Thừa Chí cười nói:
– Không sao. Tôi đã bắt đầu viết đây, anh cứ ra tay đi!
Thừa Chí viết được ba chữ, Hồng Thắng Hải đã vận sức vào bàn tay, song chưởng dùng thế “Bài Sơn Đảo Hải” đẩy mạnh tay trái của Thừa Chí, Thừa Chí khẽ chếch bàn tay vào bàn để cho sức của đối phương lướt đi. Thấy thế đầu không làm gì nổi Thừa Chí, Hồng Thắng Hải liền dùng bàn tay phải đè xuống, bàn tay trái nâng lên, kẹp cánh tay đối phương vào giữa. Y tưởng chỉ dùng sức một cái là cánh tay của Thừa Chí phải gãy đôi. Thừa Chí vẫn viết thơ như thường, miệng nói:
– Thế này là “Thăng thiên Nhập địa” là một thế võ tuyệt tác của phái “Bột Hải” tỉnh Sơn Đông. Vậy anh là môn phái “Bột Hải” phải không.
Một mặt nói, chàng một mặt rút cánh tay lại, tựa như con cá chui ở trong hai bàn tay Hồng Thắng Hải ra. Chỉ nghe “bộp” một tiếng, Hồng Thắng Hải không kịp thu hai tay lại, đã tự tát vào mình một cái rồi. Y cả giận, giở hết tuyệt học của phái “Bột Hải” ra tấn công. Thừa Chí tay phải vẫn viết thơ không ngừng, tay trái ung dung đỡ hết các thế võ của đối phương. Chỉ thấy cánh tay trái chàng giơ ra co vào, mắt chàng chăm chú vào bài thơ đang viết, người vẫn ngồi yên như tượng đá như thế cho tới thế võ cuối cùng của Hồng Thắng Hải là “Trãm Giao quyền” sắp sử dụng xong. Chàng mới lên tiếng nói:
– Thế võ “Trãm Giao quyền” của anh còn chín miếng nữa mà bài thơ của tôi sắp viết xong. Thôi được, để tôi chờ anh. Bây giờ anh đánh một miếng là tôi viết một chữ vậy.
Hồng Thắng Hải giựt mình sợ hãi, nghĩ thầm: “Sao y lại thuộc quyền pháp của ta đến thế? Nhưng ta chưa hề thấy chưởng pháp của y bao giờ. Nếu bảo y là người đồng môn lại không đúng!”
Nghĩ xong, y xử nốt chín miếng quyền kia. Lúc này y không mong đánh đổ được Thừa Chí, chỉ hy vọng làm cho Thừa Chí nhích người và nét chữ cong queo là y có thể thoát thân được. Nhưng sử dụng đến miếng thứ bảy vẫn không làm gì nổi Thừa Chí. Hồng Thắng Hải vắt hai tay lên đầu, húc mạnh vào người Thừa Chí. Y tưởng võ công của đối phương có giỏi chịu nổi cái húc này, nhưng còn cái ghết tất nhiên phải chuyển động. Ngờ đâu, y càng cáu kỉnh, càng dùng quá sức, đã phạm điều tối kỵ trong võ phái vì làm như thế y muốn ngừng tay hay kềm hãm sức lại không được nữa.
Quả nhiên, y thấy khĩu tay bị đối phương nâng lên, rồi không biết một sức mạnh ở đâu tới, không đứng vững được nữa, cả người ngả ngửa về phía sau và bay bổng lên trên không, lộn liền ba vòng. Chỉ nghe “thìn” một tiếng, y đã ngã ngồi xuống đất, tối tăm cả mặt mũi. Mấy phút sau y mới định thần đứng dậy được.
Lúc ấy Tiêu Uyển Nhi bưng một ấm chè mới pha bước vào và nói rằng:
– Viên tướng công, chè Long Tĩnh mới pha, mời tướng công xơi cho đỡ khát.
Thừa Chí uống một ngụm trà, cất tiếng khen ngon, rồi đưa bài thơ vừa viết xong cho Uyển Nhi xem và hỏi:
– Tiêu cô nương làm ơn xem hộ bài thơ này có chữ nào viết hư và có nét nào cong hay không?
Uyển Nhi cầm bài thơ lên xem một lát rồi cười nói:
– Viên tướng công quả thật là văn võ toàn tài. Chẳng hay tướng công có vui lòng cho tôi bài thơ này hay không?
Thừa Chí trả lời:
– Chữ tôi xấu lắm. Bài thơ này là tôi đánh cuộc với anh bạn kia mà viết ra đó thôi. Xin cô nương đừng cho người khác trông thấy, khỏi người ta chê cười.
Uyển Nhi cám ơn, gấp bài thơ đó bỏ vào túi rồi đi vào nhà trong.
Thừa Chí hỏi Hồng Thắng Hải rằng:
– Cửu Vương cử anh đến liên lạc với Tào Háo Thuần để thương lượng việc chi?
Hồng Thắng Hải ú ớ không dám nói. Thừa Chí lại nói:
– Vừa rồi chúng ta đã đánh cuộc, và anh có thắng tôi đâu?
Hồng Thắng Hải cúi đầu khẽ đáp:
– Võ nghệ của tướng công quả thật kinh người. Từ nhỏ tới giờ chưa hề thấy qua, và cũng chưa hề nghe qua.
Thừa Chí nói:
– Anh thử rờ vào xương sườn thứ hai ở phía dưới vú bên trái thử xem?
Hồng Thắng Hải nghe lời rờ vào chỗ đó, giựt mình sợ hãi và nói:
– Chỗ đó tê liệt không thấy đớn đau gì cả?
Thừa Chí lại nói:
– Anh lại rờ phía lưng bên phải xem?
Hồng Thắng Hải vừa đụng tay vào chỗ đó bỗng rú lên một tiếng rồi nói làm sao bên này lại đau thế?
Thừa Chí mỉm cười nói:
– Thế thì phải rồi.
Chàng rót một chén nước vừa uống, giở một cuốn sách trên bàn ra đọc, bỏ mặc Hồng Thắng Hải, không thèm ngó ngàng gì đến. Lúc này Hồng Thắng Hải khó nghĩ quá, muốn ở, không phải, muốn đi cũng không dám, thật là tiến thối lưỡng nan. Một lát sau, Thừa Chí mới ngửng đầu lên nói:
– Anh vẫn còn chưa đi ư?
Hồng Thắng Hải mừng quá liền hỏi:
– Tướng công tha tôi đấy à?
Thừa Chí nói:
– Anh tự đến không do tôi mời anh, vậy nay anh đi tôi cũng không giữ anh đâu.
Hồng Thắng Hải cả mừng, liền đứng dậy và nói:
– Tôi không dám quên ơn tướng công.
Thừa Chí gật đầu, lại cúi xuống tiếp tục đọc sách như thường. Y sở đi ra cửa giữa có người cản trở, nên đẩy cửa sổ phi thân ra ngoài, quay đầu lại nhìn, thấy Thừa Chívẫn đọc sách, không có vẻ theo đuổi, trong lòng mới yên tâm, nhảy lên mái nhà chạy thẳng.
Thấy Thừa Chí cứu cha mình thoát khỏi tai nạn, Uyển Nhi cảm động vô cùng. Lúc ấy, trời đã sắp sáng, nàng vẫn còn thức, thấy trong sảnh có ánh sáng đèn, biết Thừa Chí chưa đi ngủ, liền sai tỳ nữ làm mấy món điểm tâm rồi nàng bưng vào cho chàng ăn. Thấy Thừa Chí đang đọc cuốn Hán thư, nàng nói:
– Viên tướng công còn chưa đi nghỉ ư? Xin dùng chút điểm tâm này.
Thừa Chí đứng dậy cám ơn và nói:
– Cô nương đi nghỉ đi, đừng tiếp tôi nữa. Tôi còn phải ở lại đây chờ đợi một người
Vừa nói tới đây, đã có một người nhảy qua cửa sổ vào, Uyển Nhi giựt mình nhìn kỹ mới hay người đó là Hồng Thắng Hải. Cúi đầu chào Uyển Nhi xong, Hồng Thắng Hải tiến đến trước mặt Thừa Chí quỳ xuống và nói:
– Viên anh hùng, tiểu nhân đã biết lỗi rồi. Xin anh hùng cứu vớt cho tiểu nhân khỏi chết!
Thừa Chí giơ tay ra đỡ, Hồng Thắng Hải cứ quỳ không chịu đứng dậy, rồi khẩn khoản nói:
– Từ nay trở đi, tiểu nhân nhứt định hối cải. Xin Viên anh hùng xá lỗi cho.
Uyển Nhi đứng cạnh trố mắt lên nhìn, ngạc nhiên không hiểu. Chỉ thấy Thừa Chí hay tay dùng sức hất lên một cái, Hồng Thắng Hải lộn ngược về phía sau một vòng.
“Đùng” một tiếng, y đã ngồi phệt xuống đất, rồi rờ tay vào sườn bên trái và phía sau lưng, vẻ mặt hớn hở. Y lại ấn mạnh vào giữa ngực, bỗng cau mày buồn rầu.
Thừa Chí nói:
– Anh có hiểu không?
Có là người thông minh lanh lẹ, Hồng Thắng Hải mới được Cửu Vương cho là sứ giả, thấy Thừa Chí nói như vậy, y sực nghĩ lại, hiểu ngay tức thì, liền nói:
– Viên anh hùng muốn hỏi điều gì, tiểu nhân xin nói thật ngay.
Biết hai người nói chuyện cơ mật đại sự, Uyển Nhi vội cáo lui. Thì ra, Hồng Thắng Hải rời khỏi nhà họ Tiêu, chạy thẳng về khách sạn, cởi áo ra xem, thấy trước ngực có một dấu vết đỏ, to bằng đồng tiền, rờ mó vào không thấy đau đớn gì cả. Còn chỗ dưới nách có ba điểm đen bằng hạt đậu thì đau đớn vô cùng. Lúc ấy, y mới hay, khi đấu sức bị đối phương đánh bị thương mà không hay. Y liền ngồi xếp bằng tròn, điều khí phản nguyên, vận dụng nội công. Ngờ đâu, y vừa nhịn hơi một cái, dưới nách đã đau như dao cắt, vội nằm thẳng xuống, mới thấy đỡ đau. Thử liền ba lần, đều đau như thế cả, y mới sực nhớ ra trong võ thuật có gọi là Hỗn Thiên Công.
Thứ võ này có thể mượn sức kẻ địch đánh lại khiến kẻ địch bị thương không hay biết gì. Nếu kẻ địch để yên không chữa, chỉ trong một trăm ngày là vết thương sưng lên chết liền. Y càng sợ, liền nghĩ thầm: “Ngoài Thừa Chí ra, không ai có thể cứu nổi.”
Vì vậy, y lại phải quay trở lại.
Thừa Chí nói:
– Người anh đã bị thương hai chỗ. Chỗ thấy đau đớn, tôi đã chữa khỏi cho rồi. Còn một chỗ không đau, ba tháng sau, vết thương tê đó lan rộng đến trái tim, anh sẽ hết thọ!
Hồng Thắng Hải vái lạy đầu chạm đất “cồm cộp”, Thừa Chí nghiêm nét mặt nói:
– Anh nối giáo cho giặc, nhận kẻ thù làm cha, tội đó không sao dung thứ được. Tôi muốn hỏi anh có muốn đái tội lập công không?
Hồng Thắng Hải ứa nước mắt nói:
– Từ khi tiểu nhân làm việc này có lúc đêm khuya tự vấn lương tâm, cũng cảm thấy có lỗi với tiền nhân, nhục mạ tổ tiên. Chỉ vì một việc năm nọ, dồn tiểu nhân vào đường cùng mới chịu làm như vậy.
Thừa Chí thấy y có vẻ hối lỗi ăn năn thật, mới hỏi:
– Anh hãy đứng dậy, ngồi xuống ghế thong thả mà nói. Ai dồn anh vào con đường cùng?
Hồng Thắng Hải đáp:
– Là Phi Thiên Ma Nữ Tôn Trọng Quân và Quy nhị nương của phái Hoa Sơn.
Thấy y nói như vậy, Thừa Chí ngạc nhiên vô cùng, vội hỏi:
– Cái gì? Là thầy trò chị ta ư?
Hồng Thắng Hải biến sắc mặt hỏi:
– Viên anh hùng quen biết thầy trò nó hay sao?
Thừa Chí đáp:
– Vừa rồi tôi còn đấu với họ nữa.
Nghe chàng nói như vậy, Hồng Thắng Hải vừa mừng vừa lo. Y lo vì hay tin người đó ở Nam Kinh, chỉ sợ gặp gỡ dọc đường là nguy hiểm đến tánh mạng ngay. Y mừng là Thừa Chí một người bản lãnh cao cường như vậy, lại là địch thủ của kẻ thù mình. Y liền nói:
– Hai mụ đó bản lãnh cao cường lắm nhưng tôi quyết chúng không phải là địch thủ của Viên anh hùng đâu. Thầy trò nói thủ đoạn độc ác lắm. Việc gì chúng cũng dám làm. Viên anh hùng nên cẩn thận thì hơn.
Hừ một tiếng, Thừa Chí lại hỏi:
– Tại sao thầy trò chúng lại áp bức anh như vậy?
Hồng Thắng Hải trầm ngâm giây phút trả lời:
– Tiểu nhân không dám nói dối. Tiểu nhân vốn dĩ làm giặc bể ở ngoài khơi tỉnh Sơn Đông. Có một người anh em kết nghĩa mê sắc đẹp của Tôn Trọng Quân. Nhờ người đánh tiếng, nó không nhận lời người ta thì thôi, chẳng nói chẳng rằng, đến cắt hai tai nghĩa huynh tôi. Tiểu nhân thấy vậy trong lòng phẫn uất, hẹn cùng mấy chục anh em bắc cóc nó về, định ép nó lấy nghĩa huynh tiểu nhân. Ngờ đâu, sư mẫu nó Quy nhị nương đuổi theo tới, giết chết nghĩa huynh tiểu nhân cùng tất cả các bạn khác. May tiểu nhân nhanh chân mới thoát khỏi tai ách.
Thừa Chí nói:
– Họa ấy tự anh gây nên đấy chớ.
Hồng Thắng Hải đáp:
– Tiểu nhân cũng biết việc đó làm lỗ mãng quá, mới gây nên họa lớn nên thoát thân khỏi chết, tiểu nhân cũng không dám lộ diện. Hai mụ đó không biết ai cho chúng hay tin quê quán của tiểu nhân, chúng đến nơi giết chết bà mẹ tiểu nhân đã ngoài bảy mươi và còn giết cả vợ lẫn hai đứa con của tiểu nhân. Nghĩa là chúng giết sạch toàn gia của tiểu nhân.
Thấy y vừa kể vừa khóc, Thừa Chí biết y nói thật, gật đầu vài cái, tỏ vẻ đã tin.
Hồng Thắng Hải nói tiếp:
– Nếu đánh thì tiểu nhân không đánh nổi thầy trò nó. Nhưng mối thù này không trả được thì chịu sao nổi Vì vậy tiểu nhân hết cách mới lên Liêu Đông phò Cửu Vương
Nói tới đây, y vừa phẫn uất, vừa đau lòng, Thừa Chí nói:
– Họ giết mẹ, vợ, và con anh tuy hơi quá đáng thật nhưng cũng tự anh mà nên trước. Vả lạ việc đó là tư thù, sao anh lại có thể đầu hàng Phiên bang cam chịu làm Hán gian như thế?
Hồng Thắng Hải đáp:
– Bây giờ tiểu nhân chỉ cầu Viên anh hùng trả hộ mối thù đó cho, muốn sai tiểu nhân làm gì, tiểu nhân vui lòng tuân theo.
Thừa Chí nói:
– Báo thù ư? Đời này anh khỏi mong. Vì Quy nhị nương võ công rất giỏi. Tôi cũng không phải địch thủ của nàng. Anh mau mau hối cải, làm lại một người lương thiện. Còn việc Cửu Vương sai anh đi gặp Tào thái giám làm gì.
Lúc này, Hồng Thắng Hải không dám giấu diếm nữa, kể hết sự thể cho Thừa Chí nghe. Thì ra Đa Nhĩ Cổn hẹn Tào thái giám làm nội ứng và khi quân Thanh đánh tới cửa thành Bắc Kinh, Tào thái giám phải mở cửa thàn ra hiến thành. Nghe y kể xong, Thừa Chí mừng thầm liền hỏi:
– Anh muốn cải tà quy chánh không? Hay là đành chịu ba tháng sau chết vì vết thương nọ.
Hồng Thắng Hải đáp:
– Viên anh hùng điềm chỉ cho tiểu nhân một con đường đi, có khác gì phụ mẫu tái sanh của tiểu nhân.
Thừa Chí nói:
– Thôi được. Vậy anh hãy theo tôi làm tùy tòng cho tôi.
Hồng Thắng Hải cả mừng, quỳ sụp xuống đất lạy ba lạy. Thừa Chí nói:
– Từ giờ trở đi, anh đừng có gọi tôi là anh hùng hảo hán nữa.
Hồng Thắng Hải đáp:
– Vâng, tôi xin kêu ngài là tướng công.
Nói xong, y mừng thầm, bụng nghĩ: “Ta cứ theo hầu người. Bây giờ không còn sợ Quy nhị nương và Tôn Trọng Quân đến hãm hại nữa. Ba tháng sau, vết thương của ta có làm nguy tất nhiên ngươi cũng phải chữa cho ta.”
Nghĩ đoạn, y cảm thấy trong người khoan khoái và tỉnh táo hơn lúc làm Hán gian nhiều.
Bận suốt một đêm trường, Thừa Chí đã thấy mệt liền vào nhà trong đi ngủ và còn cho Hồng Thắng Hải ngủ chung một phòng. Thấy Thừa Chí tín nhiệm mình như vậy, Hồng Thắng Hải lại càng cảm động thêm. Ngủ đến giữa trưa, Thừa Chí mới thức dậy, vừa rửa mặt xong, đã thấy Mộc Tang cầm bàn cờ, Thanh Thanh bưng quân cờ bước vào. Thanh Thanh cười nói:
– Đến lúc này anh mới dậy. Đạo trưởng chờ anh đã lâu lắm rồi. Nào mau đánh cờ đi.
