1. Home
  2. Truyện Kiếm Hiệp
  3. Phong Kiếm Xuân Thu dịch
  4. Tập 4: Thẹn cả thua bày tản địa lôi – Mưu cứu cấp sai người ngựa giấy (c31-c40)

Phong Kiếm Xuân Thu dịch

Tập 4: Thẹn cả thua bày tản địa lôi – Mưu cứu cấp sai người ngựa giấy (c31-c40)

❮ sau
tiếp ❯

Chương 31 : Thẹn cả thua bày tản địa lôi, Mưu cứu cấp sai người ngựa giấy

Nói về Tần Thủy Hoàng ở trên pháp đài thấy chúng tướng đánh nhau, thây nằm đầy đất, máu chảy thành mương, sáu tướng thua chạy ra ngoài trận. Thủy Hoàng kinh hoàng nói:

“Nếu tướng Yên lên đài thì mạng trẩm còn chi!” Đang lúc bối rối hãi kinh, xảy thấy Tôn Yên tuốt lên đài kêu lớn rằng:

“Thủy Hoàng chớ chạy!” Làm cho Thủy Hoàng mặt vàng tợ giấy, môi xanh như chàm, vua tôi bấn loạn, xảy thấy một đạo kim quang rớt xuống trên đài, hiện ra một vị chơn nhơn kêu nói:

“Thánh thượng chớ lo, có bần đạo tới đây”. Nói rồi lật đật trải vô cực đồ liệng lên, hóa ra một cái cầu kim quang phò vua tôi Thủy Hoàng lên cầu. Hải Triều bay lên cầm vô cực đồ đưa vua tôi về dinh thoát khỏi đại nạn.

Nói về Tôn Yên thấy Thủy Hoàng cỡi mây đi tuốt, thì biết phép lực Hải Triều màu diệu khôn cùng, liền đánh xuống đài rượt giết binh Tần. Lúc ấy năm tướng toàn sơn dẫn binh bố theo ngũ hành, xông phá năm dinh ngoài trận, Khoái Văn Thông đánh trống trợ Oai, xảy gặp trong trận chúng tướng đánh ra, hai bên giáp chiến đánh vùi một trận cho năm dinh tan nát, hóa ra đất bằng, giết thôi binh Tần ngựa ngã người lăn, khóc kêu chẳng dứt, phá tan trận Hỗn ngươn, đánh trống kéo về dinh. Tôn Tẫn xuống thềm nghinh tiếp nói:

“Mấy thưở đặng chúng vị tướng quân đồng lòng hiệp sức đánh phá trận ấy, thiệt công lao rất lớn”. Bèn dạy Chánh ty biên công vào bộ, rồi chúng tướng về nghỉ ngơi. Mao Toại bước ra nói:

“Cũng hỏi anh vì em nên mới nhọc lòng nhọc dạ như thế”. Tôn Tẫn nói:

“Tại anh mà khiến cho em phải bi.

nhiều phen kinh hãi”. Mao Toại nói:

“Việc ấy tôi làm tôi chịu, chớ nói làm chi, ngặt chết ba tên học trò của anh, lòng thiệt chẳng an, cái trận ấy rất nên lợi hại, nếu chẳng có anh thỉnh mấy vị kỳ bài ấy đến phá trận mà cứu thằng lùn này, chắc tánh mạng chẳng còn”. Tôn Tẫn nói:

“Ba đứa học trò ấy vì tử sanh đã định, chớ có can gì đến em”. Mao Toại bước xuống cúi mình nói:

“Tam ca, em có một lời xin hỏi cùng anh, chẳng phải là em xúi anh xuống núi rồi bỏ anh nơi hầm lửa, nay thầy trò tôi về núi, khoanh tay ngồi ngó ẩn chốn non cao, chẳng tưởng đến anh đâu, vì trong dinh Tần khi đỏ rỡ ràng, Tam ca tuy có phép lực vô cùng, cũng khó nỗi trái trời cho đặng, nay em khuyên anh trở về Thiên Thai cho trọn việc lớn, xin anh nghĩ lại mà coi, em ở đây cũng không ích gì, thiếu chút nữa thì đã chết, chi bằng trở về núi Thanh Thạch, cho khỏi lòng kinh sợ, vả lại việc tu hành có ai phận nấy”.

Tôn Tẫn nói:

“Hiền đệ, vì sao em nỡ bỏ anh chịu ách chốn này?” Mao Toại nói:

“Việc đó anh làm thì anh chịu, chớ cầm em ở lại cũng không làm gì?” Tôn Tẫn nói:

“Thôi em hãy tạm ở ít ngày, đặng lui giùm binh Tần, rồi sẽ về núi một lượt với nhau, cũng chẳng muộn chỉ” Mao Toại nói:

“Anh biểu tôi dẹp lui binh Tần, thì chẳng khác lên trời rất khó, anh là một vị Thiên la đại tiên, hiểu biết sâu xa hơn em, lẽ nào chẳng thấu biết ý trời, em khuyên anh mau mau về núi cho sớm, mới nhằm lẽ chánh, em thiệt chẳng hay phụ giúp, cúi xin cáo biệt”. Nói rồi kêu Văn Thông dạy rằng:

“Con ở đây cũng chẳng ích gì, vậy hãy theo thầy mà về núi”. Văn Thông nghe nói, bước lại lạy Tôn Tẫn ba lạy, từ biệt ra dinh. Tôn Tẫn dẫn chúng tướng, rơi lụy đưa đi, Mao Toại vòng tay xá nói:

“Liệt vị xin trở về, còn tam ca ở lại, phải giữ mình làm trọng, em xin đi”. Nói dứt lời hai thầy trò cỡi mây, bay vềnúi Thanh Thạch. Tôn Tẫn dẫn chúng tướng vào trướng, bày yến khánh công.

Nói về Hải Triều thánh nhân, dùng thái cực đồ hóa ra cầu kim quang, chở vua tôi nhà Tần về đến dinh, tra điểm binh mã, chết hơn năm ngàn, và năm chiến tướng, Thủy Hoàng trong lòng chẳng đẹp, nói với Hải Triều rằng:

“Trẫm xem Tôn Tẫn, thần thông huyền diệu, hôm nay nếu không có phép lực lão tổ, thì trẫm ắt vướng tay nó rồi, nghĩ lại chi bằng rút binh về nước, cho khỏi phương phải sanh linh, nhân dân đồ thán”. Lão tổ nói:

“Thánh thượng chớ lo, việc thắng bại binh gia là sự thường, há vì thua một trận mà nao lòng thối chí sao? Vả lại ý trời dấy Tần, nếu chẳng thuận trời thì sẽ bị hại, thằng Tôn Tẫn cụt, chẳng qua nó nghịch trời làm bậy, chết tại sớm tối đây”. Thủy Hoàng nói:

“Lão tổ phân rằng Tôn Tẫn trái trời làm bậy, chết tại sớm tối đây, sonh trẫm Tôn Tẫn thiệrt tay dữ tợn, sánh các đạo huyền môn khác không ai hơn được, vả chăng Lão tổ là người chúa tể trong đạo Chưởng giáo, trước có ông, sau có trời đất mà bày cái trận chi chi đó, còn bị nó phá thay, vậy thì có ai là tay đối thủ với nó”. Hải Triều nghe mấy lời nói ấy, hổ thẹn trăm bề, lửa giận bừng lên nói:

“Không phải tôi đánh không lại nó, vì thằng cụt thỉnh mấy vị va ấy, đều là mạng lớn phước to, không dám nghịch trời, nên không làm chi được”. Đang bàn luận xảy có quân báo nói:

“Quốc sư Kim Tử Lăng vào Trường An đã về, còn đứng ngoài cửa chờ lệnh”. Thủy Hoàng cho vào.

Tử Lăng vào tâu rằng:

“Tôi vâng chỉ về Trường An, điều binh ba muôn, súng lớn ba mươi sáu vị, súng nhỏ bảy mươi hai cây, cộng là một trăm lẻ tám vị đều đủ hết, nên vào hịch lịch”. Thủy Hoàng nói:

“Khanh đi đường sá nhọc nhằn, hãy về trướng an nghỉ”. Tử Lăng vừa muốn lui ra, Hải Triều nói:

“Tử Lăng nay đã lấy súng đến đây, bệ hạ chớ nên khi dễ, phải sắm tam thanh tế lễ, dẫn văn võ bổn thân thành tâm khân vái, đặng cho bần đạo phá thành Dịch Châu. Nếu Dịch Châu phá được rồi, thì Tôn Tẫn không đánh, tự nhiên cũng phải lui về”. Thủy Hoàng nghe nói cả mừng, nói:

“Vái được như lời, thiệt là may cho xã tắc lắm”. Tức thì truyền chỉ, bày hương án, dọn tam sanh, dẫn văn võ bổn thân cùng tế mấy vị súng lớn, cúng xong rồi, trơ?

vào đại trướng. Qua ngày thứ, Hải Triều lên lư bằng kêu Tử Lăng nói:

“Hiền đồ, ngươi đem ba mươi sáu vị súng lớn, nhắm ngay ba cửa thành Dịch Châu, mỗi cửa mười hai vị, để một hàng ngang, bỏ thuốc súng vào, dạy ba mươi sáu tên quân pháo thủ coi giữ, đến canh ba nghe giữa trời sấm nổ ba lần thì đâu đó đều đốt ngòi súng nổ lên một lượt phá thành, chẳng nên chậm trễ”. Và dạy Vương Tiễn đem binh ra ngoài ba cửa thành, đào mương dưới đất, để bảy mươi hai cây súng nhỏ, chôn khuất dưới mương, mỗi cửa để hai mươi bốn cây ngòi súng thì để trong ống tre, thấu mặt lên đất, kêu là tản địa lôi, hễ nghe sấm nổ ba lần, súng lớn bắn phá thành Dịch Châu, chắc làm sao Tôn Tẫn cũng dẫn binh vào thành tiếp cứu, chừng đó sẽ đốt địa lôi, dẫu nó có binh hung bá vanï cũng cũng phải hóa ra tro bụi. Hai người lãnh mạng ra đi. Hải Triều kêu Chương Hàng dạy rằng:

“Ngươi đem cờ xí, trong năm dinh dẹp hết, chớ gióng chiêng, không đánh trống, chờ đến canh ba nghe đại lôi nổ thì dựng sẵn, bảo giá vào thành bình đất Dịch Châu duy tại nay, chẳng đượctrái lệnh”. Lão tô?

điều khiển xong rồi, bước xuống lư bằng, dẫn văn võ ra dinh, thót lên thanh mao khổng, chạy vòng ngoài dịnh mười hiệp, bốn phương hướng bát quái, dùng phép thần thông, bát môn độn giáp, che án dinh Tần, chẳng thấy hình dạng, thiệt là phép lực vô biên, thần thôn quảng đại, hay dời non đổi biển. Hải Triều độn giấu dinh bàn, làm cho Tôn Tẫn chẳng thấy, chờ đến canh ba bắn súng phá thành.

Nói về Tôn Tẫn đang ngồi trong dinh, quân vào báo nói:

“Vua Tần đã trốn chạy, rút binh nhổ trại về hết, nên tôi phải vào thông báo”. Tôn Tẫn nghe báo dạy Tôn Yên thám lại rõ ràng, vào báo cho mau. Tôn Yên lãnh mạng, lên ngựa ra dinh xem coi, quả thiệt chẳng thấy bảy mươi hai toà dinh Tần, trong lòng mừng rỡ, trở vào phi báo. Tôn Tẫn ngẫm nghĩ rằng:

“Dịch Châu chưa phá được, lẽ nào vua Tần khứng chịu lui binh, hay là hải Triều dùng phép chi chăng?” Lưu Bang đứng một bên thấy vậy thì nói rằng:

“Vương gia chớ có hồ nghi, tôi tưởng lại một trận hôm qua, người Tần biết ta lợi hại, đâu dám đóng binh ở đó, chắc thiệt lui về”. Tôn Tẫn nói:

“Ngươi biết một mà không biết hai, hôm qua tuy phá được trận Hỗn ngươn sonh ông Hải Triều ấy thần thông rộng lớn, há chịu thối binh sao? Ắt có cơ chi đây, để tôi coi lại cho rõ ràng”. Tôn Yên nghe nói dắt thanh ngưu ra, rồi cùng chúng tướngtheo sau.

Tôn Tẫn ngồi lưng trâu, ngước mặt xem coi, thấy mây mịt mịt, khói mù mù, tuy chẳng thấy dinh bàn song thấy sát khí phủ giăng trong lòng cả nghi, vội vàng lấy hạnh huỳnh kỳ chỉ tới trước mặt, dường như một lằn chớp sáng, lộ ra dinh bàn, đao thương chơm chởm, kiếm kích ngời ngời. Tôn Tẫn nói:

“Ta liệu vua Tần ắt chẳng lui binh, té ra dùng phép độn giáp mà che lấp binh mã, nên coi không thấy đặng”.

Chúng nhân xem thấy, người người kinh sợ, nói:

“Nếu không có Vương gia dùng phép rất báu, soi thấy sự tình, thì chúng tôi như chiêm bao chưa tỉnh, ngỡ thiệt binh Tần dùng ngụy kế ấy mà làm chỉ” Tôn Tẫn nói:

“Cũng là Hải Triều dùng phép huyền hư gì đó, để ta vào dinh chiếm quẻ thì rõ”. Nói rồi trở vào dinh. Tôn Tẫn xuống trâu bước lên thanh sa trướng, ngồi nhắm mắt một hồi, co tay điểm tý, ngọ, mẹo, dậu, đoán trong ngoài thiên hà một vòng, rõ biết các việc, tronh lòng rhất kinh, ngồi cúi đầu chẳng nói tiếng chị Chúng tướng hỏi:

“Vậy cớ Vương gia đoán biết người Tần làm chước quỷ chi đó?” Tôn Tẫn nói:

“Bọn ngươi không biết chết sống, nay Hải Triều bày súng tản địa lôi, đến canh ba bắn phá thành Dịch Châu, mấy vạn sanh linh đều tiêu ta tro đất, ta cùng chúng ngươi trốn không khỏi chết”. Chúng tướng nghe nói, hồn bay nửa lùng, phách tan vào đất,hỏi:

“Vương gia có kế chi giải cứu chăng?” Tôn Tẫn nói:

“Phép lôi pháo thì làm tại giờ tý canh ba, sau khi nhứt dương sanh thì mới vận động được, bằng quá canh ba khắc kỵ trời đất, không làm chi nên việc, đêm nay phải phá trước ấy mà cứu nhân dân”. Liền dạy Tôn Yên đem một trăm tờ giấy ra năm dinh bốn trại, dạy mấy người cắt giỏi dạy cắt theo hình dạng ta, một trăm lẻ tám cái hình nhơn bằng giấy cầm gậy cỡi trâu cho đủ ứng dụng. Tôn Yên lãnh mạng, vội vàng đem giấy dạy quân sĩ cắt một trăm lẻtám cái hình nhơn cỡi trâu cầm gậy, dâng cho Tôn Tẫn. Tôn Tẫn cả mừng, dạy chúng tướng ai về dinh nấy, còn một mình Tôn Tẫn ngồi trong trướng, đem một trăm lẻ tám cái hình nhơn, miệng niệm chơn ngôn, cỡi trâu bay tuốt lên trên không, chờ đến canh ba làm phép.

Nói về Hải Triều thánh nhơn, đến canh ba bước xuống lư bằng tay cầm lịnh bài, đưa trên không màđánh, miệng kêu Lôi bộ chánh thần, bay xuống cho mau. Nói chưa dứt lời, giữa trời tiếng sấm nổ vang, dường như đất lay núi động. Lão tổ thâu phép độn giáp, quân sĩ đều cắm cờ đánh trống, la hét vang rân, đèn đuốt sáng như ban ngày. Lúc ấy Tử Lăng, Vương Tiễn dạy quân pháo thủ đốt giây lửa cho sẵn, chờ đến canh ba, sấm nổ ba lượt, đặng có bắn súng phá thành, còn vua tôi nhà Tần, nai nịt sửa soạn chờ sẵn mà vào thành, lão tổ lấy lịnh bài đưa lên đánh lần thứ hai, sấm nổ luôn hai chập. Tôn Tẫn đứng trên mây miệng động chơn ngôn, cầm một trăm le?

tám cái hình nhơn rải xuống ba cửa. Lúc ấy Tử Lăng, Vương Tiễn nghe sấm nổ hai lần, dạy quân pháo thủ sửa soạn đốt ngòi, thình lình nghe thấy tiếng trâu rống thất kinh, nói:

“Con trâu của thằng cụt kêu đó”. Tử Lăng, Vương Tiễn lậtđật xoay đầu xem thấy Tôn Tẫn cỡi trâu, cầm gậy đi tới, thất kinh hồn bất phụ thể, xốc tới rước đánh, vây Tôn Tẫn ở giữa, bốn phía vô số Tôn Tẫn, cũng in như một dạng áp lại phu?

vây, quân pháo thủ bỏ chạy hết. Tử Lăng, Vương Tiễn hoảng kinh, mạnh ai nấy trốn, tuốt về đại dinh, xảy thấy trước dinh có ba người Tôn Tẫn đón đường, còn trong dinh tiếng la om sòm, hai người nói:

“Không xong”. Liền quày ngựa nhắm lư bằng chạy tới. Lúc ấy vua tôi Thủy Hoàng nghe sấm nổ hai lần, sửa soạn vào thành, bỗng đâu chạy tới một người Tôn Tẫn, múa gậy đánh nhầu vào trướng, làm cho Thủy Hoàng té ngửa trên ghế, nhờ có tả hữu nai nịt sẵn, đặng chờ vào thành, ngó thấy Tôn Tẫn, đều rút gươm áp ra ngăn đón, cứu Thủy Hoàng chạy bộ qua lư bằng, báo việc Tôn Tẫn phá dinh. Lúc ấy Hải Triều đang cầm lịnh bài giơ lên, vừa muốn đánh lần nữa, thúc cho sấm nổ đủ ba lần, xảy nghe ngoài dinh cả loạn, lật đật xem coi, thấy Thủy Hoàng vừa chạy vừa té, miệng la:

“Tôn Tẫn tới, Tôn Tẫn tới”. Lão tô?

thấy vậy lật đật đưalịnh bài lên nạt rằng:

“Lôi bộ trở về”. Vội vàng hỏi Thủy Hoàng :

“Cớ chi sợ hãi như vậy?” Nói chưa dứt lời, bỗng thấy Tôn Tẫn ở ngoài xốc vô, tay múa cặp gậy. Hải Triều giận lắm mắng rằng:

“Thằng cụt sao dám cả gan, dẫu ngươi có ba đầu sáu tay cũng chẳng dám xông vào trại ta, hôm nay cùng ngươi quyết chẳng dung đâu”. Nói dứt lời, hươi gươm rước đánh, xảy đâu chạy tới năm người Tôn Tẫn, vây Hải Triều ở giữa đánh nhau một chỗ, phía này la Tôn Tẫn tới, phía khác cũng la Tôn Tẫn tới, trong dinh Tần thành ra cả trăm Tôn Tẫn, phá Đông đánh Tây, rối loạn tưng bừng, lúc ấy Hải Triều đang đánh với Tôn Tẫn, chưa biết mấy hiệp liền liệng vô cực đồ thâu hết mấy người Tôn Tẫn. Xảy có quân vào báo nói:

“Trước sau tả hữu gì đều có Tôn Tẫn đông vô số, xin lão tổ bắt cho mau”. Hải Triều nói:

“Ấy là chước của Tôn Tẫn đó, để ta bắt mới xong”. Vội vàng thót lên thanh mao khổng, tay cầm gươm dẫn Tử Lăng, Vương Tiễn ra khỏi lư bằng. Tôn Tẫn đứng trên mây xem thấy, nghĩ rằng:

“Lúc này đã đến canh tư, Hải Triều dẫu muốn làm phép đi nữa thì đã quá giờ khắc rồi, làm cũng không đặng”. Bèn niệm chú thâu hết phép ma, Lúc ấy Tôn Tẫn trong dinh Tần người người đều lượm hết hình, chúng tướng báo cho Hải Triều. Hải Triều mới dạy lượm hết hình giấy đem vào ta có phép trị dạy rồi trở về lư bằng. Thủy Hoàng lật đật hỏi:

“Việc đánh Tôn Tẫn thế nào?” Lão tổ nói:

“Vốn là hình giấy, phép của thằng cụt nên tôi dạy quân lượm vào coi thử”. Thủy Hoàng nói:

“Không nên lượm vào đây!” Hải Triều nói:

“Không hề chi”. Kế quân đem hình người cỡi trâu bằng giấy vào. Hải Triều đốt hết, trong lòng cả giận nói:

“Thằng cụt nó dùng phép phân thân, (là một người hóa làm trăm người), làm cho rối loạn dinh ta sái mất giờ khắc nên không phá đặng Dịch Châu. Bất quá mi trốn khỏi đêm nay, lẽ đâu trốn đặng nữa, đêm mai phải chết”.

Lúc ấy trời vừa sáng, Thủy Hoàng sửa dinh phòng lại, Hải Triều kêu Tử Lăng lấy một thăng đậu đen, Tử Lăng lãnh mạng đem vào. Lão tổ vẽ linh phù niệm chơn ngôn thổi trên đậu ấy đưa cho Tử Lăng, dạy rằng:

“Ngươi đem đậu này ra bốn phía dinh rải ngoài đại lôi chẳng nên bỏ rớt”. Và dạy Vương Tiễn, dẫn hai trăm mười sáu tên quân, đến canh ba làm như trước nghe sấm nổ ba lần, liền đốt một trăm lẻ tám vi.

súng lớn, nếu có Tôn Tẫn giả đến chẳng cần kinh sợ lấy lửa đốt nó cháy tiêu”. Hai người lãnh mạng ra đi.

Nói về Tôn Tẫn lấy phép lôi pháo về tới dinh thì trời đã sáng, chúng tướng kéo vào chúc mừng. Tôn Tẫn dạy Tôn Yên qua thám coi bên dinh Tần có làm việc chi nữa chăng? Tôn Yên ra dinh coi rồi về báo rằng:

“Trong dinh Tần mây khói mù mịt, trời đất tối tăm chẳng biết cớ chi vậy?” Tôn Tẫn nói:

“Cũng là Hải Triều lộng tà thuật chi đó, để ta đoán coi thế nào?” Coi tay đoán rồi nói:

“Té ra Hải Triều cũng dùng lôi pháp phá thành Dịch Châu nữa”. Tôn Yên nói:

“Nếu vậy thì mình phải dùng người giấy nữa, lại sợ gì nó”. Tôn Tẫn nói:

“Phen này người giấy dùng chẳng đặng đâu, ta đã phòng bị trước rồi, có chước khác phá đặng”. Bèn dạy Tôn Yên lãnh năm trăm binh ra ngoài dinh cất một toà cao đài, sắm sẵn châu sa, giấy vàng, nhang đèn cho đủ. Giây phút Tôn Yên về dinh phục lệnh. Tôn Tẫn tới đài, trời vừa đúng ngo.

viết ít đạo linh phù đốt lên; lấy hạnh huỳnh chỉ qua phíaTây, xảy nghe thấy giữa trời huỳnh cân lực sĩ, lục giáp lục đinh bay tới đứng giữa trên mây hỏi rằng:

“Chơn nhơn có việc chi sai khiến”. Tôn Tẫn nói:

“Nay Hải Triều làm kế tản địa lôi, xin chúng thần làm ra phép thần thông đem một trăm lẻ tám vị súng đều day đầu lại, chẳng nên chậm trễ”. Chúng thần vâng lệnh ra đi, Tôn Tẫn niệm chú đốt bùa che lấp mặt trời, làm phép xong rồi về dinh an nghỉ.

Nói về Vương Tiễn chờ chạng vạng chia hai trăm mười sáu tên quân, đều cầm giấy đốt lửa phân ra ba cửa, Hải Triều đánh lịnh bài, thỉnh ngũ lôi đến thành Dịch Châu, sấm nổ lần thứ nhứt, ba cửa lửa đốt sáng trời chói đất, chúng tướng bên Yên xem thấy kinh tâm vỡ mật. Tôn Tẫn nghe sấm nổ lần thứ hai, vội vàng ra dinh, cầm hạnh huỳnh kỳ chỉ lên trên không nạt rằng:

“Công Tào, sao chẳng xuống tay”. Nói dứt lời chúng thần đều nổi lên một trận gió rất nên dữ tợn, cát bay đá chạy, bụi đấùt mù mịt mười phần lợi hại.Vương Tiễn nghe sấm nổ ba lần, vừa muốn xuống tay đốt súng, bỗng đâu trận gió ùn ùn thổi tới, cát bay đá liệng tưng bừng, quân sĩ mở mắt chẳng ra, làm cho dây lửa tắt rụi, quân sĩ rộn ràng lật đật đốt dây lửa lại, lúc ấy sấm đã nổ lần thứ bạ Vương Tiễn hối quân đốt súng cho mau quân sĩ lập cập coi chẳng rõ ràng, thổi lửa đốt lên nổ một tiếng, vị súng thứ nhứt, bắn xẹt trong dinh Tần, đốt luôn vị súng thứ hai, cũng bắn động vào dinh Tần nữa. Vương Tiễn ngó thấy la lên nói:

“Không xong, chết ta rồi!”

Chương 32 : Tôn Tẫn ba lượt phá địa lôi, Tam giáo hiệp bày bình linh hội

Nói về binh Tần nghe sấm nổ ba lần, trong lòng đã rộn, chẳng coi tỏ rõ, hươi lửa đốt nhầu, nổ mộït tiếng bắn vào dinh Tần. Vương Tiễn ngó thấy la không xong, nói chưa dứt lời, vị súng thứ hai, vị súng thứ ba, nổ lên cũng đều bắn dộng trong dinh Tần. Lúc ấy Vương Tiễn tay chân rụng rời, la không ra tiếng, giục ngựa như bay chạy tới vị súng thứ bốn, thấy tên pháo thủ vừa đang lum khum đốt ngòi, Vương Tiễn la không kịp, hươi thương đâm tên pháo thủ té nhào xuống đất, máy tên kia đều dừng tay lại. Vương Tiễn giận lắm, nạt rằng:

“Lũ mọi chết bầm bán súng sao chẳng coi cho rõ ràng, lại cứ cong lưng đốt hoài chi vậy?” Quân sĩ cầm đèn lại rọi, thấy mấy vị súng đều quay miệng trở lại ngay dinh mình, người người đều thất sắc.

Vương Tiễn hỏi:

“Ai mà quay súng lại vậy? Nếu khi nãy đốt hết một lượt thì chắc trong dinh ta không sống đặng một người”. Chúng tướng nói:

“Chuyện này chắccũng tại Tôn Tẫn làm phép, có khi trận gió hồi nãy làm cho súng quay lại hết chăng?” Vương Tiễn dạy khiêng súng quay lại cho mau, đang lúc này chưa mãn canh ba, còn làm phép đặng. Chúng quân nghe dạy, lật đật áp khiêng. Bảy tám người xúm khiêng một vị, ai dè súng ấy cứng như mọc rể, khiêng không nổi, xô chẳng cục cựa, quân sĩ hoảng kinh, áp lại hết mà khiêng, mãn canh khiêng đặng có một vị.

Nói về Thủy Hoàng cùng văn võ ở trong dinh lắng tai chờ nghe tin tức, bỗng nghe súng nổ một tiếng bắn nhàu vào dinh, làm cho vua tôi hoảng kinh thất vía la:

“Không xong”. Kế nổ tiếng thứ hai, cũng bắn dộng vào dinh, trong dinh lửa xẹt sáng lên, ba quân kêu khóc rền tai, vua tôi Thủy Hoàng hồn phách bay hết, kẻ trốn qua Đông, người chạy qua Tây, đụng đầu với nhau té dồn cục, chẳng biết đường nào, tránh cho khỏi đăng.

Lúc ấy Hải Triều ở trên lư bằng, đang làm phép thôi động ngũ lôi, xảy nghe nô?

liên thanh, súng trở lại bắn vào dinh mình, coi rồi hoảng kinh, lật đật nhảy lên thanh mao khổng, vừa xuống lư bằng xảy đâu gặp Thủy Hoàng run lập cập, miệng la nói:

“Giỏi đánh lôi pháo chưa? Không phá thành người, trở lại đánh dinh ta”. Lão tổ bước xuống mao khổng nói:

“Việc ấy tôi không rõ được, mau vời Vương Tiễn vào đây, hỏi nó cho biết”. Thủy Hoàng lật đật hối quân vào hỏi:

“Vậy chớ lão tổ sai người coi pháo, đánh thành Dịch Châu, sao lại làm bậy bạ như vậy, nhè tronh dinh ta mà bắn ba vị súng, chết binh mã vô số, là cớ chi vậy?” Vương Tiễn quỳ xuống tâu rằng:

“Tôi vâng mạng thầy tôi quản lý súng ấy, gần đến canh ba, nổi một trận gió lạ lùng, làm cho lửa đều tắt rụi, đến chừng đốt lửa, quân pháo thủ bắn lên ba vị súng lớn, trơ?

lại xẹt trong dinh mình, lúc ấy tôi hoảng kinh, rộnràng ngăn cấm không kịp, nên lấy thương đâm chết pháo thủ, đến chừng coi lại thì súng đều trở họng vô dinh mình, tôi không xem xét kỹ lưỡng đến nỗi bán lầm ba mũi thiệt tội tôi đáng muôn thác”. Thủy Hoàng nói:

“Việc này cũng là phép thuật Tôn Tẫn đó, chi bằng nhượng nó kéo binh về nước xong hơn”. Hải Triều giận nói:

“Xin bệ hạ an lòng, tuy bị thằng cụt phá hết hai lần, đến canh ba đêm mai ắt thành công đặng”. Thủy Hoàng nói:

“Tôn Tẫn phép diệu vô cùng, e phải mắc vòng bẫy nó nửa bây giờ”. Hải Triều trợn mắt dựng mày nói:

“Nếu tôi không bình đặng đất Dịch Châu này, thề không về núi, xin bệ hạ về trướng an nghỉ”. Rồi đưa Thủy Hoàng về trướng, qua ngày thứ lão tổ sai Vương Tiễn bảo hộ súng ống, lấy một trăm lẻ tám lá bùa mỗi vị súng thì dán một lá, dẫu có thiên thần, thiên tướng chẳng dám lại gần”. Hai người lãnh mệnh lui ra.