Thừa Chí đưa mắt nhìn Thanh Thanh bỗng nhiên cười khì. Thừa Chí vừa cười vừa hỏi:
– Anh cười cái gì thế?
Thừa Chí vừa cười vừa đáp:
– Chắc đạo trưởng đã nhận lời cho chú cái gì phải không, chú mới chịu khó như vậy và tìm tôi đánh cờ thay chú phải không?
Thanh Thanh cười nói:
– Đạo trưởng chỉ dạy em có môn võ thôi nhung môn võ đó thần diệu lắm. Người khác đấm mình một quyền, đá mình một cước, mình có thể theo đuôi họ khiến họ không sao đá và đánh trúng.
Thừa Chí nhìn trộm Mộc Tang, thấy ông ta để hai quân cờ trắng vào hai góc, tay cầm một quân cờ trắng, gõ vào bàn cờ, mỉm cười.
Thừa Chí nghĩ thầm: “Tối hôm nay vợ chồng Nhị sư huynh hẹn gặp mặt ở Vũ Hoa đài. Ta không đi không được, xem thái độ của nhị sư tẩu, không ra tay đánh không yên nhưng ta không thể đánh thật với họ được. Nhị sư huynh nổi tiếng là vô địch thần quyền dùng toàn lực ra đánh, ta chưa chắc đã thắng. Nếu ta nhường nhịn, có lẽ bị trọng thương, thậm chí lơ đễnh một chút, còn toi mạng là khác. Bây giờ đạo trưởng chịu truyền võ nghệ cho nàng, ta chắc thể nào cũng có ý gì đây.”
Nghĩ đoạn, chàng liền nói:
– Chú muốn nhờ tôi đánh cờ hộ cũng được nhưng chú phải dạy lại tôi môn võ đó.
Thanh Thanh cười nói:
– Anh này khéo thật, không có bao giờ chịu thiệt thòi chi.
Hai người nói đùa vài câu rồi Thừa Chí ngồi đánh cờ với Mộc Tang đạo nhân. ăn xong cơm trưa, Thừa Chí và Thôi Thu Sơn nói chuyện thời cuộc. Lúc này Thừa Chí mới nay Sấm Vương đã mộ được nhiều quân và cũng được cả lòng người sửa soạn một ngày gần đây đánh vào Bắc Kinh.
Thanh Thanh ra hiệu gọi ra ngoài, Thôi Thu Sơn trông thấy cười nói:
– Bạn của cậu gọi cậu đấy, mau đi ra đi.
Thừa Chí xấu hổ mặt đỏ bừng, không tiện đứng dậy đi, Thôi Thu Sơn liền đứng dậy đi ra ngoài trước, Thanh Thanh chạy vào cười nói:
– Mau mau ra đây, em bảo môn võ của đạo trưởng dạy cho anh hay. Không hiểu tại sao lúc ông ta dạy em chả hiểu gì cả. Ông ta nói: Nếu em không hiểu ngay thì cứ cố nhớ lấy rồi dần dần sẽ hiểu. Em sợ để lát nữa em quên mất.
Nói đoạn, nàng đem miếng võ khinh công “Bách Biến Quỷ Ảnh” (Bóng ma trăm biến) kể lại cho Thừa Chí nghe.
Hồi ở núi Hoa Sơn, Mộc Tang chưa dạy môn võ tuyệt tác này cho Thừa Chí là vì lúc ấy võ nghệ của Thừa Chí hãy còn non nớt, học được cũng vô dụng, và cũng chưa chắc đã hiểu. Vì vậy Mộc Tang đạo nhân mới không truyền cho. Lần này mượn Thanh Thanh gián tiếp truyền cho chàng. Võ nghệ tuy không được tinh xảo, nhưng Thanh Thanh nhờ có trí nhớ hơn người lại thêm tinh khôn, biết Mộc Tang truyền cho mình là giả, mà truyền cho Thừa Chí là thật. Nên lúc đó, nàng cứ cố nhớ từ khẩu quyết, hành động, tay chân, thân pháp, vân vân. Nàng đều nhớ thuộc không sót một tí nào. Bây giờ nàng đọc lại nguyên văn kể lại và biểu diễn cho Thừa Chí xem.
Chàng mừng rỡ vô cùng, lập tức lãnh hội ngay, lại bắt Thanh Thanh ôn lại một lần nữa. Có một vài chỗ Thanh Thanh ngờ ngợ liền đi hỏi lại Mộc Tang. Sau khi đó, Thừa Chí liền luyện tập ngay ở trong sảnh. Chàng biết võ nghệ của nhị sư ca và sư tẩu tinh xảo tuyệt luân. Năm xưa, sư phục đã nói cho chàng hay rằng: “Đại sư huynh của con tánh hay hoạt kê nên hơi kém vững chắc. Còn nhị sư huynh ít nói thâm trầm nên vững chắc hơn.” Như vậy thì võ nghệ của nhị sư huynh còn giỏi hơn đại sư huynh, nếu ta dùng miếng võ mới này mà đối địch chả sợ địch không nổi. Chàng cố công nghĩ ngợi một lát lâu, bỗng sực nhớ lúc sư phụ mới dạy võ, có dạy cho chàng một pho võ “Thập Đoạn Cẩm”, mà chàng cố hết sức cũng không sao nắm nổi vạt áo của sư phụ, quả thật trong đó tinh diệu vô cùng. Môn võ “Bách Biến Quỷ Ảnh” của Mộc Tang đạo trưởng, tuy đã nhanh nhẹn cực điểm nhưng còn hiền không đủ trầm hậu, nếu đem hỗn hợp với khinh công của môn phái chàng, như vậy có phải đã kiêm cả sở trường của hai phái không?
Chàng vào thư phòng đóng kín cửa lại, ngồi xếp bằng tròn nghĩ ngợi, một chiêu một thức đều nghiên cứu cân nhắc kỹ lưỡng. Tất cả mọi người để cho chàng luyện tập, không ai vào quấy nhiễu cả. Cho tới giờ Thân, Thừa Chí đã hoàn toàn nghĩ ra được môn võ mới, và chắc chắn là thập phần hoàn hảo. Chàng đem ra luyện tập thử, và nhờ Uyển Nhi mời mười vị sư huynh đệ vào, mỗi người xách một thùng nước đứng chung quanh luyện võ trường, chàng đứng ở giữa ra hiệu một cái, ai nấy đều tạt nước vào. Chàng nhảy nhót luồn cúi, tránh Đông né Tây. Chờ mấy thùng nước đã tạt hết, chỉ có tay áo bên phải và chân trái hơi bị ướt thôi. Mọi người đều xúm lại mừng chàng đã sáng tạo một môn võ tuyệt kỹ mới. Trong khi chàng luyện tập, Mộc Tang đạo nhân ngủ thật say làm bộ không biết gì.
Cơm chiều xong, Thừa Chí định một mình đến “Vũ Hoa đài” phó ước. Tiêu Công Lễ, Tiêu Uyển Nhi cùng muốn đi để giải thích, Thanh Thanh cũng muốn đi theo để trợ trận, Thừa Chí đều từ chối cả. Thanh Thanh phùng mồm bĩu mép, tỏ vẻ không vui, Thừa Chí vội giải thích:
– Họ là sư huynh, sư tẩu của tôi, vì hôm nay tôi chỉ chịu đòn chớ không đánh lại. Thấy vậy nhứt định chú nhịn không nổi tất phải nhúng tay vào, như vậy có phải là hỏng hết việc của tôi không?
Thanh Thanh nói:
– Anh chỉ nhường cho họ ba miếng cũng đủ rồi, hà tất anh lại chịu đánh tới cùng làm gì?
Thừa Chí nói:
– Tôi muốn dùng môn võ chú dạy tôi để xem họ đánh nổi tôi không?
Thanh Thanh nói:
– Nếu thế tôi lại càng phải đi xem mới được, tôi xin hứa với anh là tôi không nói nửa lời, như vậy anh đã bằng lòng cho tôi đi chưa?
Thừa Chí cười nói:
– Chú giả làm thằng câm thật ư?
Thanh Thanh gật đầu, Thừa Chí đành phải cho nàng đi theo.
Hai người vào trong xin phép Mộc Tang để đi, đạo nhân ngủ say quá, gọi mấy tiếng cũng không tỉnh, và Thôi Thu Sơn thì không biết đi đâu.
Hai người mượn hai con ngựa của họ Tiêu để cỡi đi, đến canh hai mới tới Vũ Hoa đài. Nhìn xung quanh không thấy ai cả, biết vợ chồng Quy Tân Thụ chưa tới, hai người xuống ngựa nghỉ ngơi, chờ đợi nửa chừng canh, phía Đông có hai bóng đen chạy đến khẽ vỗ tay hai tiếng, Thừa Chí cũng vỗ tay trả lời, một cái bón người nói rằng:
– Viên sư thúc đã tới đấy à.
Nghe giọng nói biết ngay là Lưu Bội Sinh, Thừa Chí đáp:
– Tôi ở đây, chờ đợi sư huynh và sư tỷ.
Chờ đến Lưu Bội Sinh và Mai Kiếm Hòa đi tới gần, đã nghe thấy đằng xa có giọng nói lanh lảnh la lớn:
– Hay lắm, quả nhiên đã tới rồi.
Lời nói vừa dứt hai bóng người đã tới trước mặt. Thanh Thanh giựt mình nghĩ thầm: “Thân pháp của hai người này so lại nhanh thế?”
Mai Kiếm Hòa và Lưu Bội Sinh đứng sang hai bên, hai bóng người kia mới hiện hình, chíng là vợ chồng Quy Tân Thụ, đằng xa lại có một bóng nữa chạy tới. Trông hình bóng, Thừa Chí đã biết là Phi Thiên Ma Nữ Tôn Trọng Quân. Võ nghệ kém sư phụ, sư mẫu xa, và tay lại ẵm thằng bé, nàng mới chạy chậm như vậy. Quy nhị nương lạnh lùng nói:
– Viên gia cũng là người biết coi trọng chữ tín đấy nhỉ? Vợ chồng tôi còn nhiều việc bận, đừng có làm mất thời giờ, xin sửa soạn ra tay đi.
Thừa Chí chắp tay vái nói:
– Hôm nay tiểu đệ theo lời hẹn mà tới, là để tạ lỗi sư huynh, sư tẩu, về vụ làm gãy thanh kiếm của sư tẩu, lúc đầu thật đệ không biết, có điều gì xúc phạm, xin hai vị nể mặt sư phụ mà đại lượng khoan thứ cho.
Quy nhị nương cười nhạt một tiếng nói:
– Cậu có phải là sư đệ của chúng tôi hay không chưa ai có thể biết được, hãy đánh vài miếng đã, chuyện gì để sau sẽ nói.
Thừa Chí cứ thoái thác không chịu ra tay. Thấy chàng khiêm tốn, Quy nhị nương càng yên trí là chàng sợ nên chắc là giả hiệu không sai, nàng giơ bàn tay trái lên bổ chéo xuống, Thừa Chí ngả về phía sau tránh, gió bàn tay lướt qua đầu mũi. Thừa Chí giựt mình bụng nghĩ: “Không ngờ chị ta là đàn bà mà quyền pháp lợi hại đến thế.”
Quy nhị nương thấy thế đầu đánh không trúng, tay phải nắm quyền đánh theo luôn, dùng toàn thần quyền của phái Hoa Sơn.
Với quyền pháp, Thừa Chí rất tinh xảo, chàng buông thõng hai tay xuống, để rõ ra quyết không đánh lại. Người chàng chỉ khẽ nhích một cái, đã tránh khỏi hai thế quyền đó. Quy nhị nương đánh liền mười mấy miếng như vũ bão, nhưng Thừa Chí đều tránh khỏi cả. Quy Tân Thụ đứng cạnh xem cũng phải sởn lông dựng tóc gáy, trong lòng nghĩ thầm: “Thiếu niên này lợi hại như vậy, khinh công của y hơi giống bổn môn, nhưng trên phân nửa lại không giống, hay y là gian tế của phái khác lừa dối sư phụ học trộm được võ nghệ thượng thặng của môn phái ta chăng?”
Nghĩ đoạn, chàng chăm chú xem xét thân pháp hai người, chỉ sợ vợ mình bị thua.
Quy nhị nương thấy Thừa Chí không đánh trả lại, nghĩ thầm: “Mi khinh thường ta như vậy, ta phải cho mi biết lợi hại của Quy nhị nương này!”
Nghĩ xong, song quyền của nàng như gió, càng đánh càng nhanh. Vì biết đối phương không đánh trả lại, nàng không cần đề phòng thủ thân, cứ việc để ý tấn công. Thừa Chí thấy vậy trong lòng kêu khổ, chàng không ngờ thần quyền của Quy nhị nương lại biết hóa khôn lường như vậy, lại thêm nàng chỉ tấn công, không phải giữ mình, thế đánh càng mạnh gấp đôi, lúc này chàng mới định thần, nếu vạn nhứt địch không nổi, đành phải ra tay đánh lại.
Tôn Trọng Quân đứng cạnh chú ý theo dõi thấy Thừa Chí buông thõng hai tay, mặc cho sư mẫu tấn công nhanh như vũ bão mà cũng không đánh nổi một miếng nào cả.
Nàng nghĩ thầm: “Dù sư phụ mình có ra tay cũng chưa chắc đã đánh nổi y bị thương.”
Càng nghĩ nàng càng thấy bực mình, liếc mắt trông thấy Thanh Thanh đứng bên đang khoái chí, vẻ mặt hớn hở tươi cười, liền đưa tiểu sư đệ đang ẵm trong tay cho Mai Kiếm Hòa bế hộ, rút kiếm ra nhảy xổ tới, múa kiếm đâm thẳng vào ngực Thanh Thanh.
Giựt mình sợ hãi, Thanh Thanh vội nhảy sang bên trái, vì nghe lời dặn bảo của Thừa Chí nên nàng không mang khí giới theo. Bị Tôn Trọng Quân đâm liền mấy kiếm, nàng cuống cả chân tay. Võ nghệ đã kém đối phương lại thêm tay không, nàng chỉ tránh được mấy miếng đầu, sau đó là gặp hiểm liên tiếp. Nghe thấy tiếng kêu rú của nàng, Thừa Chí muốn chạy sang cứu giúp nhưng chàng bị Quy nhị nương vây chặt đánh gấp không sao thoát thân nổi. Quy Tân Thụ quát mắng Tôn Trọng Quân rằng:
– Không được tổn thương đến tính mạng người ta!
Tôn Trọng Quân đáp:
– Y là con trai của Kim Xà Lang Quân. Y mới là thủ phạm gây ra tai họa.
Thấy đồ đệ nói như vậy, và cũng biết Kim Xà Lang Quân tâm địa độc ác, không phải là người lương thiện, Quy Tân Thụ làm thinh. Tôn Trọng Quân thấy sư phụ không nói gì, coi như đã được phép, càng đánh kiếm pháp càng nhanh, càng mạnh, chỉ thấy ánh sang lấp lóe, hình như sắp giết được Thanh Thanh đến nơi. Thấy tình thế khẩn cấp, Thừa Chí bỗng song phi hai chân, hai tay vẫn buông thõng như trước nhưng chân chàng liên hoàn đá liền sáu miếng, nhưng khi chân chàng sắp đụng đến người Quy nhị nương, chàng lại rút chân lại. Vì vậy Quy nhị nương đã phải giựt lùi liên tiếp. Nhân dịp đó Thừa Chí nhảy xổ lại định dùng hai ngón tay trái điểm vào yếu huyệt phía sau lưng và định cướp khí giới của Tôn Trọng Quân. Ngờ đâu, bên cạnh bỗng có một tiếng rú thật dài, một cái sức mạnh đánh tới ngang lưng, Thừa Chí phải cứu mình trước, không còn thì giờ tấn công Tôn Trọng Quân nữa. Chàng phẩy tay phải, móc lấy cổ tay của đối phương kéo mạnh, ngờ đâu đối phương vẫn đứng yên mà mình thì phản lực đẩy bắn ra. Thừa Chí từ khi xuống núi tới giờ chưa hề gặp người nào công lực mạnh như vậy, chàng biết ngay người đó là nhị sư huynh Thần Quyền Vô Địch Quy Tân Thụ. Chàng giựt mình sợ hãi nghĩ thầm: “Ta biết bản lãnh của nhị sư huynh phi thường nhưng không ngờ anh ta người gầy gò bé nhỏ như thế mà anh ta lại có thần lực như vậy.”
Lúc xuống đất chàng đứng vững như đinh đóng cột, người không rung động mảy may.
Quy Tân Thụ tả chưởng đã theo tới. Lần này Thừa Chí đã đề phòng chỉ né vai trái, quyền của đối phương đã đánh hụt. Miếng này là chàng dùng thân pháp trong môn võ “Bách Biến Quỷ Ảnh”, Quy Tân Thụ trông thấy bàn tay của mình sắp tới đầu vai, sợ chàng bị thương, sư phụ quở trách, vội bớt sức lại chỉ còn ba phần thôi.
Thừa Chí nhanh nhẹn vô cùng, chỉ khẽ né mình đã tránh khỏi chưởng đó rồi. Quy Tân Thụ giựt mình kinh hãi, kêu lên:
– Thân pháp nhanh lắm!
Vừa nói y vừa đánh liền mấy chưởng. Chưởng pháp cũng y như của Quy nhị nương, nhưng công lực mạnh hơn và nhanh hơn. Thừa Chí cũng phải ngợi khen thầm và nghĩ rằng: “Thảo nào nhị sư huynh nổi tiếng như vậy. Và đồ đệ của anh ta ra ngoài mới được các giới cung kính như thế.”