Nói về Tôn Tẫn ở trong dinh nghĩ rằng:

“Hải Triều đêm nay ắt có làm chi chớ chẳng không, để ta đoán coi cho biết”. Đoán rồi ngó qua dinh Tần gật đầu nói:

“Ngươi làm chuyện gì cũng hung, mà làm chi ta đặng, ta cũng biết rằng:

“Nước yên chẳng bao lâu sẽ mất, song hễ ta còn ở đây một khắc thì ta giữ gìn một khắc”. Bèn dạy đánh trống nhóm tướng, chúng tướng nai nịt vào trướng, ra mắt xong rồi, Tôn Tẫn nói:

“đêm nay Hải Triều dùng tản địa lôi phá thành Dịch Châu, phen này bần đạo nhân kế mà ra mưu, đánh cướp dinh Tần, giết cho nó trở tay không kịp, làm cho người thấy bóng phải rung. Hải Triều nghe gió mà chạy mới rõ tài ta”. Chúng tướng nghe nói, ai ai cũng hăm hở, xin liều sức chết. Tôn Tẫn cả mừng, dạy Lưu Bang dẫn năm trăm binh, đến canh ba nghe súng nổ ba lần, thì đánh tới cửa phía Đông thành Dịch Châu, giết tan binh Tần, rồi kéo tới dinh Tần chờ đó; và sai Phàn Khoái dẫn năm trăm binh, đánh cửa phía Nam thành Dịch Châu, dẹp lui binh Tần, rồi đến dinh tần chờ đó; và dạy Tôn Yên dẫn năm trăm binh đánh dinh Tần nơi cửa Tây Dịch Châu, rồi cùng kéo tới dinh Tần chờ đó; sai Liêm Tú Anh dẫn Tào Tham và ba ngàn binh đến canh ba nghe sấm nổ ba lượt, thì kéo tới dinh Tần., hiệp với Lưu Bang cùng ba nẻo binh ba mã đánh phá dinh Tần, bắt vua giết tướng, ấy là công lớn của bọn ngươi, còn lại bao nhiêu tướng thì ở lại giữ dinh. Chúng tướng lãnh mạng lui ra. Tôn Tẫn lấy hạnh huỳnh kỳ, xoay bốn phía phất lên nạt một tiếng, tức thì Tứ hải long vương làNgao Khâm, Ngao Quản, ngao Thuận, Ngao Nhuận bốn vị Long vương, tới trên mây. Tôn Tẫn nói:

“Xin phiền mấy vị Long vương, đến canh ba đêm nay làm một đám mưa lớn, sâu hơn một trượng, song mưa ngoài ba cửa thành Dịch Châu mà thôi, song bao nhiêu nước đều cho chảy dộng vào dinh Tần, đừng cho ở ngoài một mảy”. Long vương vâng mạng, lên giữa không trung đứng chờ.

Nói về Kim Tử Lăng lãnh chỉ đem phù dán trên mấy vị súng, rồi ngó qua dinh Yên thấy khói mù nghi ngút, sát khí đằng đằng, trong lòng cả kinh nói:

“Không xong, trong dinh Yên chắc có phòng bị rồi, mau vào bẩm cùng Lão tổ”. Lão tổ nghe nói vội vàng xuống lư bằng ngước mặt lên coi, quả nhiên sát khí xông lên ngưu đẩu, thì giựt mình nói:

“Nếu chẳng có phước lớn vua Tần, mà khiến Tử lăng xem coi khí tướng, mà đêm nay tuy dùng súng phá Dịch Châu, song trong dinh Tần không khỏi thây như non, máu tợ biển”. Vội vàng vào lư bằng sai Tử Lăng tức tốc tâu cùng Tần vương hay rằng:

“Đến canh ba có Tôn Tẫn sai tướng cướp dinh, trước phải đề phòng có ta giúp sức”. Tử Lăng lãnh chỉ, tuốt vào trướng tâu rằng:

“Hải Triều lão tổ khi nãy có xem thiên tượng thấy sát khi bên dinh Yên xông vào ngưu đẩu, đêm nay chắc có tướng giặc cướp dinh, nên sai tôi vào xin bệ hạ giữ trước làm trọng?” ThủyHoàng nghe tâu cả kinh nói:

“Như vậy biết liệu làm sao bây giờ”. Chương Hàng vội vàng tâu rằng:

“Bệ hạ chớ cần lo sợ, nếu Tôn Tẫn muốn đến cướp dinh ta, vậy ta mai phục binh mã bốn phía, nghe pháo nổ đánh ra, áp binh vây Yên ắt đặng thành công”.

Thủy Hoàng nghe y lời tâu, Chương Hàng phát binh mã bốn phía mai phục, còn bao nhiêu văn võ phò Thủy Hoàng tới lư bằng, cùng Hải Triều xem giặc, bỏ toà dinh trống. Chương Hàng điều khiển xong rồi, kế trời tối, trong dinh đèn đuốt nổi lên. Hải Triều đòi lôi thần đến không trung chờ lệnh, lôi thần thấy Tứ hải long vương ở giữa không trung vội vàng hỏi rằng:

“Chẳnh hay chúng vị Long vương đến đây có việc chi chăng?” Long vương nói:

“Vâng mạng Liễu nhứt chơn nhơn ở đây làm mưa, xin hỏi chúng thần đến đây có việc chỉ” Lôi thần nói:

“Vâng pháp chỉ Hải Triều đến đây làm sấm, giúp súng phá Dịch Châu”. Long vương cười nói:

“Kẻ muốn sấm, người muón mưa, làm cho khổ trăm họ, thôi chúng ta cứ việc ai nấy làm”. Đến canh một, Lôi bộ thần nổi lên một trận sấm, còn Tứ hải long vương ra phép thần thông, mưa ào một đám, làm cho Vương Tiễn cùng binh mã nước loi ngoi, quần áo ướt át, lửa đều tắt rụi, lúc đầu nước còn ít, lần lần tràn lên cuồn cuộn, làm cho một trăm lẻ tám vi.

súng đều ngập hết, ba quân bị nước nhiều chết rất nhiều, người người đều tìm nơi lánh nước. Hải Triều thánh nhân chẳng hay ngoài dinh có nước, cứ đánh lệnh bài ba hiệp, giữa thanh không sấm nổ ba lần, không thấy súng bắn trong lòng kinh nghi.

Thủy Hoàng nói:

“Bây giờ đã đến canh ba rồi, sao không thấy súng nổ, có khi Tôn Tẫn làm tà thuật chi đó chăng?” Nói dứt lời thấy Vương Tiễn nói:

“Còn hỏi địa lôi gì, bị một đám mưa rất lớn, làm cho ngập chết binh mã, và súng cũng bị chìm hết, đốt sao cho được”. Thủy Hoàng nói:

“Vì sao trong dinhchẳng có một hột mưa?” Lão tô?

nói:

“Cũng là thằng cụt đó”. Đang nói nghe ba quân la ó lên rằng:

“Không xong, nước lụt rồi”. Ùn ùn chạy nhàu lên lư bằng, nước ấy ào ào tuôn chảy vào dinh.

Nói về Lưu Bang dẫn binh đánh cửa phía Đông, Phàn Khoái đánh cửa phía Nam, Tôn Yên đánh cửa phía Tây tới ngoài ba cửa chẳng thấy một tên quân Tần, lớp thì bi.

nước mà chết, lớp thì trốn chạy bỏ súng lại đó, ba người chẳng dám chậm trễ, liền dẫn binh tuốt đến dinh Tần. Hải Triều thấy nướ lên cuồn cuộn ngập đến lư bằng, vội vàng lấy gươm vẽ bùa dưới nước, tức thì lấy nước chun vào đất chẳng còn một mảy. Thủy Hoàng mừng khen ngợi phép lực lão tổ vô cùng, khen chưa dứt lời nghe bốn phía ó lên rằng:

“Binh Yên đánh vào tới trong dinh rồi”. Pháo nổ liên thinh, bọn Chương Hàng đem binh áp tới phủ vây. Tú Anh cùng mấy vị anh hùng, ở trong trận đánh ra, bọn Lưu Bang bọc ngoài đánh vô, binh Tần chịu hai phía không nổi nên bi.

chết chẳng biết bao nhiêu.

Lúc ấy có người tới báo cho Hải Triều haỵ Hải Triều nghe báo lật đật nhảy lên thanh mao khổng dẫn Tử Lăng, Vương Tiễn chạy tới như bay, thấy binh Yên đang vừa giết binh Tần. Hải triều hươi gươm xốc tới ngăn đánh, chúng tướng ngó thấy đều giục ngựa áp tới loạn động múa đao thương đáng với Hải Triều. Hải Triều lấy gươm chỉ chúng tướng nạt rằng:

“Dừng lại”. Chúng tướng cất chân không đặng, Tú Anh ngó thấy lật đật cắn chót lưỡi, lấy máu phun lên mặt chúng tướng, miệng niệm thần chú, phá phép định thân. Hải Triều giận lắm, hươi gươm tới đánh Tú Anh, còn Lưu Bang thì đánh với Tử Lăng, Vương Tiễn đánh với Phàn Khoái, Tôn Yên đánh với Chương Hàng, hai bên đại tướng, người người đối thủ, đánh nhau thiệt là một trường đại chiến, đánh tới phía Đông trời sáng. Tôn Tẫn ở trong dinh biết rằng:

“Chúng tướng cả đánh Hải Triều, e chúng tướng cự không lại. Vội vàng thót lên thanhngưu, bay giữa không trung, tuốt đến dinh Tần.

Lúc ấy vua tôi nhà Tần đang ở trên lư bằng coi đánh, xảy thấy Tôn Tẫn bay xuống kinh hồn mất vía chạy tán loạn.

Nói về Hải Triều đánh không hơn, bèn giục thanh mao hẩu, bay giữa không trung. Tú Anh cỡi mây rượt theo, bị Hải Triều đánh cái như ý té nhào xuống đất. Tôn Tẫn lật đật cứu dậy. Hải Triều ở giữa thanh không lấy vô cực đồ giũ một cái biến ra một toà vách cao tột trời, chúng tướng biết Hải Triều phép lực lợi hại chẳng dám rượt theo, đánh trống kéo nhau về dinh.

Lúc ấy Thủy Hoàng thấy binh Yên lui hết, trong lòng bớt sợ, tra điểm binh tướng, chết hơn một muôn, phó tướng mười sáu tên, bị thương không xiết kể, hai hàng nước mắt nhỏ sa, nói:

“Nước ta binh hùng bá vạn, trong sáu nước chưa bình đặng nước nào mà hao tốn mấy muôn binh mã, thôi thời lui binh về nước xong hơn”. Thủy Hoàng đang muốn nhổ trại lui binh, kế Tử Lăng độn thổ chạy về, vào trướng ra mắt. Thủy Hoàng nói:

“Quân sư đến đây hay lắm, trẫm đang muốn truyền chỉ lui binh, chờ quân sư khởi hành”. Tử Lăng nói:

“Vì sao bệ hạ muốn lui binh?” Thủy Hoàng nói:

“Binh mã trẫm chết hết, Tôn Tẫn lợi hại, ngươi cũng đã biết rồi thôi trẫm chẳng dám vọng tưởng nữa, từ nay về sau giữ biên cương giữ nước trẫm mà thôi”.

Vương Tiễn vội vàng quỳ xuống tâu rằng:

“Tôi liều chết dám tâu xin bệ hạ tạm dừng binh ba bữa, chờ lão tổ về đây, sẽ thương nghị. Nếu ba ngày lão tổ không trơ?

về, chừng đó sẽ cùng nước Yên giảng hoài, bãi binh chẳng muộn”. Thủy Hoàng túng phải y theo.

Nói về Hải Triều bị thua, càng nhớ càng giận, giục thanh mao hẩu tuốt đến cửa Nam thiên môn, muốn vào tâu cùng Ngọc đế, đặng sai Ngũ Lôi đánh giết Tôn Tẫn cho rồi. Xảy nhớ lại thằng cụt tuy rằng vô lễ, song tưởng công nó tu luyện nhọc nhằn, có dễ dàng gì mà đặng bực Đại la thiên tiên; Thôi thôi thà nó vô lễ, thì chớ khá vô tình, lấy lòng từ bi mà làm trọng, vậy bây giờ ta đến ông Chưởng giáo thương nghị xong hơn. Tính rồi cỡi thanh mao hẩu, tuốt lên ba mươi ba tầng mây, nhắm cung Đẩu suất thẳng tới.

Lúc ấy lão quân đang ngồi trong đơn phòng, đồng nhi báo nói:

“Có núi Côn Lôn, động Vân Quang, ông Hải Triều lão tổ, đến ra mắt”. Lão quân dạy đồng nhi dẫn vào. Hải Triều vào tới đơn phòng ra mắt. Lão quân hỏi:

“Sư đệ đến có việc chỉ” Hải Triều nói:

“Không việc gì, tôi đâu dám kinh động đến đạo huynh, vì Tây Tần đang hưng, sáu nước phải mất, trời sai Lôi bộ chánh thần xuống phàm, làm học trò tôi, họ tập ba năm, nay hưng binh vây nước Yên, bị Tôn Tẫn ở động Thiên Thai, y?

phép thần thông, nghịch trái lòng trời, làm thua Vương Tiễn, cực chẳng đã tôi phải xuống nước năn nỉ hết lời mà va cũng chẳng chịu thôi, giết hết hai đứa học trò của tôi, tôi muốn lên Thiên đình tâu cùng Ngọc đế, song thương va nhiều năm khổ luyện mới thành chánh quả, cho nên đến đây tố cáo cùng đạo huynh, anh làm Chưởng giáo phân đoán khúc trực, coi ai phải ai quấy cho biết?” Lão quân cười nói:

“Sư đệ chớ nên giận dữ, Tôn Tẫn vô lễ, trái nghịch lòng trời, thôi ngươi về dinh Tần trước, đê?

tôi hội Như Lai, Hồng môn giáo chủ lập một cái hội Bình linh, khuyên nó về núi, nếu chẳng tuân nghe thì nói với Thiên tôn ngũ lôi giết nó cho rồi”. Hải Triều nói:

“Vậy tôi xin về trước”. Lão quân nói:

“Hiền đệ về trước, anh sẽ theo sau”.

Hải Triều từ biệt Thái Thượng, ra khỏi cung Đẩu suất, lên thanh mao khổng bay về dinh Tần, ra mắt Thủy Hoàng, Thủy Hoàng rướt vào trướng huỳnh la, nói:

“Lão tổ về đây may lắm, trẫm đang muốn rút binh về nước, còn chờ lão tổ định phân”.

Lão tổ nói:

“Thánh thượng xin chớ lui binh, hôm qua bần đạo đến cung Đẩu suất, thỉnh Thái thượng lão quân (là ông làm đầu trong các tiên), và Tây phương giáo chu?

(là người cầm đầu trong đạo cầm thú tu thành tiên), tam giáo thánh nhơn bày hội Bình linh, bắt thằng cụt mà phá Dịch Châu. Bệ hạ chớ nên lui binh”. Thủy Hoàng nghe nói rất mừng, nói:

“Nếu như lời lão tổ phân đó, thì Tôn Tẫn có thần thông quảng đại, cũng không khỏi tay tam giáo, tôi đâu có tài có đức gì, mà làm cho nhọc lòng Lão tổ”. Bèn dạy bày tiệc chay cho sẵn. Hải Triều nói:

“Tam giáo thành nhơn chẳng ăn đồ khói lửa phàm gian, thôi, chẳng cần bày yến diên làm chi, phảilựa một chỗ đất sạch ngoài dinh, cất một cái toà dài cao lớn, từng trên treo đèn đuốc bông huê, xông đốt trầm hương, còn bệ hạ thì dùng một quan văm, một quan võ theo hầu, chờ đến chạng vạng, bần đạo cùng bệ hạ lên đài nghinh tiếp tam giáo thánh nhơn, cấm chúng tướng không được chuyện văn chào rào”. Thủy Hoàng truyền làm cao đài, sửa soạn nghinh tiếp tam giáo thánh nhơn. Chẳng bao lâu, ác vàng vào núi, đèn đuốc sáng dinh, Thủy Hoàng cùng Cam La, Vương Tiễn đến trước đài, xuống ngựa trèo lên đài, xem thấy dọn bày sạch sẽ, oai nghiêm tề chỉnh, ở giữa kết hai con rồng giỡn trái châu, đèn bông tụi gấm, đẹp đẽ vô hồi, lúc ấy đến canh một, xảy nghe giữa trời hạc kêu réo rắt, Hải Triều biết là Nam Cực tiên ông đến, vội vàng cùng Thủy Hoàng nghinh tiếp. Nam Cực bước xuống tiên bạc, Thủy Hoàng cúi mình nói:

“Tôi có đức gì làm nhọc đến tổ sư xuống đây”. Nam Cực vội vàng đáp lễ, rồi thẳng vào trong đài. Hải Triều cũng ra mắt Nam Cực và nói:

“Cũng vì tôi mà làm cho nhọc lòng đạo huynh đến đây”. Nam Cực vội nói:

“Vâng mạng tam giáo thánh nhơn sai khiến, đâu dám chẳng tuân”. Đang nói xảy nghe giữa trời tiếng nhạc rình rang, mây đỏ xoay vần, Nam Cực nói:

“Tam giáo đến đó, hãy nghinh tiếp cho mau”. Hải Triều cùng Nam Cực, Thủy Hoàng ra trước quỳ xuống tiếp rước, ba vị thánh nhơn đều cỡi thanh long, ngưu thú bay xuống.

Thủy Hoàng liếc mắt ngó thấy ba vị thánh nhơn:

Vị thứ nhất, diện mạo thanh kỳ, hình dung cổ quái; vị thứ hai, cổ đeo hột châu; vị thứ ba, đội mão ngư vĩ, cột dây tư điều, mặc áo bát quái tiên bào. Thủy Hoàng rước ba vị vào trong lư bằng, phân ngôi thứ mới ngồi. Như Lai ngồi giữa, bên tả Hồng Môn, bên hữu Thái Thượng lão quân, tiên đồng phật tử đứng hầu hai bên. Hải Triều, Nam Cực bước ra mắt, Thủy Hoàng, Cam La, Vương Tiễn đều lạy mừng. Phật Tổ nói:

“Lành thay! Lành thay! Kiếp số đã định, sáu nước đều mất, Tây Tần đương hưng, nên sai Lôi bộ giáng phàm, muốn lập hội Bình linh bình phục Tôn Tẫn. Tôn Tẫn bất quá làm một vị chơn nhơn, đâu dám cãi trời làm bậy, số là lê thứ có nạn đao binh. Hiền Vương đứng dậy”. Thủy Hoàng trỗi dậy đứng một bên. Lão quân hỏi Nam Cực rằng:

“Vương Thuyền sao không thấy đến?” Nam Cực nói:

“Tôi đã sai Kim Hà đồng tử đem câu tiên bài đến đòi, có khi cũng gần tới”. Đang nói chuyện, xảy thấy Vương Thuyền cùng Kim Hà đồng tử bước vào cúi lạy, nói:

“Đệ tử là Vương Thuyền lạy ra mắt, chúc Thánh nhơn vạn thọ vô cương”. Lão quân nói:

“Vương Thuyền, nay đòi người đến đây, vì học trò của ngươi là Tôn Tẫn trái nghịch ý trời, đem binh ngăn trở Dịch Châu, có tội với Hải Triều chẳng nhỏ, nên đêm nay hội nhau giữa canh ba, tên là Bình linh hội, người phải đòi Tôn Tẫn đến đây cho mau, đặng ta khuyên nó một phen, nếu nó vâng lời rút binh về núi, chẳng quản đến việc người, thì khỏi nạn ngũ lôi”. Vương Thuyền cúi đầu tiếp lãnh như ý kim câu của ông Nam Cực, bay qua dinh Yên, quân sĩ thấy hết hồn, chân nhảy miệng la hỏi:

“Người nào vậy? Nữa đêm đến đây làm chi, chớ chạy?” Nói dứt lời lật đật ráp tên bắn vãi. Vương Thuyền nói:

“Không đặng làm bậy, mau mau vào báo nói:

Có quỷ cốc ở động Thủy Liên núi Vân Tịch, vâng như ý Chưởng giáo đến đây”. Quân nghe nói quỷ cốc thì biết là thầy của Vương gia, lật đật chạy vào thông báo. Tôn Tẫn đang ngồi tịnh dưỡng, nghe thầy nói lãnh như ý kim câu đến trong lòng thất kinh nói:

“Đang nữa đêm mà thầy ta lãnh kim câu của Chưởng giáo đến có việc chỉ” Lật đật sửa áo mão ra trước dinh quỳ lạy nói rằng:

“Phải chi tôi hay trước, sư phụ vâng kim bài đến đây, lẽ phải ra xa tiếp rước nay nghinh tiếp chậm trễ, xim cam chịu tội”. Vương Thuyền nạt rằng:

“Đồ nghiệp chướng! Cũng bởi mi làm ra chuyện như vậy đó, dễ chẳng biết phép lực Hải Triều sao? Còn giao chiến với người, mi y?

có thiên thư, trái trời làm bậy, nay người bày hội Bình linh, thỉnh tam giáo thánh nhơn xuống phàm, sai ta đến đây đòi mi, mi sắm sửa mà coi ngũ lôi đánh đầu, khá tiếc công ta độ mi một trường mà không thành công đặng, mi đem bậc đại la thiên tiên, mà bỏ trôi dòng nước, ấy là mi làm mi phải chịu, vì không nghe lời thầy dạy bảo”. Tôn Tẫn nghe nói hồn bất phụ thể, giây lâu bẩm rằng:

“Sư phụ chớ giận dữ, đê.

tử xuống núi mình làm mình chịu, đâu dám liên lụy đến sư phụ, hôm nay bày hội Bình linh, đệ tử theo thầy đến đó, ra mắt tam giáo chơn nhơn, dầu giết dầu tha mặc tình xử trị”. Vương Thuyền nói:

“Mi chớ rộn ràng, hãy theo ta đến đó, khóc lóc cầu xin giáo chủ họa may khỏi chết”. Nói rồi đến cỡi mây bay tới cao đài.

Chương 33 : Lấy Dịch Châu, Hải Triều bắn súng, Về Đông Tề, Tôn Tẫn lui binh

Nói về Tôn Tẫn nghe Vương Thuyền rầy la bèn thưa rằng:

“Xin sư phụ chớ giận, đệ tử xuống núi, mình làm mình chịu, đâu dám liên lụy đến thầy, đệ tử đến đó tư.

Tam giáo thánh nhơn dầu giết tha mặc tình xử trị”. Vương Thuyền nói:

“Mi theo ta tới đó gìn lòng dè dặt, khóc lóc cầu xin, họa may khỏi chết”. Dặn rồi, hai người cỡi mây bay đến lư bằng quỳ xuống, Vương Thuyền bẩm nói:

“Đệ tử vâng pháp chỉ, bắt thằng học trò ngoa ngạnh, là Tôn Tẫn đến đây, xin giáo chủ thi hành”. Vương Thuyền giao cái kim câu cho ông Nam Cực, rồi đứng hầu một bên. Tôn Tẫn nói:

“Tam giáo chủ ở trên đệ tử là Tôn Tần lạy ra mắt”. Ba vị giáo chủ nói:

“Tôn Tẫn, ngươi muôn kiếp ngàn năm tu luyện, thành bạch hổ thanh long, đã lên được bậc Đại la thiên tiên, và lãnh chức chơn nhơn, chảng phải dễ dàng gì đâu, vì sao tham luyến hồng trần, vọng khai s át giới, chẳng tưởng đến thuận nghịch, trái trời làm bậy, có tội với Hải Triều, vì nhỏ mà phạm lớn, nay Tam giáo nhóm đủ tại đây, người có lời chi phân nói?” Tôn Tẫn bẫm rằng:

“Đệ tử dày công tu luyện, đâu dám trái lời, lấy nho?

phạm trên, mà phải mắc tội. Vì đệ tử có muôn ngàn việc khổ, không biết làm sao, túng phải xuống chốn hồng trần, vào nơi sát giới. Chẳng qua là cho tỏ chút lòng trung hiếu của đệ tử mà thôi. Tôi nghĩ lại, cha anh tôi đều chết nơi tay Vương Tiễn, mẹ tôi tuổi tác đã già, không người phụng dưỡng, nên gởi thư kêu tôi xuống núi, tôi nghĩ lại làm con người, lẽ nào không lòng hiếu thảo, túng phải xuống núi, ý muốn mai táng cha anh, phụng dưỡng mẹ già, không dè Vương Tiễn là đứa vô tình chém học trò tôi là Viên Đạt, lại bày ra trận động Triều Tiên, thỉnh Chưởng giáo Nam Cực, xuống phá trận chu tiên, rồi Vương Tiễn lại liệng tản thiên Tiễn, mà đâm tôi chết, nhờ có Mao Toại trộm linh đơn cứu sống,không dè Hải Triều xuống núi, tôi ra trước trận năn nỉ cầu xin, cho tôi mai táng cha anh tôi, rồi lập tức trở về núi. Hải Triểu chẳng khứng dung tình, trước cùng tôi so tài cao thấp, bèn bày ra cái trận hỗn ngươn, ý muốn giết tôi, may nhờ bọn Lưu Bang phá tan trận ấy. Hải Triều lại xuống tình độc ác, dùng tản địa lôi, đánh phá Dịch Châu, bây giờ mẹ của tôi đang ở trong thành, lẽ nào tôi ngồi mà nhìn sao? Túng phải dùng phép giải phá, cầu xin Tam giáo thánh nhân soi xét”.

Ba vị giáo chủ nói:

“Tôn Tẫn, ngươi tuy có lòng trung hiếu, há chẳng biết Vương Tiễn tính thâu lục quốc, là vâng sắc chỉ mà làm hay sao, nay người chấp nê chẳng biết, cứ trái nghịch lòng trời, trốn không khỏi tội, hãy nghe lời ta mau mau bãi binh, xa lánh hồng trần, thì chẳng mất vị thần tiên, nếu còn ỷ mạnh, dẫu người có thần thông đi nữa, cũng không ra khỏi ngoài Tam giáo cho đặng, đến lúc ngũ lôi tới đánh, thì việc đã muộn rồi”. Tôn Tẫn sa nước mắt nói:

“Đệ tử mong cảm ba vị từ bi, tình nguyện rút binh về nước Tề, chẳng dám nghịch ý trời”. Hồng mông thánh nhân nói:

“Tôn Tẫn!Cha, anh ngươi đã chết, thì việc hiếu đạo chẳng thiếu sót chổ nào, song ơn vua chưa trả, lòng còn hổ thẹn, nay kiếp số Yên Đơn đã dứt, kiếp số Lâm Tri cũng gần mãn, vốn là người tiên phật, không giữ nghĩa quân thần, nay ta cũng cho ngươi làm trọn niềm trung hiếu, song phải vâng theo thời về núi, chớ nên tham luyến mắc tội cùng trời”. Tôn Tẫn nghe nói lạy tạ. Như lai nói:

“Thảm thay! Thảm thay! Ba vạn sanh linh trong thành Dịch Châu khó trốn khỏi tai lôi pháo, ta là người phật lấy lòng từ bi làm gốc, tưởng lòng hiếu của ngươi, vậy ngươi phải độ mẹ ngươi, và mấy chi.

dâu của ngươi lánh khỏi nạn”. Thái Thượng lão quân nói:

“Tôn Tẫn! Ngươi tuy lên bậc thần tiên, song trần duyên chưa mãn, nơi Dịch Châu thì tận hiếu, đất Lâm Tri phải tận trung, vận số như vậy, không được trái trời, từ nay về sau dẹp binh về nước, hễ gặp ngũ ôn thần (là thần làm bệnh dịch) phải mau về động, nếu chẳng vâng lời ắt không khỏi lôi hoành (sét đánh)”. Nam Cực nói:

“Tôn Tẫn, ngươi đi bãi binh cho mau, không đặng trễ kỳ khác lấy thành”. Tôn Tẫn dạ dạ xin vâng, lật đật xuống đài bay về dinh, rồi đó Tam giáo nói với Hải Triều ràng:

“Đạo hữu! Nay khuyên giúp vua Tần, bìng định Dịch Châu ứng theo kiếp số, rồi chớ ở lại đây”. Nói dứt lời cùng Nam Cực, Vương Thuyền từ biệt Thủy Hoàng, thót lên cầm thú bay bổng trên không, xảy nghe tiếng trống nhạc tiên, một vừng mây bay phơi phới, bay tuốt lên thiên môn (là cửa trời).

Nói về Tôn Tẫn về đến dinh, buồn bực dàu dàu, một mình ngồi trong trướng, chờ đến trời sáng chúng tướng vào ra mắt, tâu rõ đặng khi hôm Tôn Tẫn đi hội Bình Linh. Tôn Tẫn nói:

“Mấy vị kỳ bài! Ta thỉnh chúng ngươi đến đây phá trận Hỗn ngươn. Hôm qua lại cướp dinh làm nên công lớn, cũng nhờ sức chúng ngươi, mỗi người ta thưởng cho vàng ròng mười lượng, lụa nhiều ngàn cây và có lời này chúng ngươi phải ghi nhớ”. Sáu vị kỳ bài đều quỳ xuống, Tôn Tẫn vội vàng đỡ dậy nói:

“Chúng ngươi ngày sau đều có tước lộc, bây giờ chẳng cần tới nước Hàn làm chi, ai về nhà nấy, chờ thời dấy động thôi, hãy đi đi”. Chúng kỳ bài lạy từ Tôn Tẫn, mang đồ thưởng vật, xách gối vâng theo lời, nhà ai nấy về, chẳng tới nước Hàn. Đến sau nước Sở, nước Hán giành nhau, làm nên nghiệp cả, việc ấy là việc sau. Đây nói về Tôn Tẫn cho sáu vị kỳ bài về rồi, kêu Tôn Yên mau chạy ngựa vào thành, rước bà nội và gia quyến ra dinh, thương nghị việc lớn, không được chậm trễ. Tôn Yên vâng mạng lật đật chạy vào thành, tới phủ Yên Đơn xuống ngựa vào hậu đường nói rõ các việc. Yên Đơn công chúa vội vã cùng hai vị Cao, Lý phu nhân gom góp tiền bạc.