Vừa nghĩ chàng vừa thận trọng sử dụng môn võ “Bách Biến Quỷ Ảnh” mặc dầu chưa được thuần thục cho lắm. Môn võ này đối phó với Quy Tân Thụ thì bất cập chàng phải dùng “Phục Hổ chưởng” của sư phụ truyền cho để đối phó. Bên kia Tôn Trọng Quân thấy Thừa Chí đã bị sư phụ cản lại, trong lòng mừng thầm, kiếm pháp càng tấn công càng mạnh. Lưu Bội Sinh và Mai Kiếm Hòa đồng thời phải kêu gọi:
– Sư muội chớ có lỗ mãng, đánh người
Hai người chưa dứt lời, mũi kiếm của Tôn Trọng Quân đã đâm tới ngực đối phương rồi. Không sao tránh khỏi, Thanh Thanh đành phải ngã ngửa về phía sau, lộn một vòng tránh ra xa. Tôn Trọng Quân đuổi theo chám ngang một kiếm, Thanh Thanh cúi đầu tránh nhưng mũ đã bị chém rơi, tóc dài phủ xuống mặt. Thấy nàng là đàn bà, Tôn Trọng Quân ngẩn người giây phút, rồi lại cầm kiếm đâm tiếp. Bỗng nghe trên ngọn cây có giọng già lão quát lớn:
– Con nhãi này độc ác thật!
Một cái bóng đen nhảy xổ xuống, một chân đá thanh kiếm của Tôn Trọng Quân bay lên. Tôn Trọng Quân giựt mình sợ hãi, dưới bóng trăng, trông thấy người nọ ăn mặc đạo sĩ, râu tóc bạc phơ đứng trước mặt Thanh Thanh cản trở. Ba sư huynh muội Mai Kiếm Hòa không biết đạo sĩ đó là ai. Quy nhị nương nhận ra đành phải chạy lại chào.
Mộc Tang cười nói:
– Đừng chào ta vội, hãy xem hai anh em họ luyện võ đã.
Quy nhị nương quay lại nhìn chồng, thấy hai bóng người lẫn trong tiếng gió vù vù, đang đánh hăng hái vô cùng. Quy Tân Thụ sức mạnh thế trầm. Viên Thừa Chí chân tay nhanh nhẹn. Một người thuần thuộc võ công của bổn môn. Một người kiêm sở trường của ba nhà. Thật là kỳ phùng địch thủ khó bề phân biệt hơn kém.
Hai người càng đánh càng hăng. Thoạt tiên, Thừa Chí dùng toàn võ công bổn môn đối địch, nhưng một là công lực còn non, luyện tập không lâu bằng Quy Tân Thụ, hai là những miếng hiểm độc không dám sử dụng, cho nên càng đánh càng bị lép vế. Quy nhị nương đứng cạnh thấy chồng sắp thắng, trong lòng mừng thầm nhưng nàng thấy võ công bổn môn của Thừa Chí thuần thuộc như vậy không còn hoài nghi chàng không phải là sư đệ của mình nữa.
Đấu đến lưng chừng, Thừa Chí đột nhiên thay đổi quyền pháp, tựa như con rắn bơi chạy vậy. Đó là thế võ “Kim Du Than Chưởng” của Kim Xà Lang Quân thấy rắn bơi trên mặt nước mà sáng tạo ra. Nhưng khi sử dụng thế võ này, Thừa Chí bỏ hết những miếng hiểm độc không dùng, chỉ thêm vào diệu thuật khinh công “Bách Biến Quỷ Ảnh” của Mộc Tang, thân hình chạy Đông tránh Tây, không sao biết được. Quy Tân Thụ quyền pháp tuy cao nhưng không biết được thân hình của Thừa Chí ở đâu nên đánh liền mấy mươi hiệp mà không sao đụng đến đuôi áo của Thừa Chí. Quy Tân Thụ bỗng nhảy ra ngoài vòng lớn tiếng gọi:
– Hãy khoan.
Thừa Chí vội đứng yên, nghĩ thầm: “Anh đánh không nổi tôi, chúng ta coi như hòa, người nào cũng không mất sĩ diện, như vậy có hơn không?”
Quy Tân Thụ hướng về trên không vái chào, rồi nói:
– Kính chào Sư phụ giá lâm.
Thừa Chí giựt mình thấy trên cây có bốn người liên tiếp nhảy xuống. Người đi trước đúng là ân sư “Bát Thủ Tiên Viên” Mục Nhân Thanh, chàng mừng quá chạy tới quỳ lạy, khi đứng dậy, mới thấy ba người phía sau là Thôi Thu Sơn, đại sư huynh Hoàng Chân, và người sau cùng là anh chàng Câm trên đỉnh núi Hoa Sơn. Bỗng gặp ân sư và cố nhân, Thừa Chí hớn hở vô cùng, ra hiệu trò chuyện với chàng Câm, và trong bụng nghĩ thầm: “Dù sao kinh nghiệm của mình còn kém, cứ mãi đấu với nhị sư huynh không để ý đến chung quanh tứ phía. Nếu trên cây không phải là sư phụ mà là kẻ địch, có phải là đã trúng phải mưu kế của người không? Như vậy, đủ thấy nhị sư huynh vẫn giàu kinh nghiệm hơn mình.”
Nên chàng cũng phải phục thầm Quy Tân Thụ. Mục Nhân Thanh xoa đầu Thừa Chí mỉm cười nói:
– Ta nghe thấy đại sư huynh con nói những việc đã xảy ra ở Triết Giang Từ Châu, con làm khá lắm
Nói tới đây, ông ta lại xầm nét mặt nói tiếp:
– Người thiếu niên sao không biết kính trọng tôn trưởng, lại ra tranh đấu với sư huynh, sư tẩu?
Thừa Chí cúi đầu khẽ nói:
– Đệ tử đã biết lỗi nhiều. Lần sau đệ tử quyết không dám thế nữa.
Nói đoạn, chàng đến trước mặt vợ chồng Quy Tân Thụ vái hai vái, rồi nói:
– Tiểu đệ xin lỗi sư ca, sư tẩu.
Quy nhị nương tánh rất thẳng thắn, và nhanh nhẩu, liền nói với Mục Nhân Thanh rằng:
– Xin sư phụ đừng trách chú ấy, đó là lỗi vợ chồng con bắt buộc. Chúng con chỉ trách chú ấy sử dụng võ nghệ môn phái khác làm nhục nhã mấy đồ đệ không nên thân của chúng con ở trước mặt mọi người.
Nói xong, nàng chỉ bọn Mai Kiếm Hòa ba người. Mục Nhân Thanh nói:
– Nói đến thành kiến môn phái, ta rất coi thường. Nầy, Kiếm Hòa anh lại đây. Tôi hãy hỏi anh, y đấu với sư huynh, sư tẩu là y có lỗi vậy tại sao các anh chị ba người lại dám đấu với sư thúc như vậy? Trong môn phái của chúng ta có tôn ti trật tự, tại sao các anh chị không coi điều đó vào đâu?
Mai Kiếm Hòa và Lưu Bội Sinh hai người ở trưóc mặt sư tổ không dám giấu diếm nửa lời, đem chuyện Mẫn Tử Hoa mời các anh hùng hào kiệt đến thành Nam Kinh kiếm Tiêu Công Lễ trả thù cho anh, kể hết cả ra. Nhưng đến vụ Tôn Trọng Quân chặt đứt cánh tay của người, hai người chỉ nói lướt qua. Nhịn không nổi, Thanh Thanh xen vào nói:
– Bỗng tự nhiên chặt đứt một cánh tay của người ta, thấy nàng ngang ngược quá, Viên đại ca mới phải xuất ra giàn xếp.
– Có thật không?
Vợ chồng Quy Tân Thụ không rõ chuyện cứ nhìn vào mặt Tôn Trọng Quân, Mai Kiếm Hòa khẽ nói:
– Bẩm sư tổ, vì Tôn sư muội tưởng người đó là kẻ bất lương nên mới ra tay không dung tình như vậy. Bây giờ sư muội cũng ăn năn hối lỗi vô cùng. Xin sư tổ xá tội cho.
Mục Nhân Thanh cả giận quát lớn:
– Phái Hoa Sơn chúng ta giới luật lớn nhứt là không được tàn sát những kẻ vô tội. Tân Thụ lúc con nhận đồ đệ không dạy bảo chúng như vậy sao?
Từ xưa đến nay Quy Tân Thụ chưa thấy sư phục nổi giận thế này bao giờ, vội quỳ xuống nói rằng:
– Lỗi tự đệ tử, xin sư phụ bớt giận, thể nào đệ tử cũng xin trừng phạt nó.
Quy nhị nương, Mai Kiếm Hòa, Lưu Bội Sinh, và Tôn Trọng Quân bốn người vội quỳ xuống theo. Mục Nhân Thanh vẫn còn chưa nguôi cơn giận, quay lại mắng Thừa Chí:
– Con trông thấy việc như thế, tại sao con chỉ bẻ gẫy có thanh kiếm mà thôi? Sao không chặt đứt cánh tay của nó đi? Chúng ta không chỉnh đốn môn phong của mình tất bị giang hồ bạn hữu chê cười ngay!
Thừa Chí quỳ xuống vái lạy và nói:
– Đệ tử đã biết rồi.
Mục Nhân Thanh cười nhạt một tiếng liền nói với Tôn Trọng Quân rằng:
– Chị kia, lại đây!
Tôn Trọng Quân sợ hết hồn vía, không dám tới gần, chỉ dập đầu vái lạy lia lịa.
Mục Nhân Thanh nói:
– Chị không lại phải không?
Quy nhị nương biết ý của sư phụ là muốn điểm huyệt cho Tôn Trọng Quân thành phế nhân hủy bỏ hết võ công nhưng Trọng Quân là đồ đệ quý nhứt của nàng, nên nàng vội quỳ xuống lạy và van xin:
– Xin sư phụ bớt giận, để về nhà thể nào con cũng xin đánh nó một trận nên thân.
Mục Nhân Thanh nói:
– Con cũng chặt đứt cánh tay nó đi, ngày mai khiêng nó đến nhà họ Tiêu xin lỗi.
Quy nhị nương không dám nói nữa. Thừa Chí vội nói:
– Thưa sư phụ, việc này con đã xin lỗi nhà họ Tiêu rồi, và nhận lời dạy người đó một miếng võ để riêng cho người một tay sử dụng cho nên nhà họ Tiêu đã vui lòng nhận lời xóa bỏ mối thù này rồi.
– Đứng dậy cả đi! Cũng may Mộc Tang đạo huynh đây không phải là người ngoài, chớ không có phải là tiếng xấu đã đồn ra ngoài rồi không. Bây giờ, tôi mới chịu Mộc Tang đạo huynh thông minh, không thu nhận một người đồ đệ nào nên ông khỏi bị mất sĩ diện và bực như thế này!
Mọi người đều đứng dậy, Mục Nhân Thanh trợn mắt nhìn Tôn Trọng Quân, Tôn Trọng Quân lại vội quỳ xuống như trước, Mục Nhân Thanh nói:
– Chị đem thanh kiếm lại đây!
Tôn Trọng Quân trống ngực đập mạnh, tay bưng thanh kiếm nâng qua đầu dưng cho sư tổ. Mục Nhân Than cầm lấy cán kiếm, chỉ khẽ vung tay một cái, Tôn Trọng Quân đã thấy tay trái đau như cắt, máu tươi vọt ra. Thì ra ngón tay út của nàng đã bị sư tổ chặt đứt. Mục Nhân Thanh lại rung thanh kiếm một lần nữa. Thanh kiếm đó gãy ngay làm đôi, quát lớn:
– Từ nay trở đi cấm chị không được dùng kiếm.
Tôn Trọng Quân nhịn đau đáp:
– Đệ tử đã biết tội nhiều, xin sư tổ đại xá.
Vừa xấu hổ, vừa sợ, Trọng Quân nước mắt ràn rụa. Quy nhị nương vội xé vạt áo bọc vết thương cho nàng và khẽ nói:
– Thôi đừng khóc nữa. Sư tổ không phạt nữa đâu.
Mai Kiếm Hòa thấy sư tổ chỉ khẽ rung một cái, thanh kiếm đã gãy làm đôi. Lúc đó y mới hay Thừa Chí rung gãy những kiếm trong tay y, quả thật là võ công của bổn môn. Y nghĩ thầm: “Không ngờ võ công của bổn môn lại tinh diệu đến thế! Ta mới học được có chút ít, đã ra ngoài dương oai rồi.”
Nghĩ lại quá khứ, y ăn năn hối lỗi vô cùng. Nay lại sợ sư phụ khiển trách, y toát mồ hôi lạnh. Mục Nhân Thanh trợn mắt nhìn y nhưng không nói năng gì, rồi quay nói với Thừa Chí:
– Con đã nhận lời dạy võ cho người, thì phải dạy cho đến nơi đến chốn. Chẳng hay con định dạy họ môn võ gì?
Thừa Chí đỏ mặt, rồi nói:
– Vì chưa xin phép sư phụ, đệ tử không dám dạy võ công của bổn môn cho họ. Nên đệ tử định truyền cho họ một môn tạp học dùng tay trái để sử đao, một đao pháp mà đệ tử đã vô tình học được.
Mục Nhân Thanh nói:
– Tạp học của con kể cũng hơi nhiều đấy! Vừa rồi ta thấy con đấu với Nhị sư huynh hình như con đã sử dụng tuyệt kỹ “Bách Biến Quỷ Ảnh” của Mộc Tang đạo trưởng. Có bạn cờ ấy giúp con thì Nhị sư huynh thắng sao nổi.
Nói xong, ông ta hà hà cả cười. Mộc Tang đạo nhân cười nói:
– Thừa Chí, cậu có dám nói dối sư phụ cậu không?
Thừa Chí đáp:
– Đệ tử không dám ạ.
Mộc Tang nói:
– Được lắm. Từ khi cậu rời khỏi núi Hoa Sơn đến giờ, ta có dạy cậu môn võ nào không? Phải nghe rõ, ta có chính tay truyền thụ không?
Thừa Chí mới vỡ lẽ tại sao đạo trưởng lại gián tiếp nhờ tay Thanh Thanh dạy, lại e sợ sư phụ và Nhị sư huynh oán trách ta. Ông ta tinh khôn thật!
Nghĩ xong, Thừa Chí liền đáp:
– Đạo trưởng không có chính tay dạy bảo đệ tử. Lần này gặp gỡ đạo trưởng, chỉ đánh có một ván cờ với đệ tử thôi.
Mộc Tang cười nói:
– Đúng thế đấy. Bây giờ cậu luyện tập lại với Nhị sư huynh. Cấm cậu sử dụng lại những môn võ nào mà trước kia ta đã dạy cho.
Thừa Chí nói:
– Nhị sư huynh hiệu là Thần Quyền Vô Địch quả thật danh bất hư truyền. Đệ tử địch không nổi, đang định xin Nhị sư huynh ngừng tay, ngờ đâu, sư huynh đã thấy sư phụ tới. Trong khi đấu võ, đệ tử không để ý tới xung quanh.
Mục Nhân Thanh cười nói:
– Thôi, đừng nói nữa. Đạo trưởng muốn các con luyện tập thì cứ việc đấu đi! Còn sợ cái gì?
Bất đắc dĩ, Thừa Chí sửa y phục cho ngay ngắn lại, rồi đến cúi chào Quy Tân Thụ và nói:
– Xin Nhị sư huynh chỉ giáo cho.
Quy Tân Thụ đáp lễ và nói:
– Tôi không dám.
Y quay đầu nói với Mục Nhân Thanh:
– Chúng con có chỗ nào sơ suất xin sư phụ sửa chữa cho.
Hai người bắt đầu vào cuộc đấu. Phen này khác hẳn lúc nãy. Trước mặt sư phụ, đại sư huynh, và các đồ đệ Quy Tân Thụ, không muốn mất sĩ diện, nên lúc tấn công thì như vũ bão sấm sét và lúc phòng thủ thì vững chắc như núi Thái Sơn. Thân pháp của những người đã có tên tuổi quả thật khác người. Còn Thừa Chí cũng có công lực có thừa nhưng chỉ dùng võ nghệ của bổn môn đỡ địch thôi. Đấu được hơn trăm hiệp, cả hai đều không có chút nào sơ hở. Mục Nhân Thanh và Mộc Tang đạo nhân đứng cạnh xem, vuốt râu mỉm cười. Mộc Tang cười nói:
– Thật là thầy nào trò nấy có khác, dưới tay cường tướng không nhược binh. Trông thấy hai vị đồ đệ của bác, lão đạo sĩ đây đến phải nổi cơn ghen. Bần đạo hối hận năm xưa không chịu thâu vài đồ đệ.
Hai người lại đấu thêm vài chục hiệp nữa. Thấy đánh mãi không hạ nổi sư đệ, Quy Tân Thụ lại tấn công lợi hại hơn. Thừa Chí nghĩ thầm: “Đánh đã khá lâu rồi, tới lúc này ta phải nhường cho Nhị sư huynh một miếng mới phải.”
Nhưng thế công của Quy Tân Thụ mạnh và nhanh nhẹn vô cùng, nếu không dùng toàn lực chống đỡ, bị thương nặng tức thì. Thừa Chí không sao kiếm được dịp may để nhường một miếng, rồi lại đánh lâu thêm. Một lát lâu nữa, chàng bỗng nghĩ:
– “Nghe giọng nói của sư phục vừa rồi, hình như không vui lòng. Ta học võ của nhiều môn phái. Lúc này ta dùng võ công của ba nhà đối địch với Nhị sư huynh ta chiếm thế lợi hơn. Bây giờ chỉ dùng võ công của bổn môn ta phải cố gắng mới đánh ngang tay. Như vậy có khác gì võ công của môn phái khác giỏi hơn bổn môn không? Vậy ta phải dùng võ công phái khác để thua Nhị sư huynh.”
Nghĩ đoạn, chàng liền thay đổi quyền pháp, sử dụng một pho “Kim Xà Cầm Hạc quyền.” Quy Tân Thụ thấy miếng đỡ miếng, thế công của y vẫn không sút chút nào. Thừa Chí đột nhiên liên tiếp đánh luôn bốn miếng quái thế, Quy Tân Thụ giựt mình kinh hãi vội thâu quyền để bảo vệ. Có cơ hội nghĩ ngợi giây phút, Thừa Chí liền vận hơi lên vai, Quy Tân Thụ bỗng thấy sau lưng Thừa Chí đột nhiên lộ ra một chỗ sơ hở, không do dự tí nào, đánh luôn một chưởng vào nơi đó. Thừa Chí đã phòng bị trước, theo sức đánh của đối phương, nhảy xổ về đằng trước ngã lăn ra đất nhưng đứng dậy ngay và quay lại nói:
– Tiểu đệ xin thua rồi.