Và đem ít tên tỳ nữ, Tôn Yên bảo hộ ra thành đi tới cửa dinh. Tôn Tẫn rước vào trong dinh thăm xong rồi, công chúa nói:

“Con trẻ rước mẹ đền có việc chi chăng?” Tôn Tẫn nghe hỏi trong bụng tính rằng:

“Nếu ta nói thiệt rằng:Đêm nay Hải Triều bắn súng phá thành Dịch Châu, thì mẹ ta thêm lo sợ, vả lại mẹ ta cùng Chiêu Vương có tình anh em, đâu khứng ngồi xem, chắc là khóc lóc cùng ta, làm cho ta tới lui rất khó, chi bằng dừng nói thiệt hay hơn”. Tính rồi bẩm rằng:

“Mẹ Ôi!Nay rước mẹ đến đây, cà dấy phép thần thông, quyết tử chiến một trận, e mẹ Ở trong thành kinh sợ, nên con sai vợ chồng Tôn Yên đưa mẹ cùng hai chịdâu, qua nước Triệu, tạm đỡ ít ngày, chừng con lui đặng binh Tần sẽ tới nghinh tiếp”.

Công chúa nói:

“Lời con rất phải, vì mẹ niên cao kỷ trưởng, ở giữa chốn sa trường lo sợ chẳng yên, đến bây giờ hễ nghe chiêng trống thì kinh lòng vỡ mật, y theo lời con nói, tới nước Triệu hay hơn, , song con phải tiểu tâm gìn giữ”. Tôn Tẫn nói:

“Con biết, xin mẹ chớ lo”. Vợ chồng Tôn Yên quỳ xuống nói:

“Nay tam thúc muốn cùng người Tần quyết chiến, vợ chồng cháu lẽ phải ở đây giúp sức, vì sao tam thúc sai qua Hàm Đan?” Tôn Tẫn nói:

“Ta cùng người giao chiến, chẳng dùng một người một ngựa, thôi hai vợ chồng cháu dẫn bổn hộ quân binh, bảo hộ tổ mẫu ba người kíp qua Hàm Đan, chẳng nên chậm trễ”. Vợ chồng Tôn Yên vâng mạng, lạy từ Nam quận vương vội vàng gát xe dẫn binh mã bảo hộ Yên Đơn cùng hai vị phu nhân, thẳng qua nước Triệu. Lúc ấy Tôn Tẫn tống biệt quý nhơn, rồi trở vào trướng, giây phút mặt trời vừa lặn, Tôn Tẫn kêu sáu tên học trò vào trướng, ra mắt xong rồi,Tôn Tẫn nói:

“Vì hôm qua phá trận Hỗn ngươn; mắc tội với Hải Triều, khi hôm qua có tam giáo thánh nhơn xuống phàm, lập hội Bình linh, ta chẳng dám trái trời, không biết làm sao phải rút binh về nước Tề, bỏ đất Dịch Châu, mất còn ngoài bụng”. Chúng học trò nói:

“Sư phụ đã chẳng khứng trái nghịch lòng trời toan định rút binh, đệ tử đâu dám chẳng tuân”. Tôn Tẫn truyền lệnh, canh một cuốn cờ dứt pháo, canh hai nhổ trại dời dinh. Chúng tướng vâng mạng, đâu đó đều sắp đặt sẵn sàng.

Tôn Tẫn dạy bày hương án, bổn thân nhắm Dịch Châu cúi lạy khóc nói:

“Chẳng phải tôi không hết lòng cùng bệ hạ, ngặt chẳng dám trái trời, bởi số trời đã định, chớ trách tôi có thủy vô chung”. Lạy rồi kế vừa tối, lật đật truyền lệnh nhổ trại, lén lén đi theo đường nhỏ nhắm Hàm Đan tuốt đến.

Nói về vua tôi nhà Tần, nghe Tôn Tẫn rút binh thì rất mừng, chẳng khác người tù đặng thả. Hải Triều truyền quân pháo thủ sửa soạn lửa cho sẵn, đến canh ba ứng dụng. Khá thương thay vua tôi nước Yên, cậy có binh Tẫn Tẫn ở ngoài ngăn đỡ dinh Tần, không dè đến canh ba pháo nổ lên, tức thì thành Yên sơn hóa ra một nơi ngoài bể.

Có thơ rằng:

Kiếp số không tránh đặng, Xoay vần lẽ tự nhiên.

Lửa cháy tro tàn rụi, Xương trắng lụy tròng nghiêng.

Nói về vua Thủy Hoàng dắt binh vào thành, chẳng nhọc công đánh đập, xem thấy cháy đầu phỏng trán, thây nằm đầy đất, người đều bị lôi pháo chết tươi, nhà cửa ngã nghiêng ngã ngửa, khói tàn lửa rụi. Thủy Hoàng dạy đem thi hài các nẻo đường, chẳng luận sang hèn, đều đốt hết. Hải Triều cáo từ về núi, Thủy Hoàng bày diên yến đãi đằng chúng tướng, khao thưởng ba quân.

Nói về Tôn Tẫn dẫn chúng Toàn sơn suốt đêm kéo binh ra đi, hết canh một vừa tới núi Kỵ Mã, cách thành Dịch Châu một trăm bốn mươi dặm, truyền lệnh ba quân lớn nhỏ đều an dinh hạ trại, rồi kéo vào dinh Nam quận vương đứng phân hai hàng, hỏi rằng:

“Sư phụ vì sao dừng binh đóng trại chốn này?” Tôn Tẫn nghe nói, sa nước mắt nói:

“Chúng ngươi chưa rõ đến canh ba Hải Triều bắn súng phá thành Dịch Châu, tám mươi dư dặm sanh linh khó trốn khỏi khổ lôi pháo, nên ta tạm nghỉ trốn này, đặng thăm nghe tin tức Dịch Châu thế nào?” Đang nói chuyện, xảy nghe một tiếng vang trời dội đất, chúng tướng thất kinh, vốn tiếng ấy là lôi pháo phá thành Dịch Châu đó. Tôn Tẫn vùng khóc rống lên, chúng tướng cũng đều sa nước mắt, ra dinh vọng giữa trời khóc tế một phen, rồi vào dinh an nghỉ, qua ngày thứ, truyền lệnh nhổ dinh, nhằm Lâm Tri thẳng tới.

Nói về nước Tề vua Tương Vương, ngày kia lâm trào, quan huỳnh môn tâu rằng:

“Có Nam quận vương, kéo binh về nước, cách thành chẳng xa, nên tôi chẳng dám chẳng báo”. Tương Vương nghe nói rất mừng nói:

“Nếu á phụ về đây, trẫm phải dẫn văn võ ra thành tiếp rước”. Bèn truyền chỉ giá xe, ra cửa Tây nơi thập lý trường đình, xông đất trầm hương, các quan thì ra ngoài trường đình nghinh tiếp. Quan Lam kỳ báo cho Tôn Tẫn hay rằng:

“Có Thánh thượng ngự giá dẫn bá quan ra trường đình tiếp rước”. Tôn Tẫn nghe báo dạy đóng binh lại đó, rồi dẫn chúng tướng tay cầm gậy đi bộ gần đến thập lý trường đình ngó thấy các quan văn võ vòng tay đứng hai hàng.

Tôn Tẫn vội vàng mau chân bước tới trên thềm quỳ xuống nói:

“Vạn tuế, tôi là Tôn Tẫn có đức gì, dám đâu làm nhọc đến bệ hạ xin tiếp tội đáng muôn thác”. Tương Vương với tay đỡ Tôn Tẫn dạy nói:

“Á phụ trên ngựa nhọc nhằn, chẳng cần làm lễ, ba năm không gặp, trẫm trông nhớ như khát nước, nay á phụ về triều, thiệt là nước Đông Tề may lắm, xin đứng dậy”. Tôn Tẫn tạ Ơn đứng dậy, chúng tướng đều tới ra mắt, chúc lạy xong rồi. Tương Vương mỉm cười nói:

“Chúc mừng á phụ đất Dịch Châu thắng bại thế nào?” Nam quận vương nghe hỏi nói không đặng, đau xót lòng dạ, hai hàng nước mắt tuôn rơi nói:

“Tôi có thủy vô chung chẳng hay bảo hộ nước yên lý ưng muôn thác”. Bèn đem việc đến nước Yên cùng Vương Tiễn giao chiến ra sao, phá trận làm sao, đến sau, Hải Triều thỉnh tam giáo, bày hội Bình linh bắt tới dạy bảo thế nào, rồi lén lén rút binh đến núi Kỵ Mã lãnh chờ lôi pháo đánh Dịch Châu, điện tế Chiêu Vương rồi kéo binh về nước mà thuật hết đầu đuôi. Tương Vương nghe nói, cảm thương khôn cùng, rưng rưng nước mắt nói:

“Á phụ! Việc thắng bại binh gia là sự thường, mấy người đó sống thác đều có số định không tránh khỏi được, á phụ nay về trào, thật đáng ngàn muôn vui mừng, xin bớt lòng sầu não”.

Bèn hối đem rượu cùng á phụ tiếp phong phụng quan rót một chung rượu đầy., Tương Vương bổn thân bưng trao cho Tôn Tẫn, Tương Vương tiếp uống liền ba chung ngự tửu rồi ra khỏi trường đình. Tương Vương cỡi ngựa, Tôn Tẫn cỡi trâu theo sau, trong thành Lâm Tri nhà nhà kết tụi, cửa cửa chong đèn, đầu đội lư hương quỳ nơi đường tiếp rước, Tôn Tẫn dọc đường an dỗ trăm họ, giây phút đến cửa ngọ môn.

Tương Vương lên ngoai kim loan, các tướng chầu lại xong rồi, Tôn Tẫn bước lên làm lễ, Tương Vương nói:

“Á phụ thôi chớ làm”. Rồi mời ngồi cẩm đôn, các tướng Toàn sơn vào điện, lạy ra mắt xong rồi. Lúc ấy Lỗ Vương là Điền Đơn Mạch thường quân, và Điền Năng đều bị bệnh lìa trần, duy còn Tam Vương là Điền Kỵ, thượng đại phu Bốc Thương, cùng văn võ nội triều, nối tập tước công hầu tới cùng Tôn Tẫn làm lễ.Tôn Tẫn đáp lễ, rồi bày tiệc, vua tôi ăn uống đến tối mới tan. Tương vương cầm Tôn Tẫn, Bốc Thương, Điền Kỵ ba người ở nơi thiên điện (là cái điện gần bên điện chánh của vua), để sớm tối bàn luận việc nước.

Nói về vợ chồng Tôn Yên, bảo hộ Yên Đơn công chúa cùng hai vị phu nhơn, ngày đêm dong ruổi đi đến nước Triệu có quan vào báo cho Triệu vương hay, lật đật sai quan ra thành nghinh tiếp, rước vào thành Hàm Đan, Tôn Yên dạy gia tướng đưa quý nhơn và đưa hai vị phu nhơn đến Tây phủ trước rồi hai vợ chồng vào triều ra mắt. Văn Vương mừng rỡ phong Tôn Yên làm Đông sàng phò mã, cùng Liêm Tú Anh ra mắt Vương phi, rồi về Tây phủ, lạy ra mắt Liêm phu nhơn, nơi Tây phủ ca?

bày yến diên nhóm thân mời bạn, thết đãi luôn vài ngày. Yên Đơn công chúa tinh thần mỏi mệt đứng ngồi không an, bèn nói với Tôn Yên rằng:

“Ta đến đây mấy ngày, sao tinh thần không được khỏe, có khi tam thúc ở Dịch Châu cùng binh Tần giao chiến có việc gì chăng? Cháu chớ nài lao khổ, đến Dịch Châu thăm coi thế nào, cho khỏi lòng già ái ngại”. Tôn Yên nói:

“Tổ mẫu không biểu thì cháu cũng phải tới Dịch Châu, thăm coi tam thúc thắng bại thế nào? Vậy thì ngày mai cháu sẽ đi”. Yên Đơn nghe nói rất mừng. Liêm Tú Anh bày tiệc cùng Tôn Yên tiễn hành, qua ngày thứ lạy từ lão tổ cùng Liêm phu nhơn và Cao, Ly phu nhơn, lại dặn Tú anh hết lòng thờ phụng Tổ mẫu, rồi vào triều từ biệt Văn Vương, ra khỏi thành Hàm Đan một người một ngựa, tuốt lên Dịch Châu. Ngày kia đi vừa tới thành Dịch Châu ngước mắt xem thấy, trong thành cờ xí không được tề chỉnh, ngồi ngó ngoài thành chẳng thấy dinh Tần và binh mã nước Tề cũng không có, trong lòng nghi sợ chẳng an còn đang ngẫm nghĩ, chẳng dè quân trên thành trong thấy chạy vào phi báo. Thủy Hoàng nghe thấy thất kinh hỏi:

“Vậy chớ nó dẫn bao nhiêu binh mã”. Quân bẩm báo:

“Không có binh mã chi hết duy một người một ngựa mà thôi”. Thủy Hoàng hỏi các tướng rằng:

“Tôn Yên đơn nhơn độc mã tới đây, có khi ngụy kế của Tôn Tẫn đó chăng?” Bèn truyền hết năm dinh ba quân lớn nhỏ phải giữ gìn cho nghiêm ngặt.

Kim Tử Lăng tâu rằng:

“Bệ hạ chớ lo, Tôn Yên đến đây vốn không phải là ngụy kế của Tôn Tẫn đâu, vì Tôn Tẫn về Đông Tề, Tôn Yên chẳng biết tới lui, lầm vào chỗ này, cũng như con phi nga bay vào lửa, đem mìng đến nạp, sao bệ hạ không sai tướng phát binh vây bắt Tôn Yên, ấy là trảm thảo trừ căn đó, mà trả thù nơi Kinh Kha lúc nọ”. Thủy Hoàng nghe nói mừng lắm, truyền lệnh tướng quân lớn nhỏ, cùng quân áp ra một lượt, cùng vây bắt Tôn Yên chớ cho chạy thoát, trái lệnh chém quách chẳng dung. Các tướng vâng chỉ lật đật nai nịt, kéo binh ra thành.

Nói về Tôn Yên đang đứng ngoài thành xem ngó thấy thành Dịch Châu phía Đông ngã, phía Tây sập, trong lòng cả kinh đang lúc buồn rầu thấy cửa thành mơ?

hoác, xông ra một đạo binh mã ào tới phủ vây. Tôn Yên thấy binh Tần thì nói:

“Không xong, Tần tặc nó đã phá thành Dịch Châu rồi, ta lầm đến đây, lời xưa có nói:Một sợi tơ không nên chỉ, một tay vỗ chẳng kêu, có khi mạng ta khó gìn, đấng trượng phu sống nào vui, thác nào sợ, hôm nay cùng Tần tặc liều chết với nhau”.

Chẳng rộn ràng, cũng không kinh sợ, bèn dừng ngựa ngừng thương coi binh Tần áp tới. Vương Tiễn giục ngựa tới trước nạt rằng:

“Tôn Triều bối, thành Dịch Châu mi đã lại phá rồi sao không cao bay xa chạy mà trốn. Còn dám đến thám dọ binh tình, đem thân chịu chết, mau mau xuống ngựa chịu trói thì thôi, nết trì diên ắt ngươi làm quỷtrên ngọn mâu này”. Tôn Yên ngồi trên ngựa thấy Vương Tiễn chạy tới thì thầm nghĩrằng:

“Thôi để ta dùng kế gạt nó thăm nghe Tôn Thúc ở chỗ nào và Dịch Châu vì sao bị phá”. Nghĩ rồi cười nói:

“Điện tây hầu! Cách mặt đã lâu mạt tướng giáp tru.

trong mình, không làm trọn lễ”. Vương Tiễn nghe nói trong bụng nghĩ thầm rằng:’Thằng tiểu bối này ngày thường xấc xược, không biết kiêng ai, cớ sao hôm nay có lòng cung kính ta như vậy, liệu có khi nó thế yếu thời suy thấy ta mà sợ, nên phải cung kính, . Hễ con người thì lấy lễ nghĩa làm trước, nay nó lễ nghĩa nói với ta, thì ta cũng chẳng giận làm chi”. Bèn gò ngựa cười nói:’Tôi chào tiểu tướng quân đó, chẳng hay tướng quân có việc chi chăng?” Tôn Yên nói:

“Mạt tướng đến đây vốn không phải là đi thám dọ quân tĩnh chi đâu, vì tôi đưa tổ mẫu, mẫu thân qua đất Hàm Đan trở về, chẳng dè Dịch Châu ra cớ sự như vầy, cho nên tôi hỏi tướng quân vậy chớ Dịch Châu làm sao mà lấy đặng, còn chú tôi ở chỗ nào? ‘ Vương Tiễn nói:’Té ra tướng quân mắc qua Hàm Đan, nên không rõ đặng sự tình, chú của ngươi đã về núi Thiên Thai rồi, còn Dịch Châu bị Hải Triều thánh nhơn, dùng lôi pháp phá tan. Ta nhắm ngươi ngày thường bổn tánh can cường, thiệt tay hảo hán, hôm nay ngươi không về đặng, chi bằng quy hàng chúa ta, thì chẳng mất ngôi phong hầu. Tướng quân ngươi hãy suy tính lấy”. Tôn Yên nghe nói trong lòng thương cảm, nước mắt tuôn rơi, nghĩ rằng:

“Dịch Châu bị lôi pháo bắn, chú ta lại về núi rồi, khá thương thay bá vạn sanh linh, đều mắc tai họa”. Nghĩ rồi giận lắm nạt rằng:

“Vương Tiễn, mi phá nhà phá nước của ta, cừu sâu tợ biển oán chất bằng non, chớ chạy”. Nói dứt lời hươi kích đâm tới. Vương Tiễn lật đật rước đánh, hai người đánh đến năm mươi hiệp, tướng Tần thấy Vương Tiễn đánh không hơn Tôn Yên đều áp ra đao thương loạn đả, vây đánh Tôn Yên. Tôn Yên lòng chẳng run sợ, đánh giết dường như mãnh hổ bi.

say, qua lại tung hoành, đánh đến vài mươi hiệp nữa, nhắm ngay mặt Triệu Cao đâm tới. Triệu Cao đỡ không kịp quất ngựa tránh qua, Tôn Yên một ngựa xông ra trùng vây, giục ngựa bạch long câu chạy tuốt. Chúng tướng bên tần biết Tôn Yên lợi hại, chẳng dám rượt theo, kéo binh về thành.

Nói về Tôn Yên xông ra khỏi thành, thấy binh Tần chẳng rượt theo, bèn gò ngựa đi chậm chậm, trong bụng nghĩ rằng:

“Việc pháo bắn Dịch Châu ấy ắt là thiệt, còn nói chú ta về núi, thì ta chẳng tin đặng, nếu chú ta về núi có đâu dẫn luôn binh mã theo sau, trong đó ắt có cớ chi, vậy ta tuốt qua nước Tề, thăm nghe cho rõ, rồi trở về Hàm Đan, cũng không muộn chi”. Nghĩ rồi giục ngựa suốt đêm tuốt đến Lâm Tri.

Chẳng bao lâu tới Lâm Tri, vào chàng tỏ hết các việc, quan Huỳnh môn vào điện tâu rằng:

“Nay có cháu ba đời của Thoại lăng quân, ở bên Dịch Châu, Yên Sơn đến đây, cón đứng ngoài ngọ môn hầu chỉ”. Tương Vương nghe tâu cả mừng, truyền chỉ mời vào. Tôn Yên vào điện, chầu lạy xong rồi. Tương Vương hỏi:

“Ngự đệ bởi đâu mà đến?” Tôn Yên bèn đem các việc tâu hết một hồi, và hỏi rằng:

“Chẳng hay chú tôi quả thiệt về núi chăng? Có khi bệ hạ biết chớ?” Tương Vương nói:

“Á phụ Ở đây, vậy để trẫm mời ra”. Bèn sai quân cận đến phụng các, bẩm cùng Tôn Tẫn, Tôn Tẫn theo chỉ vào điện. Tôn Yên thấy Tôn Tẫn lòng rất vui mừng, bước tới quỳ xuống đơn trì nói:

“Cháu là Tôn Yên lạy ra mắt chú”. Tôn Tẫn xem thấy sa nước mắt hỏi:

“Cháu đến đây làm gì?” Tôn Yên nói:

“Tổ mẫu sai tôi qua Dịch Châu, thăm coi chú đánh với binh Tần thế nào?” Tôn Yên nói:

“Không phải ta có thủy không chung, vì sức người không trái trời đặng, cho nên túng phải tới đây”. Nói rồi bước tới làm lễ Tương Vương. Tương Vương mới ngồi. Tôn Tẫn tâu rằng:

“Tôi đến xin từ giã bệ hạ”.

Tương Vương nghe nói thất kinh hỏi:

“Á phụ muốn đi đâu bây giờ?” Tôn Tẫn nói:

“Qua Hàm Đan phụng dưỡng mẹ già?” Tương Vương nói:

“Á phụ đi sao cho đành.

Vả chăng nhà Tần phá lấy Dịch Thủy rồi chắc làm sao cũng kéo binh xâm phạm Lâm Tri này, nếu Á phụ qua Hàm Đan rồi, binh Tần kéo đến, chừng ấy biết lấy ai mà ngăn cự, như Á phụ có tưởng nhớ quý nhơn, thì sai người rước đến Lâm Tri này, mẹ con sớm tối, tụ hội cùng nhau vậy chẳng là hay hơn, mẹ Á phụ là bà nội trẫm, vậy rước tới đây thì sao mà không đặng”. Tôn Tẫn bị Tương Vương hết lời khuyên cầm túng phải nói:

“Bệ hạ đức lớn bằng trời, rước mẹ tôi về nước Tề, cảm ơn chẳng xiết”. Tương Vương nghe nói rất mừng, thân viết thơ, Tôn Tẫn cũng viết một phong thư trao cho Tôn Yên dặn rằng:

“Cháu chớ từ cực nhọc, hãy lãnh bức thư này, cùng tờ thơ của bệ hạ qua đất Hàm Đan rước Tô Mẫu đến nước Tề chẳng nên chậm trễ”.

Tôn Yên lãnh thơ rồi, vội vàng quỳ xuống tâu rằng:

“Xin bệ hạ kịp tả hữu thơ, đặng tôi đến Hàm Đan cho sớm”.

Chương 34 : Tôn Tẫn rước mẹ về tổ quốc, Điền Anh trả oán đánh binh Tần

Nói về vua Tương Vương nước Tề, thấy Tôn Tẫn bằng lòng sai Tôn Yên qua Hàm Đan rước mẹ, trong lòng cả mừng truyền bày yến cùng Tôn Yên tiễn hành, và sai một trăm quân ngự lâm, sắm sửa xe long tân phụng, đồng qua nước Triệu. Tôn Tẫn dăïn Tôn Yên qua nước Triệu chẳng nên tiết lậu tin tức bên thành Dịch Châu.

Tôn Yên vâng mạng uống rượu rồi từ biệt Tương Vương cùng Tam Thúc, dân quân ngự lâm trở về Hàm Đan.

Nói về Thủy Hoàng ngày kia ra chầu, chúng tướng tung hô xong rồi, Thủy Hoàng hỏi Kim Tử Lăng rằng:

“Nay binh ta đánh Dịch Châu đã ba năm ba tháng, hao tổn tiền lương, chết binh vô số, mới lấy đặng một nước, còn năm nước nữa, chẳng biết ngày nào bình phục cho đặng?” Tử Lăng tâu rằng:

“Bệ hạ an lòng chớ lo, đất Dịch Châu này, vì có Tôn Tẫn, trái nghịch lòng trời, mới trễ nãi ngày giờ như vậy, còn các nước thì không có Tôn Tẫn, nên khác nhau chẳng đồng. Vốn đất Dịch Châu là căn bổn của sáu nước, nay bị phá rồi, thì năm nước tự nhiên kính lòng vỡ mật, hễ bệ ha.

kéo binh đến đâu, cờ ra thì thắng trận ngựa đến ắt nên công, muôn phần không thất một”. Thủy Hoàng nói:

“Y như lời Quân sư tâu đó, bây giờ phải đánh nước nào trước?” Tử Lăng tâu rằng:

“Trước đánh Lâm Tri, sau đánh các nước”. Thủy Hoàng nghe ngồi, khoát tay lia, mà nói rằng:

“Lâm Tri là nước gốc của Tôn Tẫn, có chúng tướng Toàn sơn, bản lãnh cao cường, người giỏi rất nhiều, không dễ đánh đâu, chi bằng đánh nước khác xong hơn”. Tử Lăng tâu rằng:

“Tôn Tẫn vâng lời tam giáo thánh nhơn, về núi Thiên Thái rồi, nay va không có ở bên Lâm Tri đâu, còn chúng tướng Toàn sơn không đủ lo gì, vả lại bọn Viên Đạt bị chết nơi Dịch Châu sáu bảy người, tướng giỏi đã hết, nếu đánh Lâm Tri thì ắt nên việc lớn”. Thủy Hoàng thấy lời Tử Lăng có lý, truyền hiểu dụ ba quân đến ngày mười lăm tháng ba, khởi hành qua đánh Đông Tề.

Nói về Vương Tương ngày kia ra triều, Huỳnh môn quan tâu rằng:

“Tôn Yên qua Hàm Đan rước quý nhơn đã đến cửa thành phía Đông, xin lệnh trên định đoạt”.

Tương Vương mừng rỡ, vội vàng sai nội thị vào đông phụng các, Thỉnh á phụ lên điện. Tôn Tẫn lên điện, triều kiến xong rồi, Tương Vương cười nói:

“Chúc mừng á phụ, phụng tá của quý nhân đã đến”. Tôn Tẫn nghe nói rất mừng, vội vàng cúi ta.

Tương Vương, rồi ra triều rước, có quân ngự lâm đi hai hàng, cả triều văn võ đều mặc đồ kiết phục. Tôn Yên thấy quân ngự lâm thì biết là Tương Vương ngự giá đến trước, bèn bẩm cùng Yên Đơn công chúa. Công chúa nghe nói, dạy dừng tá bước xuống đi chân, Tôn Yên theo phò. Tương Vương xa xa xem thấy quý nhơn xuống tán, vội vàng truyền chỉ nói:

“Qúy nhơn tác lớn đi bộ nhọc nhằn, xin lên tán, chừng đến loan nghi rồi sẽ xuống”. Công chúa nghe chỉ dạy, lên tán vào đến loan nghi bước xuống, còn Tương Vương thì đi bộ cùng Tôn Tẫn, và chúng văn võ vào đến nơi.

Công chúa quỳ xuống nói:

“Thần thiếp đâu dám làm nhọc đến thánh giá”. Tương Vương khiến nội thị đỡ dậy chẳng cho quỳ, nói:

“Trẫm mong nhớ á phụ thương khi cứu giúp, có đức hồi sanh, quý nhơn là bà của trẫm đó”. Bèn truyền gát xe mời quý nhân đi trước vào thành. Yên Đơn từ chối nhiều phen, Tương Vương chẳng chịu, túng phải lên xe đi trước, còn Tương Vương cùng văn võ đều lên ngựa theo sau. Vào đến thành, Tương Vương ngồi trên đại điện. Công chúa bước ra làm lễ. Tương Vương chẳng cho và mời ngồi, Tôn Tẫn bước tới trước mặt quý nhơn quỳ xuống, nói:

“Con bất hiếu là Tôn Tẫn, thăm mẹ bình an”. Công chúa đỡ dậy nói:

“Con sao không ở Dịch Châu, mà rút binh vể nước Tề, có khi binh Tần đã lui rồi hay là Dịch Châu bi.

mất, con phải nói cho thiệt mẹ nghe”. Tôn Tẫn nghe hỏi lấy là khó tính, muốn không nói thiệt e ngày sau có người tiết lậu tin tức, thì ta chẳng là mang tội bất hiếu, cho nên cúi làm thinh mà không đáp lại. Công chúa hỏi:

“Tôn Tẫn sao con không đáp lại, là cớ chi vậy?” Tôn Tẫn túng phải đem việc lôi pháp đánh phá Dịch Châu mà thuật hết một hồi, công chúa nghe rồi nói không ra tiếng, vùng ngã ra sau gần rớt xuống đất, nhờ có tám tên cung nữ nước Triệu theo phò đứng sau lưng vội vàng đỡ dậy, làm cho Tôn Tẫn mặt mày thất sắc. Thừa phụng quan đem thuốc đổ vào giây lâu tỉnh lại, khóc ngất một hồi. Tương Vương cùng Tôn Tẫn khuyên giải hết lời, Yên Đơn tâm thần mỏi mệt thân thể chẳng an. Tương Vương dạy chánh cung là Củng nương nương dẫn cung nga lên điện, phò quý nhơn vào cung dưỡng bệnh và dạy ngư.

y điều trị thuốc thang. Tôn Tẫn, Tôn Yên đều ở nơi đơn phụng các, mỗi ngày vào cung thăm viếng, còn Tương Vương năm ngày bày đại yến kỉnh nuôi Tôn Tẫn rất nên trọng hậu. Ngày qua tháng lại xảy đến mười lăm tháng mười, Thủy Hoàng phát binh rầm rộ nhắm Đông Tề kéo tới. Ngày kia binh tới bên thành Lâm Tri lật đật bài trí gỗ, đá, pháo, tên, nghiêm giữ thành trì, nhứt điện sai người vào triều phi báo.

Tương Vương xem biểu kinh hồn vội vã mời Tôn Tẫn vào điện nói:

“Nay binh Tần đến đánh nước ta, binh đã tới biên quan rồi, nước trẫm tướng già binh yếu biết làm sao bây giờ, á phụ có chước chi giỏi là lui đặng binh Tần chăng?” Tôn Tẫn nói:

“Muôn việc cũng bởi trời định”. Tương Vương nghe Tôn Tẫn nói việc thong thả bao hàm như vậy, thì trong lòng rộn tan nói:

“Nếu như lời á phụ phân đó, thì phải xuôi tay mà chịu chết sao? Lẽ nào á phụ ngồi ngó cho đành”. Còn đang chuyện vãn, xảy có quan tổng binh cửa Tây môn, sai người vào tâu nói:

“Binh Tần đã phá đặng biên quan rồi, đóng binh cách ngoài cửa phía Tây thành Lâm Tri mười dặm, xin bệ ha.

liệu định”. Tương Vương nghe báo kinh hồn, mặt thất sắc, vội vàng bước xuống ngại, tới trước mặt Tôn Tẫn cúi mình nói:

“Xin á phụ lấy xã tắc làm trọng”. Tôn Tẫn lật đật quỳ xuống tâu rằng:

“Tôi không phải chẳng hết sức cùng bệ hạ đâu; một là đền ơn tri ngộ, hai nữa trả oán cho cha anh, nếu tôi ra trận trước e binh Tần nó sợ mà lui về, thì khó nên việc đặng:

Chi bằng bệ hạ sai tướng giỏi, ra trận giao chiến coi thắng bại thế nào, rồi sẽ định kế”. Tương Vương nghe nói cả mừng, xảy thấy quân huỳnh môn vào tâu rằng:

“Quan tổng binh là Châu Đạt giữ cửa Tây môn nói:

Có Vương Tiễn đang ở ngoài thành kêu đánh”. Tương Vương làm thinh gật đầu, xày thấy trong ban bộ bước ra một người, là Tam vương Điền Kỵ, tâu rằng:

“Tôi bất tài, xin ra cùng Vương Tiễn giao phong”. Tương Vương trong lòng chẳng đẹp nói:

“Hoàng thúc tổ (là ông chú vua), tuổi tác đã già, không phải như lúc trẻ đâu, trẫm nghe Vương Tiễn mạnh suốt ba quân, nếu Hoàng thúc tổ ra trận, cổ sơ thất thì còn gì là nhuệ khí đất Lâm Tri”. Điền Kỵ chẳng nghe, từ biệt thánh giá, đi luôn về phủ mình nai nịt hẳn hòi, dẫn năm trăm gia binh ra thành giao chiến.

Nói về Vương Tiễn xin lịnh Thủy Hoàng ra đánh trận đầu, đang ở ngoài thành khiêu chiến, xảy nghe trên thành pháo nổ, có tướng giặc ra trận, ngước mặt xem thấy cửa thành mở hoác, một đạo binh mã xông qua đếu kiều, đi đầu một tướng khôi trắng, giáp trắng, ngựa trắng, dưới hàm một chòm râu bạc, tuổi ngoài bảy mươi, oai phong lẫm liệt, sát khí phi thường. Vương Tiễn nhìn không biến Điền Kỵ, bèn nạt rằng:

“Tướng già kia! Dừng ngựa lại, có ông chờ đây đã lâu, thông tên họ cho rồi mà chịu chết”.

Lúc ấy Điền Kỵ đang giục ngựa chạy tới, xảy nghe trước mặt có tướng hỏi mình, liều dừng ngựa bạch long, thấy một viên đại tướng, mặt mũi đen sì, thiệt là Cự linh xuống thế quỷthần kinh, bèn nạt rằng:

“Tần tướng muốn hỏi tên họ ra sao? Ta là Đông Tề chức Tam Vương, tên Điền Kỵ, nước Tần mi vì sao mà vô cứ dấy binh xâm phạm cõi ta, nếu biết thời vụ mau mau kéo binh về, thì hai nước khỏi cừu thù, muôn dân đồ thán”. Vương Tiễn cười nói:

“Mạt tướng là Vương Tiễn đây, chẳng biết Vương gia ra trận, thiệt cam thất lễ”. Điền Kỵ biết là Vương Tiễn thì day thương cúi mình nói:

“Tôi xin chào Điện tây hầu, tôi có nghe danh người ta anh hùng cái thế, ngày nay gặp mặt quả thiệt danh bất hư truyền, vốn nước Tần cùng Tề tôi ngày thường hòa hảo, nay vô cớ dấy binh xâm phạm thiệt không phải là ý của người thánh vương, xin Điện tây hầu đem lời nói của tôi mà tỏ lại Thủy Hoàng, hai nướcbãi binh ấy là cái phước của trời đất nhân dân đó”. Vương Tiễn nói:

“Lời của Vương gia phân đã sái rồi, vì sáu nước lỗi chánh, ý trời muốn về nhà Tần, nay Vương gia cự địch thì nghịch ý trời; đất Dịch Châu Tôn Tẫn ỷ tà thuật, trái nghịch lòng trời, còn không giữ đất Dịch Châu cho khỏi bị khổ lôi pháo thay, coi đó thì rõ biết lòng trời. Vương gia vốn là người cao minh đạo lý, hãy y lời tôi, chi bằng về thành tâu cùng Tương Vương nạp biểu xưng thần, thì chẳng mất chức phong hầu và khỏi đao binh, chẳng biết ý Vương gia thế nào?” Điền Kỵ cả giận nói:

“Vương Tiễn, ta dấy nên nghiệp cả, chẳng dám xâm lấn chư hầu, nay nhà Tần ngươi sao dám mượn trời nói xàm, ta cũng rõ biết tài ngươi, hôm nay đến cùng ngươi đánh một trận thôi, chớ nói nhiều lời, hãy coi thương này đi biết”. Nói dứt lời, hươi thương đâm tới.

Vương Tiễn vội vàng cử mâu đỡ khỏi nói:

“Vương gia xin dừng tay đã, mạt tướng có lời vàng đá khuyên răn, sao chẳng nghe, còn làm như vậy, tài Vương gia lại giỏi hơn võ nghệ Tôn Tẫn nữa sao? Rất đỗi Tôn Tẫn kia còn phải thua ta thay, huống gì là ngươi”. Điền Kỵ càng thêm giận lắm, hươi thương đâm nữa, Vương Tiễn đỡ khỏi nói:

“Tôi nhượng luông hai thương, chẳng dám đánh lại, vốn có ý thương tiếc kẻ anh hùng. Vương gia lúc trẻ anh hùng, tiếng vang bốn biển nay thằng Vương Tiễn này, lấy sức mạnh huyết khí mà đánh, nếu hơn đặng, thì Vương gia còn chi danh tiếng”.

Mấy lời nói khích ấy làm cho Điền Kỵ tức mình, la như sấm nổ nói:

“Thằng con nít sao dám khi dễ ta lắm vậy?” Liền hươi thưong đâm nhầu. Vương Tiễn cử mâu rước đánh, giận lắm mắng rằng:

“Điền Kỵ, thiệt ngươi chẳng biết tới lui mà đánh ta luôn ba thương, mi nói ta sợ mi sao? Mau mau trở về bằng không mạng già khó sống đặng”. Nói dứt lời Điền Kỵ đâm tới nữa, Vương gia hhươi mâu rước đánh, giục ngựa ô chùy xốc tới. Hai người đánh vùi đến bảy mươi hiệp, chưa định hơn thua.

Lúc ấy quan tổnh binh Châu Đạt, Châu Thanh hai anh em thấy Điền Kỵ cả đánh Vương Tiễn, sợ e không hơn đặng đều dẫn binh ra thành lược trận, thấy hai người đánh hơn một trăm hiệp, dần dần Điền Kỵ suy yếu, vì người tuổi lớn khí huyết đã suy, đánh lâu mỏi mệt. Vương Tiễn thấy Điền Kỵ chậm lụt, thì hươi mâu đâm bậy vài cái, gạt cho Điền Kỵ đâm qua, xoay mình tránh khỏi, hươi thương Điền Kỵ đâm trật tuốt quạ Vương Tiễn hươi mâu nhắm ngay bụng đâm tới, Điền Kỵ đỡ không kịp, la không xong; bị mâu vô tình, đâm thấu tim. Vương Tiễn vít hất xuống ngựa, anh em Châu Đạt xem thấy hoảng kinh, la ó lên rằng:

“Tần tặc chớ chạy”. Vương Tiễn quày ngựa vừa muốn cắt thủ cấp Điền Kỵ, xảy thấy Châu Thanh chạy tới rất gần, vội vàng rước đánh. Bên kia Châu Đạt giựt thây Điền Kỵ, đem tuốt vào thành.

Nói về Vương Tiễn đánh với Châu Thanh, đến năm hiệp mươi đám Châu Thanh một mâu, té nhào xuống ngựa rượt giết binh Tề, rồi đánh trống thắng trận về dinh.

Lúc ấy Tương Vương nghe tin Điền Kỵ tử trận, khóc ngất một hồi, truyền chi?

đem thây về vương phủ dùng theo lễ vương mai táng, cả triều văn võ đều cư tang.

Có người báo với vương phủ, vợ tam vương là Huỳnh Thị nghe báo hãi kinh chết ngất một hồi thì thấy thây Điền Kỵ đã đem về tới phủ. Huỳnh Thị vương phi lo Tẫn liệm thi hài để giữa đại điện, cả phủ cư tang, sai người suốt đêm đến cửa Nam môn, thỉnh Thế tử (là con Điền Kỵ).

Đây nói về con tam vương Điền Kỵ là Điền Anh, tuổi tác vừa hai mươi hai tuổi làm chức Nam Phụng vương, tánh ưa tập rèn võ nghệ, sức mạnh hơn người ấy là tay hảo hán thứ nhứt bên đất Lâm Trị Lúc mười ngày trước cùng với Bảo quốc hầu Viên Cang, Định quốc hầu Độc Cô Giao, dẫn một trăm binh tướng ra ngoài Nam Giao săn bắn. Ngày ấy Nam Phụng vương, ngồi trong thơ phòng, thân thể chẳng an, bèn nói với Viên Cang, Độc Cô Giao rằng:

“Hôm nay vì sao mà lòng tôi chẳng an, tưởng khi triều đình có việc chi chăng?” Viên Cang nói:

“Thế tử lòng chẳng an, vì lâu không về triều”. Độc Cô Giao nói:

“Bọn ta săn bắn, nay cũng đã lâu, hoặc khi binh Tần xâm phạm, cũng chưa biết chừng”. Bèn truyền lệnh trở về, thổi còi lên một tiếng, thâu những chó săn, nhắm Lâm Tri trở lại. Đi chưa đặng vài ngày, quân tiền đội báo nói:

“Có gia tướng trong Vương phủ vương phi sai đến, mình mặc đồ tang, chẳng biết cớ gì?” Nam Phụng vương nghe nói cả kinh hối kêu tới cho mau, chẳng bao lâu gia tướng tới trước ngựa, quỳ xuống khóc rống lên, làm Nam Phụng vương càng thêm kinh hãi hỏi:

“Chuyện chi nói cho mau rồi sẽ khóc”. Gia tướng nghe hỏi bèn đem việc binh Tần phạm đến cửa phía Tây thành Lâm Tri, Vương gia ra trận bo?

mình nơi tay Vương Tiễn, Nam Phụng vương la lên một tiếng, té xỉu xuống đất bọn Viên Cang lật đật xuống ngựa cứu dậy, giây lâu tỉnh lại, khóc rống lên mắng rằng:

“Tần tặc mi giết cha ta ta thề nuốt sống mi mà trả hận”. Khóc rồi chẳng kể đến gia tướng, quất ngựa long câu chạy như bay, tuốt về Lâm Trị Vốn ngựa long câu này, đi một ngày đặng tám ngàn dặm, giây phút về đến cửa Nam môn, xem thấy cửa thành đóng chặt, bèn kêu rằng:

“Mở thành cho mau, có ta về đây”. Quân sĩ trên thành nhìn biết Nam Phụng vương, vội vàng thả điếu kiều, mở hoác cửa thành. Điền Anh giục ngựa chạy vào thành, chẳng tới triều, tuốt về phủ, xem thấy cửa phủ mở hoác treo những đồ trắng. Gia tướng thấy thế tử về, vội vàng vào phủ thông báo, Vương phi nghe báo, càng thêm thảm thiết, xảy thấy Điền Anh vào quỳ trước mặt, khóc rống lên rằng:

“Con bất hiếu, vì ham vui mà không bảo phò đặng phụ vương ra trận, đến đỗi bị thác nơi tay Vương Tiễn, tội đáng muôn thác”. Vương phi thấy Thái tử thì lau nước mắt, nói:

“Con trẻ bớt lòng thương xót, chết rồi không sống lại đặng, con hãy lo toan mà trả thù cho cha con”. Điền Anh nói:

“Xin mẹ chớ lo đến con trẻ không bắt đặng Vương Tiễn mà trả thù cho cha, thề chẳng làm người”. Nói rồi từ biệt Vương phi vào triều ra mắt Tương Vương. Lúc ấy Viên Cang đứng ngoài ngọ môn, cùng Nam Phụng vương vào điện một lượt, xem thấy Tương Vương cả mình đều mặc đồ tang. Điền Anh quỳ dưới kim giai khóc rống lên rằng:

“Tôi là Điền Anh vì ham săn bắn, đến nỗi Phụ vương bỏ mình, tội tôi muôn thác, xin thánh thượng khoan dung”.

Tương Vương nói:

“Hoàng thúc tổ nổi giận lôi đình, bổn thân ra trận, trẫm can gián hết lời cũng không khứng nghe, đến nỗi rồng về thượng hải, khiến cho trẫm lòng mật đều tan, thề chẳng cùng nước Tần chung đứng”. Điền Anh cúi tâu rằng:

“Cha tôi bị thác chốn sa trường, gãy mất rường cột trong nước, tôi tuy bất tài, xin ra bắt Vương Tiễn, rửa thẹn nước Tề”. Tương Vương y lời, truyền chỉ Bảo quốc hầu Viên Cang, Định quốc hầu Độc Cô Giao, đồng lãnh năm ngàn binh cùng Nam Phụng Vương ra trận, phải tiểu tâm cẩn thận. Ba người lãnh chỉ, bước xuống kim điện nai nịt, phát ba tiếng pháo, xông tới dinh Tần, kêu tên Vương Tiễn ra đánh. Quân vào báo nói:

“Có tướng Tề kêu chỉ quyết tên Điện tây hầu ra đánh, nên tôi phải vào báo”. Vương Tiễn vừa muốn xin chỉ ra đánh, xảy thấy một viên đại tướng bước ra tâu rằng:

“Tôi bất tài xin rabắt tướng Tề cho”. Thủy Hoàng xem lại cả mừng nói:

“Ngự đệ ra trận phải giữ gìn cẩn thận”. Lữ Trinh lãnh chỉ, vừa muốn xuống trướng, xảy có một tướng tâu rằng:

“Tôi là Lữ Khiết, xin cùng anh tôi đồng ra giao chiến”.

Thủy Hoàng cho đi, hai anh em xuống trướng, dẫn tám trăm binh ra dinh, sắp gặp một tướng Tề tuổi ước hai mươi, oai phong lẫm lẫm, sát khí đằng đằng.

Lữ Trịnh coi rồi nạt rằng:

“Tướng Tề thông tên đặng có chịu chết”. Nam Phụng vương nói:

“Tần cẩu kia! Ta là thế tử của tam vương làm chức Nam Phụng Vương tên Điền Anh, mi biết ta lợi hại, mau mau về dinh kêu Vương Tiễn ra đánh, thì mi khỏi chết”. Lữ Trinh nghe nói cả giận, hươi thương xốc tới đâm nhầu. Điền Anh hươi thương rước đánh, đánh hơn ba mươi hiệp, Lữ Khiết đứng trước trận thấy anh mình đánh không hơn Điền Anh, lật đật quất ngựa xông ra tiếp đánh. Biên kia Viên Cang xem thấy vội vàng giục ngựa lướt qua, kêu lớn rằng:

“Tần tặc khoan tới, có ta đây”.

Tiếng kêu như sấm làm cho Lữ Khiết hoảng kinh, thì ngựa Viên Cang đã chạy tới gần, hươi búa nhắm đầu chém xuống. Lữ Khiết ráng hết sức đỡ lên, Viên Cang ráng sức anh hùng, chẳng đầy một hiệp, chém Lữ Khiết té nhào xuống ngựa, rồi áp lại hai người đánh Lữ Trinh. Lữ Trinh cự với Điền Anh không nổi, có đâu đánh lại hai người,trong lòng hoảng hốt, bị Điền Anh đâm một thương nhằm bụng, hai tay vít thây văng xa trăm thước. Binh Tần giựt thây chạy tuốt về dinh. Thủy Hoàng cả giận truyền lịnh tả dinh phó tướng Lữ Hoán, hữu dinh phó tướng Ngụy Báo, tiền quân phó tướng Cam Mậu, ba viên đại tướng ra dinh nghing diện. Điền Anh đang ở ngoài dinh, thấy ba viên tướng Tần xông ra một lượt, thì nói với Bảo quốc hầu rằng:

“Hiền đê.

em hãy ở đây chẳng cần phụ tiếp, coi một mình anh bắt luôn ba tướng mới tài”. Nói rồi quất ngựa xốc tới, chẳng thông tên họ, hươi thương đánh đùa, Ngụy Báo thấy Điền Anh hung dữ, bèn đâm bậy một thương bỏ chạy. Điền Anh đuổi nà theo, Lữ Hoán, Cam Mậu ở sau rượt tới. Lúc ấy Ngụy Báo thấy Điền Anh rượt tới gần, vội vàng lên trướng cung lắp tên, quay lại bắn ra một mũi, Điền Anh lẹ mắt, xem thấy Ngụy Báo dùng tên bắn lén, liền nằm ngửa trên lưng ngựa, mũi tên qua khỏi, Lữ Hoánđấm sầm rượt tới chẳng đề phòng bị mũi tên của Ngụy Báo bắn nhằm té nhào xuống ngựa, Cam Mậu chẳng dám rượt tới, quày ngựa chạy trở về dinh. Lúc ấy Ngụy Báo thấy Điền Anh ngã ngữa trên lưng ngựa, thì ngỡ là bị tên liền quày ngựa cắt lấy thủ cấp. Điền Anh nạt lên một tiếng vùng ngồi dậy, thuận tay hươi thương đâm tới, Ngụy Báo thất kinh vùng quày ngựa tránh khỏi, liền hươi thương đâm lại, Điền Anh tránh khỏi mũi thương, lẹ tay chụp cán, ôm chặt giựt qua nạt rằng:

“Qua đây”. Ngụy Báo thấy Điền Anh sức mạnh, bèn buông taỵ Điền Anh té ngửa ra sau.

Ngụy Báo tay không nên quày ngựa bỏ chạy. Điền Anh nói:

“Ta không rượt mi, hãy về dinh mau mau kéo Vương Tiễn, bảo nó ra mà đánh với ta”. Ngụy Báo không đáp lại, bay ngựa chạy trốn, và Cam Mậu về dinh, tâu cùng Thủy Hoàng. Vương Tiễn đứng một bên tâu rằng:

“Tướng Tề thắng luôn ba trận, cũng là một viên dõng tướng, tôi xin ra ngựa cùng nó giao chiến”. Thủy Hoàng dặn dò cẩn thận, Vương Tiễn lãnh mạng nai nịt tề chỉnh, ra trước trận thấy viên tướng Tề, tuổi tuy còn nhỏ, nhưng mà dung mạo khác thường, bèn nạt lớn rằng:

“Tướng Tề không đặng hung hăng, có ta đến đây”. Điền Anh thấy một tướng xông ra trước trận, mặc áo bào đen, mặt mày đen hắc, hình dung khác lạ, bèn hươi thương chỉ mà hỏi rằng:

“Thằng giặc kia! Phải thông tên đã”. Vương Tiễn đáp rằng:

“Ta là tướng của Tần, làm chức chánh tiên hành. Điện tây hầu Vương Tiễn đây, mi đã biết ta lợi hại, mau mau xuống ngựa chịu trói cho rồi, khỏi nhọc công ta ra sức đánh đây”. Điền Anh nghe xưng Vương Tiễn, thì cặp mắt đỏ ngầu, kêu nói rằng:

“Vương Tiễn! Ngày trước nơi trận mi giết chết cha ta, ta muốn kiếm ngươi bắt đem về thành, bằm thây muôn khúc, vậy chớ trông chạy thoát”. Nói dứt lời, hươi thương đâm tới, Vương Tiễn rước đánh. Vốn Vương Tiễn biết con Điền Kỵ là Điền Anh, lúc ở nước Tần, là một tay anh hùng tuổi trẻ, hai người đánh với nhau, ắt chẳng khỏi chục hiệp, chưa ai hơn thuạ Vương Tiễn thấy Điền Anh thương pháp thuần thục, nghĩ biết không hơn đặng, tính dùng pháp bửu hại nó, rồi đánh vài hiệp nữa, giả thua bỏ chạy. Điền Anh xem thấy quất ngựa long câu vài roi, con ngựa này chạy mau như gió thổi, rượt theo ngựa ô chùy của Vương Tiễn kế đuôi. Vương Tiễn, liệng gươm không kịp, lúc ấy nếu mà Điền Anh dùng thương đâm tới thì chớ nói chi một mình Vương Tiễn, dẫu mười thằng Vương Tiễn cũng phải chết, vì Nam Phụng vương có ý bắt sống Vương Tiễn mà thôi, nên vói tay chụp giây nịt của Vương Tiễn, kéo chặt giựt quạ Vương Tiễn hoảng kinh, hồn bất phụ thể, lật đật níu chặt yên ngựa, hai chân thúc con ngựa vọt tới, hai bên ra sức kéo trì, làm cho sợi dây nịt đứt lìa, Vương Tiễn lúc ấy khỏi chết là may, có đâu tưởng đến sự liệng bửu kiếm cho đặng, bèn giục ngựa chạy tuốt về, còn Điền Anh thì ráng sức mà kéo, bị đứt dây tư điều, chờn vờn gần rớt xuống ngựa. Đến chừng ngồi dậy thì Vương Tiễn chạy đã xa hơn mười bước, tức giận bồi hồi, quất ngựa rượt theo.

Chương 35 : Khéo kết duyên, Điền Anh gặp cứu, Lén bày trận, Tôn Tẫn ra binh

Nói về Chương Ngươn phát pháo ra thành, dừng ngựa xem thấy một viên tiểu tướng, khôi trắng, giáp trắng, ngựa trắng, tay cầm trường thương, cả mình đều mặt đồ trắng, kêu lớn rằng:

“Tướng kia, thông tên đã”. Chương Ngươn nạt rằng:

“Ta là tướng Tần, làm chức Chiêu thảo đô đốc, đại nguyên soái, con Chương tổng nhung tên Chương Ngươn, thằng giặc kia, mi có phải là Điền Anh không?” Điền Anh ca?

giận mắng:

“Tặc tử! Đã biết oai danh ta, sao còn dám cự địch, có đâu dung mi sống đặng”. Nói dứt lời, hai tay hươi thương đâm tới, Chương Ngươn thấy thế rất mạnh, vội vàng rước đánh; hai bên đều chỗ tài anh hùng. Đánh đến mười hiệp, Chương Ngươn sức yếu, hai tay tê mỏi, quày ngựa thua chạy, Điền Anh rượt theo, nghĩ thầm rằng:

“Ta tuy thắng luôn vài trận, mà chưa bắt sống được một người; khi nãy nắm được Vương Tiễn, không dè bị đứt dây nịt, nên nó chạy thoát khỏi, còn tên tiểu tặc này liệukhông khỏi tay ta, chi bằng bắt sống nó mà lãnh công”. Nghĩ rồi quất ngựa theo, hai ngựa kề nhau. Điền Anh nạt một tiếng:

“Tiểu tặc, chạy đâu”. Rồi với tay bắt sống, để ngang qua lưng ngựa; Chương Ngươn dùng thế lý ngư đả đỉnh, nhúng mình nhảy xuống. Điền Anh cả giận nói:

“Tiểu tặc, còn trông thoát khỏi nỗi gì”. Hai tay ôm Chương Ngươn giơ lên, dùng thế kim kê độc lập, phụng hoàng triển sĩ, dộng đầu xuống đất chết tươi. Binh thua về báo với Chương Hàng, Chương Hàng nghe báo bay hồn, khóc tâu cùng Thủy Hoàng. Thủy Hoàng ngó Tử Lăng hỏi rằng:

“Quốc sư khuyên trẫm đánh đất Lâm Tri, liệu nó không tướng anh hùng, ai dè Điền Anh mạnh dữ, thắng luôn mấy trận, nay còn kêu đánh, biết liệu làm sao?” Tử Lăng tâu rằng:

“Bệ hạ chớ lo, Điền Anh bất quá như con gà đui kia, may mổ nhằm một hột lúa mà thôi, chớ có tài chi giỏi, để tôi ra cùng nó giáp mặt, chắc là bắt đặng trong tay”.

Thủy Hoàng khoát tay nói:

“Quốc sư đi không đặng đâu, nó là trăm trận trăm thắng, còn mình thì mỗi trận đều thua; Lữ Hoán, Ngụy Báo, Cam Mậu, Vương Tiễn, Chương Ngươn tài nghệ lẽ đâu không bằng Quốc sư, mà còn phải chết, phải thua nơi tay nó thay, nay Quốc sư có tài chi giỏi, dám cùng nó đối địch”.

Tử Lăng nói:

“Tuy tôi chẳng bằng người, song có ông Hải Triều truyền cho ít vật bửu bối, hôm nay ra đánh chắc là ngựa tới nên công”. Thủy Hoàng nói:

“Nếu như vậy thì trẫm cho đi, nhưng phải hết lòng cẩn thận”. Tử Lăng lãnh chỉ, cầm gậy cỡi nai, phát pháo ra dinh bên kia Nam Phụng vương đang đứng trước trận khiêu chiến, xảy thấy một người đạo sĩ cầm cây gậy cỡi xông ra, bèn nạt lớn rằng:

“Có phải là Kim Tử Lăng đó chăng?” Tử Lăng cười nói:

“Bần đạo lúc chưa ra khỏi trướng, thì ngỡ mi là một tay hảo hán trên trời dưới đất chi, té ra thấy mặt không dè là một thằng con nít miệng còn hôi sữa, có tài chi giỏi là thắng luôn tám tướng, lại còn diệu võ giương oai, nay bần đạo khuyên mi biết ta lợi hại thì xuống ngựa chịu trói cho rồi, nếu không nghe phải chết liền trước mắt”. Điền Anh nghe nói giận lắm, hét lên rằng:

“Yêu đạo sao dám nói xàm, hãy coi ta lấy đầu ngươi”. Nói dứt lời hươi thương đâm tới. Tử Lăng dùng gậy đỡ khỏi, ngựa nai qua lại, thương trượng lăng xăng, như rồng đua cọp giỡn. Đánh đến ba mươi hiệp. Tử Lăng mệt thở ồ ồ, liệu khó bề ngăn đỡ, đâm một trượng thua chạy, Điền Anh giận lắm, nói:

“Hay cho thằng chúa mũi trâu, mi chạy đâu cho khỏi”. Liền giục ngựa đuổi nà theo.

Tử Lăng nghe tiếng lạc ngựa reo vang, thì biết Điền Anh rượt tới, vội vàng thò tay vào túi lấy ra một vật bửu bối, vốn của ông Hải Triều thánh nhơn, luyện rèn năm cục đá, án theo kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, chia làm năm sắc, vàng, đỏ, trắng, đen, xanh đặt tên là Ngũ thể thần thạch. Đá xanh liệng lên, mây khói mịt mù, làm cho tướng giặc hôn mê, đá vàng hốt bụi bay đất, đá đỏ biến lửa rần rần, đá đen hóa nên giông gió, đá trắng đánh tướng giết, trăm phát trăm trúng, vốn là vật báu của ông Hải Triều, lúc ở nơi Dịch Châu chưa từng dùng đến. Khi ấy truyền cho Tử Lăng, Tư?

Lăng thấy Điền Anh rượt theo rất gần, trong bụng mừng lắm, bèn lấy một cục đá trắng cầm nơi tay, miệng niệm chơn ngôn, liệng ra một cái, như vầng mây trắng. Lúc ấy Điền Anh cứ cong lưng rượt hoài phải, xảy gặp một vầng mây trắng, ở giữa có một cục đá lớn bằng quả trứng gà, bay tới ngay đầu, mặtmày thất sắc, cúi đầu mà chịu; vốn thần thạch lợi hại chẳng vừa, chớ nói Điền Anh mà thôi, dẫu kim cang bằng đồng, la hán bằng sắc, đánh nhằm cũng phải tan nát, song Điền Anh là vị thần tiểu hao xuống phàm số chưa phải chết, nên đá đánh nhằm xương sống, kiếng hô.

tâm bể nát, đứt bay lìa, thổ huyết chạy dài. Tử Lăng nghe nai rượt tới, lúc ấy Viên Cang, Độc Cô Giao hai tướng thấy Nam Phụng vương thua chạy, lật đật xốc ngựa ra đánh. Trời đã tối hai bên thâu quân trở về. Viên Cang thấy Nam Phụng vương chẳng biết đi phương nào, lật đật kéo binh về thành, tâu cùng Tương Vương. Bên kia Kim Tử Lăng về dinh ăn mừng. Nói về Điền Anh bị thần thạch đánh nhằm, đâu chịu không nổi, hôn mê bất tỉnh nằm sấp trên chạy dài, xảy tới làng kia tên là Ngọc Long thôn, nơi ấy ước hơn mười cái nhà, có một toà nhà cao lớn, trước cửa quạnh hiu, chẳng thấy một người. Ngựa long mã dừng chân đứng đó, cứ la hí hoái, xảy đâu trong cửa chạy ra một đứa liễu hoàn, xem thấy nói:

“Con ngựa trắng nhà ai, bứt cương chạy tới cửa này”. Rồi bước lại gần, xem thấy hoảng kinh, chạy nhào, kêu lớn rằng:

“Tiểu thơ ôi! Không xong, mau mau đóng cửa”. Tiểu thơ nghe nói thất kinh hỏi:

“Liễu đầu, việc chi mà kinh hãi như vậy, có chuyện gì mà không xong, nói cho ta rõ”. Liễu đầu bẩm nói:

“Ngoài cửa chẳng biết ngựa ai, chạy tuôn vào đó”. Tiểu thơ nạt rằng:

“Đồ hư! Thứ ngựa thưở nay không từng thấy hay sao, mà làm ra tuồng như vậy?” Liễu hoàn nói:

“Con ngựa có chở một cái thây chết, bận giáp bạc, tay cầm thương, miệng ra máu, nằm sấp trên yên, giống là một vị tướng quan chi, bị thương chở tới nhà ta, như vậy làm sao mà không sợ”. Tiểu thơ nghe nói trong bụng nghĩ thầm rằng:

“Lúc ta ở trên núi, bái biệt Thánh mẫu về nhà, thì người có dặn dò ta đôi ba phen rằng:

“Năm nay, ngày này, thángnày, có người ấu chúa bị thương chạy tới nhà, thì ta cùng với người ấy kết duyên chồng vợ, tưởng lại không phải việc tình cờ đâu, để ta ra coi thế nào”.