Đánh xong chưởng đó, Quy Tân Thụ ân hận vô cùng, chỉ sợ sư đệ bị thương nặng, vội chạy lại đỡ. Ngờ đâu Thừa Chí vẫn tươi tỉnh như thường, không cảm thấy đau đớn gì cả. Quy Tân Thụ vẫn nghi ngờ và hoảng sợ nhưng y có biết đâu Thừa Chí đã vận hơi để đỡ trước và hơn nữa trong người lại có cái áo sợi vàng của Mộc Tang tặng cho bảo vệ. Chỗ bị đánh tuy hơi đau một chút nhưng trong người Thừa Chí không hề bị thương.
Lúc chàng quay người trở lại, mọi người trông thấy phía sau lưng chiếc áo dài mặc ngoài của chàng một chỗ đã rách nát, một luồng gió thổi qua những mảnh áo rách phất phới bay tứ tung. Thanh Thanh rất quan tâm vội vàng chạy lại hỏi:
– Có việc gì không anh?
Thừa Chí đáp:
– Em cứ yên trí.
Mục Nhân Thanh nói với Quy Tân Thụ:
– Võ của con tuy có tiến bộ thật nhưng miếng đánh vừa rồi quá độc, con có biết không?
Quy Tân Thụ đáp:
– Thưa Sư phụ, công lực của Viên sư đệ hơn đệ tử nhiều. Đệ tử xin phục.
Mục Nhân Thanh nói:
– Mấy năm gần đây, ta thường nghe người ta nói vợ chồng con dung túng đồ đệ ở bên ngoài, hung hăng tự phụ. Ta nghĩ vợ con là đàn bà không biết gì, còn có thể tha thứ được. Còn con tất nhiên không phải là hạng người hồ đồ như thế. Nhưng vừa rồi, ta trông thấy con đối phó với sư đệ như vậy, hừ!
Quy Tân Thụ cúi đầu khẽ đáp:
– Đệ tử đã biết lỗi rồi.
Mộc Tang nói:
– Khi đã tỷ võ không ai có thể nhường cho ai cả và bây giờ Thừa Chí lại không bị thương. Lão huynh còn nói anh ta làm gì.
Mục Nhân Thanh mới thôi không nói nữa. Vợ chồng Quy Tân Thụ nổi tiếng lâu năm, hầu như đã làm lãnh tụ võ lâm ở khắp vùng này rồi. Lần này bị sư phụ khiển trách trước mặt mọi người, nên cả hai hậm hực Thừa Chí.
Mục Nhân Thanh nói:
– Tới mùa Thu này, Sấm Vương sẽ cử binh khởi sự, các con phải mau mau liên lạc các anh em võ lâm ở Giang Nam này. Chờ lúc Sấm Vương đánh xuống miền Nam là vùng dập hưởng ứng ngay.
Vợ chồng Quy Tân Thụ vâng lời. Mục Nhân Thanh lại dặn bảo Thừa Chí rằng:
– Con với cậu bạn nhỏ này (chỉ Thanh Thanh) đi lên Bắc Kinh, thám thính tình hình của triều đình nhưng cấm không được bứt dây động rừng và cũng không được giết hại một người nào cả. Được tin tức gì quan trọng phải về Thiểm Tây báo tin ngay.
Thừa Chí vâng lời xong, Mục Nhân Thanh lại nói:
– Tối hôm nay ta còn phải đi gặp Trịnh Khởi Văn và Thập Lực đại sư. Mộc Tang đạo huynh bây giờ định đi đâu?
Mộc Tang cười nói:
– Quý vị là nhân nghĩa sĩ, vì nước vì dân suốt ngày bận bịu. Bần đạo không thể bắt chước được, chỉ muốn giữ tiểu đồ đệ của lão huynh mấy ngày chẳng hay có được không?
Mục Nhân Thanh cười đáp:
– Đằng nào nó cũng nhận lời dạy võ cho người ta rồi, còn phải ở lại Nam Kinh vài ngày. Đạo huynh với nó tha hồ mà đánh cờ. Còn bao nhiêu môn võ, nhân lúc này đạo huynh rảnh rang, sao không dạy cả cho nó đi.
Nói đoạn, ông ta cười ha hả quay mình đi luôn. Hoàng Chân và Thôi Thu Sơn cũng đi theo liền, còn chàng Câm thì đứng yên không chịu đi giơ tay ra hiệu muốn xin ở lại với Thừa Chí. Mục Nhân Thanh cười nói:
– Thôi được, con nhớ bạn nhỏ ở lại đây theo y.
Ông ta ra hiệu tỏ vẻ bằng lòng. Chàng Câm cả mừng chạy lại ôm chặt lấy Thừa Chí. Thanh Thanh giựt mình hoảng sợ. Dưới ánh sáng trăng, thấy mặt Thừa Chí hớn hở vô cùng, lúc ấy nàng biết là đùa. Vừa gặp sư phụ và Thôi Thu Sơn, nay lại phải chia tay, Thừa Chí tỏ vẻ luyến tiếc.
Mục Nhân Thanh cười nói:
– Con đã tiến bộ nhiều lắm, không uổng công mọi người chỉ bảo cho.
Nói đoạn, ông ta chỉ phẩy tà áo một cái, thân hình đã ẩn khuất trong bóng tối rồi. Vợ chồng Quy Tân Thụ chắp tay vái chào tống tiễn. Chờ sư phụ và đại sư huynh đã khuất mặt rồi, quay lại vái Mộc Tang một cái rồi lẳng lặng ẵm con đem ba đồ đệ đi.
Mộc Tang nói với Thừa Chí rằng:
– Vợ chồng họ đã oán hận cậu đấy. Võ nghệ của chúng không phải tầm thường đâu. Sau này gặp họ, cậu phải cẩn thận mới được.
Thừa Chí gật đầu nghĩ thầm: “Bỗng tự dưng ta lại gây thù gây oán với vợ chồng Nhị sư huynh thế này?”
Vừa nghĩ, chàng vừa buồn rầu, về đến nhà họ Tiêu lên giường ngủ liền.
Ngày hôm sau mới ngủ dậy, Thanh Thanh đã kêu la bước vào, tay cầm hộp gỗ cười nói:
– Anh thử đoán xem đây là cái gì?
Thừa Chí vẫn còn mỏi mệt, uể oải nói:
– Có khách đến thăm phải không?
Thanh Thanh mở nắp hộp ra, mặt tươi cười như hoa nở. Bên trong có một cái thiệp đại hồng, viết rằng: “Ngu giáo đệ Mẫn Tử Hoa bái.” Thanh Thanh để thiếp ra ngoài.
Có một tờ văn tự nhà và một tờ giấy khai những đồ đạc. Thấy Mẫn Tử Hoa giữ lời hứa như vậy, Thừa Chí cũng cảm thấy không yên vội thay quần áo để đi bái tạ. Ngờ đâu, Mẫn Tử Hoa và người nhà dọn đi hết rồi, và đi đâu không ai biết cả. Chiều hôm đó, Uyển Nhi cho người sang quét dọn và bày biểu cho nữ tỳ đến hầu hạ Thanh Thanh, còn đem cả người bếp, người trồng cây, tùy tòng, phu canh, phu ngựa, vân vân, sang giúp việc nữa. Hồng Thắng Hải thì làm Tổng quản. Thừa Chí nói:
– Tiêu tiểu thơ tuổi tuy còn nhỏ nhưng làm việc chu đáo lắm.
Thanh Thanh bịt miệng cười nói:
– Nếu cô ta đến căn nhà này làm phu nhân thì tối biết bao.
Biết nàng lại giở giọng ghen, Thừa Chí chỉ mỉm cười không nói gì.
Sau canh hai tối hôm đó, Thừa Chí và Thanh Thanh lấy tờ địa đồ của Kim Xà Lang Quân để lại, nghiên cứu. Căn nhà đó có nhiều nơi đã thay đổi, nhưng đại để vẫn còn giống trong bản đồ.
Hai người mừng quá căn cứ lời dặn trong bản đồ tìm tới chỗ để của. Thì ra nơi đó là ở trong phòng củi. Thừa Chí gọi chàng Câm tới. Hai người khuân hết củi trong phòng ra ngoài, lấy xẻng cuốc tới đào. Thanh Thanh cầm kiếm đứng ngoài cửa phòng canh gác. Đào được nửa tiếng đã chạm đá. Thừa Chí ra hiệu cho chàng Câm ngừng tay.
Hai người bỏ xẻng cuốc sang bên, lấy tay bới những đất cát cho tới khi trông thấy một tảng đá lớn, nâng tảng đá đó lên, thấy bên dưới có một cửa hang lớn. Nghe thấy tiếng kêu rú mừng rỡ của Thừa Chí, Thanh Thanh vội chạy vào xem.
Thừa Chí nói:
– Chú hãy gác bên ngoài giây lát rồi hãy vào.
Nói đoạn, chàng đốt hai bó rơm khua vào trong hang, chờ cho uế khí tan hết mới theo bực thang đi xuống. Dưới ánh sáng lửa chàng trông thấy mười các hòm sắt lớn bày thành một hàng dọc, hòm nào cũng có khóa và khóa lại, còn chìa khóa thì tìm mãi không thấy.
Chàng Câm chạy lại nâng thử hòm đồ đó, thấy cái nào cũng nặng chình chịch. Xem lại tờ bản đồ, Thừa Chí thấy góc trái có vẽ một con rồng vàng nho nhỏ, đoán ra ngay là cái gì, liền cầm cuốc theo chỗ đào xuống, chỉ mấy cuốc đã thấy cái hộp sắt, hộp này không có khóa. Chàng nghĩ tới những hộp của Kim Xà Lang Quân để lại, trong đều có tên độc liền lấy dây buộc vào vòng sắt trên nắp, rồi lùi ra phía xa giựt mạnh đầu dây, nắp hộp mở ra liền, nhưng không thấy có tên độc bắn ra.
Một lát sau, chàng cầm đuốc đến soi, thấy trong hộp có một chuỗi chìa khóa và hai tờ giấy. Một tờ giấy trên viết: “Chú trẫm nổi loạn, võ thần đều đầu hàng, duy có Ngụy Quốc Công Từ Huy Tổ là trung thành đáng khen. Những của báu trong nội phủ đây, hấp tấp ra đi, trẫm không kịp đem theo, Ngụy Công coi giữ cho trẫm để sau này phục quốc làm quân phí. Kiến Văn đệ tứ niên lục nguyệt.”
Đọc xong tờ giấy, Thừa Chí mới hay những vật báu này là của vua Kiến Văn nhà Minh, bị chú cướp ngôi và bỏ chạy để lại. Thừa Chí lại đọc đến tờ giấy thứ hai thấy một bài thơ của vua Kiến Văn bôn tẩu bốn mươi năm lại trở về đất Kim Linh, lúc ấy trời đã trải qua bốn đời vua, từ người chú là vua Vĩnh Lạc truyền ngôi cho Hồng Hy, rồi đến Tuyên Đức, sau cùng đến Chính Thống và lúc này vua Kiến Văn đã ngoài sáu mươi tưổi rồi.
Chí khí cướp lại ngôi báu đã tiêu tan, nhìn những vật báu cũ này, trong lòng cảm khoái vô cùng mới làm bài thơ này để tỏ rõ tâm sự như trên, rồi cắt tóc đi tu. Sau không biết ở đâu và chết tại đâu. Tờ bản đồ này đã qua bao nhiêu tay không hiểu tại sao lại lọt vào tay Kim Xà Lang Quân.
Thừa Chí lấy chìa khóa ra mở nắp hòm sắt, lúc mở nắp hòm lên, thấy ánh sáng chói lọi. Hòm nào cũng chất đầy bảo ngọc, trân châu, mã não, phỉ thúy, cái nào cũng là quý giá cả. Thừa Chí đem chìa khóa ra đưa cho Thanh Thanh, canh gác hộ nàng để nàng vào xem. Nàng cũng mừng rú lên.
Thừa Chí bước vào hỏi rằng:
– Những vật báu này là năm xưa Minh Thái Tổ cướp bóc của dân gian. Bây giờ chúng ta dùng nói để làm gì?
Gần gũi nhau lâu ngày, Thanh Thanh đã hiểu ý chàng nếu biết tỏ ra hơi có chút ích kỷ, tham lam, là bị chàng khinh thị, mối tình dang díu bấy lâu nay sẽ tan vỡ tức thì nên nàng trả lời rằng:
– Của này lấy của dân thì phải trả lại cho dân.
Thừa Chí cả mừng nắm lấy tay Thanh Thanh mà nói:
– Chú thật là tri kỷ của tôi. Có bao nhiêu tài báu, chúng ta có thể giả dạng con nhà giàu có lên Bắc Kinh làm một việc lớn lao. Vua Minh bóc lột của dân, chúng ta dùng nói trợ giúp cho Sấm Vương đánh đổ vua Minh. Như thế gọi là gì nhỉ?
Thanh Thanh cười nói:
– Gọi là “Dĩ tứ chi mâu, Công tử chi thuẫn” (nghĩa là dùng mâu của anh đâm chiếc thuẫn của anh).
Thừa Chí cười nói:
– Phải lắm, phải lắm, chúng ta mau mau thu xếp đi.
Ba người liền khuân mười cái hòm về phòng Thừa Chí và lấp bằng cái hang nọ. Làm xong, trời đã gần sáng, ai nấy mồ hôi ướt đẫm quần áo.
Chương 14: Kỳ Lỗ Họp Đạo Tặc, Yến Vân Bầu Bá Chủ
Trưa ngày hôm sau, Thừa Chí sai Hồng Thắng Hải sang nhà họ Tiêu mời La Lập Như. Tuy vết thương đứt cánh tay chưa liền da, hay tin Thừa Chí cho gọi, Lập Như cả mừng nhờ người cõng sang luôn.
Thừa Chí đem pho đao sử dụng bằng cánh tay trái giảng giải rất kỹ lưỡng cho La Lập Như nghe. Vốn có sẵn căn bản võ công, lại thêm được Thừa Chí dạy bảo rất kỹ lưỡng liên tiếp trong mười ngày, La Lập Như đều thuộc lòng tất cả các thế. Chỉ chờ vết thương lành mạnh là y có thể luyện tập được. Pho đao pháp này là Thừa Chí học được trong Kim Xà bí kíp, khác hẳn những đao pháp sử dụng bằng tay trái của giang hồ vẫn lưu truyền, thế nào cũng hiểm, miếng nào cũng nhanh, quả thật lợi hại vô cùng. Trả xong món nợ đó, Thừa Chí mới yên lòng, liền cho thuê mười mấy chiếc xe lớn để chuẩn bị lên đường vào kinh.
Cha con Tiêu Công Lễ và tất cả môn đồ thết một bữa tiệc rất linh đình để tiễn chân. Trước khi đi, Thừa Chí nhờ Tiêu Công Lễ cố kiếm ra chỗ ở của Mẫn Tử Hoa để trao trả căn nhà, Tiêu Công Lễ vui vẻ nhận lời. Còn bọn Hán gian Trường Bạch tam anh giao cho nhà chức trách trừng trị. Ngày hôm đó, trời quang mây tạnh, gió Thu mát mẻ. Thừa Chí, Thanh Thanh, chàng Câm, Hồng Thắng Hải một bọn bốn người áp mười mấy chiếc xe thủng thẳng lên đường tiến về phía Bắc. Cha con Tiêu Công Lễ và các đệ tử tiễn qua sông Trường Giang, còn theo chân thêm ba mươi dặm đường nữa mới từ biệt quay trở lại. Bên Bắc Ngạn Trường Giang này, vẫn còn là trong phạm vi dưới thế lực chi phối của bang Kim Long. Vì được lịnh của Tiêu Công Lễ cho hay trước, các môn đồ của bang Kim Long ở những nhà trạm, bến tàu, hay khách sạn đều tiếp đón bọn Thừa Chí một cách ân cần.
Đi được mười mấy ngày, vào tới biên giới tỉnh Sơn Đông, Hồng Thắng Hải nói:
– Viên đại gia, nơi đây không phải là địa giới của bang Kim Long. Bắt đầu từ ngày hôm nay chúng ta phải cẩn thận đề phòng mới được.
Thanh Thanh nói:
– Anh nói gì? Ai lại dám vuốt râu cọp như vậy?
Hồng Thắng Hải đáp:
– Hiện giờ, thiên hạ giặc giã nổi lên như châu chấu, tỉnh Sơn Đông này lại còn nhiều hơn các tỉnh khác và có hai bang rất lợi hại.
Thanh Thanh nói:
– Một bang là phái Bột Hải của các anh chớ gì?
Hồng Thắng Hải cười nói:
– Phái Bột Hải chúng tôi chuyên kiếm ăn trên mặt bể. Còn những thứ ở trên bờ, dù là vàng bạc châu báu vứt đầy đường, chúng tôi cũng không thèm nhặt.
Thừa Chí hỏi:
– Vậy hai bang nào mạnh nhứt tỉnh Sơn Đông này?
Hồng Thắng Hải đáp:
– Một bang là Thương Châu Chữ Rồng Liễu với các bộ hạ của Chữ đại gia.
Thừa Chí gật đầu nói:
– Tôi đã nghe sư phụ nói qua. Chữ đại gia nổi tiếng ở giang hồ có “Thiết Sa chưởng” và “Thái Tổ Côn.”
Hồng Thắng Hải nói:
– Đại gia nói đúng đấy. Còn một bang nữa, khai sơn lập trại ở ác Hổ Đầu. Sáu vị Trại chủ đều là những hảo hán võ nghệ cao cường.
Thừa Chí gật đầu nói:
– Từ nay trở đi chúng ta cẩn thận. Mỗi đêm lần lượt phái một người canh gác.
Lại đi được hai ngày. Lúc vào giữa trưa, bỗng nghe thấy tiếng chuông ở đằng xa đưa tới. Phía trước mặt có hai người cỡi ngựa phi tới, chạy sát cạnh mọi người, phóng thẳng. Là tay lão giang hồ giàu kinh nghiệm hơn, Hồng Thắng Hải liền nói:
– Cái trò ấy đã tới đấy.