Nghĩ rồi hỏi Liễu hoàn:

“Quả có thiệt con ngựa chở người chết hay không?” Liễu hoàn nói:

“Quả thiệt là người ta chết”. Tiểu thơ dạy cầm đèn ra cửa ngỏ, đặng nàng coi thử. Liễu hoàn nói:

“Người chết cả mình đầy những máu, mà coi làm gì?” Tiểu thơ nói:

“Chớ sợ, chúng bây tám đứa đi theo hết cùng ta”. Chúng liễu hoàn chẳng dám trái mạng, xách lồng đèn đi trước, thẳng tới cửa ngỏ, xảy nghe ngựa ấy hí luôn ba tiếng, liễu hoàn chỉ nói:

“Con chi đó không phải ngựa sao?” Tiểu thơ bước tới, dạy liễu hoàn giở lồng đèn giơ lên sáng giới. Tiểu thơ liếc mắt coi kỹ, thấy một viên tướng nhỏ, giáp bạc, mao bạc, cả mình đều mặc đồ trắng, miệng ói ra máu, cặp mắt nhắm ại, quả là một đấng nhơn tài, đường đường diện mạo, nằm sấp trên yên, trong bụng mừng thầm, bèn dạy Thu Hương, Lạc Mai hai đứa liễu hoàn, đứa thì nắm ngựa, đứa thì lấy thương; hai đứa liễu hoàn nghe nói thất kinh.Thu Hương nói:

“Lạc Mai chị lớn mạnh hơn thì lấy cây thương, chớ tôi cầm không nổi”. Lạc Mai nói:

“Thôi nàng nắm ngựa”. Thu Hương bước tới nắm hàm thiếc. Lạc Mai lại gần vói tay nắm cây ngân thương rút xuống đưa cho tiểu thơ và nói:

“Cây thương mười phần nặng dữ”. Tiểu thơ cầm đưa nơi đèn coi kỹ lại, quả thiệt một cây thương bạc, nơi cán có khắc bảy chữ nhỏ:

“Nam Phụng Vương Điền Anh chi thương. Coi rồi mừng thầm nói:

“Lời Thánh mẫu nói quả thật không sai, nay chẳng cứu người mà còn đợi ai”. Bèn dạy liễu hoàn khiêng người tướng quân nằm trên ngựa đó xuống cho nàng. Liễu hoàn nói:

“Thây người chết, khiêng xuống làm chỉ” Tiểu thơ nói:

“Người ấy vốn là chú của Đương kim Hoàng Đế, con Lỗ vương tên Điền Anh, trong mình bị thương, cũng bởi số trời khiến vậy, nay con ngựa này đem tin đến đây, ta là con của kẻ Thần tử, chú của vua mình, mình là phận làm tôi, mà không cứu chúa, ấy có phai là tội chết chém cả họ chăng? Hãy khiêng xuống cho mau, mặc ta liệu tính”. Liễu hoàn nói:

“Người là cành vàng lá ngọc, ra trận bị thương, nếu tiểu thơ cứu người sống đặng thì tốt, bằng không sống thì tội ấy không nhỏ đâu”. Tiểu thơ giận nói:

“Lũ này muốn ta đánh sao?” Liễu hoàn sợ, áp tới khiêng Nam Phụng vương xuống ngựa, đê?

nằm dưới đất Tiểu thơ nói:

“Tám đứa bây, bốn đứa mạnh thì khiêng điện hạ đi, còn hai đứa xách lồng đèn, một đứa dắt ngựa, một đứa vác thương, hãy đi theo ta”. Xuân Mai nói:

“Một người chết ở ngoài, khiêng đem vào trong, chắc đem ra hậu huê viên nơi đất trống mà chôn đó”. Lạc Mai nói:

“Thôi chẳng cần nói nhiều lời, khiêng phứt đi cho rảnh”. Nói rồi áp lại nhau lại khiêng, kẻ khiêng đầu, người đỡ chân, dắt ngựa cầm thương, đi tuốt vào nhà. Chúng liễu hoàn cười nói với nhau rằng:

“Cô ta thấy dượng nên dạy khiêng vào nhà”. Tiểu thơ giận mắng:

“Chúng bay chớ nói xàm, mau nhẹ tay để xuống giường, cơi khôi giáp, chiến bào, để nằm sấp xuống, lấy mền đắp lại”. Rồi dạy Hạ Liên đi thỉnh phu nhân tới. Giây phút phu nhân đến nơi. Tiểu thơ mời ngồi rồi đem lời Thánh mẫu dặn dò, tỏ cáo cho mẹ nghe:

“Nay con đem thây người vào nhà để nằm trên giường”. Phu nhân nói:

“Tuy lời Thánh mẫu ứng nghiệm song chẳng biết thế nào, nếu có việc chi bất trắc, ắt là họa chẳng nhỏ đâu”. Tiểu thơ nói:

“Mẫu thân chớ lo, để con coi lại sẽ biết”.

Nói dứt lời bước tới nhẹ tay giở mền, coi kỹ thấy trên xương sống, có dấu thương bằng miệng chén, sưng cao hai tấc. Tiểu thơ nói:

“Dấu thương tuy nặng, con trẻ điều trị mạnh liền”. Bè dạy Xuân Mai múc một chén nước, giây phút đem vào, tiểu thơ lấy cái hồ lô của bà Thánh mẫu cho, giở ra lấy hai hoàn thuốc:

Một hoàn đỏ, một hoàn trắng. Tiểu thơ lấy hoàn thuốc trắng, hòa vào với nước thoa nơi dấu thương, rồi lấy hoàn đỏ hòa vào nước, đỡ dậy cạy răng cho uống. Thiệt là thuốc tiên mầu diệu, giây phút, dấu sưng tiêu hết, thuốc uống thấu vào tam quan, thông ra cứu khiếu, chẳng đầy nửa khắc. Nam Phụng Vương nằm trên giường nghiêng mình kêu lớn rằng:

“Hay cha chả, hay cho yêu đạo, mi dùng tà thuật mà đánh ta như vậy”. Phu nhân bước tới giở mền nói:

“Thiên tuế mới mạnh, xin an nghỉ, chớ nên giận dữ”.

Điền Anh nghe nói, mở mắt xem thấy một tốp con gái, ở giữa có một bà già. Nam Phụng Vương đứng dậy hỏi rằng:

“Người là người vậy, khá phân cho ta rõ? Ta nhớ lúc ra trận đánh giặc, bị thằng yêu đạo bên Tần, dùng tà thuật đánh hôn mê bất tỉnh, vì làm sao mà đến chỗ này, chỗ này là tên đất gì, nhà của ai hãy nói cho ta biết?” Phu nhân nói:

“Chỗ này là huyện Định Hào, làng Ngọa Long, chồng tôi là Lý Mục, bị chết nơi Dịch Châu, sanh được một gái tên là Phù Dung”. Bèn đem việc Nam Phụng Vương nằm trên lưng ngựa, chạy tới trước phủ, Phù Dung cho thuốc, tỏ hết mọi điều. Điền Anh nghe nói, hỏi:

“Tiểu thơ sao biết tôi bị thương đến đây?” Phu nhân nói:

“Con gái tôi từ lúc nhỏ, theo bà Thánh mẫu học nghề, Thánh mẫu thấy chồng tôi chết, cho nên sai xuống núi lại dặn rằng:

Năm nay, tháng này, ngày này, biểu con tôi phải ở nhà cứu giá, lúc đầu chẳng tin, không dè Vương gia bửu giá đến đây, con gái tôi vâng lệnh Thánh mẫu, chẳng tỵ hiểm nguy, đem thiêntuế về nhà, linh đơn cứu trị, may được an toàn quý thể”. Điền Anh nghe nói mấy lời, chẳng khác chiêm bao mới tỉnh, vội vàng đứng dậy, lạy bốn lạy tạ Ơn tiểu thơ cứu mạng. Phu nhân lật đật cản lại nói:

“Tôi có một lời tỏ cáo, chẳng biết Vương gia khứng dung nạp chăng?” Điền Anh nói:

“Phu nhân ra ơn cứu mạng, có điều chi mà tôi chẳng vâng nghe”. Phu nhân nói:

“Con gái tôi vâng lời Thánh mẫu dặn dò, năm nay sao hồng loan chiếu mạng, nếu quý nhân thiên tuế chẳng hiềm diện mạo xấu xa, xin cho nó gởi phận nâng khăn sửa trấp, chẳng biết thiên tuế khứng chăng?” Điền Anh nói:

“Tiểu thơ có công cứu mạng, chẳng biết lấy chi đền bồi, lại mong nhờ phu nhân thương tưởng, dám đâu chối từ”. Phu nhân cả mừng nói:

“Ngày nay là ngày tốt giờ lành, đốt đèn huê chúc, rồi theo thiên tuế tới Lâm Tri báo cừu”. Điền Anh nói:

“Xin vâng lời dạy”. Phu nhân hối dọn dẹp cỗ bàn, giao bôi hiệp cẩn. Chúng liễu hoàn cười nói thầm:

“Tốt thay cho nàng tiểu thơ ngàn vàng, gặp được người chồng xinh tốt, mau mắn như vậy”. Rồi ở đó một đêm động phòng huê chúc, vầy duyên loan phụng, hiệp hòa cầm sắt. Qua ngày thứ thức dậy, tiểu thơ cùng Điền Anh cáo lạy trời đất, tạ Ơn phu nhân. Phu nhân lên Ngân An điện đòi gia tướng tới trước mặt dặn rằng:

“Ta tưởng ông bây khi trước, bị thác nơi nước Tần, nay Tiểu thơ cùng Điện ha.

nước Tề, vầy duyên phu phụ, chúng người hãy vì nước mà ra sức, một là trả ơn nước, hai nữa bắt Vương Tiễn trả thù cho ông bay”. Chúng gia tướng nghe dạy, lật đật sắm khí giới ngựa yên, đến ngày thứ ba, đặng bảo hộ Tiểu thơ qua Lâm Tri, Phu nhân dạy rồi, trở vào hậu đường, mẹ con gần lúc phân ly, chẳng khỏi một phen căn dặn.

Đây nói về vua Tần lên trướng, Tử Lăng tâu rằng:

“Bần đạo nhờ phước lớn Bê.

hạ, đánh Điền Anh thua chạy, làm cho nó phải mất nhuệ khí, hôm nay ra trận, quyết lấy tờ hàng của Tương Vương”. Thủy Hoàng mừng nói:

“Quốc sư làm thành công đặng sớm, thiệt rất may cho trẫm”. Tử Lăng từ giã xuống trướng cầm gậy cỡi nai dẫn năm trăm binh mã, phất cờ phát pháo, xông ra khỏi dinh, có quân thám mã vào báo.

Tương Vương nghe báo, nói:

“Nay không tướng giỏi, lấy ai ngăn cự, xin á phụ mơ?

lòng từ bi, ra phép thần thông, dẹp lui binh Tần, Trẫm cám ơn đức khôn cùng”. Tôn Tẫn bèn tâu:

“Điền Anh bị nạn, song gặp kiết hóa lành, chẳng bao lâu người ắt trơ?

về, có tôi ở đây, nào lo chi binh Tần bá vạn”. Nói chưa dứt lời, xảy có nội thị quy tâu rằng:

“Nương nương vào điện”. Tương Vương nghe nói đứng dậy, Củng quốc mẫu nói:

“Thiếp ở cung Chiêu dương, nghe binh Tần xâm phạm bờ cõi, Vương thúc tổ bi.

thác nơi trận, nước nhà có nạn đao binh, thiếp chẳng dám ngồi xem, tình nguyện ra trận, giết lui binh Tần, mà trả thù cho Vương thúc tổ”. Tương Vương nói:

“Ngự thê (là vợ vua) biết một, mà chẳng biết hai, chớ khi binh Tần Thủy Hoàng phá đốt Dịch Châu, nước Yên binh hùng tướng mạnh còn không cự nổi, huống chi Kim Tử Lăng có yêu pháp tà thuật, khó hơn có được, trẫm khuyên ngự thê nghỉ an ở trong cung thì hay hơn, còn việc nước nhà dụng binh không làm nhọc lòng đến đàn bà đâu?” Nương nương nghe nói tâu rằng:

“Thiếp chẳng phải chẳng biết hành binh giao chiến, lúc trước ở nơi Củng gia trang (là xóm họ Củng) cứu giá, sau lại nơi trận minh vân từng rõ tài nghệ, chẳng phải tôi khoe miệng, có sợi chi, binh Tần đông bá vạn đi nữa, tôi giết nó chẳng còn manh giáo, nếu Bệ hạ chẳng cho, thì tôi xin chết trước mặt Bệ hạ, quyết chẳng nỡ ngồi xem giặc Tần”. Tương Vương hoảng kinh nói:

“Ngự thê không nên gấp, để trẫm cùng á phụ liệu toan”. Tôn Tẫn nói:

“Bệ hạ chớ lo, bần đạo xin bảo hãnh quốc mẫu ra trận bắt thằng yêu đạo”. Tương Vương cả mừng nói:

“Nếu á phu.

khứng giúp, thì trẫm cao gối chẳng lo”.

Tôn Tẫn nói:

“Quốc mẫu ra đánh, để tôi lén bày một trận phụ giúp nên công”.

Tương Vương hỏi:

“Vì sao gọi rằng lén bày, nói cho trẫm rõ”. Tôn Tẫn nói:

“Hễ là hành binh bố trận, phải phân môn hộ, noi theo luật lệ, hoặc bày phương hướng, hoặc núp trong rừng, Kim Tử Lăng vốn là học trò Hải Triều, nếu dụng phép tầm thường, không vây nó được, nay tôi phân phát binh mã theo Quốc mẫu, đi trước giả tiếng bảo phò ra trận, lén bày trận bát môn kim tỏa, dầu cho quỷ thần cũng không biết được, làm thình lình ắt Tử Lăng không chỗ ngăn ngừa, trong một trận khá đặng thành công”. Tương Vương cả đẹp, Tôn Tẫn dạy Viên Cang dẫn năm trăm binh theo Quốc mẫu ra trận, đứng hướng chánh Đông, và lấy hườn linh đơn này mà ngậm trong miệng, hễ nghe giục trống thì đi vòng qua cửa Tây, giả dạng thâu binh, rồi dẫn binh trở lại hướng chánh Đông đứng đó, hễ nghe pháo nổ, liền nhả linh đơn, ngăn đón Tư?

Lăng chẳng cho chạy thoát, và sai Độc Cô Giao dẫn năm trăm binh, theo Quốc mẫu giữ phía Nam, và lãnh hườn linh đơn này, ngậm vào miệng làm y như Viên Cang một cách, mà ngăn đón Tử Lăng; còn Triển Lâm, Triển Phụng, hai người dẫn năm trăm binh, theo phò Quốc mẫu và lãnh linh đơn của ta, cũng làm như Viên Cang, hễ nghe trống đánh thì Triển lâm đứng phía Tây, Triển Phụng đứng phía Bắc, chớ cho Vương Tiễn chạy thoát, còn Ngô Ứng, Ngô Khôn, Mã Ngươn, Giải Hiếu, bốn tướng đều lãnh năm trăm binh, theo Quốc mẫu ra trận, làm y như Viên Cang, mỗi người đều lãnh một hườn linh đơn ngậm vào miệng, Ngô Ứng thì giữ phía Đông Bắc, Ngô Khôn giữ phía Đông Nam, Mã Ngương giữ phía Tây Nam, Giải Hiếu giữ phía Tây Bắc. Điều khiển xong rồi, các tướng chia ra bốn phương mai phục.

Chương 36 : Củng quốc mẫu phá luôn phép báu, Kim Tử Lăng thoát khỏi trùng vây

Nói về Tôn Tẫn sai tướng lén bày trận bát môn xong rồi bèn sai quan tổng binh là Châu Đạt, giữ cửa Tây môn, coi chừng hễ Quốc mẫu ra trận, đến khi giáp chiến, thì phải giục trống, đặng cho tám tướng đều là công việc, và sai Tôn Yên qua cửa phía Tây lược trận, hễ thấy Tử Lăng thua chạy thì đốt pháo làm hiệu. Sai khiến xong rồi, chúng tướng đều lãnh linh đơn, nai nịt tề chỉnh, đặng chờ nương nương ra trận.

Nói về Quốc mẫu nước Tề là Củng Kim Định, nai nịt khôi giáp, đem bửu bối tùy thân, từ biệt Tương Vương bước xuống đại điện, tay cầm đao cửu hườn, mình ngồi ngựa đào huê, ra khỏi cửa triều, Tương Vương thấy nương nương ra trận, oai nghi lẫm liệt, giống một viên dõng tướng thì cả mừng, song còn e Tử Lăng phép thuật cao cường, nếu có điều chi thì chẳng biết làm sao cho đặng, nên trong lòng chẳng an, nên chắp tay nói với Tôn Tẫn rằng:

“Á phụ Ôi! Nương nương ra trận, lòng trẫm chẳng an, vậy trẫm muốn cùng á phụ qua cửa Tây môn lược trận coi thế nào? ” Tôn Tẫn nói:

“Bệ hạ chớ lo, quốc mẫu đi phen này cờ ra thắng trận, ngựa đền nên công, nếu bệ hạ chẳng an lòng muốn ra lược trận, thiệt tôi chẳng dám bảo giá, e người xem thấy mà tiết lộ tin, hóa ra việc chẳng tốt”. Tương Vương nói:

“Á phụ không đi, vậy thì để trẫm ra lược trận”. Nói rồi truyền đem ngựa, Tương Vương thót lên longcâu dẫn các quan chạy ngựa lên thành, Tương Vương ở trên địch lầu xem trận.

Nói về tám vị công gia, dẫn nhơn mã bảo hộ nương nương ra cửa Tây môn, quan tổng binh là Châu Thanh, lật đật mở hoác cửa thành thả điếu kiều, phát ba tiếng pháo, trên thành cờ phất lao xao, phải chi các tướng khác ra trận, hễ phát pháo phất cờ, thì kéo binh ra thành, song tám tướng này đều vâng mật kế của Nam quận vương, đâu dám đi bậy, ba tiếng pháo nổ cửa thành mở hoác, mà chẳng thấy binh mã xông ra, bên kia, Tử Lăng kêu đánh đã lâu, xảy nghe pháo nổ phất cờ, ngỡ là tướng giặc ra trận, ngước mặt xem coi, chẳng thấy một người một ngựa chi cả; đang lúc hồ nghi, bỗng nghe tiếng pháo nổ vang, kéo ra hai cây cờ xanh, dưới cờ một con ngựa xanh, ngồi một viên đại tướng giáp xanh, dẫn một đột binh xông qua điếu kiều, chạy qua phía Đông chiến trường sắp bày đội ngũ, coi rất oai nghiêm. Tử Lăng xem thấy trong bụng sanh nghi, nghĩ thầm:

“Nếu tướng giặc đã ra thì sao chẳng đánhcùng ta, mà lại đóng binh phía Đông có khi nó muốn bày trận chi đó chăng? ” Đang lúc suy nghĩ, nghe tiếng pháo nổ, có hai cây cờ đỏ, một con ngựa hồng, ngồi trên ngựa một tướng mão vàng, giáp vàng, dẫn một đạo binh, mường tượng một vùng mây đỏ, chạy qua phía Nam; nghe nổ luôn hai tiếng pháo nữa, xông ra hai đạo binh mã, tuốt ra phía Tây, phía Bắc, rồi nghe nổ luôn bốn tiếng xông ra bốn đạo binh, đứng phân bốn góc.

Tử Lăng xem thấy tám đạo binh, tám viên tướng, phân bày trận thế bố ngũ hành phân bát quái, rất nên nghiêm chỉnh. Đang xem ngó xảy nghe một tiếng pháo, thấy hai cây cờ nhựt nguyệt hươi lên, có năm trăm quân ngự lâm phò một vị nữ tướng. Tư?

Lăng nói thầm rằng:

“Người này chắc là chúa tướng điều binh đó”. Bèn xốc mai huê lộc tới trước hươi trà điều trượng chỉ nên nói rằng:

“Nữ tướng kia! Có ta chờ đây đã lâu, phải thông tên ta biết”. Nương nương dừng ngựathấy một tên đạo nhân, thì biết Kim Tử Lăng, bà nạt rằng:

“Ta là Đông tề quốc mẫu, họ Củng tên Kim Định, yêu đạo, mi có phải là Kim Tử Lăng đó chăng? Đất Đông Tề ta cùng với Tây địa Trường An phân chia bờ cõi, hai bên cách nhau, vì sao ngươi dám dấy binh đến lấn điều khi bạc; mau mau lui về, muôn việc đều thôi; nếu chậm trễ ắt vua tôi bây chết hết”. Tư?

Lăng nghe rồi chúm chím cười nói:

“Qúy nhân là phận đàn bà chẳng thông thời vụ, xưa nay hễ là thuận trời thì còn nghịch trời phải mất, đất Tây địa vua Tần trên theo lẽ trời, dưới thuận lòng dân, tóm thâu sáu nước. Nàng coi nước Yên kia có Tôn Tẫn trái trời làm nghịch, rốt lại chẳng khỏi khổ lôi hoành, huống chi đất Lâm Tri này là nước nhỏ mọn, sao dám chống cự binh trời, ắt phải mang hại, nếu nghe lời ta thì mạng được yên, mà nước cũng còn bảo tồn được. Qúy nhân là người chưởng quyền lớn trong cung, khổ gì chường mặt bày đầu làm cho kinh tiện quý thể, chi bằng quày ngựa trở về, khuyên Tương Vương sớm nạp tờ hàng cho khỏi sanh dân đồ thán”.

Nương nương giận lắm, mắng rằng:

“Yêu đạo có tài chi mà nói phách”. Nói dứt lời hươi đao chém tới, Tử Lăng hươi gậy ngăn đỡ. Châu Đạt trên thành xem thấy nương nương giao chiến, liền giục trống đánh lia; lúc ấy tám viên hổ tướng nghe trống đều ngậm linh đơn vào miệng kêu to một tiếng chạy qua cửa thành Lâm Trị Tử Lăng thấy thế sinh nghi, nói thầm rằng:

“Vì làm sao, tám viên tướng kéo rốc tới đây, một đao một thương chưa từng đánh tới mà lại bỏ đi thiệt chẳng rõ ý chi”. Rồi ngó qua cửa Đông chẳng thấy binh mã chi hết, duy có một đội quân mã cùng một vị nữ tướng. Lúc ấy Nương nương hươi đao chém xuống, Tử Lăng cử trượng rước đánh, hai bên ra sức tranh hùng.

Nói về tám viên tướng Tề, vâng kế Nam quận vương quày về cửa Tây, rồi bố phương hướng lén vây Tử Lăng ở giữa, tám tướng miệng ngậm linh đơn, một tướng đi đầu che khuất ba quân, cho nên chẳng thấy hình dạng, chớ nói Tử Lăng chẳng thấy mà thôi, đến nỗi Nương nương cũng không thấy được. Lúc ấy hai người mắc đánh với nhau, không lòng xem kỹ, thấy bốn phương tám hướng bụi bay mù mịt, có đâu mà rõ được binh mã Lâm Tri.

Nói về tám tướng bố theo phương hướng, chờ nghe pháo hiệu thì lộ hình ra đánh Tử Lăng, còn Tử Lăng cũng như giấc chiêm bao, đâu rõ được mình mắc trong trận bát môn kim tỏa, cứ ráng sức tinh thần mà đánh với Nương nương.

Lúc ấy Tương Vương ở trên địch lầu lượt trận, trong bụng hoảng kinh, giựt dùi trống mà nói rằng:

“Để trẫm đánh trống đặng trợ Oai cho nương nương”. Nói dứt lời đánh trống nghe vang dội trời đất. Nương nương đang lúc đánh vùi, nghe tiếng trống kêu vang, ngó lên thành, thấy cờ rồng phảng phất, lại có âm tán huỳnh la, còn Tương Vương bổn thân đánh trống, trong bụng nghĩ rằng:

“Lúc này không ra tài còn đợi chừng nào? ” Bèn nạt rằng:

“Giỏi cho thằng yêu đạo”. Rồi đem hết các nghề đao pháp của tiên truyền hươi múa lộn nhào, dường như một toà núi đao, không có chỗ nào trống hở, đánh vùi một hồi, làm cho Tử Lăng xoay trở chẳng kịp, khó bề chống cự, kéo trượng chạy dài. Nương nương quát:

“Yêu đạo! Mi chạy đường nào, ta cũng quyết rượt theo”. Liền giục Long mã rượt theo, Tử Lăng dòm thấy long mã rượt tới trong bụng rất mừng, lấy dây cửu long liệng lên không trung, xảy thấy chín con rồng vàng, trương nanh múa vuốt. Nương nương xem thấy cười lớn nói rằng:

“Té ra đây là cửu long điều, có chi làm lạ”. Liền thò trong túi, lấy ra một cây thần trượng dài chừng năm tấc lớn bằng ngón tay, vụt ra một cái, hào quang muôn đường sáng chói bay bổng trên không, nghe vang một tiếng, tức thì dây cửu long hiện ra nguyên hình là chín cái liên hoàn kim câu, mà rớt xuống đất. Nương nương thâu kim câu và cây thần trượng, rồi nạt lớn rằng:

“Yêu đạo mi còn phép chi nữa, đem ra thử coi”. Tư?

Lăng giận lắm mắng rằng:

“Đồ tiện tỳ, sao dám thâu mất phép ta, mi chạy đâu cho thoát”. Liền quày nai hươi gậy đánh tới, nương nương cử đao rước đánh, nai ngựa lăng xăng, gậy đao tở mơ, đánh hơn mười hiệp, Tử Lăng liệu sức khó hơn, và nghĩ rằng:

“Con này phép thuật cao cường, nếu thạch đánh nó từ cái, e không nên việc, chi bằng lấy năm viên thần thạch, nhắm trên dưới hai bên, liệng nhầu một lượt làm cho nó trở tay không kịp, chắc phải thành công”. Tính rồi tay thì đỡ đao, miệng niệm thần chú, lấy năm viên thần thạch liệng ra một lượt, xảy thấy năm vầng mây, xanh, vàng, đỏ, đen, trắng, năm sắc rỡ ràng, cát bay đá chạy, khói lửa mịt mù, nhắm ngay quốc mẫu đánh tới, nương nương xem thấy hoảng kinh liền cắn chót lưỡi phun ra mộts búng huyết, nạt rằng:

“Năm thần ở đâu sao không thâu thần thạch cho ta, còn đợi chừng nào? ” Nói chưa dứt lời, xảy thấy năm vị thần hiện ra thâu thần thạch tiêu mất, chẳng thấy hình dạng, khói tan lửa rụi, Tử Lăng thấy thần thạch chẳng linh, càng thêm giận lắm, hươi trượng tới đánh, nương nương cười ngất nói:

“Yêu đạo, còn dám đánh nữa sao? Có tà thuật chi đem ra cho hết”. Tử Lăng nghe nói tức giận căm gan, mặt đỏ phừng phừng, ráng hết sức bình sanh múa gậy nghe vùn vụt. Nương nương không hề rúng sợ, hươi đao rước đánh, Tử Lăng đánh vùi một hồi, hai tay bủn rủn, miệng đà thở dốc, ngăn đỡ không kịp phải thua chạy dài, nương nương giục ngựa rượt theo. Tử Lăng quay lại ngó thấy nói thầm rằng:

“Đồ tiện tỳ không biết chết, mi phá đặng hai vật bửu bối của ta mà tự thị anh hùng, muốn rượt theo giết ta cho tuyệt, chớ mi đâu rõ trong mình ta còn một vật bửu bối chưa từng dùng đến”. Nói rồi thò vào trong túi da beo, lấy ra một cái đồng la nhỏ, tên là hoảng hồn la, chẳng cần đánh gõ chi hết, hễ cầm nơi tay, giơ ngay tướng giặc, rung một cái thì cặp mắt tối đen, không thấy đường; rung hai cái thì hồn tan phách mất, rung ba cái liền chết tức thì, vốn đồ báu lạ của ông Hải Triều để lại cho Tử Lăng. Lúc ấy Tử Lăng bi.

nương nương rượt theo gấp lắm, liền quày nai trở lại, nhắm ngay mặt Củng quốc mẫu rung lên một cái. Quốc mẫu xem thấy kinh hồn thất sắc, vội vàng lấy ra một cái bửu bối, hai đầu nhỏ giữa lớn, tên làphá hồn thần châm, liệng giữa không trung bên kia Tử Lăng vừa muốn rung nữa, xảy thấy một lằn khí sáng, bay rớt xuống nhằm ngay cái hồn la, nổ vang một tiếng, bể ra tan nát, đâm thấu bàn tay lão thầy chùa già nhức đau không xiết, lật đật quày nai bỏ chạy.

Nương nương hươi đao ra sau lưng một cái, quan tổng binh Châu Đạt liền giục trống nghe như sấm nổ. Tôn Yên đứng trên thành, ngó thấy Tử Lăng thua chạy, bèn đốt pháo làm hiệu, tức thì Đông, Tây, Nam, Bắc tám viên tướng mạnh nghe thấy tiếng pháo nổ, liền nhả linh đơn xuống đất, bốn phương tám hướng, binh tướng lớn nhỏ, người người đều lộ hình ra, cờ xí nhộn nhàng, kiếm kích như gai, chẳng khác tường đồng vách sắt, Tử Lăng đang giục nai thua chạy, ngước mặt xem thấy kinh hồn nói:’khi nãy ta cùng con tiện tỳ giao chiến, thì chẳng thấy binh mã chi hết, vì sao làm trong nháy mắt, mà vây phủ ta như vầy, con tiện tỳ này đâu khứng dung ta, ta vốn là một tên học trò, núi cao đắc đạo, sống nào vui, thác nào sợ, nếu ta phá ra khỏi đặng thiệt là cái may muôn phần đó, còn như ta không khỏi, dẫu có chết đi nữa, thì cũng đặng tiếng tốt ngàn năm”. Tính rồi nhắm phía Đông chạy trốn, bỗng nghe pháo nổ, xông ra một viên đại tướng, cầm búa đón đường, Tử Lăng xem thấy dừng nai nạt lớn rằng:

“Tướng kia tên gì? Sao dám đón đường ta, hãy thông tên đã”. Tên tiểu tướng nạt rằng:

“Ta là con Bảo quốc công, họ Viên tên Cang, mi biết ta lợi hại mau mau xuống ngựa chịu trói cho sớm, khỏi nhọc công ta ra sức”. Tử Lăng giận lắm nói:

“Thằng con nít, nhắm bộ mi có tài chi giỏi, mà dám nói phách, coi ta chém mi đây”. Liền xốc mai huê lộc, hươi trà điều trượng đánh xuống, Viên Cang cử búa rước đánh, hai bên khoe sức anh hùng, đánh vùi một trận, làm cho lão thầy chùa già ngăn đỡ không kịp, nai ngửa người nghiêng la lớn rằng:

“Cha chả, thằng con nít thật giỏi, sức mạnh búa to, ta sao đánh lại”. Bèn đánh bậy một trượng bỏ chạy, Viên Cang rượt theo, vốn con ngựa của Viên Cang chạy mau hơn con mai huê lộc, cho nên đầu ngựa đuôi nai kế khít, Viên Cang nghĩ:

“Nếu ta xuống một búa, chắc thằng yêu đạo này bi.

xả làm hai khúc, cũng không lấy làm chi giỏi, chi bằng bắt sống nó đem về lãnh công”. Tính rồi giở chân kẹp búa, xốc ngựa vọt tới, với tay chụp áo đạo bào của Kim Tử Lăng, ráng sức kéo qua, lão thầy chùa già hoảng kinh giựt lại, hai bên ra sức kéo trì, nghe một tiếng vạt áo đứt lìa nửa đoạn, lão thầy chùa già lật đật quất nai, nhắm phía Nam chạy trốn, Viên Cang dừng ngựa trở về phần đất trấn giữ.

Nói về Tử Lăng chạy qua phía Nam thở chưa hết mệt, trước mặt đi tới một viên đại tướng tay cầm trướng thương nạt rằng:

“Yêu đạo! Có nhìn con Định quốc công là Độc Cô Giao hay không? Yêu đạo mi mật lớn bằng trời, cả gan dám phá đến chỗ ta giữ”. Chẳng đợi phân nói, hươi thương đâm nhàu, Tử Lăng cử trượng rước đánh, hai bên ra tài võ nghệ, chẳng khác rồng đua cọp đánh, nguyên cây thương của Độ Cô Giao là cái nghề của ông cha truyền lại. Tử Lăng có đâu mà đánh lại, đánh hơn mười hiệp, ngăn đỡ chẳng kịp, cây trà điệu thương coi đà bấn loạn, Độc Cô Giao dùng thế bát thảo tâm xà đâm ngang sườn một cái, lão thầy chùa la chao ôi một tiếng, bị thương quày nai chạy tuốt. Độc Cô Giao chẳng rượt theo, Kim Tử Lăng thua chạy, quay lại không thấy tướng giặc rượt theo bèn dừng nai nghĩ rằng:

“Sườn ta chẳng biết dấu thương thế nào? ” Vội vàng cởi áo xem coi, bị mũi thương đâm nhằm, may vì rách ra chớ không lấy chi làm nặng, cột dải áo lại, rồi xách gậy cỡi nai chạy qua phía Bắc, xảy gặp một đạo binh đón đường, xông ra một viên đại tướng, tiếng la như sấm, kêu lớn rằng:

“Yêu đạo! Chạy đâu, ông mi chờ đây đã lâu, mi chẳng biết ông lợi hại sao? ” Tử Lăng nói:

“Tôi cùng Triển tướng quân bình nhựt vốn chẳng cừu thù, hôm nay cũng không oan trái, chi bằng thả tôi ra khỏi trùng vây, thì tôi rất cảm ơn lớn của tướng quân”. Triển Lân giận lắm nói:

“Yêu đạo, sao dám kiếm lời dụ dỗ, mi chớ chạy, coi ta lấy đầu”. Nói dứt lời hai tay hươi thương đâm tới. Tử Lăng cư?

trượng rước đánh, đánh đến mười hiệp, chẳng ai hơn thuạ Triển Lân lén rút cây trước tiết cang tiên, cầm nhập với cây thương, kêu là điệp lý tàng huê, thương lý tàng bổng, xem thấy Tử Lăng hươi trượng đánh tới. Triển Lân trở thương đỡ khỏi, thuận tay giơ cây trước tiết cang tiên lên sáng ngời, nhắm đầu Tử Lăng đánh xuống.

Tử Lăng xem thấy kinh hồn, liền cúi đầu trở qua bị cây roi đánh nhằm xương sống, làm cho Tử Lăng hộc máu chạy dài, quày nai tuốt qua phía Bắc. Triển Phụng giận lắm, mắng rằng:

“Yêu đạo! Sao dám xâm phạm chỗ tả ” Rồi chẳng đợi phân trần, hươi đao nạt rằng:

“Yêu đạo! Coi đao ta này!” Tử Lăng ngó thấy đao xuống gần đầu, lật đật trớ qua còn chân thì thúc nai vọt tới, cây đao chém nhằm đầu song cũng bay hồn mất vía, giụa nai tìm đường lánh nạn.

Lúc ấy có quan lược trận bên Tần thấy Tử Lăng bị vây nguy khốn, liền bay ngựa về dinh tâu cùng Thủy Hoàng. Lúc ấy có Vương Tiễn, Chương Hàng, Triệu Cao nghe hết, chẳng kịp thỉnh lệnh, lật đật xuống trướng, tay cầm binh khí, thót lên ngựa, dẫn bộ quân binh ra khỏi cửa dinh, ráng sức phá vào trong trận, Tử Lăng ngó thấy rất mừng nói:

“Mang ơn ba vị đến cứu, song việc không nên chậm trễ, phải phá khỏi trùng vây, mới có đường sống đặng”. Ba tướng nói:

“Lời quốc sư phân phải lắm”.

Rồi đó bốn người xông phá chạy ra.

Nói về Củng nương nương hay đặng binh Tần phát binh phá vào trùng vây cứu Kim Tử Lăng, thì trong lòng giận lắm, hươi đao cửu hườn, giục ngựa đào huê, tuốt qua phía bắc.

Lúc ấy bốn phía tám hướng, thấy cờ long phụng tợ sao bay chớp nháng, chạy xẹt qua hướng Bắc, người người đều giục ngựa tưng bừng, áp lại phủ vây tướng Tần, nước chảy chẳng lọt. Tử Lăng thấy Củng nương nương dẫn chúng tướng áp lại vây phủ không đường nào ra khỏi thì hoảng kinh, xảy nhớ trực lại, nói:

“Mình đại chết thì thôi, nay bị vây, tánh mạng chết trong giây phút, sao chẳng ra phép đánh phá trùng vây còn đợi chừng nào? ” Nói rồi miệng niệm chơn ngôn, thình lình giông gió nổi lên, cát bay đá liệng, ba quân mở mắt không ra. Tử Lăng rất mừng, kêu chúng tướng:

“Phải chạy theo ta mà ra cho mau”. Nhơn lúc đó, Triệu Cao, Vương Tiễn, Chương Hàng ráng sức đánh ra khỏi hàm rồng hang cọp, thoát đặng trùng vây, lật đật như cá ra khỏi lưới, tuốt về dinh Tần.

Nói về Củng nương nương đang thôi thúc chúng tướng vây phủ dinh Tần, chẳng dè Tử Lăng lén làm phép gió cát thoát khỏi trùng vây. Nương nương cả đặng toàn thắng, thâu quân dẫn chúng tướng về thành.

Lúc ấy Tương Vương đang ở trên lầu thành lược trận, thấy nương nương đắc thắng, thâu binh về thành, trong lòng mừng rỡ, dẫn chúng tướng văn võ xuống thành, đến cửa phía Tây tiếp rước. Giây phút thấy cờ xí lăng xăng, ba quân hớn hở, gióng chiêng trở về. Tương Vương thấy nương nương về tới cửa thành, vội vàng bước ra.

Nương nương xem thấy xuống ngựa, vợ chồng dắt nhau vào hành cung. Nương nương thay đồ nhung phục rồi làm lễ ra mắt. Tương Vương cười nói:

“Hiền thê vì giang san của trẫm nên đánh đã trọn ngày, làm thua đặng Tử Lăng, thiệt công chẳng nhỏ, lòng trẫm cảm tưởng khôn cùng”. Nương nương nói:

“Một nhờ phước bệ hạ, hai là có chước diệu Nam quân vương, ba nữa là chúng tướng đồng lòng ra sức đánh lui người Tần, chớ thiếp có công chỉ ” Tương Vương cười nói:

“Hiền thê thôi chớ khiêm nhường, trẫm kỉnh trước một chung rượu đặng mừng công hiền thê”. Nói dứt lời kêu quân đemrượu, tả hữu rót đầy chén vàng, hai tay dâng lên. Tương Vương tiếp chung rượu cúi mình nói:

“Hiền thê trên ngựa nhọc nhằn hãy uống một chung rượu này cho rõ tấm lòng trẫm yêu mến vô cùng”. Nương nương vội vàng quỳ xuống nói:

“Thiếp có đức chi, làm nhọc đến bệ hạ ban thưởng”. Rồi giơ tay tiếp lấy chung rượu, vốn nương nương là người chinh chiến nhọc nhằn, cả mình đều những mồ hôi, cất chung rượu uống vừa rồi, thình lình trước mặt tối đen sau lưng xây xẩm, tế nhủi ngã ngửa ra rớt nhào xuống đất, quăng chén bể tan. Tương Vương hoảng kinh, lật đật bước tới đỡ dậy, giây lâu mắt phụng mở dậy cả mình mồ hôi như tắm. Tương Vương thất kinh vội vàng dạy cùng quan phò nương lên tán phụng, đưa về cung Chiêu vương, thuốc thang điều trị. Rồi đó Tương Vương dẫn văn bá quan vừa muốn về triều xảy có quân báo nói:

“Nam quận vương về triều, còn đứng ngoài thành hầu chỉ.s” Tương Vương nghe nói mừng khôn xiết, truyền chỉ phò vương thúc vào ra mắt. Điền Anh vào đến hành cung. Tương Vương đứng dậy nói:

“Lúc nọ vương thúc ra trận bị giặc Tần nó ám toán, thua chạy phương nào, vì sao đi biệt vài ngày, mà đặng trở về đây? ” Điền Anh đem việc bị thần thạch Tử Lăng đánh nhằm, thua chạy tới làng Ngọa Long, gặp con gái ông Hộ Quốc công, là Lý Phù Dung cứu sống, rồi cùng nhau kết làm chồng vợ, mà thuật hết đầu đuôi. Tương Vương nói:

“Việc cũng là cái may muôn ngàn của vương thúc.” Bèn truyền chỉ cho Vương Thiểm (là thím của vua) vào ra mắt. Lý Phù Dung vâng chỉ vào đến hoàng cung, tung hô ba lượt, làm lễ xong rồi. Tương Vương khiến đứng dậy, dạy cung quan sắm sửa kiệu tàn, đặng đưa vương thiểm về phủ, Lý Phù Dung tạ Ơn lên tàn, thẳng qua vương phủ, Tương Vương lên xe vào đại điện, bày yến diên khao thưởng bá quan.

Nói về Kim Tử Lăng, lén hóa phép gió cát, xông ra khỏi kim tỏa, về đến dinh Tần, vào Huỳnh la bửu trướng ra mắt Thủy Hoàng xin tội. Thủy Hoàng nói:

“Quốc sư bị vây mà về được là may, còn việc thắng bại binh gia là sự thường, trẫm đâu khứng làm tội. Song cùng Kim Định tuy rằng có tài mạnh mẽ, cũng chưa ắt là nó có chước hay như vậy, e có người tài phụ giúp, phép toán âm dương của quốc sư rất nghiệm, sao chẳng chiếm coi thử người nào bày trận kim tỏa lợi hại như vậy? ” Tư?

Lăng dạy bàn hương án, rồi khấn vái một hồi, gieo tiền xủ quẻ, xem coi hào tượng, rồi thất kinh, làm thinh chẳng nói. Thủy Hoàng hồ nghi hỏi rằng:”Chẳng hay quốc sư chiếm quẻ biết chắc người nào hành binh bố trận, hoặc hung hoặc kiết, mau mau nói cho trẫm rõ, vì sao chẳng nói tiếng chi; xem coi hào tượng, mà có sắc kinh như vậy”.

Kim Tử Lăng bỏ tiền xuống tâu rằng:

“Tôi ngỡ là Tôn Tẫn đã về núiThiên Thai rồi, không dè ở tại thành Lâm Tri, hôm nay lén bày trận Sát Môn, giúp cho Củng Kim Định; nếu không có phước lớn của bệ hạ, thì ắt phải mang tay độc của nó rồi”. Thủy Hoàng nghe nói Tôn Tẫn còn ở nước Tề, thì lòng mật xé gan.

Chương 37 : Tử Lăng đốt hương cầu Lão tổ, Tôn Tẫn ra phép đánh Mao Bôn

Nói về Thủy Hoàng nghe nói Tôn Tẫn còn ở nước Tề, lén bày trận thế, phụ giúp Củng Phi, thì cả kinh thất sắc, than vắn thở dài, nói:

“Như vậy biết làm sao cho đặng”. Tử Lăng tâu rằng:

“Xin bệ hạ chớ lo, tôi tưởng lại, lúc nọ đánh nơi Dịch Châu, Hải Triều thánh nhân xuống núi, thỉnh ba giáo chủ bày hội bình linh, đang giữa ban đêm, dạy Tôn Tẫn về núi, nay có cãi trời, và trái nghịch mạng Tam giáo, ơ?

nước Lâm Tri khuấy rối, nếu Hải Triều Thánh nhân hay được, có lẽ nào người không giận sao? Vậy để tôi đốt hương, bệ hạ kính thành đảo cáo, nếu lão tổ hay được sư.

tình, chắc làm sao người cũng giận xuống núi, thì có sợ gì Tôn Tẫn thần thông quảng đại”. Thủy Hoàng mừng lắm nói:

“Lời Quốc sư phân nhằm lẽ, truyền bày hương án cho mau”. Tử Lăng đốt hương, Thủy Hoàng, cúi lạy, khấn vái một hồi, khói hương bay tuốt lên trên không, đến núi cao sơn cổ động.

Lúc ấy Hải Triều đang ngồi trong động, niệm Huỳnh kinh, xảy đâu một làn khói hương bay tới, lão tổ biết rõ sự tình, trong lòng giận lắm, nói:

“Đáng giận thay thằng cụt, khi dễ ta, và trái nghịch ý trời, chẳng tuân pháp chỉ, vậy ta phải xuống trần một lần nũa mới xong, đặng đến Đông Tề cùng thằng cụt định phân cao thấp” Bèn dạy dẫn thanh mao hẩu vào động lập tức. Lúc ấy kinh động đến vị Đông Ba Đế quân, nên bước ra ngăn cản (vốn học trò của ông Hải Triều có hai mươi bốn người, trong đó có một vị Đông Ba Đế quân, làm đầu trong các thần tiên ấy). Đế quân thấy thánh quân nổi giận, vội vàng bước ra cúi đầu nói:

“Tổ sư trong không lòng việc, đang học huỳnh kinh, vì sao trong lòng giận dữ muốn xuống núi, chẳng hay đi chỗ nào?” Hải Triều nói:

“Hiền đồ chưa rõ, hôm nay Tôn Tẫn cãi trời làm quấy, không vâng lời tam giáo, lại ở Đông Tề, bày trận bát môn kim tỏa, đánhKim Tử Lăng thua chạy, ta lấy làm giận lắm, nay ta quyết xuống núi cùng Tôn Tẫn so tài cao thấp” Đế quân khuyên giải rằng:

“Xin sư phụ bớt giận, nghe đệ tử tỏ phân đôi lời:

Sư phụ dễ chẳng biết Tôn Tẫn ở Dịch Châu, cả đánh hơn hai trăm trận mỏi mệt, biết bao nhiêu công cán, còn không bắt nó đặng, có dễ dàng gì đâu mới thỉnh đặng tam giáo thánh nhơn xuống phàm cùng nó giảng hòa, nếu phen này sư phụ xuống hồng trần, mở lòng chém giết, thì chẳng biết này nào xong đặng, e lụy đến thánh đức, nay Tôn Tẫn ơ?

Lâm Tri khuấy rối, chi bằng sai một vị thần tiên xuống bắt nó mà trị tội nghịch trời, chẳng là lưỡng tiện hơn”. Hải Triều nói:

“Hiền đồ phân nhằm lý”. Bèn kêu Mao Bôn, hiệu là Ngũ lôi chơn nhơn mà nói rằng:

“Ngươi hãy chịu phiền xuống núi, ra mắt Thủy Hoàng cùng Tôn Tẫn đối địch”. Mao Bôn bước ra cúi đầu nói:

“Xin vâng pháp chỉ”. Hải Triều nói:

“E ngươi không phải là tay đối thủ với Tôn Tẫn, ta cho ngươi hai cuốn thần thơ, nếu đánh hơn thì thôi, bằng đánh không lại sẽ coi thần thơ làm như vậy, như vậy…. ” Mao Bôn lãnh thiên thơ lạy ta, bước xuống điều trượng, mình ngồi mai huê lộc, bay bổng trên không, giá vụ đằng vân, trong nháy mắt đã đến Đông Tề. (Nguyên vị chơn nhơn này khác lạ hơn chúng, vốn người làm đầu trong ngũ lôi, khi đứng có dạng sấm gió theo mình). Quân kỳ bài bên Tần thấy một vị chơn nhơn bay trước cửa, người người đều kinh lòng vỡ mật bàn nói lăng xăng với nhau:

“Tên cỡi nai đó, không biết thiệt người hay là quỷ, vì sao trên mặt đầy những lông đen, ai thấy mà không sợ”. Có người nói:

“Va là người tu hành, tưởng có khi cùng với quân sư ta có tình bằng hữu chi đây, nên đến mà thăm viếng cũng không biết chừng, để tôi kêu va một tiếng thử coi”. Bèn kêu rằng:

“Người thầy tu cỡi nai kia, chớ đi tới trước, đó là dinh của quân mã đến mà løàm chỉ” Mao Bôn nói:

“Ngươi mau báo cho Vương Tiễn, Kim Tử Lăng hay rằng:

Có Ngũ Lôi chơn nhân ở động Vân Quan đến đây”. Quân vào đại trướng báo lại, Thủy Hoàng cả mừng, bèn dẫn văn võ mở hoác cửa dinh. Chơn nhơn vội vàng bước xuống mai huê lộc, Tử Lăng, Vương Tiễn bước tới dắt mai huê lộc, tiếp gậy trà điều. Thủy Hoàng thấy tướng mạo tên chơn nhơn ấy khác thường, trong bụng mừng thầm, mời vào trướng phân ngôi chủ khách uống trà, chuyện vãn một hồi rồi Thủy Hoàng lui triều.

Nói về Củng nương nương bị chứng ngự giáp phong, bệnh khi mê khi tỉnh, thuốc trị chẳng lành. Tương Vương buồn bực lo rầu, xảy nghe quân nội thị báo nói:

“Nam phụng vương cùng Lý vương phi vào cung”. Tương Vương đứng dậy tiếp rước, Lý Phù Dung giường nằm ra mắt quốc mẫu, xem thấy Củng nương nương mê man chẳng biết, đổ mồ hôi từng chập, nằm ngay trên giường, bệnh thế trầm trọng. Lý Phù Dung coi rồi rõ biết chứng bệnh, bèn tâu cùng Tương Vương rằng:

“Quốc mẫu bị chứng ngự giáp phong, bệ hạ chớ lo, tôi trị chứng ấy lành đặng”. Tương Vương cả mừng nói:

“Vương thiểm trị đặng bệnh ấy, xong chưa rõ dùng thuốc chỉ” Lý Phù Dung nói:

“Không dùng đồ phàm vật, có thuốc kim đơn của bà thánh mẫu cho tôi, hay tri.

đặng trăm chứng của người phàm gian:

Nếu quốc mẫu uống rồi chắc liền thấy mạnh”. Nói dứt lời lấy một hội linh đơn mài với nước, dạy cung nga đỡ quốc mẫu dậy, cạy răng đổ thuốc, tức thì thông xuống tam quan thấu qua cửu khiếu, đuổi tan phòng tà. Nương nương mở mắt, Tương Vương vui mừng chẳng xiết nói:

“Mấy thươ?

đặng vương thiểm nhọc lòng, trẫm chẳng dám quên ơn”. Phù Dung bước tới làm lễ ra mắt, nói:

“Thiếp là con gái Hộ quốc công, tên Lý Phù Dung học trò bà Kim Quan thánh mẫu”. Bèn đem việc cứu Nam phụng vương và kết làm chồng vợ, dùng linh đơn điều trị cho Quốc mẫu bịnh lành, mà thuật lại hết một hồi, Củng nương nương nghe nói, vui mừng chẳng xiết, vội vàng bước xuống long sàng nói:

“Mang ơn vương thiểm cứu sống, chẳng dám quên”. Liền dạy cung bày yến cùng vương thiểm ăn mừng.

Nói về Thủy Hoàng lên trướng, hỏi Tử Lăng rằng:

“Quân sư chiếm quẻ nói Tôn Yên đang ở Lâm Tri, thì trẫm liệu khó hơn nó đặng, vậy chúng bay có kế chi cao kiến nếu có ai thắng đặng Tôn Tẫn thì đánh, bằng không có người kỳ năng dị thuật thì trẫm rút binh về nước, cho khỏi hao binh tổn tướng”. Chúng tướng lẳng lặng làm thinh, không ai dám lại, lúc ấy Ngũ lôi chơn nhơn bước ra, Thủy Hoàng đứng dậy cười:

“Chơn nhơn có kế chi lạ chăng?” Mao Bôn nói:

“Bần đạo hôm nay xuống núi, xin đến Lâm Tri cùng Tôn Tẫn trách nó một phen, như nó chịu về núi thì thôi, bằng chẳng chịu, tôi sẽ cùng nó định tài cao thấp” Thủy Hoàng đứng dậy cười nói:

“Chơn nhơn hãy tiểu tâm cẩn thẩn, chớ có bắt chước như Châu, Tần đạo nhơn, bày trận tru tiên, toan bắt Tôn Tẫn, chẳng những vô ích mà thôi, trở lại chết hết bấy nhiêu binh mã, xin đạo trưởng phải tâm tư rồi sẽ làm thì hay hơn”. Mao Bôn tánh nhưlửa đốt, ưa khen chẳng ưa chê, nay nghe mấy lời Thủy Hoàng nói khích, có đâu nín đặng kêu lớn rằng:

“Thánh chúa chớ giương chí khí người, mà dằn mất cái oai phong mình, bần đạo nào có sợ chi, nó ba đầu sáu tay, thần thông quảng đại, hễ đến nơi thì tôi bắt liền theo tay”Nói dứt lời hăm hở xuống trướng, xách trượng lên nai, chẳng đem quân mã một mình tuốt đến Lâm Tri kêu lớn rằng:

“Bớ quân Tần, ta là học trò của ông Hải Triều Thánh nhân ở động Vân quan. Là Ngũ Lôi chơn nhơn đến đây mời Nam Quận Vương của nhà bây ra cho tao nói chyện”. Quân tuần chạy ngựa vào triều phi báo. Lúc ấy Tương Vương cùng Tôn Tẫn đang lúc luận việc quân tình. Xảy nghe quân báo bèn hỏi Tôn Tẫn rằng:

“Ngũ Lôi chơn nhơn là người bực nào mà nó dám kêu tên á phụ ra đánh?” Tôn Tần nói:

“Ngũ Lôi chơn nhơn là học trò của ông Hải Triều, làm đầu trong đám độâng thần thông họ Mao tên Bôn. Va tánh như lửa đốt, thần thông huyền diệu. Liệu va đến đây, ắt việc chẳng lành, nay lại chỉ tên mời tôi chắc không ý tốt”. Viên Cang nghe lời nói của Nam Quận Vương có ý khiếp sợ Mao Bôn trong lòng chẳng đẹp tức giận, vào ra mắt bẩm rằng:

“Tổ Sư chẳng cần kinh sợ, để tôi là Viên Cang đây, tình nguyện ra trước, giết thằng yêu đạo, mới tiêu cái khí giận vô cùng của tôi”. Tôn Tẫn nạt lớn nói:

“Giỏi cho thằng nghiệt chướng! Mi có tài chi, dám nói lớn mật, nó không phải như quan binh đích tướng chi, đánh thiệt giết thiệt, mà mi hòng đánh đặng, chớ nó là học trò ômh Hải Triều, thần thông quảng đại, mi đâu phải tay đối thủ, sao không lui xuống cho mau”. Tiểu gia đang lúc hứng chí hăng lòng, bị Nam Quận Vương nạt lui trở xuống.

Tôn Tẫn nạt lui Viên Cang rồi, trong bụng nghĩ rằng:

“Nay Mao Bôn kêu đánh, ý muốn ra trận, lại sợ mắc nạn ngũ lôi, nếu không đi, thì bị chúng chê cười nói ta sơ.

nó, như vậy chẳng là đem cái thanh danh ngày trước mà thả xuống dòng trôi, ta nghĩ lại, ba năm tai nạn cũng đã qua khỏi rồi, bây giờ có khi không đến nỗi điều chi đại hại”. Nghĩ rồi nói:

“Bệ hạ chớ lo, để tôi ra bắt sống Mao Bôn”. Tương Vương ca?

mừng nói:

“Nếu đặng á phụ ra đánh, thì trẫm cao gối chẳng lo”. Tôn Tẫn từ giã vua xuống trướng dạy Tôn Yên hết lòng phụng đãi quý nhơn, thuốc thang cho thường không đặng xa lìa Đơn Phụng các, dặn rồi cỡi trâu, dẫn sáu tướng Toàn Sơn và bọn Viên Cang, mười bốm vị Ấm tập, phát ba tiếng pháo ra thành. Mao Bôn hươi trượng xốc tới, chỉ Tôn Tẫn mà hỏi lớn rằng:

“Người tới đó có phải là Nam Quận Vương chăng? Xin dừng lại, có ta chờ đây”. Tôn Tẫn dừng trâu vòng tay nói:

“Ngũ Lôi chơn nhơn! Ta chào đó, xin hỏi chơn nhơn sao không ở động Vân quan mà học tập tu chơn đến đây có việc chi chăng? Mao Bôn nói:

“Ta không phãi ý riêng mà xuống núi, nay đến đây, có lời khuyên tỏ cùng ngươi”. Tôn Tẫn hỏi:

“Có lời chi, nói cho ta nghe thử”.

Mao Bôn cười nói:

“Liễu nhứt chơn nhơn, vốn ngươi thông sáng, há chẳng biết thuận thiện giả tồn nghịch thiên giả vong, Vương Tiễn phò giúp vua Tần, gồm thâu sáu nước là bởi mạng trời đã định, vì sao Chơn nhơn cãi trời ở đất Dịch Châu, ca?

đánh mấy năm, hao tốn sinh linh vô số có thầy ta tới bày hội bình linh thỉnh ba giáo chủ cùng ngươi giảng hòa, lẽ là ngươi phải về núi, vì sao còn ham luyến hồng trần, lại ở Đông Tề mà sanh sự, lén bày trận bát môn kim tỏa, vấy khốn Tử Lăng, nay ta vâng mạng thầy xuống núi nếu ngươi nghe theo lời ta khuyên bảo, lập tức trở về cô?

động, bỏ trốn hồng trần sát giới, bọn ta là người tu hành, không phải chỗ tới, chẳng hay ý Nam quận vương thế nào?” Tôn Tẫn nói:

“Chơn nhơn phân nói chuyện nào cũng phải hết, tôi đâu dám chẳng tuân, duy còn một việc chẳng biết chơn nhơn có khứng dung nạp chăng?” Mao Bôn nói:

“Có chuyện gì xin phân ta rõ”. Tôn Tẫn nói:

“Tôi dễ chẳng biết Vương Tiễn bình thâu sáu nước, phò giúp Thủy Hoàng, vốn là vâng sắc chỉ ngọc đế vì đất Lâm Tri, số trời mười một năm chưa mãn, tuy rằng phước trời đã định, nhiều một ngày cũng không đủ sống, thiếu một ngày cũng không đủ chết, ấy là điều thứ nhứt, hai nữa là mẫu thân tôi ở Lâm Tri đương thọ (là còn sống) hãy còn ba tháng, chờ trăm năm lìa thế, mai táng xong rồi, chừmg đó tôi về núi chẳng quản Lâm Tri còn mất, xin chơn nhơn rộng dung cho tôi chín tháng, ấy là cái ơn đức của chơn nhơn đó”. Mao Bôn ngẫm nghĩ rằng:

“Chín tháng cũng chẳng bao xa gì, song vì trong dinh Tần, ngày tốn ngàn vàng, hai nữa thánh nhơn sai khiến, đâu dám tự chuyên”. Nghĩ rồi nói với Tôn Tẫn rằng:

“Lời ngươi phân đó sai rồi, ngỡ là một tháng nửa tháng chi còn khá dung đặng, chớ ngoài trăm ngày, việc lâu sanh biến, vốn là ngươi chối từ, chẳng khứng về núi, ta đâu dám chịu”. Tôn Tẫn nói:

“Nếu chơn nhơn chẳng chịu thì ắt hai bên không tiện, nếu ngươi y lời ta nói thì hai bên trọn tốt, chẳng lỗi tình đồng đạo”. Mao Bôn giận nói :

“Làm sao mà không tiện, có khi ngươi dám cùng ta đáng chăng?” Tôn Tẫn mỉm cười nói:

“Trước mặt chẳng vị tình hễ có tài thì sống, không tài thì chết”. Mao Bôn giận lắm nói:

“Dám cả gan cho thằng cụt! Người đồn mi lòng gian dối trá, thiệt chẳng hư truyền, ta đã xuống đây đâu khứng tha ngươi”. Nói dứt lời giục mai huê lộc, tay múa trà điều, nhắm ngay đầu Tôn Tẫn đánh xuống, Tôn Tẫn hươi gậy rước đánh, đến hai mươi hiệp. Mao Bôn ngăn đỡ chẳng kịp, kéo trượng chạy dài. Tôn Tẫn gật đầu chỉ nạt rằng:

“Giỏi cho Mao Bôn mi chạy đường nào?” Bèn quất trâu rượt theo, Mao Bôn ngó thấy mừng thầm, liền với sau lưng rút cây nhiếp hồn kỳ, xoay qua Tôn Tẫn phất lên một cái làm cho cặp mắt tối đen, phất luôn ba cái choáng váng mặt mày,la:

“Không xong, nó là cờ nhiếp hồn, nếu phất thêm ít lần nữa, ắt phải hao tán tinh thần, mà lại tánh mạng cũng khó gìn”. Bèn lật đật rút gươm nga my, hớp chơn khí mặt trời, thổi lên ngọn gươm cháy lên rầm rầm ào tới trước mặt Mao Bôn; lúc ấy Mao Bôn đang phất cờ, chẳng đề phòng, bị một trận thần hỏa bay tới, làm cho bộ lông đen nơi mặt đều cháy tiêu hết, phồng da lở thịt, đau nhứt khó chịu có đâu tưởng đến sự phất cờ nữa, hai tay vò mặt lăng xăng bỏ cây cờ xuống đất, bị lửa cháy tiêu, Mao Bôn lấy làm buồn bực nghĩ thầm rằng:

“Ta không dè thằng cụt, biến hóa lửa đốt cờ nhiếp hồn, cũng không đến nỗi bị ngặt, vì mất phép Hải Triều lại đốt cháy hết lông mặt ta, biểu làm sao mà về thấy người cho đặng”. Càng nghĩ càng giận liền quày nai lại đánh. Tôn Tẫn cười ngất:

“Chớ giận ta, đốt bộ lông mặt người rồi bây giờ coi càng xin tôi hơn nữa” Mao Bôn nghe nói tức giận hét lớn rằng:

“Chướng cho thằng cụt, tức chết ta chưa, mi chạy đâu”. Giục nai hươi trượng đánh tới, Tôn Tẫn tránh khỏi, cặp gậy trên dưới múa lăng xăng đánh riết làm cho Mao Bôn cứ đỡ lo gạt, chớ không sức đâu đánh lại.