Y biết võ nghệ của Thừa Chí cực cao siêu, và mình cũng không phải là tay thường, không coi mấy tên giặc cỏ vào đâu. Độ một tiếng sau, hai người cỡi ngựa kia lại quay trở lại, rồi lại phóng về phía đằng trước, lúc qua cạnh xe, chúng cứ đưa mắt vào trong xe. Thanh Thanh chỉ cười nhạt.
Hồng Thắng Hải lại nói:
– Chỉ đi độ mười dặm nữa, thể nào cũng có cường đạo ra cản đường.
Ngờ đâu, đi hơn mười dặm mà vẫn bình yên vô sự. Tối hôm đó, nghỉ chân ở Song Thạch phố, Hồng Thắng Hải tắc lưỡi lấy làm lạ và nói:
– Chẳng lẽ đôi mắt lão giang hồ cuả tôi lại trông nhầm hay sao?
Ngày hôm sau lại lên đường đi, chưa đầy năm dặm, trông thấy bốn người cỡi ngựa theo sau rất xa.
Hồng Thắng Hải nói:
– Phải rồi, bọn chúng hôm qua chưa rủ đủ người, mới để yên cho chúng ta như vậy, nhưng ngày hôm nay thể nào cũng có chuyện xảy ra.
Giữa trưa, nghỉ ngơi ăn uống xong, trong khi đi đường lại có hai người cỡi ngựa đến dò la thám thính.
Hồng Thắng Hải nói:
– Lạ thật, xưa nay bọn lục lâm dò là thám thính không bao giờ lại phái nhiều người và hành động nhiều lần như thế này.
Đi được nửa ngày, lại thấy hai người cỡi ngựa phóng qua. Thừa Chí và Thanh Thanh không thạo gì về mọi sự của giang hồ, thấy nhiều người cỡi ngựa chạy đi phóng lại, biết rõ là chúng dòm ngó những hòm châu báu của mình. Nhưng tại sao chúng lại chạy đi, chạy lại nhộn nhịp như thế làm gì?
Hồng Thắng Hải bỗng nói:
– Phải rồi! Viên tướng công đêm hôm nay chúng ta thể nào cũng phải đến thị trấn lớn mà nghỉ ngơi.
Thừa Chí hỏi:
– Tại sao vậy?
Hồng Thắng Hải đáp:
– Những người theo dõi chúng ta đây, ít nhứt là người của mấy trại.
Thanh Thanh hỏi:
– Thật không? Có mấy Trại chủ đã vừa món hàng này rồi đấy à?
Hồng Thắng Hải đáp:
– Cứ mỗi một trại chúng phái hai người. Vậy từ hôm nọ đến nay tôi tính ra bảy trại rồi.
Thanh Thanh nói:
– Như thế thì cũng vui đấy nhỉ?
Hồng Thắng Hải nghiêm nét mặt nói:
– Tiểu thơ, tục ngữ có câu: “Nhứt hổ nan địch quần hổ.” Mình tuy không sợ chúng, nhưng vì hòm xiểng nhiều quá, muốn bảo vệ không mất mát, cũng phải tốn công lắm mới được.
Thừa Chí gật đầu nói:
– Anh nói rất phải, tối nay chúng trú ngụ ở Thạch Giao, dù đi thêm vài chục dặm còn hơn.
Khi tới trấn Thạch Giao vào trọ tại một khách sạn lớn. Thừa Chí cho khuân hết cả mười chiếc hòm sắt vào trong phòng mình. Chàng cùng chàng Câm ở chung một phòng. Các hòm sắt vừa khuân vào trong phòng xong bỗng thấy hai tên đại hán ở ngoài đi vào đưa mắt nhìn Thừa Chí, rồi mới hỏi phổ ky thuê phòng. Vài phút sau, lại có hai tên đại hán khác tới thuê phòng. Thấy vậy, Thừa Chí đã nghĩ cách đối phó liền.
Cơm tối xong, ai nấy trở về phòng nghỉ ngơi. Ngủ đến nửa đêm nghe thấy trên mái nhà có tiếng động, biết là bọn giặc đã tới.
Thừa Chí ngồi dậy thắp nến trong phòng sáng choang rồi mở hòm sắt, lấy một gói lớn, trong có trân châu, bảo thạch, phỉ thúy, mã não,
Dưới ánh sáng của cây nến, các bảo vật tỏa chiếu hào quang ngũ sắc. Chàng vừa lau chùi vừa ngắm nghía. Bỗng nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng động nho nhỏ, chàng liếc mắt nhìn, thấy khe cửa có rất nhiều con mắt đen ngó vào.
Lúc này, Hồng Thắng Hải đã nghe thấy tiếng động, không yên tâm liền sang phòng Thừa Chí xem xét, đi gần tới nơi, mười mấy tên thám tử của bọn giặc đều ẩn khuất ngay. Hồng Thắng Hải mỉm cười, khẽ gõ cửa phòng Thừa Chí mấy cái.
Thừa Chí nói:
– Cứ vào.
Hồng Thắng Hải khẽ đẩy, cánh cửa mở liền thì ra cửa không cài then. Y bước vào trong phòng thấy trong phòng châu báu hào quang chói lọi, lóa cả mắt. Ngẩn người giây lát, y mới đến cạnh bàn, thấy trên bàn những hạt trân châu to tướng bằng đầu ngón tay, những cành san hô dài hơn thước. Những bảo thạch, và bích ngọc đều là những thứ vô giá. Hồng Thắng Hải lúc đầu tưởng trong mười cái hòm sắt chứa đầy bạc nên mới khiến nhiều bọn giặc lớn để ý đến như vậy, chớ y có ngờ đâu trong đó lại chứa đầy những châu báu vô giá như thế. Y bước chân vào giang hồ đã lâu năm, kiến thức cũng khá nhiều rồi nhưng y chưa hề trong thấy những bảo vật quý giá như thế này bao giờ, không hiểu Viên công lấy ở đâu ra, mà lại có nhiều đến như vậy, đi tới cạnh Thừa Chí, khẽ hỏi:
– Viên tướng công để tôi cất những vật báu này đi nhé! Bên ngoài có người dòm ngó đấy.
Thừa Chí cũng khẽ nói:
– Tôi lấy ra đây cốt để cho chúng trông thấy đấy.
Vừa nói chàng vừa tới cạnh bàn cầm một chuỗi trân châu lên và nói:
– Anh thử đoán xem vào trong kinh, chuỗi trân châu này có thể bán được bao nhiêu tiền?
Hồng Thắng Hải đáp:
– Vấn đề này tiểu nhân không được rõ lắm.
Thừa Chí lại nói:
– Tôi định bán mỗi hạt ít nhứt là ba trăm lạng. Chuỗi này có tất cả hai mươi bốn hạt.
Hồng Thắng Hải nói:
– Nếu vậy có thể bán được một vạn lạng đấy.
Thừa Chí hỏi:
– Tại sao anh lại bảo bán được một vạn lạng?
Hồng Thắng Hải đáp:
– Thưa Tướng công, vì chuỗi hạt này to và tròn đều cả như thế này rất hiếm, lại thêm màu sắc đẹp đẽ. Thật khó mà kiếm được một chuỗi khác giống như thế. Cho nên tiểu nhân mới nói có thể bán được một vạn lạng như vậy.
Bọn giặc đứng dòm ngó bên ngoài đều nghe hết lời nói của hai người. Lòng tham xúi dục, tên nào tên nấy chỉ muốn nhảy ngay có lịnh, món hàng này có nhiều sơn trại muốn nhúng tay vào, vậy phải chờ tất cả thủ lãnh bàn định xong, mới ra tay hành động, để khỏi mất hòa khí với nhau.
Chúng dòm ngó một lúc, rồi tên nào tên nấy trở về báo cáo cho thủ lãnh mình hay.
Biết chúng đã đi rồi, Thừa Chí cả cười một hồi, xua tay bảo Hồng Thắng Hải về phòng ngủ. Chàng vẫn để nguyên những châu báu trên bàn mà đi ngủ.
Lại đi được hai ngày đường nữa, đã đến địa giới Tế Nam phủ, bọn giặc theo dõi Thừa Chí càng ngày càng nhiều. Cậy có Thừa Chí võ nghệ siêu quần và mình cũng không đến nỗi kém người, lúc đầu Hồng Thắng Hải ung dung không sợ hãi gì cả, nhưng bây giờ càng ngày càng thấy bọn giặc theo dõi nhiều và không thấy chúng ra tay, không biết chúng định âm mưu gì, trong lòng bắt đầu hoảng sợ. Y liền đề nghị với Thừa Chí đi đường bể thì an toàn hơn và cam đoan không có chuyện gì xảy ra.
Thừa Chí cười nói:
– Tôi định dùng món châu báu này để kết nạp các anh hùng hào kiệt, dù có mất hết cũng không sao. Tiền tài là thân ngoại chi vật. Chúng ta cần phải để nhân nghĩa lên trên hết.
Hồng Thắng Hải thấy chàng nói như vậy không tiện khuyên nữa. Ngày hôm đó đi tới thành Vũ, vào khách sạn nghỉ ngơi, Thanh Thanh tánh ưa hoạt động, một mình vào trong thành du lâm. Thừa Chí nghĩ thầm: “Có không biết bao nhiêu đôi mắt dòm ngó những châu báu này, ta chỉ sơ xuất một tí là xảy ra chuyện ngay.”
Vì vậy, chàng với chàng Câm hai người không dám rời khỏi khách sạn. Một giờ sau, Thanh Thanh hớn hở trở về, mỗi tay cầm một cái lồng tre nhỏ, mỗi lồng có một con dế, kêu “chích, chích” nhức cả tai. Nàng biếu một con cho Thừa Chí và nói:
– Mỗi con em mua hai mươi tiền đấy. Anh treo ở trong màn, đêm đến nó kêu nghe thú lắm.
Thừa Chí vui cười đỡ lấy rồi chàng bỗng vừa cười vừa hỏi:
– Ở ngoài phố chú có gặp thấy ai không?
Thanh Thanh ngạc nhiên nói:
– Không, anh hỏi gặp ai cơ chứ?
Thừa Chí nói:
– Lưng chú đã bị người ta đánh dấu vết, chú có biết không?
Thanh Thanh vội chạy về phòng mình cởi áo ngoài ra xem, quả nhiên trông thấy phía sau lưng có một cái vòng viết bằng phấn trắng. Nàng đoán chắc lúc mải mua dế, bị người ta vẽ mà không biết. Vừa xấu hổ, vừa tức giận, nàng nói vói Thừa Chí rằng:
– Anh đi bắt tên đó về cho em đánh nó một trận.
Thừa Chí cười nói:
– Tôi biết đi đâu tìm bây giờ?
Thanh Thanh nghĩ giây lát rồi bỗng nói:
– Bây giờ anh đi dạo phố, giả bộ khờ khạo không để ý
Thừa Chí vội cướp lời nói rằng:
– Bắt chước hình dạng của chú hồi nãy sẽ có người đến vẽ vào lưng tôi phải không?
Thanh Thanh cười nói:
– Phải đấy, anh đi mau đi.
Không thể thoái thác được, Thừa Chí dặn nàng và Hồng Thắng Hải cẩn thận trông coi những hòm xiểng rồi ung dung ra đi.
Thành Vũ là một thành phố náo nhiệt, kẻ tới người đi lại vốn chen chúc. Vừa ra khỏi cửa phòng đã có một người rón rén theo sau. Thừa Chí nghĩ thầm: “Giỏi thật, chúng bay ngày càng táo gan, không những theo dõi tài báu của chúng ta và con theo dõi từng người một. Nhưng chúng viết cái vòng trắng vào lưng chú Thanh để làm gì? Chúng nó làm như vậy có khác gì bảo cho chúng ta đề phòng trước?”
Nghĩ ngợi giây phút, chàng đã hiểu dụng ý của chúng rồi, liền nghĩ: “Có lẽ là một nhóm nào muốn độc chiếm nên chúng đánh dấu vào người, vào xe của chúng ta để cho những nhóm khác biết để đừng có nhúng tay vào.”
Nghĩ đoạn, chàng lẳng lặng len vào chỗ đám đông người. Quả nhiên người nọ cũng theo dõi chàng từng bước một, đến trước cửa một nhà thợ sắt, chàng giả vờ đứng xem người ta đúc dao, chờ người nọ đi gần tới nơi, đột nhiên quay lại giơ tay ra điểm vào yếu huyệt của người nọ. Người đó bị tê liệt hẳn nửa mình, rồi bị Thừa Chí khẽ kéo đi. Tới một ngõ hẻm vắng, Thừa Chí liền hỏi:
– Anh là thủ hạ của ai?
Người đó đau đến nỗi đầu toát đầy mồ hôi, bị Thừa Chí dùng sức bóp mạnh một cái, lại càng chịu không nổi, vội nói:
– Xin ông buông tay mau, đừng bóp gãy xương của cháu?
Thừa Chí cười nói:
– Anh không chịu nói, tôi sẽ bẻ gãy xương cổ anh ngay.
Người nọ vội nói:
– Cháu nói, cháu nói. Tên cháu là Hoàng Nhị Mao, thủ hạ của Sa trại chủ ở Ác Hổ Câu.
Thừa Chí hỏi:
– Anh muốn vẽ một cái vòng ở trên lưng tôi phải không? Anh vẽ như thế để làm gì?
Hoàng Nhị Mao nói:
– Sa trại chủ sai cháu vẽ như vậy. Còn vẽ để làm gì cháu không được rõ.
Thừa Chí hỏi:
– Sa trại chủ của anh hiện ở đâu?
Hoàng Nhị Mao nhìn ngược, nhìn xuôi nhưng vẫn không dám nói.
Thừa Chí lại bóp mạnh một cái, xuơng cổ tay người nọ kêu “lắc cắc.” Y sợ Thừa Chí bóp gãy xương thật, vội nói:
– Sa trại chủ bảo cháu tối nay đều họp mặt ở chùa Tam Quang tại ngoại thành.
Thừa Chí nói:
– Hay lắm, anh đưa đường dẫn tôi đi.
Không dám ương ngạnh nữa, Hoàng Nhị Mao đành phải dẫn Thừa Chí tới chùa Tam Quang. Lúc ấy còn sớm, trong chùa không có bóng người nào.
Chùa này đổ nát, bỏ hoang từ lâu, không có Sư hay ông Từ nào trông coi cả.
Khám xét trước sau chùa một lần, Thừa Chí điểm thêm huyệt cho Hoàng Nhị Mao câm, rồi vứt vào dưới khánh thờ. Một lát sau, chàng nghe chân người ở xa đi tới, vội trốn vào đằng sau tượng Phật. Mấy chục người bước vào trong chùa, rồi ngồi quây vòng tròn giữa đại điện.
Một người đàn bà lên tiếng nói:
– Nghiêm lão tứ, Lão ngũ, dẫn bốn anh em đi canh gác xung quanh, và phái hai người lên trên nóc nhà nữa.
Vài phút sau trên mái nhà đã có tiếng chân người đi lại. Thừa Chí nghĩ thầm và cười thầm: “Dù các ngươi có khôn ngoan như thế nào cũng mặc, ta đã vào đây trước rồi.”
Lại qua một lát sau, bên ngoài tiếp tục lại có người đi vào trong chùa. Chúng trò chuyện ồn ào vô cùng. Nghe chúng hàn huyên, Thừa Chí mới rõ tám Trại chủ của tám Sơn trại lớn tỉnh Sơn Đông đều có mặt tụ họp tại đây, nên chàng phải im hơi lặng tiếng, chớ không dám sơ ý như trước nữa.
Lại nghe người đàn bà nói:
– Chúng ta đã dò xét rõ lắm rồi. Món hàng này quả thật là những vật báu vô giá. Người áp tải là hai tên công tử bột khờ dại, và một tên bảo tiêu là Hồng Thắng Hải, người của phái Bột Hải, võ nghệ khá cao cường nhưng mãnh hổ địch sao nổi quần hổ. Nể y là anh em lục lâm cùng một đường lối với chúng ta, tới lúc ra tay, chúng ta tha cho y khỏi chết.
Một người khác nói:
– Về vấn đề cướp “tiêu” (hàng hày của báu) thì dễ như trở bàn tay, không phải phiền tới Sa trại chủ, anh em chúng tôi xin phụ trách hết. Nhưng còn vấn đề chia của thì chúng ta phải bàn định trước, để tránh khỏi có sự tranh chấp mà mất cả hòa khí của nhau đi!
Tên Sa trại chủ nói:
– Tiểu đệ mời quý vị tới đây họp là vì vấn đề này đây!
Một người giọng nói thô lỗ lên tiếng:
– Món hàng này, anh em chúng tôi thấy trước tiên. Tôi xin đề nghị: khi cướp được, chúng ta chia nó ra làm mười phần, Ác Hổ Câu chiếm hai phần. Chúng tôi Sát Bảo Cương chiếm hai phần, còn mỗi trại chiếm một phần.
Thừa Chí nghĩ: “Giỏi thật! Chưa chi chúng tới tụ họp tại đây để phân chia những vật báu của ta rồi!”
Lại nghe thấy tên khác nói:
– Tại sao các anh lại được hai phần? Theo ý tôi, chia làm tám phần công bằng hơn cả!
Sau đó, cả bọn cãi vã ồn ào mãi không ngớt. Lại có một tên giọng khàn khàn nói:
– Chia làm mười phần và tám phần cũng không công bằng. Trại Ác Hổ Câu có mấy nghìn anh em mà đoài hưởng ngang với Sát Bảo Cương chỉ có ba trăm người hay sao? Theo ý tôi thì nên chia làm chín phần. Ác Hổ Câu chiếm hai phần, còn bảy phần thì mỗi trại được một. Chúng ta bầu Sa trại chủ làm thủ lãnh đứng lên chia và phân phát cho các trại.
Đại đa số cường đạo tán thành ý kiến đó, nên một số ít không bằng lòng cũng phải nghe theo.
Tên Sa trại chủ nói:
– Nếu anh em đều tán thành như vậy, ngày mai chúng ta ra tay luôn. Và nơi hành động nhận hàng tôi định ở Trương Trang. Vậy ngày mai xin quý vị đưa hết đàn em tới đó!
Mọi người tán thành xong đều lần lượt ra khỏi căn chùa.
Bỏ mặc tên Hoàng Nhị Mao ở đó, Thừa Chí một mình trở về khách điếm, kể hết những chuyện đã qua cho Thanh Thanh nghe.
Thanh Thanh khẽ nói:
– Thanh thế của đạo tặc lớn lao như vậy thật là đánh không hết và giết không tận. Anh đã nghĩ cách gì đối phó chưa?
Thừa Chí đáp:
– Khi chúng tới, chúng ta hãy nhường nhịn trước, khi đã nhận ra tên nào là giặc rồi, ta liền ra tay thộp ngực tên đó. Rắn mất đầu, bọn lâu la của chúng phải chịu hàng ngay.
Thanh Thanh vỗ tay cười nói:
– Ý của anh rất hay.
Sáng ngày hôm sau, cơm nước xong, Thừa Chí ra lịnh lên đường. Suốt dọc đường, bọn giặc thám thính đi lại như thoi đưa. Chúng táo bạo ra mặt, không coi bọn Thừa Chí ra gì cả. Hồng Thắng Hải lo ngại nói:
– Viên tướng công, xét tình hình này chỉ trong ngày hôm nay thì chúng hạ thủ đấy.
Thừa Chí nói:
– Anh cứ việc trông nom xe cộ, đừng để cho lừa, ngựa hoảng sợ chạy tán loạn. Còn chống giặc đã có ba chúng tôi đối phó.
Hồng Thắng Hải vâng lời. Thừa Chí ra hiệu dặn chàng Câm, khi nào có lịnh của chàng mới ra tay hành động, chuyên phụ trách bắt người thôi. Chàng Câm gật đầu nhận lời.
Đi tới giờ thân, sắp tới Trương Trang, đằng trước có một khu rừng khá rậm rạp, cây cối um tùm. Bỗng nghe mấy tiếng “o o” của những cái tên bắn lên báo hiệu.
Vừa dứt, trong rừng rậm đã có mấy trăm tên đại hán ló ra, tên nào tên nấy đều đầu chít khăn xanh, mặc quần áo đen, tay cầm khí giới, lẳng lặng xông ra cản đường. Thấy vậy bọn phu xe liền cho ngừng xe lại, rồi ôm đầu chui vào gầm xe. Đó là luật của bọn đạo tặc, hễ bọn phu xe cứ nằm yên trong gầm xe là được thoát chết. Lại nghe mấy tiếng tùvà nổi lên, tiếng vó ngựa rồn rập, mấy chục tên tướng cướp cỡi ngựa ở trong rừng rậm phóng ra, cản phía sau xe của Thừa Chí. Chúng làm như vậy là phòng bọn Thừa Chí quay đầu chạy trốn.
Tối hôm trước tại chùa Tam Quang, tuy chưa nhận được mặt tên chúa cướp, lúc này Thừa Chí chú ý nhìn, thấy phía trước bảy người đi ngang hàng tới. Một người mặt trắng ngoài 30 tuổi, xông lên trước, tay không cầm khí giới, chỉ cầm một chiếc quạt phe phẩy, giọng thỏ thẻ nói:
– Xin chào Viên tướng công!
Nghe tiếng nói của người nọ, Thừa Chí biết ngay là Sa trại chủ của trại Ác Hổ Câu. Thấy y có thái độ ung dung, chân đi vững chắc, Thừa Chí nghĩ thầm: “Tên này có thể là kình địch đây? Không ngờ trong lục lâm lại có những nhân vật như thế này.”
Nghĩ đoạn, chàng chắp tay chào và nói:
– Tôi không dám! Kính chào Sa trại chủ!
Tên Sa trại chủ giựt mình, nghĩ thầm: “Sao y lại biết tên họ mình nhỉ?”
Nghĩ xong, y nói:
– Viên tướng công đi đường chắc mệt nhọc lắm?
Nhìn sắc mặt của y, Thừa Chí nghĩ: “Suốt dọc đường, y cho người theo dõi chúng ta. Chúng biết tên họ của ta không lấy gì là lạ, nhưng ta gọi tên họ của y chắc y ngạc nhiên lắm. Đã thế ta cứ giả bộ đùa y chơi.”
Nghĩ xong, chàng nói:
– Đi đường không lấy gì làm mệt nhọc cả. Chỉ bực mình một nỗi là hành lý của chúng tôi nặng nề quá!
Sa trại chủ cười nói:
– Viên tướng công lên Bắc Kinh dự thi đấy à?
Thừa Chí đáp:
– Không phải. Chúng tôi nhờ Trời cũng có ít tiền nhưng thiếu công danh. Nên gia phụ sai tiểu đệ đem ít tiền tài lên kinh để vận dụng một chút chức tước, có thế thôi.
Sa trại chủ cười nói:
– Các hạ ăn nói nhanh nhẩu lắm, chứ không có vẻ gì hủ lậu như các nho sĩ khác.
Thừa Chí cười nói:
– Tối hôm qua, có một người bạn nói với tôi rằng: Hôm nay có một vị họ Sa tức Sa trại chủ ở dọc đường chờ tôi và dặn tôi phải cẩn thận để ý. Nên từ sáng tới giờ, lúc đi đường tôi vừa chăm chú ngóng nhìn chỉ sợ lỡ cơ hội không được gặp gỡ. Ngờ đâu ngẫu nhiên chúng ta gặp nhau ở đây. Các hạ cũng ăn mặc nho sĩ như tôi, có phải cũng lên kinh đấy không. Nếu vậy, chúng ta cùng đi cho vui. Các hạ nghĩ sao?
Vừa buồn cười vừa tức thầm, bụng nghĩ chưa bao giờ lại gặp những tên mới ra đời mà lại quá ngây thơ như thế này, Sa trại chủ cười nói:
– Viên tướng công ở nhà hưởng phúc có hơn không? Hà tất phải đi đường mệt nhọc khổ sở như thế này làm gì. Tướng công nên biết trên giang hồ có nhiều sự hiểm ác lắm.
Thừa Chí nói:
– Lúc đệ ở nhà, nghe các cụ nói trên chốn giang hồ có những gái điếm lừa bịp. Ngờ đâu đi hàng nghìn dặm đường rồi mà lại chưa hề gặp thấy một tên bịp bợm nào cả. Đệ chắc các lời dạy bảo của các cụ đều sai lầm cả.
Bảy tên Trại chủ kia nghe Thừa Chí lải nhải nói những lời nửa điên nửa rồ, đều không nhịn được cứ đưa mắt ra hiệu thúc dục Sa trại chủ ra tay hành động. Sa trại chủ bỗng sa sầm nét mặt, rú lên một tiếng, xòe chiếc quạt ra. Trong quạt có vẻ một cái sọ người, mồm ngậm một con dao, trông rất rùng rợn. Thấy vậy, Thanh Thanh cũng phải hoảng sợ. Sa trại chủ khà khà cười một cách quái dị. Chưa dứt tiếng cười, y phẩy chiếc quạt, mấy trăm lâu la xông ra bao vây những xe cộ. Thừa Chí định nhảy ra tóm luôn tên Sa trại chủ. Bỗng trong rừng có tiếng còi thổi bằng lá tre, Sa trại chủ nghe tiếng đó, biến ngay sắc mặt, lại phẩy tay một cái, bọn lâu la ngừng ngay. Hai người cỡi ngựa ở trong phóng ra. Người đi trước là một ông cụ râu tóc bạc phơ, phía sau là một thiếu nữ, tay cầm mấy tàu lá tre.
Cả hai tiến tới giữa Sa trại chủ và Thừa Chí liền gò cương đứng lại. Sa trại chủ nói:
– Đây là địa giới của tỉnh Sơn Đông!
Ông cụ nọ đáp:
– Ai bảo không phải là đất của Sơn Đông.
Sa trại chủ nói:
– Năm xưa, chúng ta hội họp ở núi Thái Sơn, quyết định như thế nào nhỉ?
Ông cụ đáp:
– Bang Thanh Trúc chúng tôi, không được đến tỉnh Sơn Đông giết người cướp của. Bên các ông cũng không được sang địa giới Hà Bắc chúng tôi hành động.
Sa trại chủ nói:
– Đúng đấy, vậy không hiểu gió gì đã thổi Trình lão gia tới đây?
Ông cụ đáp:
– Nghe nói có một mớ hàng sắp tới tỉnh Hà Bắc. Trong đó có nhiều cái khá quý giá cho nên chúng tôi mới đến xem qua trước.
Sa trại chủ biến sắc mặt nói:
– Chờ khi nào hàng đó tới địa giới của Trình lão gia thì lão gia có muốn xem cũng chẳng muộn kia mà!
Ông cụ khà khà cười nói:
– Sao lại không muộn? Có lẽ lúc bấy giờ hàng đã lọt vào tay chú em, làm gì đến lượt tôi xem được nữa?
Thừa Chí, Thanh Thanh, và Hồng Thắng Hải, ba người đưa mắt nhìn nhau và nghĩ thầm: “Thì ra đạo tặc ở Hà Bắc cũng được tin rồi, muốn xí phần đấy! Để xem chúng đối phó với nhau ra sao?”
Bọn giặc Sơn Đông thì thầm nhỏ to có vẻ phản đối, đa số trách ông cụ vô lễ. Nghe chúng nói Trình Thanh Trúc, Thừa Chí nghĩ có lẽ đó là tên của ông cụ.
Ông cụ lớn tiếng nói:
– Các người cãi vã bàn tán lộn xộn cái gì? Tai tôi nghễnh ngãng không nghe rõ đâu.
Sa trại chủ phẩy quạt một cái, bọn giặc im mồm ngay, Sa trại chủ nói:
– Đã có hẹn ước rồi, tại sao Trình lão gia không giữ lời hứa? Nếu vô tín vô nghĩa như vậy, có phải bị anh hùng hảo hán ở trên giang hồ cười cho không?
Ông cụ không thèm trả lời chỉ quay qua hỏi nàng thiếu nữ kia rằng:
– A Chín, ở nhà ta nói với cháu những gì?
Thiếu nữ nọ đáp:
– Ông nói chúng ta sang tỉnh Sơn Đông xem vật báu đi!
Thanh Thanh thấy giọng nàng nói có duyên, liền đưa mắt ngắm nhìn. Nàng quả thật nhan sắc tuyệt vời.
Trình Thanh Trúc cười nói:
– Thế ông có nói chúng ta thò tay vào lấy đồ không?
A Chín đáp:
– Không ạ. Mà bây giờ cũng không nói lấy cơ mà.
Trình Thanh Trúc quay lại nói với Sa trại chủ rằng:
– Chú em đã nghe thấy chưa? Có bao giờ tôi nói sang bên Sơn Đông cướp bóc đâu?
Sa trại chủ đổi ngay nét mặt, mỉm cười nói:
– Phải. Thế mới là nghĩa khí chớ! Trình lão gia xa xôi tới đây, lát nữa cũng sẽ được một phần.
Trình Thanh Trúc không trả lời, quay lại hỏi A Chín:
– A Chín, chúng ta ở nhà còn nói thêm gì nữa không?
A Chín đáp:
– Ông nói nhiều vật báu lắm, đừng để cho người khác lấy đi mất.
Trình Thanh Trúc hỏi:
– Nếu người ta cứ lấy thì sao?
A Chín đáp:
– Lúc ấy, ông đành phải ra tay bảo vệ.
Trình Thanh Trúc khà khà cười nói:
– Cháu tuy nhỏ tuổi, nhưng trí nhớ cũng khá đấy.
Nói đoạn, ông cụ quay lại nói với Sa trại chủ rằng:
– Bây giờ chú em đã rõ rồi chớ! Chúng tôi không được cướp bóc ở tỉnh Sơn Đông, điều đó không sai chút nào. Nhưng tôi phải bảo vệ họ. Điều này trong hẹn ước, không có nói đến và cũng không cấm phải không?
Sa trại chủ mặt xám lại trả lời:
– Ông cấm chúng tôi cướp, để chờ món hàng đó tới địa giới Hà Bắc là ông đỡ nhẹ hết có phải thế không?
Trình Thanh Trúc nói:
– Chính thế! Như vậy, tôi không làm hư hỏng nghĩa khí của giang hồ, không trái lời hứa hẹn ở trên núi Thái Sơn.
Thấy y giở lý sự cùng ra như vậy, nói trái mà là y muốn đoạt hết những vật báu đó, bọn đạo tặc khi ông cháu y, một ông già và một con nít, đổ xô lên múa đao định phân thây đối phương làm muôn mảnh.
A Chín để hai tàu lá tre vào mồm thổi. Chưa dứt tiếng còi hiệu đó, trong rừng rậm đã có mấy trăm tên đại hán xông ra, đều mặt y phục đồng màu, và trên đầu cắm cành tre xanh. Sa trại chủ giựt mình nghĩ thầm: “Không dè lão ta lại bố trí sẵn sàng như vậy! Nhưng bọn chúng đến đông đúc như vậy, tại sao những lâu la canh phòng của bên mình lại không hay biết gì cả?”
Nghĩ đoạn, y phẩy chiếc quạt một cái, nhân mã của tám trại bên phe Sơn Đông tiến lại bày thành trận thế.
Xem tình hình này thì thể nào cũng có một trận ác chiến xảy ra. Người của phe Sơn Đông nhiều hơn, còn phe Thanh Trúc tuy ít hơn nhưng người nào người nấy tinh nhuệ hơn. Nếu đánh nhau, chưa biết mèo nào cắn miễu nào!
Thừa Chí kéo tay Thanh Thanh, hai người nhìn nhau mỉm cười, Thanh Thanh khẽ cười rồi nói:
– Chưa cướp được đồ đạc của người mà chúng đã đánh lẫn nhau trước rồi. Thật buồn cười đến vỡ bụng được!
Thừa Chí nói:
– Không ngờ chúng ta lại là: “Ngư Ông đắc lợi tiếu hi hi.”
Lúc ấy bọn giặc Sơn Đông sửa soạn đánh ồ ạt. Nhưng chúng vẫn dành riêng mấy chục người canh gác đội xe cộ của Thừa Chí để cho Thừa Chí không có kịp bôn tẩu.
Thừa Chí vẫy tay gọi Hồng Thắng Hải lại gần, rồi hỏi:
– Phe bang Thanh Trúc là đạo tặc ở nơi nào thế?
Hồng Thắng Hải đáp:
– Bang Thanh Trúc đứng đầu tỉnh Hà Bắc và lão Trình Thanh Trúc này là thủ lãnh. Y tuy gầy còm già nua như vậy nhưng võ nghệ lợi hại lắm.
Thanh Thanh hỏi:
– Còn người con gái kia có phải là cháu gái của y không?
Hồng Thắng Hải nói:
– Tiểu nhân nghe nói lão già Trình Thanh Trúc này tánh lạ lùng lắm, suốt đời không lấy vợ. Người con gái này có lẽ là cháu nuôi của y chớ không phải là cháu ruột đâu.
Thanh Thanh gật đầu không nói gì cả, thấy A Chín ung dung, không vẻ gì sợ hãi, trong lòng nghĩ thầm: “Có lẽ nàng biết võ cũng nên. Hãy để chúng đánh nhau, xem bên nào thắng bại?”
Lúc ấy, tiếng còi lá tre của bang Thanh Trúc nổi lên tứ phía. Mấy trăm đại hán chia thành bốn đội. Trình Thanh Trúc và A Chín quay ngựa về bên trận mình, đứng phía trước bốn đội lâu la kia, trong tay vẫn cầm khí giới.
Đang lúc hai bên sắp sửa khai chiến, bỗng nghe thấy đằng phương Nam có tiếng nhạc ngựa vọng đến, tiếp theo đó ba người cỡi ngựa phi tới. Người đi trước lớn tiếng kêu gọi:
– Hai bên cùng là bạn thân cả. Xin nể mặt đệ, hãy ngừng tay lại.
Thừa Chí nghĩ thầm: “Sao bỗng dưng lại có một tay giải hòa tới thế này?”
Ba người cỡi ngựa vừa phi tới nơi. Người cầm đầu là một thân hào, ngoài 50 tuổi, mặc áo bào gấm hoa, tay cầm một ống điếu lên. Theo sau y, một người cao và một người lùn đều mặc đồ vải.
Phi ngựa xen vào giữa hai đội nhân mã, thân hào nọ giơ ống điếu lên, lớn tiếng cưòi nói:
– Cùng là anh em nhà cả, có chuyện gì dùng lời lẽ giải quyết, hà tất quý vị phải dùng đến đao thương thế này? Các vị không sợ bạn hữu trên giang hồ cười cho ư?
Sa trại chủ nói:
Y liền đem chuyện bang Thanh Trúc vượt biên giới cướp bóc kể sơ sơ cho tên họ Chữ nghe. Trình Thanh Trúc cứ cười nhạt, không thèm nói nửa lời.
Hồng Thắng Hải nói với Thừa Chí rằng:
– Viên tướng công, Sa trại chủ kia tên là Sa Thiên Quãng biệt hiệu là Âm Dương Phiến với Chữ Hồng Liễu, Chữ trang chủ đây là nhị bá ở tỉnh Sơn Đông này.
Thanh Thanh nói:
– Ồ! Hai tên hồi nãy anh nói tức là hai tên này đấy.
Thừa Chí nói:
– Tại sao y là Trang chủ?
Hồng Thắng Hải nói:
– Sa Thiêng Quãng khai sơn lập trại, lăn lộn trong chốn lục lâm. Còn Chữ Hồng Liễu thì yên phận làm viên ngoại xây một tòa sơn trang, xung quanh trồng hơn nghìn cây liễu tự đặt là Thiên Liễu Trang. Nhưng sự thật thì y là độc hành đại đạo. Thường thường một mình đi kiếm ăn ở các tỉnh xa, nhiều lắm y chỉ đem theo hai bên tên phò tá là cùng.
Thanh Thanh nghĩ: “Hành động của y cũng giống như các ông phái Thạch Lương của ta.”
Chữ Hồng Liễu lớn tiếng nói:
– Trình đại ca, theo đúng lý thì việc này đại ca không phải. Năm nọ, quần hùng đại hội ở trên Thái Sơn, đệ cũng hân hạnh được dự. Tất cả anh em có quyết định này. Không ai được vượt qua biên giới khác làm ăn!
Trình Thanh Trúc nói:
– Bây giờ chúng tôi đến đây là làm phúc bảo vệ cho họ, chớ có phải đến cướp bóc đâu, tôi thấy chợ chưa họp mà cái ống điếu kia của bạn đã đến rồi.