Mao Bôn nghĩ rằng:

“Phép gậy thằng cụt rất nên giỏi lắm, chi bằng dùng phép báu, giết nó xong hơn”. Nghĩ rồi dùng phép sư tử khuyên chờ cho gậy Tôn Tẫn đánh xuống liền xốc tới vài bước, liệng ngũ lôi thần tháp lên giữa không trung, xảy thấy gió ào ào, khí mờ mịt. Tôn Tẫn nói:

“Không xong, vốn là ngũ lôi thấn tháp bay xuống chẳng luận tiên phàm, hễ đè nhằm tan nát, ta đâu cự nổi”. Nói vừa dứt lời, Mao Bôn liệng chưởng tâm lôi nổ lên một tiếng, tức thì thần pháp chớp nháng ngời ngời, nổ tưng bừng vang trời động đất rớt xuống ngay đầu Tôn Tẫn, người và trâu đều bị đè hết. Chúng học trò xem thấy hoảng kinh, mắt ngó trân trân miệng không nói đặng. Mao Bôn quày nai đến trước cái tháp kêu nói rằng:

“Tôn Tẫn, người anh hùng cái thế, nay phải bị tháp đè mà chết, trước lúc mi tung hoành không ai đánh lại, đến nỗi thầy ta xuống núi cũng không làm chi ngươi đặng, hôm nay ngươi gặp thằng Mao Bôn này ấy là vừa kỳ ngươi hết mạng; vả chăng ta cùng ngươi vốn không cừu hận, lời tục có nói:

“Mắng người chớ xoi việc tệ, đánh người không đánh nơi mặt rất đỗi mặt kia còn không đánh, vì sao ngươi xuống tay độc mà đốt một bộ lông ta cháy hết, ta nổi nóng lên nên mới liệng thần pháp đè ngươi, hễ là trả người thì người tra?

lại, mi chớ trách ta”Nói rồi đọc thần chú thâu thần tháp về, giở coi thi hài Tôn Tẫn, vùng thất thanh nói:

“Giỏi cho thằng cụt! Vì sao nó chạy thoát khỏi mà bỏ cái hình giấy lại đây làm cho nhọc nhằn bấy nhiêu khí lực của ta; nguyên là để một cái hình trâu và người đều bằng giấy cả thảy, thằng cụt lại đi đâu mất rồi”. Xảy nghe tiếng người nói:

“Chẳng cần nhọc lòng, Tôn Tẫn ở đây”. Mao Bôn nghe nói xoay mặt bốn phía xem coi, thấy một người đội mão tam xoa, mặt áo thanh bào rõ ràng Tôn Tẫn đang đứng trước mặt. Mao Bôn xem thấy thất kinh, hồn bất phụ thể. Tôn Tẫn chi?

Mao Bôn mà cười lớn rằng:

“Ta năm nạn ba tai đều qua khỏi chết, thần tháp làm sao mà hại ta cho đặng, nếu ta không tài phép, thì đâu dám cùng Hải Triều đối địch, bất quá ta tốn ít tờ giấy, cho ngươi liệng tháp đè ta” Mao Bôn nghe nói tức giận đỏ mặt nạt lớn rằng:

“Giỏi cho thằng cụt, mi làm yêu phép gì? Thiệt rất giận thay”. Nói dứt lời hươi gậy, xốc nai tới đánh ngang đầu Tôn Tẫn, Tôn Tẫn tay tả đỡ, tay hữu đánh, Mao Bôn vội vàng ngăn đỡ, liều chết đánh nhàu, đến mười hiệp, cự không lại thua chạy. Tôn Tẫn nói:

“Ta coi thằng yêu đạo mi chạy đâu cho biết”. Liền rút hạnh huỳnh kỳ cầm nơi tay, miệng niệm chơn ngôn chỉ lên, tức thì giữa trời mây vần sấm nổ, lục đinh lục giáp bốn vị công tào đến trước mặt, cúi mình hỏi rằng:

“Chơn nhơn sai chúng tôi vệc gì?” Tôn Tẫn nói:

“Nay tôi muốn cho gậy Mao Bôn, xin chúng thần đóng chặtnăm cửa, trên bố thiên la, dưới giăng địa võng, chớ cho chạy thoát”. Chúng thần vâng chỉ, phân phát trên dưới bốn phương đón giữ, Tôn Tẫn thỉnh thần sai khiến xong rồi, liền giục thanh ngưu đuổi theo, Mao Bôn day đầu ngó thấy rất gần, trong bụng mừng thầm, bèn lấy ra một cái bửu bối, đầu trên lớn đầu dưới nhỏ, dài chừng ba tấc, lớn trương ngón tay, tên là Lôi tước thần, vật dụng dùng để đánh người. Mao Bôn liệng chưởng tâm lôi, nổ lên một tiếng. Lôi tước thần nghe nổ bay bổng trên không, Tôn Tẫn đang rượt, xảy thấy mây đen mịt mịt, khí lạnh lạ lùng, có một vật bửu bối lớn, trương bánh xe, sấm nổ vang dầy, chớp nháng rớt xuống ngay đầu. Tôn Tẫn ngó thấy với tay rút cây hạnh huỳnh kỳ, chỉ giữa thinh không nạt rằng:

“Sao chẳng lui về còn đợi chừng nào?” Nói chưa dứt lời xem thấy giữa trời mù tan mây vẹt.

Lôi tước bây trở lại, rớt đè Mao Bôn, bên kia Mao Bôn thấy cây hạnh huỳnh kỳ, làm cho lôi tước thần baytrở lại, thì hoảng kinh liền lấy ngũ lôi thần giáp đưa lên, số là vật đều có chủ, nên Lôi tước thần tháp, bèn hiện ra nguyên hình. Tôn Tẫn giục trâu chạy tới, đánh xuống. Mao Bôn quay đầu ngó thấy, gậy xuống ngay đầu, đang muốn dùng phép, không kịp cúi đầu tránh qua, bị gậy đánh nhằm lưng gần rớt xuống lộc, ôm yên hộc máu chạy dài. Tôn Tẫn quất trâu rượt theo, Mao Bôn ngó lại thất kinh, lật đật quất nai nhảy qua phía Tây trốn chạy. Vị công tào phía Tây cầm cờ chi?

nạt lớn rằng:

“Ngũ lôi chơn nhơn không được tới trước, ta vâng phép chỉ của Tuần thiên đô úy sứ trấn giữ phía này, chờ đợi đã lâu, ngươi chớ có trông ra chỗ ta được”.

Mao Bôn thấy công tào đón đường, tính bề khó ra khỏi được, lại thấy Tôn Tẫn ở sau rượt tới, túng phải quày nai chạy qua phía Bắc, bỗng thấy xông ra một vị thần, mình mặc giáp vàng, chống gươm phất cờ, đón ngăn đường chạy, trong lòng giận lắm, kêu lớn rằng:

“Vị thần nào ở đây ngăn trở đường tả” Công Tào đáp rằng:

“Tri nhứt công tào là ta đây, vâng chỉ Tuần thiên đô úy trấn giữ chỗ này, ngươi khó trông ra khỏi được”. Mao Bôn quày nai chạy qua phía Đông, lại gặp thiên thần ngăn đón, chẳng cho đi, túng chạy qua phía Nam, cũng bị thiên thần ngăn đón muốn bay lên trời, bi.

có thiên la, tính chun dưới đất, trước bày địa võng bốn phía bịt bùng, không đường ra được. Tôn Tẫn rượt tới rất gần, kêu lớn rằng:

“Mao Bôn! Mi lạc đường rồi, cớ sao chạy vòng hoài như vậy, ta chẳng rượt mi, mi hãy chậm rãi mà đi”. Mao Bôn nghe nói hổ ngươi và giận, mắng thầm rằng:

“Thằng cụt! Ta đã thua chạy thì sợ mi rồi, mi lại muốm dứt tình, ngăn đón năm cửa, làm cho ta ra không được, có khi phải chết chỗ này chăng? Tính lại đánh thìđánh không lại nó, còn chạy thì chạy không được, thôi, phải cầu xin thằng cụt này, may mới sống được”. Tính rồi bỏ gậy xuống yên, đứng lại bên đường. Tôn Tẫn ngó thấy chúm chím miệng cười, lấy gậy trầm hương chỉ tới, nạt rằng:

“Mao Bôn! Mi đánh với ta có thua thì chạy về trong dinh, làm sao không chạy, lại xuống ngựa đứng bên đường, chờ đợi giống chi đó? Hay là chờ hết phải không?” Mao Bôn nghe nói thẹn thùng đỏ mặt, thưa rằng:

“Tôn chơn nhơn ơ?

trên, xin nghe tôi phân một đôi lời:

Vốn tôi vâng mạng thầy sai khiến, bị lửa đốt lông mặt, gậy đánh trên lưng, tôi cũng không dám trả hờn, cầu xin tha tội một cái đường sống trở về dinh Tần, đặng khuyên vua Tần thâu binh, cầu xin chơn nhơn là thầy tôi là Hải Triều và cái tình đồng đạo, xin dừng tay quý, dưới gậy siêu sanh, tôi hết lòng cám ơn”.

Chương 38 : Giở thần thơ, Mao Bôn bày trận, Hiện chơn hồn, Vương Tiễn như say

Giở thần thơ, Mao Bôn bày trận
Hiện chơn hồn, Vương Tiễn như say

Nói về Mao Bôn không đường ra khỏi, túng phải năn nỉ cầu xin tha mạng. Tôn Tẫn nói:

“Mi hết lòng cầu khẩn, ta cũng không nỡ hại mi, một là vì Hải Triều thánh nhơn, hai là tưởng tình đồng đạo, ba nữa mi quả nhiên, khuyên dỗ vua Tần, thâu binh về nước, thì ta dung cho khỏi chết”. Mao Bôn nói:

“Như thiệt chơn nhơn khứng tha tôi khỏi chết, tôi ra trận xin tình nguyện khuyên bảo vua Tần, rút binh về nước”. Tôn Tẫn hỏi:

“Chừng nào lui binh?” Mao Bôn nói:

“Nội trong ba ngày”. Tôn Tẫn gật đầu, liền niệm chơn ngôn thâu phép, đưa các thần lui về xong rồi nói với Mao Bôn rằng:

“Chơn nhơn hãy chạy đi”. Mao Bôn nghe nói, cầm gậy nhảy lên lưng nai, bôn ba chạy ra khỏi trận tuốt về dinh Tần.

Nói về Tôn Tẫn gậy đánh Mao Bôn, cả đặng trọn thắng, bèn dạy sáu tên học trò, cùng mấy vị ấm tập, đánh trống thẳng trận về thành, thì Tương vương đã dắt võ quan viên ra rước, Nam quận vương vào đến cửa ngọ môn, cùng các quan xuống ngựa, vào đến đại điện, thì có tiệc đã dọn sẵn ăn mừng.

Nói về Mao Bôn thua về đến dinh ra mắt Thủy Hoàng. Thủy Hoàng rước vào trướng phân ngôi chủ khách. Hai bên van võ đều đủ, ngó thấy lão thầy chùa già, thì lắc đầu với nhau mà nói xầm xì rằng:

“Lão thầy chùa này, thế thị thua sao, nên trên mặt không còn chút lông”. Có người lại nói:

“Có khi bị Tôn Tẫn bắt đốt cháy hết lông rồi, thả về đây”. Mao chơn nhơn thấy bộ tịch các quan làm như vậy, thì nghĩ biết lấy làm hổ thẹn. Thủy Hoàng đã biết rồi nói:

“Chơn nhơn ra trận thế nào?” Mao Bôn run sợ tâu rằng:

“Chớ nói đến Tôn Tẫn, thiệt là thần thông quảng đại, võ nghê.

cao cường, tôi liệng luôn mấy bửu bối, mà không hề động đến nó chút nào, trở lại bi.

nó đốt hết lông mặt, và bị một gậy trên lưng, tôi phải độn thổ về đây”. Thủy Hoàng nói:

“Té ra chơn nhơn thất cơ thua chạy, mà thương tích có nặng cùng chăng?” Mao Bôn nói:

“Không hề chỉ Thủy Hoàng cười nói:

“Chơn nhơn xin chớ lòng hờn, trẫm có lời khuyên bảo, lúc trước ở Dịch Châu, cùng Tôn Tẫn cả đánh hai trăm dư trận, đều thua chẳng biết mấy lần, chẳng có ai hơn, kế cầu Hải Triều thánh nhơn xuống đánh mấy trận cũng không hơn được Tôn Tẫn, phải đi thỉnh ba giáo giảng hòa, chi bằng xin chơn nhơn trở về cổ động, dưỡng tính tu chơn để trẫm binh thâu binh về nước, khỏi ở đây mắc mắc tay Tôn Tẫn làm hại”. Mao Bôn nghe nói, hổ thẹn trăm bề, nói:

“Lúc tôi xuống núi thầy tôi có cho tôi hai cuốn thiên thơ dặn rằng:

Như đánh hơn Tôn Tẫn thì thôi, bằng đánh không lại nó thì coi sách thiên thơ này mà làm, xin kiếu bệ hạ, để tôi vào xem thiên thơ, thì tự nhiên có kế hay, mà bắt Tôn Tẫn”. Thủy Hoàng hỏi:

“Nếu có thần thơ sao không làm cho sớm”. Bèn truyền dạy tiệc chay đặng cùng chơn nhơn uống rượu Mao Bôn nói:

“Bệ hạ chẳng cần đãi yến, để tạm lo việc gấp” Nói rồi từ biệt xuống trướng quan dinh Vương Tiễn, một mình ngồi giữa bên tả có Kim Tử Lăng, bên hữu có Vương Tiễn ngồi hai bên, gia tướng dâng trà uống rồi, Mao Bôn dạy bày hương án bèn rút trong túi gấm lấy ra hai cuốn thiên thơ để trên ghế lấy cuốn thứ nhất, giở ra xem rõ ràng đề ngũ lôi thần binh trận, có phù chú lục giáp linh văn, đều những ấn quyết thỉnh phần, cuốn thứ hai biên chép lập đài, và đồ để ứng dụng, chia cửa phân nẻo, bốn phía phương hướng và biên nói trận ấy dùng người phàm không được, và cũng không đánh được người oham, chuyên đánh người tiên, chẳng luận là tu luyện bao lâu, hễ vào trận thì bị sét đánh Chơn nhơn coi rồi mừng rỡ, liền nhắm trên không lạy tạ Hải Triều, rồi đem sách cất, đứng dậy vào trướng, nói với Vương Tiễn rằng:

“Vốn là Hải Triều cấp cho hai cuốn thiên thơ, là ngũ trận lôi binh, chuyên đánh kẻ thần tiên, ta tưởng lại TônTẫn vào trận này, ắt là đại la thần tiên mất ngôi, chẳng khỏi sét đánh, không phải lòng độc ác, ấy là tại thằng cụt nó làm nhiều điều hung dữ”. Kim Tử Lăng, Vương Tiễn nghe qua rất mừng nói:

“Ấy là cái phước lớn của vua Tần bằng trời, mới được sư huynh xuống giúp, song chẳng biết dùng vật chi yểm trấn, để sai người đem đến cho sẵn”. Mao Bôn nói:

“Y theo phép trong thần thơ chỉ bảo, thì trận này đều là thần kỳ, cùng các ngôi sao trên trời, chẳng dùng một mảy đồ trấn yểm, ngoài dinh kiếm một chỗ gò cao, làm hai tòa đài, rộng chừng một mẫu, bề cao ba trượng, ba thước chính giữa làm riêng một cái đài cao ba trượng, cao hai trượng bốn thước, bốn góc thì làm bốn cái cửa, chia ra Đông, Tây, Nam, Bắc, để thỉnh bốn ông Đại nguyên soái, trấn giữ bốn cửa ấy, trên mỗi tòa dùng năm cái đẩu, cộng là hai mươi lăm cái, án theo Đông, Tây, Nam, Bắc chính giữa phân làm năm đầu, mỗi cái trên miệng giắt một cây cờ, giữa đài dựng một cây cờ đại độc huyền kỳ, bề cao hai trượng, dưới cờ để năm cái trống dọn bày nhang đèn, bông huê, châu sa, , giấy vàng, và hai mươi tám cây cờ, theo hai mươi tám vì sao, chia ra năm sắc, cắm phân bốn phía, phải làm cho mau không được chậm trễ”. Vương Tiễn vâng lệnh, liền sai hai người làm theo hai việc, chẳng bao lâu pháp đài làm xong hết, những lá cờ xí, giấy vàng, châu sa các món đều đủ. Mao Bôn bèn viết năm đạo bùa tránh thổ, nói với Tử Lăng rằng:

“Quốc sư hãy đem năm lá bùa của ta, đến chỗ đài mới lập, Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi phía đốt một đạo, đặng phá uế trừ tà, thỉnh thần cho dễ”. Tử Lăng lãnh bùa ra đi, Mao chơn nhơn xuống trướng, vào trước huỳnh la, ra mắt Thủy Hoàng, Thủy Hoàng nghiêng mình hỏi rằng:

“Chẳng hay chơn nhơn coi sách thần thơ thế nào?” Mao Bôn tâu rằng:

“Tôi coi theo thần thơ, bày ra một trận kêu là Ngũ lôi thần binh trận. Phen này Tôn Tẫn vào trận, chắc không khỏi chết”. Thủy Hoàng cười nói:

“Chẳng biết chơn nhơn muốn dùng vật chi yểm trấn?” Mao Bôn nói:

“Trận này không phải tầm thường đâu, đều là các vị thần thánh, các ngôi sao trên trời, chẳng nên khinh dễ, xin mượn bốn vật của bệ hạ, đặng tôi ứng dụng”. Thủy Hoàng hỏi:

“Muốn mượn vật chỉ đặng trẫm lấy rả” Mao Bôn nói:

“Mượn mão xung thiên, áo long bào, đia bích ngọc, giày vô ưu của bệ hạ”. Thủy Hoàng nghe nói, bèn dạy thái giám vào cung, đẩy áo mão, đai giày, đem đến trướng cho chơn nhơn dùng.

Mao Bôn đứng dậy cáo từ lui về dinh mình, rồi hỏi:

“Bây giờ canh mấy?” Vương Tiễn nói:

“Đầu canh một”. Chơn nhơn nói:

“Ngươi lấy năm cái lồng đèn lớn đem đến đài ngũ loian theo sau thất tinh mà treo”. Vương Tiễn lánh mạng ra đi, giây phút trở về hịch lệnh, Mao Bôn dặn:

“Đến canh hai, ngươi lấy cái áo pháp y của ta và áo mão, đai giày mượn về đó, đem lên đài trung ương, ngươi chớ đem thương mã, duy cầm cây gươm thiên la, đứng dưới đài chờ đó”. Vương Tiễn vâng lời, bèn lấy các món đồ ra cửa dinh, thẳng tới trước trận, Mao Bôn xuống trướng, ngước xem coi, thấy sao ốc dời, sao đẩu xoay, trống trở canh ba bèn ra cửa dinh, thót lên mai huê lộc, đi phía Tây vào trận, đến trước đài lộc, nhìn xem năm tòa, bốn phía thước tấc chẳng sai, phương hướng đều y thứ tự, cờ xí cặm bày nhằm phép, trong bụng nghĩ đến việc lợi hại trong trận, thì có ý cười thầm, rồi tay bắt ấn, niệm chơn ngôn nhắm ngoài tường mà chỉ, xảy thấy một ông gìa, tay cầm gậy, lăng xăng đi đến trước đài hỏi rằng:

“Chơn nhơn đòi tiểu thần đến có việc chi sai khiến?” Mao Bôn nói:

“Không việc thì tôi chẳng kêu, vì tôi có lập cái trận, đều những thần tiên trên trời, ngươi hãy đuổi những du hồn, oan quỷvà những đồ dơ uế đi hết, chớ cho xung phạm đến thiên thần, bằng trái lệnh ta thì bị biếm”. Thổ địa cúi đầu vâng chỉ, hóa ra một luồng gió bay đi mất. Vương Tiễn xem thấy rất mừng vui nói:

“Hay lắm! Hay lắm! Sư huynh thần thông rất lớn, nên đòi lão thổ địa già, sai khiến chạy bay”. Mao Bôn lên đài, giữa trung ương mồ kỷ thổ. Vương Tiễn theo sau. Mao Bôn nói:

“Sư đệ, người lấy mão, áo, đai, giày này mặc vào”. Vương Tiễn thất kinh nói:

“Mão xung thiên, áo tập long là đồ của thiên tử ngự dùng, hôm nay ở torng trận mặc vào, ngày sau nếu có vi.

quan nào tâu, nói tôi có lòng toan mưu phản chúa, thì tội chẳng nhỏ đâu”. Chơn nhơn nói:

“Việc ấy không hại gì, ta có tâu với Thủy Hoàng, không bắt tội ngươi đâu, va?

lại không có điện tây hầu, thì không nên việc; thôi đừng chậm trễ mà sai giờ khắc, hãy mau mặc vào, tay trái cầm cờ, tay mặt cầm gươm, đứng dưới đài độc kỳ, làm thinh lẳng lặng, không nên động thủ, tự nhiên có chước dùng rất hay”. Vương Tiễn chẳng dám trái lệnh, bèn lột áo tạo la bào, đai tư trang, mao thiết bộc, giày lục chiến, rồi đội mão xung thiên, mặc áo tập long, cột dây ngọc đái mang giày vô ưu, tay hữu cầm gươm thiên la, tay tả cầm cờ ngũ lôi, đến dưới đại độc ký, đứng dụm chân chữ bát. Mao chơn nhơn đầu bỏ tóc xoã, cầm gươm đến trước mặt Vương Tiễn kêu rằng:

“Hiền đệ, ngươi nhắm mắt lại, đặng ta làm phép” Vương Tiễn nói:

“Hay cho anh này khéo gạt tôi nhắm mắt đặng anh cho một gươm tế dài”. Mao Bôn nói:

“Ngươi chớ nói xàm, mau mau nhắm mắt”. Mao Bôn bắt ấn, miệng niệm chơn ngôn lấy linh phù đốt trên đầu mũi gươm, rồi lấy mũi gươm đưa ngay mặt, mắt và lỗ tai, trước bụng sau lưng Vương Tiễn, viết ít đạo linh phù, xem thấy mặt Vương Tiễn như giấy vàng, hai con mắt chẳng thấy đường, như say như dại, ấy là Mao Bôn ngăn lắp ngũ hành của Vương Tiễn (nguyên trong mình con người ta có ngũ hành:

Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ ở trong tâm, can, tỳ, phế, thận) đặng chờ cho chơn hồn ra ngoài, rồi đó Mao Bôn đi đến trước pháp đài để bửu kiếm xuống, miệng niệm chú, tay vẽ bùa, chân đạp tinh đẩu, đánh lịnh bài một tiếng, đốt bùa lên, miệng phun nước phép, lấy gươm chỉ lên, xảy thấy trời trong trăng tỏ, giây phút mù đen mịt mịt, giữa không mây vần xao động, bay xuống một vị tôn thần, tay cầm thẻ ngà, mặt trắng râu dài, tới trước đài hỏi:

“Chơn nhơn đòi ta có việc chi sai khiến?” Mao Bôn nói:

“Tôi vâng sách thần kỳ, của ông Hải Triều thánh nhơn bày trận ngũ lôi, xin cậy Tào quan xem xét các thần, chớ cho Tôn Tẫn ra khỏi trận, chừng thành công rồi, tôi đem tên tâu qua Thượng đế”. Tào quan vâng chỉ cỡi mây, tra xét các thần, chơn nhơn đốt lá bùa thứ hai, giữa trời bay xuống một vị thần kỳ, đầu đội mũ ô san, tay cầm thẻ ngà, mặt xanh râu đỏ, đứng trước đài chờ lịnh.

Mao Bôn nói:

“Xin cậy tào quan xem xét tám cửa, chớ cho tà ma quỷmị vào trận, nếu trái lệnh bị biếm”. Tào quan đi rồi, chơn nhơn lại đốt lá bùa thứ ba, tay đánh lịnh bài, bay xuống một vị tào quan, mặt như trăng tròn, năm chòm râu dài đuột, đứng trước đài, cúi mình thi lễ. Mao Bôn nói:

“Xin cậy tôn thần cai quản năm tòa lâu đài, chớ cho Tôn Tẫn chạy thoát”. Mao Bôn phân khiến ba vị tào quan xong rồi đốt bùa thứ tư, tay đánh lịnh bài, giây phút thấy mây bay phới phới, mù sa mịt mịt, bay xuống năm vị nguyên soái:

Vị thứ nhứt, mình ngồi ngựa trắng, tay cầm đao ba mũi, ấy là vi.

thần nhị long, vị thứ hai, tay cầm gươm, râu đỏ, tóc hồng, vốn là ông Hỏa đức tinh quân; vị thứ ba, tay cầm kim tháp, ấy là Thiên vương Lý Tịnh; vị thứ tư:

Tóc bới hai chòm đạp xe phong hỏa, thái tử Na Tra; bốn vị nguyên soái đều xuống trước đài.

Mao Bôn cúi mình nói:

“Chẳng có việc tôi đâu dám thỉnh tôn thần, tay Tôn Tẫn vào trận ngũ lôi xin cậy bốn vị tôn thần trấn giữ bốn cửa ngũ lâu đài, ai giữ phần nấy, chớ cho chạy thoát”. Chơn nhơn sai khiến bốn vi nguyên soái xong rồi bèn đốt năm đạo linh phù, tay xách lịnh bài, giơ bốn phía và giữa trung ương, đánh nghe rang rảng. Xảy thấy kim quang muôn đường bay xuống trước đài hiện ra trước đài đông đẩu tô gia, trung đẩu gia gia, cúi mình nghe lịnh. Mao Bôn chắp tay nói:

“Nay có Tôn Tẫn vào trận, xin cậy oai linh, của chúng vị tinh quân, ở trên đài ngũ lôi, ai trấn theo hướng nấy, giữ năm cái miệng đấu, trong mỗi đấu, có một cây cờ để ếm Tôn Tẫn, không trốn ra đặng, xin cậy tinh quân bố theo ngũ hành, khiến hai mươi tám vì sao, ở dưới đài vây cầm Tôn Tẫn”. Mao Bôn đốt bùa niệm chú, đánh lịnh bài vài cái xảy thấy Đặng, Tân, Trương, Vương, Bàn, Lưu, Tuân, Tất, tám vì sao, ngươi người đều xuống trước đài.

Mao Bôn nói:

“Xin cậy tôn thần, trấn theo tám cửa:

Càn, khản, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài, chớ cho Tôn Tẫn chạy thoát”. Các thần vâng lệnh lui ra. Mao Bôn bèn đánh lệnh bài, vài chập đốt hết linh phù, giây phút các vì tinh tú, cùng là thiên hạ, địa sát, đằng xà, bạch hổ, huyền võ, thanh long, châu tước, cân trận, yết đế già lam, lục đinh lục giáp, hết thảy các vị tinh tú trên đời, đều kéo đến trước đài nghe lịnh.

Mao Bôn nói:

“Xin các vị tôn thần gìn giữ pháp đài, trước sau tả hữu, trên dưới tám phương bốn phía chớ cho Tôn Tẫn chạy thoát, và xin lục đinh lục giáp, thần tướng yết đế già lam, trên bố thiên hạ, dưới bày địa võng, rạng ngày Tôn Tẫn vào trận làm cho nó lên trời không ngõ, xuống đất không đường, nếu để cho Tôn Tẫn chạy thoát, thì cứ thiên thơ biếm truất Mao Bôn đốt bùa đánh lịnh bài một chặp, xảy thấy chớp giăng nhấp nháng, sấm sét vang trời, vẹt mây bay xuống, các vị lôi bộ tôn thần, đứng trước đài nghe lịnh, Mao Bôn nói:

“Trong trận có năm tòa lôi đài trên đài có năm cái trống, xin cậy tôn thần, thì làm sấm sét mà đánh nó, trên đài có người chu?

quản các vị Tôn Thần, là Cửu thiên ứng Ngương thiên tôn ở đó”. Năm vị lôi thần vâng chỉ, đều tới pháp đài chờ làm công việc. Mao Bôn thỉnh thần xong rồi, trở lại dưới cây cờ Đại độc ký, thất Vương Tiễn mê man bất tỉnh đứng sững trân trân, bèn lấy tay lột mão xung thienquan, đầu xổ tóc rẽ hai, miệng đọc thần chú, lấy tay vỗ trên đầu Vương Tiễn hào quang xông lên hiện ra một vị Ngươn thần mình mang kim giáp năm chòm râu, ba con mắt, ngồi ngọc kỳ lân, tay cầm kim tiên, đến trước đài nghe lịnh. Mao Bôn chắp tay nói:

“Sáng ngày có Tôn Tẫn vào trận, cậy Tôn thần sai khiến lôi bộ nổi sét đánh Tôn Tẫn chẳng đặng trái lịnh”. Thiên Tôn gật đầu, rồi vỗ con kỳ làm một cái bay giữa không trung, các vị lôi thần đều đến ủng hộ. Mao Bôn lập trận xong rồi bới đầu đội mão bước xuống pháp đài, cầm gươm cỡi lộc, về đến dinh Tần. Kim Tử Lăng ra rước vào trướng bàn luận việc trận đồ, chẳng bao lâu trời sáng, Thủy Hoàng lên trướng, nhóm đủ văn võ bá quan. Chơn nhơn vào trướng huỳnh la, ra mắt Thủy Hoàng. Thủy Hoàng đứng dậy hỏi rằng:

“Khi hôm đã bày trận chưa?” Mao Bôn nghiêng mình nói:

“Trận ngũ lôi tôi đã bày hết, đến xin bệ hạ đặng tôi qua Lâm Tri khiêu chiến, dẫn cho thằng cụt vào trận, liệu nó tháp cánh cũng khó trốn khỏi đặng”. Nói rồi từ giã xuống trướng ra khỏi dinh, cầm gậy lên nai, dẫn năm trăm quân binh, giục nai chạy tới cửa phía thành Lâm Tri dùng nai hươi gậy chỉ lên nạt rằng:

“Quân tuần thành kia ngươi vào nói với Ngũ lôi chơn nhơn đến đánh, hãy kêu Tôn Tẫn ra đây nạp mình”. Quân kỳ bài nghe nói, hay ngựa đến ngọ môn thông báo. Vừa buổi chầu sớm mai Tương vương ra khách, đông mặt văn võ bá quan, có quan Huỳnh môn vào lạy tâu rằng:

“Nay có quân kỳ bài cửa tây báo nói:

Trong dinh Tần có tên thầy chùa già bị thua hôm qua đến khiêu chiến nữa, mà chỉ tên Nam quận vương ra đánh, xin bệ hạ liệu định”. Tương vương nghe tấu thất kinh truyền chỉ đến đơn phụng các, thỉnh á phụ lên điện nghị việc.