Chữ Hồng Liễu cả cười, chỉ hai đại hán đứng phía sau nói:
– Hai vị này là Hoài Âm song kiệt Ngưu Hóa Thành và Trương Hưng. Không quản ngại đường sá xa xôi, hai vị đó đã tới sơn trang của tôi, nói có một món tài hỷ đem biếu tôi. Lúc này, người phát phì, tôi lười biếng không định đi. Nhưng hai vị đó đã có nhã ý như vậy, tôi không tiện khước từ, đành phải gượn đi tới đây xem sao. Ngờ đâu lại gặp đủ mặt chư anh hùng ở đây, thật là náo nhiệt vô cùng! Hà, hà!
Thừa Chí và Thanh Thanh đưa mắt nhìn nhau, trong lòng nghĩ thầm: “Hay thật! Lại có thêm ba con cú dự vào!”
Sa Thiên Quãng nghĩ: “Tên họ Chữ này võ nghệ cao cường lắm. Đằng nào cũng phải chia cho y một phần rồi, thà rằng bắt tay để đối địch với Trình Thanh Trúc còn hơn.”
Nghĩ đoạn, y liền nói:
– Chữ trang chủ là người trong tỉnh Sơn Đông, lẽ tất nhiên phải được chia một phần rồi. Điều đó anh em chúng tôi không dám e ngại nhưng còn vấn đề người khác tỉnh hưởng lợi, phen này chúng ta nhường nhịn, thì sau này chúng ta hết đường kiếm ăn. Có phải thế không?
Chữ Hồng Liễu nói:
– Chẳng hay Trình đại ca nghĩ sao?
Trình Thanh Trúc đáp:
– Câu chuyện ngày hôm nay không thể dàn xếp ổn thỏa được, chúng ta chỉ có cách giải quyết bằng đao thương, phải trái theo thua được mà định đoạt thôi!
Chữ Hồng Liễu quay lại nói:
– Sa Lão đệ nghĩ sao?
Sa Thiên Quãng đáp:
– Các hảo hán của phái Sơn Đông chúng tôi bao giờ chịu để cho người ngoài đến tận nơi mà bắt nạt như vậy.
Lời nói đó ý kéo Chữ Hồng Liễu nhập vào bọn mình. Trình Thanh Trúc vươn vai, ngáp dài một cái, rồi nói:
– Chúng ta một chọi một hay đánh ồ ạt cả bọn? Xin Sa trại chủ cho biết ý kiến, muốn thế nào ta cũng theo hết.
Sa Thiên Quãng bỗng dương chiếc quạt Âm Dương ra, miệng cười khì khì, rồi hỏi Chữ Hồng Liễu rằng:
– Chữ đại ca nghĩ sao?
Từ khi được Hoài Âm song kiệt cho hay tin này, Chữ Hồng Liễu vốn định nuốt hế số châu báu này nhưng đến chậm qúa, nên bây giờ chỉ mong được chia một phần lớn, có thế thôi. Chớ y cũng biết bang Thanh Trúc có nhiều người tài giỏi, và Bang chủ Trình Thanh Trúc nổi tiếng lâu năm, tất nhiên không hèn kém. Nên y không muốn làm mích lòng, liền nói:
– Thế này chỉ có cách là tỉ thí võ nghệ mới xong. Đánh ồ ạt cả bọn chết chóc và bị thương nhiều lắm. Hà tất phải tổn thương hòa khí như vậy? Đệ có một cách rất công bằng, chẳng hay quý vị có cho phát biểu không?
Trình Thanh Trúc và Sa Thiên Quãng đều nói:
– Mời Chữ trang chủ cứ việc phát biểu ý kiến.
Chữ Hồng Liễu giơ ống điếu chỉ mười cái xe lớn của Thừa Chí nói:
– Chỗ kia có mười cái hòm sắt, mỗi bên chúng ta phái ra mười người, tất cả đấu mười trận, chỉ đánh đến thắng bại thì thôi, chớ đừng có đả thương lẫn nhau. Ai thắng thì người đó được lấy một hòm sắt, như vậy rất công bình, đằng nào chúng ta cũng nhàn rỗi, vô sự coi như luyện tập võ để nghiên cứu cái hay cái dở của nhau. Ai thắng sẽ được chỗ châu báu đó, coi như được giải thưởng vậy, còn người thua cũng không mất mát gì, như vậy có hơn không? Chẳng hay hai vị nghĩ sao?
Nghe thấy ý kiến của y rất hay, Trình Thanh Trúc khen ngợi và tán thành trước. Với sự đánh ồ ạt cả bọn, Sa trại chủ cũng không dám tự tin là sẽ thắng, đồng thời y nghĩ thầm: “Ta để cho mỗi trại phái một đại biểu ra tỷ thí, nếu thắng là số may của họ. Vả lại, phần đó đã định chia cho họ rồi. Nếu họ thua, cũng không liên can gì đến ta, còn ta và Đàm lão nhị xuất trận, tất không thể nào thua được, như vậy là ta cướp được hai phần không?”
Nghĩ đoạn, y nhận lời.
Hai bên ra lệnh thâu quân để thương lượng lựa chọn người đại diện tỷ thí. Chữ Hồng Liễu sai người lấy đất vẽ dấu hiệu “Giáp – ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý” vào mười cái hòm. Thừa Chí và Thanh Thanh để bọn chúng tha hồ giở đủ các trò, đứng yên xem xét. Thấy hai người không có vẻ gì sợ sệt cả, Trình Thanh Trúc có chút ngạc nhiên cứ đưa mắt liếc trộm luôn luôn. Tất cả đạo tặc đứng quây thành vòng tròn. Chữ Đồng Liễu đứng giữa làm giám khảo. Trận đấu thứ nhất do bên Sơn Đông phái người ra trận đấu trước. Trận đấu quyền, người của hai bên đều vạm vỡ lực lưỡng tỏ ra có sức mạnh vô cùng, chỉ nghe thấy bình bình, bộp bộp, cả hai cùng chịu được đòn.
Sau cùng người của phe Hà Bắc không cẩn thận bị đối phương móc ngã, định đứng dậy tiếp tục đánh nữa. Chữ Hồng Liễu liền xua tay và cho viết chữ “Lỗ” (Sơn Đông) ở bên cạnh chữ “Giáp” tên hòm sắt. Trận thứ nhất phe Sơn Đông thắng, bọn lâu la bên phe này hoan hô khen ngợi, tiếng vang dội như sấm.
Trận thứ hai phe Hà Bắc phái người ra trước, Sa Thiên Quãng biết tên võ sĩ này là hảo thủ của Thiết Sa chưởng nhưng Đàm phó trại chủ của bên mình còn giỏi hơn một bực, không bỏ lỡ dịp tốt, liền phái Đàm phó trại chủ ra đấu. Chưởng pháp của hai đấu thủ hơn kém nhau rất ít nhưng công lực của Đàm phó trại chủ điêu luyện hơn.
Sau vài chục hiệp, Đàm phó trại chủ đánh một chưởng vào cánh tay đối phương. Người nọ bại cả một bên tay, thế là phe Sơn Đông lại thắng thêm một trận.
Bọn đạo tặc bên phe Sơn Đông đang đắc chí. Ngờ đâu đến trận thứ ba, thứ tư, thứ năm, và thứ sáu, phe Hà Bắc đều thắng cả. Đến trận thứ bảy là trận đấu bằng võ khí. Trại chủ Sát Bát Bảo Cương cầm một thanh Cửu Hoàn đao ra trận, oai phong lẫm liệt, quả nhiên nhứt chiến thành công, và còn chém đứt cánh tay của đối phương.
Chữ Hồng Liễu nghĩ thầm: “Bây giờ chỉ còn ba hòm sắt, ta mà không ra tay, bị hai phe chia hết có phải là công dã tràng xe cát bể Đông không? Bây giờ đến trận thứ tám do bang Thanh Trúc phái người ra trước, bất cứ là nhân vật nào, ta cũng quyết ý đại diện phe Sơn Đông để tỷ thí. Hãy lấy được một chiếc hòm sắt đã.”
Nghĩ đoạn, y tằng hắng một tiếng rồi nói với Sa trại chủ rằng:
– Sa lão đệ, đấu thủ của đối phương càng ra càng lợi hại, để trận này tôi xin tiếp tay.
Sa trại chủ biết ý của y, liền đáp:
– Chúng tôi cần Chữ trang chủ lấy sĩ diện cho phe Sơn Đông.
Thấy đối phương có một người bước ra, Chữ Hồng Liễu ngẩn người, vì đối thủ là người con gái ít tuổi “A Chín.” Nàng mới độ 15, 16 tuổi, tay không khí giới, chỉ cầm một que trúc nho nhỏ.
Chữ Hồng Liễu nghĩ thầm: “Ta là đại hào kiệt trong võ lâm, khi nào chịu hạ mình đi đấu với một bé nhỏ xíu thế kia!”
Y đã bước được mấy bước rồi sực nghĩ như trên, liền lùi ngược lại, nói với Sa trại chủ rằng:
– Sa tiểu đệ hãy phái người khác ra đấu trận này, tôi xin dự trận sau vậy.
Sa trại chủ biết y không muốn đấu với phụ nữ, liền lớn tiếng hỏi:
– Trong anh em có chú nào thích thú thì ra tiếp cô nhỏ này, dợt vài hiệp.
Trong bọn có một người nhảy ra, mình cao vai rộng, da trắng bạch, tay cầm đôi bút phán quan. Người này là Trại chủ Hoàng Thạch Ba họ Tần tên là Đống. Người này võ nghệ tinh thông, tánh tình phong lưu, thấy đối phương là cô gái tuyệt luân, nàng tuy còn nhỏ tuổi nhưng trông xinh xắn và thêm vẻ đài các cao quý. Tần Đống đã ham mê từ lâu, nghe Sa Thiên Quãng gọi, liền nhảy ngay ra, vỗ ngực xin dự cuộc đấu.
Sa trại chủ mỉm cười nói:
– Tất cả anh em chúng ta, chỉ có chú mới là người xứng đôi, hợp lứa.
Tần Đống cố ý dương oai, nhảy lên thật cao và nhẹ nhàng trầm mình xuống trước A Chín. Y định khoe khoang khinh công trước, rồi nói vài câu khách sáo, để lấy lòng cô bé. Ngờ đâu, y vừa chạm đất đã thấy một bóng xanh phi tới. Que trúc bên tay phải của A Chín đã đâm tới. Thế võ này không những nhanh nhẹn vô cùng, ngoài ra lại còn nhằm đúng yếu huyệt trước ngực y mà đâm. Tần Đống là người sử dụng bút Phán Quan, tất nhiên rất thạo các yếu huyệt, thấy vậy y giựt mình kinh hãi, giơ bút trái ra đỡ, lại thấy ngay que trúc bên trái đối phương đâm tới. Cứ liên tiếp như vậy, tránh hết thế này, lại đỡ thế khác, Tần Đống toát mồ hôi lạnh và cuống quít lên. Bọn giặc phe Sơn Đông thấy A Chín tuổi nhỏ như vậy mà võ công lại cao cường đến thế đều kinh ngạc. Thừa Chí và Thanh Thanh cùng lấy làm lạ đưa mắt nhìn nhau.
Lúc ấy, A Chín và Tần Đống đấu đã được mấy chục hiệp rồi. Tần Đống nghĩ thầm: “Nếu ta hạ không nổi con bé này thì còn đứng vững sao nổi ở đất Sơn Đông này.”
Càng nghĩ y càng nóng ruột, đôi bút phán quan càng chặt chẽ hơn trước. Đột nhiên A Chín chống que trúc bên tay trái xuống đất, nhảy lên trên cao, rồi nhân lúc rơi trở xuống, múa trúc bên phải đánh xuống. Thế đầu không trúng, nàng lại chống que trúc bên trái đâm xuống. Phải biết thế võ này của nàng là tuyệt kỹ của Trình Thanh Trúc. Không biết dùng thế gì để chế ngự, Tần Đống giật lùi luôn luôn bỗng sơ ý bị A Chín điểm luôn một que vào yếu huyệt trên vai, cánh tay trái bị tê liệt, bút phán quan rơi xuống, mặt đỏ bừng lùi ngay về bên phe mình. A Chín đang định rút lui, Chữ Hồng Liễu rảo bước xông ra, kêu gọi:
– Thật là thầy nào trò nấy, võ nghệ của cô nương thần diệu vô cùng, nếu chưa thấm mệt, xin cô chỉ giáo cho vài miếng có được không?
A Chín cười nói:
– Vừa rồi chú kia chóng thua như thế làm cháu mất hứng, nếu bác vui lòng chỉ giáo thì còn gì hân hạnh cho cháu hơn nữa, chẳng hay Chữ bá bá dùng khí giới gì?
Chữ Hồng Liễu cười nói:
– Người lớn đùa với trẻ con, việc gì phải dùng đến võ khí, ta chỉ tay không thôi.
Thì ra Chữ Hồng Liễu đứng cạnh quan sát thấy A Chín võ nghệ cao cường như vậy cũng phải hoảng sợ thầm, bụng nghĩ: “Trận này con nhỏ đã lợi hại như thế, chắc hẳn trận sau đối thủ sẽ lợi hại hơn, nếu không cản con nhỏ này lại đánh một trận, để được một chiếc hòm sắt hãy hay.”
Các người bên bang Thanh Trúc nhận thấy, nếu A Chín đánh luôn hai trận thì mệt nhọc quá, nên đã có ba người nhảy ra tiếp tay, nhưng A Chín tuổi trẻ háo thắng vội lên tiếng nói:
– Tôi đã nhận lời Sư bá rồi.
Ba người nọ đành phải rút lui.
Chữ Hồng Liễu từ từ đi đến giữa đấu trường, vừa mới vận hơi, bộ mặt trắng trẻo đã biến thành màu đỏ như chu sa. Trình Thanh Trúc vẫy tay gọi A Chín lại ghé tai dặn mấy câu, A Chín gật đầu nhận lời. Đại khái Trình Thanh Trúc biết đối thủ là kình địch, cho nên mới dặn nàng phải cẩn thận. A Chín quay lại đấu trường, khom lưng cúi chào, tay múa hai que trúc bảo vệ toàn thân nhưng không tấn công.
Chữ Hồng Liễu đi từ từ từng bước một tới gần, bỗng đánh một chưởng ra tấn công thẳng vào lưng nàng. A Chín chống hai que trúc bỗng nhảy tránh xa, rồi đánh trái lại một que, que tay phải vừa đánh ra, que tay trái lại đánh tiếp theo luôn, tấn công như vũ bão. Thấy nàng đâm trúng một que vào bả vai đối thủ, anh em bang Thanh Trúc đều vỗ tay hoan hô khen ngợi. Ngờ đâu Chữ Hồng Liễu không hề hấn gì, mặt càng đỏ thêm, đỏ suốt tới cổ, vẫn cứ bước một tấn công tới. Thân pháp của A Chín rất nhẹ nhàng, phi đi bay lại, hễ có cơ hội là lại tấn công luôn một hồi. Chữ Hồng Liễu to béo, vạm vỡ chỉ bảo vệ yếu huyệt, bỏ mặc tứ chi bả vai, tha hồ để nàng tấn công.
Thừa Chí đứng cạnh xem, khẽ nói với Thanh Thanh rằng:
– Người này lớn tuổi như thế mà hẹp lượng hơn cô bé. Chú để ý xem, y sắp sửa hạ độc thủ đấy.
Thanh Thanh vội nói:
– Em đi cứu nàng nhé?
Thừa Chí cười nói:
– Hai bên đều là kẻ địch định cướp tài vật của chúng ta, cứu làm gì?
Thanh Thanh nói:
– Cô bé này kháu khỉnh, có duyên lắm, hãy cứu nàng thoát nạn trước đã. Anh ra tay đi.
Thừa Chí cười gật đầu. Lúc ấy trong đấu trường hai người càng đánh càng kịch liệt. Đầu của Chữ Hồng Liễu đỏ hây, hầu như sắp mất máu ra. Một lát sau, tay của y đã bắt đầu đỏ dần.
Thừa Chí nói:
– Khi nào bàn tay y cũng đỏ là cô bé kia bị tai ách liền.
Nói xong, chàng cỡi lên yên ngựa, trong lòng đã dự tính phương pháp cứu A Chín rồi.
Lúc đó, người của Chữ Hồng Liễu lại bị đánh trúng mấy que trúc nhưng y vẫn trầm lặng, từ từ phát chưởng ra, chưởng nào cũng thâm độc. Càng đánh, A Chín càng thấy kém thế dần, hơi thở hồng hộc, thân pháp kém nhanh nhẹn.
Trình Thanh Trúc vội kêu gọi:
– A Chín, con rút lui đi. Bác Chữ đã đại thắng rồi!
A Chín quay mình định lui nhưng Chữ Hồng Liễu không để cho nàng ra khỏi đấu trường, quát lớn:
– Đánh ta bấy nhiêu que như vậy, mà mi còn muốn yên ổn rút lui ư?
Chưởng pháp của y tuy chậm chạp, nhưng A Chín không sao lui ra khỏi phạm vi chưởng phong của y. Thấy bàn tay của y đã bắt đầu đỏ, Trình Thanh Trúc vội lấy luôn một cây trúc ở trong tay đàn em, nhảy xổ tới cành trúc đâm thẳng ra và lớn tiếng kêu gọi:
– Cả hai bên hãy ngừng tay ngay!
Còn phe bên này, Sa Thiên Quãng lấy chiếc quạt ra, phi thân tiến thẳng vào nhằm yếu huyệt của Trình Thanh Trúc mà điểm. Vội dùng tả chưởng gạt ra, Thanh Trúc định tâm vào cứu A Chín, nhưng bị Sa Thiên Quãng chận ngang, không sao thoát thân được.
Vì địch thủ võ nghệ cao cường, Thanh Trúc bắt buộc phải cẩn thận nghênh chiến.
A Chín đầu đầy mồ hôi, chân tay đã chậm dần. Thừa Chí bỗng la lớn:
– Ôi Trời ơi! Cứu tôi với, cứu tôi với!
Ngồi trên mình ngựa, chàng vừa la vừa xông vào trong đấu trường. Trình Thanh Trúc và Sa Thiên Quãng phải nhảy sang hai bên để tránh. Thừa Chí ở trên mình ngựa lắc lư như sắp ngã, hay tay ôm chặt lấy cổ ngựa. Chàng bỗng luồn xuống bụng ngựa, rồi lại trèo được lên trên yên, trông rất tội nghiệp. Con ngựa phi tới giữa A Chín và Chữ Hồng Liễu đứng dừng ngay lại. Thừa Chí thở hồng hộc, từ từ bò xuống ngựa, lớn tiếng nói:
– Ô hô! Nguy hồ hiểm tai! Thật là cứu tử nhứt sinh. Súc sinh, súc sinh, mi muốn giết chết Tiểu sinh này phải không?
Nhờ sự ngăn cản đó, A Chín mới thoát khỏi tay Chữ Hồng Liễu mà trở về bên phe mình. Chữ Hồng Liễu cũng không tiện đuổi theo truy kích nữa.
Trình Thanh Trúc nói:
– Sa trại chủ, tôi muốn lãnh giáo tài nghệ “Âm Dương bảo phiến” của bạn.
Sa Thiên Quãng nói:
– Đệ cũng có ý định là cái hòm bảo vật cuối cùng này để chúng ta quyết thắng phụ.
Hai người giao chiến mấy chục hiệp rồi vẫn chưa phân được thua. Lần đấu tranh thứ hai này, cả hai bên cũng không kiêng nể, và cùng sử dụng những thế hiểm độc để hại nhau. Song trúc của Trình Thanh Trúc rất dài nhưng thế võ tinh kỳ nên Âm Dương phiến của Sa Thiên Quãng không sao đến gần đối phương được.
Lúc ấy mặt trời đã xế về phía Tây, chim chóc từng đàn về tổ, tái chiến thêm mấy chục hiệp. Sa Thiên Quãng kém vế dần, hai chân đã thiếu vững chắc. Thấy vậy, Chữ Hồng Liễu vội lên tiếng gọi:
– Hai bên ngang sức nhau, khó lòng phân chia thắng bại. Hòm bảo vật đem ra chia đôi, mỗi người được một nửa.
Trình Thanh Trúc cười một trận thật lớn, quét ngang đôi que trúc xuống đất, Sa Thiên Quãng vội nhảy lên để tránh. Trình Thanh Trúc hai tay bỗng thu lại, đánh ra rất nhanh, hai que trúc bén nhọn như loạn lên, liên tiếp đâm luôn mấy que. Lúc này, Sa Thiên Quãng đang lơ lửng trên không, tránh không sao kịp, đùi trái đã bị một que trúc đánh trúng, lúc xuống không sao đứng vững được, ngã nằm phục trên mặt đất. Trình Thanh Trúc thâu que trúc lại, quay trở về bên bộ hạ mình.
Sa Thiên Quãng nghiến răng chịu đau, bấm cái chốt trên cán quạt, rồi nhằm sau lưng đối phương quạt tới, năm chiếc đinh bằng gang bắn ra nhanh như chớp. Trình Thanh Trúc không ngờ nên không tránh kịp, cả năm chiếc đinh cắm sâu vào giữa lưng, thấy tê tê buồn buồn, biết là trúng phải ám khí có độc, nhịn hơi im tiếng, quay lại nhảy đến gần, điểm luôn hai que trúc vào bụng kẻ địch. Vì quá tức giận, Trình Thanh Trúc đã dùng hết sức lực, nên Sa Thiên Quãng mới bị thương nặng mà chết giấc liền. Bọn đạo tặc Sơn Đông tuốt khí giới ra, nhảy xổ lại cứu, chưa tới gần đã thấy Trình Thanh Trúc chịu đựng không nổi cũng ngã ngửa về phía sau. A Chín cũng chạy lại đỡ Trình Thanh Trúc về bên mình. Các bang hữu bang Thanh Trúc chưa rõ thủ lãnh sống chết ra sao, đều công phẫn. Bốn đội nhân mã cùng xông ra cả một lúc, hỗn chiến với bọn đạo tặc Sơn Đông. Lúc ấy, trong chiến trường, tiếng hò hét chém giết vang động, các bụi mù mịt.
Chữ Hồng Liễu nắm lấy cánh tay Đàm phó trại chủ bên Ác Hổ Câu la lớn:
– Bạn mau kêu gọi anh em ngừng tay ngay.
Đàm phó trại chủ lấy tù và ra thổi. Bọn đạo tặc Sơn Đông rút lui tức thì. Bên kia tiếng còi lá tre cũng nổi dậy, người bên bang Thanh Trúc cũng rút lui ngay. Vì A Chín thấy Trình Thanh Trúc đã hồi tỉnh biết hỗn chiến như vậy, kết quả không tối đẹp gì, lại thấy đối phương thâu quân cũng ra lệnh cho bang chúng ngừng chiến. Chữ Hồng Liễu đứng giữa chiến trường lớn tiếng kêu gọi:
– Cả hai bên đừng có tổn thương hòa khí nữa. Chúng ta hãy chia những hòm châu báu này trước. Còn mối thù này tạm xếp lại, để sau này sẽ hay.
Đàm phó trại chủ nói:
– Cái hòm sau cùng này thuộc về bên chúng tôi.
Người bên bang Thanh Trúc vội nói:
– Không biết xấu hổ, thua rồi còn đánh lén như thế. Trại chủ của các người là tiểu nhân chớ không phải là anh hùng.
Hai bên chửi đổng, ồn ào vô cùng, lại định ra tay đánh nhau, Chữ Hồng Liễu vội nói:
– Thôi, hòm này đem ra chia đều vậy.
Hai bên đều phái người đến định khuân vác, A Chín lớn tiếng nói:
– Hòm thứ tám của tôi nhưng tôi không lấy, biếu cho người khách này, không ai đụng chạm tới.
Chữ Hồng Liễu hỏi:
– Tại sao cô lại làm như thế?
A Chín nói:
– Nếu con ngựa của ông ta không điên cuồng, thì cháu đã bị thương dưới chưởng của bác rồi. Nên cháu định biếu hòm châu báu này để đáp tạ ông ta.
– Cô giữ được ân oán phân minh như thế cũng đáng khen đấy! Thôi được, khuân đi! Hòm nào hòm nấy đều có viết rõ số hiệu cả, mong tất cả anh em đừng có khuân vác nhầm nhé!
Mọi người đang ra tay khuân vác, Thừa Chí bỗng nói:
– Các vị muốn làm gì thế?
A Chín phì cười nói:
– Ông không biết gì ư? Chúng tôi đến khuân những hòm này đấy.
Thừa Chí nói:
– Tôi không dám phiền đến quý vị. Tôi có thuê những xe lớn này chở rồi.
A Chín cười nói:
– Có phải chúng tôi khuân vác giúp ông đâu. Chúng tôi khuân cho chúng tôi đấy chớ!
Thừa Chí nói:
– Lạ thật! Những hòm này rõ ràng là của tôi đấy chớ!
Một người trong bọn Sơn Đông mắng liền:
– Những hạng công tử bột này chỉ biết ăn cơm đi tiêu có khác! Nói nhiều làm gì?
Nói đoạn, y cúi mình khuân hòm luôn. Thừa Chí lớn tiếng nói:
– Trời ơi! Không ai được động tới.
Nói xong, chàng giả bộ trợt chân ngã, miệng kêu cầu cứu:
– Ối trời ơi! Có ai cứu tôi không?
A Chín tưởng chàng ngã thật, chạy lại nắm lấy cánh tay, nhấc bổng chàng lên, nửa cười nửa trách nói:
– Ông này rõ thật lôi thôi!
Bọn giặc đang xôn xao thấy Thừa Chí hốt hoảng như vậy đều tưởng lầm cái đá là gặp may thôi, lại tiến lên định khuân. Hai tay xua lia lịa, Thừa Chí hỏi:
– Hãy khoan, các bạn định khuân những hòm của tôi đi đâu thế?
A Chín nói:
– Chúng tôi người nào khuân về nhà người nấy.
Thừa Chí nói:
– Vậy còn tôi sao?
A Chín cười nói:
– Ông không hiểu biết gì có khác, hãy ngoan ngoãn đi về nhà đi! Kẻ toi mạng trên đường thì khốn đấy.
Thừa Chí gật đầu nói:
– Cô nói rất phải. Tôi đem ngay mười cái hòm này về nhà vậy.
Tên đại hán bị đá vừa rồi, chưa nguôi cơn giận, chạy lại nắm vai Thừa Chí đẩy mạnh một cái, rồi quát lớn:
– Bước đi, đồ khốn kiếp!
Chưa dứt lời, y đã bị Thừa Chí túm sau lưng, ném một cái, cả người bay thẳng ra đằng xa, bắn thẳng đến đỉnh cây lớn cách đó bảy, tám trượng, y ôm chặt lấy cành cây, sợ hãi kêu la.
Bây giờ, bọn giặc mới hay Thừa Chí võ nghệ cao siêu như vậy. Cái điệu công tử bột và hủ nho vừa rồi là chàng giả bộ để đùa giỡn mọi người.
Lúc ấy Trình Thanh Trúc đã nhờ người nhổ cho năm chiếc đinh ra, biết vết thương không nhẹ, định chia của xong là rút lui ngay. Bỗng thấy Thừa Chí biểu lộ võ nghệ, biết chàng là tay võ công thượng thặng, tất cả mọi người có mặt tại đấu trương không ai là địch thủ của chàng, sợ hãi quá vội vẫy tay gọi A Chín lại gần, khẽ nói:
– Người đó không phải là tay tầm thường. Con phải đề phòng cẩn thận.
A Chín gật đầu nhận lời, trong lòng vừa mừng vừa sợ, không ngờ một tú tài gầy gò thế kia lại có bản lãnh cao cường đến thế. Thừa Chí bỗng lớn tiếng nói:
– Hai bên đánh nhau nửa ngày trời định cướp những hòm báu vật của tôi, lại còn viết chữ nọ chữ kia lên đó. Hà hà, tôi xóa những chữ ấy đây.
Chàng thuận tay túm một tên đại hán đứng cạnh, bóp luôn yếu huyệt ở trên cổ tay. Tên nọ tê liệt tức thì, không sao cử động được. Thừa Chí cầm người nọ lên, giơ ngang rồi chạy quanh hòm châu báu một vòng. Chàng sử dụng tên đại hán như một giẻ lau, chùi lưng y vào những chữ viết cạnh hòm, lau sạch rồi, hai tay đưa mạnh một cái, quăng tên nọ lên trên ngọn cây.
Bọn đạo tặc Sơn Đông cầm khí giới xông tới. Thừa Chí chân đá tay đấm, những khí giới của giặc bay tứ tung. Chỉ trong giây lát bảy, tám tên đại hán đều bị chàng túm lưng, túm ngực ném đằng xa. Thế là cả hai bọn giặc đều xôn xao. Thấy Sa Thiên Quãng và Trình Thanh Trúc đều bị thương nặng, chúng chỉ còn trông mong Chữ Hồng Liễu làm chủ cho. “Hừ” một tiếng, Chữ Hồng Liễu lớn tiếng nói:
– Không ngờ các hạ cũng là anh em trong làng võ. Xin cho biết tên họ, và môn hạ của vị tiền bối nào?
Thừa Chí đáp:
– Tôi họ Viên, sư phụ tôi là Vương Lý Tư Vương lão phu tử, ông ta là kính học đại sư, rất thông thạo Lễ Ký và Xuân Thu các kinh sử. Còn một vị Lý lão phu, cũng dạy tôi lời văn bát cổ, chuyên môn nghiên cứu “Chi hồ giả dã.”
Chữ Hồng Liễu nói:
– Lúc này bạn giả bộ làm gì nữa? Bạn cứ nói rõ sư phụ và môn phái của bạn ra đi! Nếu ông ta có uyên nguyên gì với chúng tôi thì chúng tôi đây cũng không phải hạng người không biết tình nghĩa đâu!
Thừa Chí nói:
– Thế thì còn gì tốt hơn nữa. Bây giờ đã muộn lắm rồi. Xin chào các bạn, chúng tôi phải đi đây.
Tánh của Hầu trại chủ Sát Báo Cương rất nóng nảy, giơ thanh Cửu Hoàn đao lên nhằm lưng Thừa Chí chém ngang xuống.
Thừa Chí né mình tránh thành Cửu Hoàn đao nọ chém hụt sang bên. Vì dùng sức quá mạnh, khi đã chém không trúng, Hầu trại chủ không sao thâu khí giới lại được, để thanh đao đó thừa thế bổ xuống vai của Chữ Hồng Liễu đứng cạnh. Mọi người hoảng sợ la lớn. Nhưng Chữ Hồng Liễu khẽ giơ tay trái ra dùng ngón tay trỏ kẹp lấy sống đao kéo về phía sau một cái, thanh đao đó mới ngừng được. Hầu trại chủ xấu hổ quá, mặt đỏ bừng lên. Chữ Hồng Liễu mỉm cười, buông tay ra, rồi nói với Thừa Chí rằng:
– Với chút tài ba này, tôi được một hòm châu báu của bạn, cũng không quá đáng, phải không bạn?
Thừa Chí hỏi:
– Thế võ của bạn tên là gì thê?
Chữ Hồng Liễu nổi giận nói:
– Thế võ ấy tên là Giải Kiềm công (võ càng cua). Nếu bạn cũng biết thế võ ấy, ta xin phục ngay!
Thừa Chí nói:[Audio] Đại Ma Đầu
– Võ gì lại gọi “Giải Kiềm” hay “Qui Kiềm” (càng cua hay càng rùa) tôi chưa thấy qua bao giờ?
Chữ Hồng Liễu cả giận thét lớn:
– Vừa rồi ta dùng hai ngón tay kẹp lấy thanh đao. Đó là Giải Kiềm công! Bạn đui mù hay sao mà bảo không trông thấy.
Thừa Chí nói:
– Ồ ra miếng võ xiếc ấy! Bạn với người kia xếp đặt với nhau trước có gì lạ? Chú Thanh lại đây, chúng ta cũng biểu diễn cho họ xem chơi.
Thanh Thanh tươi cười chạy tới, nhặt thanh đao lên, làm điệu bổ xuống đầu Thừa Chí, lúc sắp tới nơi, cố ý làm ra thật chậm và thật nhẹ chém xuống. Tay run run, Thừa Chí cũng dùng hai ngón tay kẹp lấy lưỡi đao, Thanh Thanh làm bộ dùng sức giựt ra, nhảy nhót nghiến răng mím môi một hồi, mà không sao rút nổi thanh đao ra. Thấy hai người trêu ghẹo Chữ Hồng Liễu, A Chín không nhịn được, lớn tiếng cười trước. Thấy hành động của hai người khôi hài quá, bọn giặc cũng đồng thanh cười theo.
Xưa tay làm phách quen rồi, Chữ Hồng Liễu khi nào lại chịu để cho hai tên hậu sanh tiểu bối diễu cợt mình như vậy, liền giựt luôn thanh Cửu Hoàn đao ở trong tay Hầu trại chủ, đưa cho Thừa Chí nói:
– Bạn thử chém ta một đao xem. Như vậy, bạn không thể nói là ta đã xếp đặt trước nhé?
Thừa Chí nói:
– Nhưng chém chết người, tôi không chịu thường mạng đấy nhé?
Càng tức giận thêm, Chữ Hồng Liễu liền sanh lòng giết chóc, sầm nét mặt lại nói:
– Bất luận ai chết, cũng không phải đền mạng cả!
Thừa Chí la lớn:
– Này, cẩn thận, đao tới đây này!
Chàng bỗng giở tay trái bổ ngang một đao. Không ngờ đao đó lại đến trái hẳn đường đao mà mình tưởng tượng, Chữ Hồng Liễu sợ hãi quá, cúi đầu để tránh, hơi muộn một chút, mũ của y đã bị thanh đao chém rớt xuống đất. Bọn giặc lại cười ồ.
Thừa Chí cười nói:
– Thế võ “Quy Kiềm” của bạn à, không phải, Giải Kiềm mới đúng!
Vừa nói chàng vừa chém ngang chân một đao. Chữ Hồng Liễu vội nhảy lên để tránh nhưng vẫn không kịp, cả hai chiếc đế giày bị chém rơi xuống đất. Y vừa giận vừa sợ hãi.
Thừa Chí nói:
– À, phải rồi. Cao quá, thấp quá, nhanh quá, bạn không tránh được cả. Bây giờ tôi từ từ chém vào giữa vậy!
Đao này quả nhiên giống như Thanh Thanh vừa rồi vậy, từ từ chém ngang tới. Chữ Hồng Liễu giơ tay trái ra định kẹp lấy đao. Y định tay trái kẹp võ khí, tay phải dùng chưởng đánh miếng độc liền.
Ngờ đâu, đao của Thừa Chí sắp chém tới tay y, bỗng bật ngược lưỡi đao đưa lên một cái, thế là hai ngón tay của Chữ Hồng Liễu bị lưỡi đao của Thừa Chí cứa phải, máu chảy đầm đìa. May y rụt tay nhanh, hai ngón tay mới khỏi đứt. A Chín vỗ tay khen ngợi. Chữ Hồng Liễu cả giận quát:
– Quân chuột nhắt, mi có giỏi lại đây tỷ võ với ta?
Thừa Chí quăng thanh đao ra phía sau, lúc ấy tên đại hán ở trên đỉnh cây đang vịn cành lớn bò xuống, ngờ đâu thanh đao của Thừa Chí vừa liệng, chặt đứt cành cây nọ, tên đại hán kia ngã lộn mấy vòng xuống đất. Trong lúc các người đang hoảng sợ kêu la, Thừa Chí lại xách từng cái hòm một ném ra phía xa, cái nọ chồng lên cái kia, thành một đống cao ước mấy trượng, rồi nói:
– Tỷ võ thì tỷ võ ta có sợ đâu. Nhưng ta không yên tâm vì bọn mi đều là đầu trộm đuôi cướp cả. Nhân lúc ta đang đấu hăng hái, lại lấy trộm những hòm châu báu này của ta thì sao?
Nói đoạn, chàng nhảy lên trên nóc đống hòm, rồi lớn tiếng kêu:
– Mi có giỏi lên đây tỷ võ với ta.