Nói về Yên Đơn công chúa, từ đó bịnh đến nay, đau trầm trầm, thuốc thang chẳng bớt, Tôn Yên sớm tối chầu chực chẳng lìa, song việc đại hạn, duy có một mình Tôn Tẫn biết, mẹ còn sống có năm ngày nữa mà thôi, dẫu có linh đơn cũng không cứu đặng, cứ sa nước mắt thầm, xảy thấy cung quan quỳ bẩm nói:

“Nam quận vương! Ở trên tiên quan vâng chỉ mời Nam quận vương vào triều nghị việc”. Tôn Tẫn vội lấy một lá thiệp trong tay áo trao cho Tôn Yên, dặn rằng:

“Ngươi phải hết lòng phụng thờ tô mẫu không nên ra khỏi đơn phụng các, bà ngươi tối sớm có điều chi bất trắc, thì coi trong lá thiệp mà làm”. Dặn rồi tới trước giường quỳ xuống kêu mẹ Ôi! Nước mắt vùng chảy tuôn theo, nói:

“Xin mẹ an lòng dưỡng nuôi quý thể tư.

nhiên bịnh tiêu mình nhẹ, bởi con bất hiếu không hầu nuôi mẹ đặng, vì thánh thượng có chỉ đến đòi, nên con phải vào lạy từ mẫu thân”. Yên Đơn công chúa nghe nói vùng mở mắt ra nói:

“Con trẻ đứng dậy, nếu có chỉ đòi nghị việc con phải đi đi, chớ có tưởng mến chi ta, là một người tuổi đã tàn rồi, nay có Tôn Yên phụng đãi, miễn là chú cháu con đặng toàn trung hiếu thì thôi, mẹ là một người già cả, chết về chín suối cũng ngậm cười vui vẻ, thôi con hãy đi cho mau”. Tôn Tẫn nghe nói mà nước mắt tuôn như xối, chẳng dám buông tiếng khóc than, song biết mẹ con cách xa lần này thì khó thấy mặt nữa đặng, mạng vua chẳng biết nài sao, rồi chẳng dằn lòng nín khóc lạy từ sầu sầu thảm thảm ra cửa đơn phụng các, vào đến đại điện làm lễ ra mắt, bẩm rằng:

“Thánh thượng đòi tôi có việc chi sai khiến”. Tương vương lật đật đứng dậy lấy tay đỡ Tôn Tẫn mà nói rằng:

“Á phụ đứng dậy, thôi đừng làm lễ, khi nãy cửa phía Tây vào báo nói:

Có Mao đạo nhơn bên dinh Tần đến kêu đánh nữa, mà chỉ tên á phụ kêu ra đối địch, việc này biết tính làm sao?” Tôn Tẫn tâu rằng:

“Thằng giặc đó bị tôi đánh một gậy, năn nỉ khẩn cầu, nên tôi tha về khỏi chết, vì nó có hứa với tôi ba ngày thì lui binh, đến nay vừa đặng hai ngày, chưa thấy lui binh trơ?

lại kêu đánh, liệu có khi nó không dám, hay là trong đình nó có người tài năng cũng chưa biết, để tôi đoán quẻ thử coi”. Nói rồi lần tay rõ biết trong bụng sợ thầm, cúi đầu than thở hồi lâu, nói không ra tiếng. Tương vương thấy diện mạo đổi sắc thì hỏi rằng:

“Chẳng hay á phụ chiếm quẻ kiết hung thế nào, mà có sắc kinh sợ như vậy?” Tôn Tẫn tâu rằng:

“Không xong, tôi ở Lâm Tri sanh ra một cái họa lớn nữa rồi, nay nó đến đây không phải dễ đâu, vì tôi đánh Mao Bôn một gậy, nên nó cưu lòng hờn giận, bày trận ngũ lôi, toan hại tánh mạng tôi, vì vậy trong lòng kinh sợ”. Tương Vương nói:

“Vậy thì á phụ đã biết trận thế của nó lợi hại thì chớ đến phá mà lâm vào bẫy lưới, để trẫm viết tờ hàng thơ đặng hai nước bãi binh thôi đánh, thì tự nhiên vô sự”. Tôn Tẫn nói:

“Xin bệ hạ chớ lo, nếu tôi không đến phá trận, thì còn chi danh tiếng; thiên hạ nghe biết nói:

Tôi khiếp sợ, chẳng là để tiếng chê cười ngàn thưở, huống chi tôi tai nạn đã hết rồi, chắc không co điều chi đại hại, song ực Đại la thần tiên tôi không kể đến, quyết cùng Mao Bôn cho thấy tài cao thấp” Nói rồi dạy quân dẫn thanh ngưu đến từ biệt Tương vương, thót lên trâu ra khỏi cưa triều, dắt sáu tên học trò, mười bốn vị ấm tập bay ngựa đến dưới thành phát pháo phất cờ, xông ra cửa Tây, Mao Bôn thấy hai cánh cửa mở xông ra một đội nhơn mã hai cây cờ dẫn tiên bay phất phới, dưới cờ có vài viên đại tướng, khôi giáp rỡ ràng, Tôn Tẫn ngồi trâu qua khỏi điếu kiều phân bày đội ngũ rất nên tề chỉnh. Mao Bôn coi roilay trà điều trượng chỉ nạt lớn rằng:

“Tôn Tẫn chớ đến, có Ngũ lôi chơn nhơn chờ đây đã lâu”. Tôn Tẫn lấy gậy trầm hương chỉ lại nói:

“Hay cho Mao Bôn, hôm qua dưới gậy ta dung tình, một là vì Hải Triều thánh nhơn, hai là thấy mi khóc lóc nên ta ttecho khỏi chết, mi lại hẹn với ta ba ngày thì lui binh, vì sao mà thất tín, tráo trơ không chừng, lại đến đây kêu đánh”. Mao Bôn nghe nói vừa giận, vừa hổ người nói:

“Hay cho thằng cụt dám nói phách, ta nay chẳng thèm cùng ngươi đấu phép lực, ta có lập một cái trận nơi góc phía Tây, ngươi dám đến phá chăng? Nếu ngươi dám đến phá trận ta, thì ta cùng Thủy Hoàng, giảng hòa thiên hạ, còn ngươi không dám phá thì chịu ta đánh ít trượng đặng trả cái thù một gậy”. Tôn Tẫn mỉm cười nói:

“Mi chớ khoe miệng, để ta coi thử trận gì?” Nói rồi quay đầy đầu qua phía Tây xem coi, chúng tướng cũng đều ngó theo nói với Tôn Tẫn rằng:

“Cái này coi không giống là cái trận mường tượng một tòa thành nhỏ, bốn phía đều những vách tường, chưa có làm cửa bốn góc, bốn tòa đài cao, chắc là muốn cất địch lầu, có khi trong để binh mã nhiều lắm”. Tôn Tẫn nói:

“Ngươi đâu rõ đặng, ấy không phải vách tường, là vách tường ngũ lôi đài ở trên tường đó kêu là ngũ lôi, trong đó chẳng có binh mã đều những thần tướng trên trời”. Còn đang nói chuyện, bên kia Mao Bôn kêu lớn hỏi rằng:

“Ngươi có nhìn nhận trận này chăng?” Tôn Tẫn cười nói:

“Ấy là trận ngũ lôi thần binh, lẽ nào coi không biết”. Mao Bôn cười lớn:

“Biết trận rồi, ngươi dám vào chăng?” Tôn Tẫn nói:

“Ngươi đã bày trận ta lại chẳng dám phá sao? Thôi ngươi đi trước ta sẽ đi theo sau”. Nói rồi Mao Bôn quày nai đi trước, Tôn Tẫn cỡi trâu rượt theo. Tôn Tẫn quay đầu ngó thấy chúng tướng đi theo sau thì nạt lớn rằng:

“Bày là đồ nghiệt chướng, muốn đi đâu vậy?” Chúng tướng nói:

“Chúng tôi theo tổ sư phá trận”. Tôn Tẫn hươi gậy ra sau một cái, nói:

“Bây trở lại cho mau, cái trận này chúng ngươi đi không đặng”.

Chương 39 : Trận Ngũ lôi vây cầm Tôn Tẫn, Hướng khẩn vái báo thấu Mao tiên

Chúng tướng nghe nói thì giậm chân nói với nhau rằng:

“Thầy khi bọn ta không ra gì, ngàn quân muôn ngựa xông qua chẳng biết mấy lần, nay có cái trận nhỏ, mà nói chúng ta đi không được?” Tôn Tẫn nói:

“Không phải ta không muốn cho chúng ngươi đi theo, cái trận này thiệt là mười phần lợi hại, trong trận phân những thiên thần thiên tướng, chớ nói kẻ phàm nhân vào không được mà thôi, dẫu cho thần tiên cũng khó giữ, nay ta liều chết mà vào trận này, nếu ba ngày mà không ra khỏi thì các ngươi tâu cùng Tương Vương chúc cáo thượng thiên họa may có người tiên xuống cứu cũng chưa biết chừng, mấy lời dặn bảo chúng ngươi mau trở về”.

Nói về Tôn Tẫn coi chừng chúng tướng về rồi, quất trâu rượt theo Mao Bôn, đi cửa phía Tây vào trận, ngưới mặt xem thấy hồn bất phụ thể, thấy năm tòa đài cao, bốn phía vách tường bày ra tám cửa, đẩu tú ba vị Tàu quan, bốn ông nguyên soái giữ cửa trận, Lôi Tổ đứng giữa không trung, Lục đinh, lục giáp các thần đứng trên còn Thiên la, giám là, dưới bày địa võng, nghiêm nhặt tề chỉnh, Tôn Tẫn thúc trâu đi tới, thấy Mau Bôn đến giữ trung ương pháp đài, xuống nai lên đài, tới cây cờ đại độc kỳ, đốt phù niệu chú, tức thì cờ ngũ lôi trong tay Vương Tiễn cầm vùng hươi phất, làm cho cây kim tiên của chơn hồn Vương Tiễn kêu rang rảng, tám bộ Lôi thần đều đến, Mao Bôn dạy đáng năm cái trống, tiếng nghe vang trời động đấy, năm vị Lôi thần bay giữa không trung, tay cầm lôi tước, còn Lôi mẫu thì lấy kiếng chiếu yêu, chớp luôn mấy chập, Lôi Tổ cầm kim tiên, hươi múa bốn phương. Năm vụ lôi thần nổi sấm, Đặng, Tân, Trương, Ban, Đào, Lưu, Tuân, Tất, tám soái ra oai, đều dấy thần thông. Tôn Tẫn ngó thấy năm bộ tám soái đều dữ tợn lắm, trong lòng hoảng kinh, lật đật vói sau lưng, rút cây cờ hạnh huỳnh và sắc lệnh thiên sư, chúng thần ngó thấy hào quang muôn đường ửng sáng, ngũ lôi chẳng dám bay xuống, cứ giữa thinh không qua lại tiếng sấm nổ vang không dứt, Tôn Tẫn mừng lắm, lấy hạnh huỳnh kỳ bước xuống thanh ngưu trải trên đất mà ngồi, ngẫm nghĩ rằng:

“Tuy mình không bị sấm sét đánh nhằm, song coi thế như vậy, ắt không ra khỏi, chắc phải bị yêu đạo vây khốn”.

Nói về Mao Chơn Nhơn, thấy Tôn Tẫn có hạnh huỳnh kỳ chống đỡ ngũ lôi không dám xuống, thì thất kinh nói:

“Hèn chi thằng cụt gắt cây cơ tang trên lưng nó luôn cả ngày, đến lúc nguy cấp, cậy nhờ hết sức, vì nó có mây tốt ngàn vững, bông sen mươi vựng, các thần đều sợ chẳng dám xuống tay, tuy mình vây khôn cũng không làm chi nó đặng, chẳng là nhọc mà không ích, hôm nay công phu của ta làm, đá hư hủy rồi, song mình vây thằng cụt đâu dám thả ra, giận vì bụng nhỏ không phải người quân tử, không độc chẳng phải đấng trượng phu”. Nói rồi xuống đài cầm gậy, lên nai ra trận, trở về dinh Tần vào đến trướng huỳnh la, ra mắt Thủy Hoàng, Thủy Hoàng nghênh tiếp hỏi rằng:

“Chúc mừng Chân nhân thế nào?”. Mao Bôn đem việc ngũ lôi vây khổn Tôn Tẫn, bấm lại một hồi, Thủy Hoàng nói:

“Thằng cụt ấy thần thông quãng đại, phải giữ gìn cho lám kẻo nói trốn khỏi, vả lại vây cánh nó đông lắm, e có người tài đến cứu, hóa ra việc chẳng tốt”. Mao Bôn nói:

“Bệ hạ chớ lo, trong trận, trên có thiên la, dưới có địa võng, lại có ngũ lôi gìn giữ pháp đài, dẫu có người tài giỏi cũng không vào được. Bệ hạ chớ lo, để đêm nay đến canh ba, tôi làm phép thì thằng cụt ấy, trong bảy ngày phải chết”. Thủy Hoàng vui mừng chẳng xiết, truyền chỉ dọn yến chay thết đãi, ăn uống xong rồi trời vừa tối. Mao Bôn từ giã đến dinh. Kim Tử Lăng chong đèn ngồi đợi, Mao Bôn dạy từ Tử Lăng lấy ra một cây lụa trắng, dài ba trượng sáu thước đặng làm một cây phướn kêu là Lạc hồn phong, và đề ngày giờ sanh chân hồn của Tôn Tẫn, và dùng cây sào dài năm trượng, cắm giữa trung ương mồ kỷ, phía trước đài ngũ lôi, dưới gốc để một cái ảng nhỏ, đựng nước đầy, miệng bịt vải đen, phải làm cho mau. Tử Lăng dạy quân kỳ bài, làm y thức lệ, mau mau như thổi lửa, trở về phục mạng. Mao Bôn dạy quân kỳ bài cầm cây phướn theo vào trận. Quân kỳ bài vui mừng vâng chịu, Mao Bôn gật đầu, tưởng thầm rằng:

“Người này đại hạn đã tới rồi”. Lúc ấy đêm khuya, Mao Bôn xách gậy cỡi nai, dẫn quân vào trận, đến trung ương pháp đài, tên kỳ bài quan đều ngó thếy chẳng còn hồn phách, bốn phương tám hướng đều những thiên binh thiên tướng, mặt xanh, đỏ, lục, chàm, cặp mắt lườm lườm thất kinh, cả mình run rẩy, chẳng dám xem coi. Mao Bôn đem phướn lạc hồn treo lên, còn ảng nước thì để dưới gốc phướn, kêu tên kỳ bài biểu dựng đứng cây phướn. Tên kỳ lạc ấy chẳng khác chiêm bao, đâu rõ đem nó tế cờ. Mao Bôn giơ lệnh bài đánh lên xảy nghe sấm nổ một tiếng, đánh xuống phước lạc hồn, tên kỳ bải bể óc, tế cây thần phong. Mao Bôn trở lên đài xổ tóc cầm tươm, miệng niệm chơn ngôn, đánh ba tiếng lệnh bài, bỗng thấy một vị thiên thần, mình mặc như cụa sống, tóc đỏ râu hồng, tay cầm Hóa triêm sang, bên tả mang cung.

Chơn nhơn nói:

“Xin cậy oai ra sức tôn thần, giữ cây lạc hồn phong, chớ để người vào ăn trộm”. Mao Bôn lấy bùa đốt, miệng niệm chú bắt sao, xảy thấy sao bôn mạng Tân Tẫn xa lìa khỏi ngôi, bay lên xuống gần muốn rớt, Mao Bôn cả giận, rút bửu kiếm chỉ lên, đánh luôn ba tiếng lệnh bài, nạt lớn rằng:

“Bổn mạng tinh, sao chẳng xuống, còn đợi chừng nào?”. Xảy thấy một ánh sao sáng ngời, chói mắt vùng bay xuống, rồi quành trở lên. Mao Bôn lấy gươm chỉ nạt rằng:

“Nghiệt chướng! Mi còn muốn đi đâu, mi ỷ có hạnh huỳnh, cả gan dám đến phát trận, bất quá mà giữ đặng xác thịt thai phàm đó mà thôi, chớ có giữ đặng sao bổn mạng của mi đâu, ta cứ một ngày ba giờ, thỉnh lôi bộ đánh chơn hồn ngươi cho tan hết, ta làm cho ngươi bảy ngày phải chết”. Nói rồi lấy vải đen bịt miệng ảng, để cái tháp ngũ lôi thần đè lên mà trấn vì sao bổn mạng của Tôn Tẫn. Mao Bôn đánh lệnh bài, đốt bùa chú, giữa không trung vẹt mây bay xuống một vị anh linh thần mặt như trăng tròn, đầu bạc như sương, cỡi nai cầm gậy, đến đài nghe lệnh. Mao Bôn cúi mình nói:

“Nay có sao bổn mạng Tôn Tẫn đè dưới thần tháp, e có người tài vào trận mà ăn cắp sao bổn mạng, thả trở về đi chăng, xin cậy tinh chủ (là chúa các vì sao trên trời) hết lòng xem giữ, nếu để sơ thất, thì cừ thẩn thơ biếm trách”. Tinh chủ nghe rồi, liền đi coi giữ. Mao Bôn đứng trước mặt Vương Tiễn nắm cây cờ ngũ lôi trong taỵ Vương Tiễn hươi phất ba lần, giơ lệnh bài lên, bỗng nghe tiếng sấm nổ vang, hồn thiệt Vương Tiễn là Phô?

Hóa thiên tôn cỡi kỳ lân bay xuống trước đài. Mao Bôn nói:

“Xin cậy tôn thần, nay có Tôn Tẫn vào trận dùng cờ hạnh huỳnh che thân, ngũ lôi không dám hại nó, bần đạo vâng phép thần thơ lập lập một cây lạc phong, trên có tám chữ chơn hồn Tôn Tẫn, xin cậy Thiên tôn sak tôi lộ cứ giờ tý, ngọ, dậu, trong bảy ngày đánh chết hồn phách Tôn Tẫn, chẳng được trái lệnh”. Thiên tôn vâng chỉ, bay đứng không trung vừa lúc nửa đêm giờ tý, cầm kim tiên hươi trên cân phướn một cái, ngũ lôi đều dấy thần oai, nhắm phướn lạc hồn đánh xuống. Tôn Tẫn ở dưới đài vùng lạnh mình một cái, Mao Bôn cả mừng, bới đầu đội mão xuống pháp đài, ra khỏi trận về dinh, qua đến giờ ngọ, vào trận lên đài bắt ấn làm phép, lấy lệnh bài giơ lênh. Phổ Hóa thiên tôn cầm kim tiên hươi hai cái, ngũ lôi đánh xuống cây cờ, Tôn Tẫn ở dưới đài cũng lạnh mình một cái, đến giờ đậu cũng làm như vậy, một ngày ba giờ đánh luôn ba lần, Tôn Tẫn trước mắt tối đen, sau lưng pháp lạnh, trong bụng thất dài nói rằng:

“Ta tướng có cờ hạnh huỳnh hay đỡ, các thần chẳng dám xuống bây giờ một ngày ba giờ nó làm sấm sét đánh ta như vậy, hao tổn tinh thần, mạng ta ngày phải chết!”.

Nói về Yên Đơn công chúa bệnh cành trầm trọng, uống thuốc không giảm chút nào, mở mắt không thấy Tôn Tẫn, liền hỏi Tôn Yên rằng:

“Chú mi thưa với ta vào triều này đã mấy ngày?”. Tôn Yên nói:

“Được ba ngày”. Yên Đơn dạy rằng:

“Người vào triều thăm nghe coi chú mi làm việc gì mà ba ngày không thấy về?”. Tôn Yên vâng lệnh ra khỏi phụng các, tuốt đến ngọ môn vừa lúc Tương Vương lên điện, bàn luận việc quân tình, nhắc rằng:

“Á phụ vào trận đã ba ngày sao chẳng thấy về?”.

Bổng thấy Tôn Yên lên điện triều bái. Tương vương nghiêng mình nói:

“Ngự đê.

đứng không ở phụng các mà hầu, đến đây ra mắt trẫm có việc chi chăng?”. Tôn Yên tâu rằng:

“Vâng mệnh tổ mẫu tôi sai đến, hỏi thăm chú tôi làm việc chi, bây giờ ơ?

chỗ nào?”. Tương vương nghe hỏi nhíu mày nói:

“Ngự đệ hỏi á phụ, trẫm không giấu chi, vì á phụ phá trận đã ba ngày mà chưa thấy về, kiết hung còn mất không lường, lòng trẫm chẳng an”. Tôn Yên nghe nói giận lắm, trợn mắt nói rằng:

“Vì sao một thằng yêu đạo dám hại chú tôi, bệ hạ chớ lo, để tôi đến đó bắt Mao Bôn tra hỏi chú tôi ở chổ nào?”. Nói rồi nhảy hét như sấm, vừa muốn xin vua ra trận, Tương vương khuyên rằng:

“Ngự đệ không nên giận dữ, trẫm tưởng chú ngươi ba tai năm nạn đều qua khỏi hết, liệu không đến nỗi bị hại, nau ngự đệ đến phá trận thì việc ấy cũng không gấp gì? Nếu quý nhân trong giây phút có việc chi bất trắc, thì không có chú cháu ngươi ở đó, biết liệu làm sao? Chi bằng ngự đệ trở về Đơn phụng các, phụng dưỡng quý nhân để trẫm sai người dọ thăm tin tức á phụ, như vậy mới được lưỡng toàn”. Tôn Yên đương lúc dụ dự chưa quyết, xảy thấy các vị ấm tập bước ra tâu rằng:

“Lúc Nam quận vương ra đánh, bị Mao Bôn dẫn vào trận, khi ấy chúng tôi đều xin theo ngươi phá trận, mà Nam quận vương không cho, nói:

“Trong trận ấy đều những thiên binh thiên tướng, người phàm vào không được, và người có dặn chúng tôi rằng:

“Nếu ba ngày người không ra khỏi trận, thì tâu cho bệ hạ rõ, xin bệ ha.

thành tâm, đốt hương khấn vái, thỉnh người tiên xuống phàm, thì mới cứu được, ấy là lời của Nam quận vương lúc ra đi, dặn bảo như vậy”. Tương Vương nghe nói rất mừng nói:

“Ngự đệ thôi chớ phiền lòng, trẫm tưởng chú ngươi cùng Kim nhãn Mao Toại quen nhau rất hậu, vậy để trẫm đốt hương thỉnh Mao chơn nhơn xuống núi mà cứu á phụ thì chẳng khó chi”. Tôn Yên tâu rằng:

“Nay bệ hạ không cho tôi phá trận, thì tôi cũng chẳng dám gượng đi, song hôm nay là ngày thứ ba, xin chúa thượng thành tâm, đốt hương cần thỉnh người tiên xuống cứu chú tôi, là việc rất gấp”. Tương vương nói:

“Thôi ngự đệ hãu về để trẫm liệu toan”. Tôn Yên trở về Đơn Phụng các.

Nói về Tương vương dạy bày hương án, vái lạy trời đất, tức thì một làn khói hương bay bổng trên không. Trị nhựt công tào đưa tới núi Thanh thạch động Nhàn âm.

Lúc ấy Kim nhân Mao Toại đang ngồi trong động, xảy có một vầng khói hương bay đến, rõ biết công việc thất kinh than rằng:

“Tam ca, tham luyến hồng trần chẳng khứng về núi Thiên Thai tu lòng dưỡng tánh, bởi vậy nên đến Dịch Châu, mà mang khổ sở đã nhiều, lẽ thì về núi mới phải, vì sao lại đến Lâm Tri mà mắc tai nạn, hôm nay bị vây tại trận Ngũ lôi, trong bảy ngày tánh mạng không còn, nếu ta đóng cửa chẳng quản đến việc người, như vậy thì dứt tình giao kết, vậy thì ta phải xuống hồng trần, song cũng khó cứu người ra khỏi trận đặng”. Tính đi nghĩ lại, sầu não muôn phần, Khoái Vân Thông đứng một bên xem thấy, bước tới hỏi rằng:

“Sư phụ vì cớ chi, ủ mặt mày châu như thế?” Mao Toại nói:

“Hiền đồ chưa rõ, vì Quản Văn sư bá của ngươi ở đất Lâm tri giáp chiến, gây đánh Mao Bôn, nên Mao Bôn làm họa lớn, vì Mao Bôn bày ra trận Ngũ lôi thần binh, vây người trong trận trước mắt sờ sờ, bác ngươi bảy ngày phải chết”. Văn Thông nói:

“Nếu bác có nạn sao thầy chẳng đi cứu giúp?” Mao Toại nói:

“Ta đã về núi rồi, lẽ đâu trở xuống hồng trần nữa sao? Vả lại bác ngươi làm việc sai lầm, khổ vì cãi trời làm trái, nay bị trong trận Ngũ lôi, một mảy ta không hiểu biết, dẫu xuống đó cũng khó cứu đặng ấy là tại người làm người chịu, từ đây về sau, như muốn gặp nhau thì trong giấc chiêm bao mới thấy”. Văn Thông nói:

“Nếu thầy chẳng thông trận phép, mà không cứu đặng người, sao chẳng thỉnh ít vị tổ sư xuống núi cứu giúp?”. Mao Toại nói:

“Nay ta biết thỉnh ai bây giờ, duy cậy người ta một hai lượt mà thôi, cũng vì tam ca mà ta cậy người ta chẳng biết mấy lần, nay làm sao mà cậy người đặng nữa?” Văn Thông nói:

“Nếu vậy bác tôi chết không người cứu rồi”. Mao Toại nói:

“Song còn một cái đường này, ta không đi nữa đặng, để ta viết ít chữa cho ngươi đ, ta tưởng bác người ngày thường cùng Bạch Viên ưa nhau rất thiết, vậy ngươi đem thơ ta đến khe Nhạn Sầu, mượn lão viên lên núi Vân Tịch, thỉnh Vương Thuyền, Vương Ngao, anh em va, một người là sư phụ, một người là sư thúc, ta đi thỉnh va sợ e không tiện”. Văn Thông nói:

“Như vậy thì thầy viết thơ cho mau đặng tôi đi”. Mao Toại bèn lấy văn phòng tứ bửu, tức khắc viết thơ, trao cho Văn Thông. Văn Thông lãnh thơ ra khỏi động, bay bổng trên không.

Nói về Tôn Yên về Đơn Phụng các, thấy bọn cung nữ đều ở trong các hầu hạ, bèn bước tới giường ngó thấy quý nhân mặt như giấy vàng, lưỡi cứng miệng xanh, sa nước mắt, than thở. Tôn Yên vội vàng quỳ xuống bẩm rằng:

“Tổ mẫu không nên thương cảm, có cháu về đây”. Qúy nhơ nhướng mắt ngó thấy vội vàng hỏi Tôn Yên rằng:

“Người thám nghe chú ngươi nay ở chổ nào?” Tôn Yên thấy bà nội hỏi, thì chẳng dám giấu, thưa rằng:

“Chú tôi đang bị họa lớn đến mình, nay mắc trong trận Ngũ lôi mất còn chưa biết, khi nãy tôi ở trong triều, thăm nghe rõ ràng như vậy”.

Yên Đơn công chúa nghe rồi khí giận ngăn ngang, đàm lên chận cổ, thở không đặng, giây phút tắt thở. Tôn Yên khóc lóc kêu vang, hồi lâu chẳng tỉnh mối hay rằng:

Đường chín suối ríu ríu đi luông không trở lại, lật đật sai cung nhơ vào tâu. Tương vương và Củng quốc mẫu đến tới Đơn Phụng các khóc rống một hồi, tẩm liệm xong xuôi, quàn nơi điện bạch hổ, ra biểu dự quần thần, cư tang đái biếu bảy ngày. Tôn Yên quỳ tạ Ơn Tương Vương.

Nói về Khoái Văn Thông lãnh thơ Mao Toại, vẹt mây bay đến Nhạn Sầu giảng thấy trước động có vài con khỉ nhỏ, đang trững giỡn, đứa thì nhảy trên đá, đứa chuyền trên cây. Văn Thông than thở nghĩ thầm rằng:

“Nam Cực tiên ông thiệt không ý chủ, vì sao một con vượn trắng, cũng cho nó vào bậc tiên làm làm nhơ nhuốc đạo tu hành, chẳng kỳ Thiên tiên, địa tiên, tàng tiên cho đến tám động, non biển, chẳng hề có một cái cửa nào, mà không có tiên đồng, bạch hạc, thanh loan ơ?

giữ, duy cái Nhan Sầu giảng này, đều là bầy khỉ giữ động, vậy thì ta biết kêu nó bằng sư huynh, hay là đạo hữu bây giờ”. Văn Thông còn đang suy nghĩ, trong động có một con khỉ, thấy người lùn thì lấy tay ngoắc, kêu mấy con khỉ kia mà nói rằng:

“Chúng bây coi vậy gì, ở đâu lăn tới đó?” Mấy con khỉ đứa thì nói cục thịt, đứa thì nói trứng, lại có vài con khỉ nhỏ chóa mắt, vác mỏ thiên lôi, cười ha hả mà nói rằng:

“Không phải cục thịt, cũng không phải trứng, ấy là một người lùn”. Bầy khi la lên một tiếng, chạy tới phủ vây Văn Thông, đứa thì níu áo, đứa thì lột mão. Văn Thông nạt lớn lên rằng:

“Không được vô lễ, mau vào thông báo:

Núi Thanh Thạch động Nhàn Âm, Kim Nhãn Mao Toại sai người đem thơ đến đây”. Bầy khỉ nghe nói đều giản ra hết, chạy vào báo Mã Linh, vượn già dạy thỉnh nói đều giãn ra hết, chạy vào động, mời ngồi, khỉ nhỏ bưng trà pha ướng. Văn Thông liếc mắt thấy một con vượn cái già, thì nói thầm rằng:

“Vì sao thầy ta tới chổ này mà nói chuyện với loài súc sanh như vậy”. Còn đang ngẫm nghĩ thấy con vượn già hỏi rằng:

“Tiên trưởng đến đây có việc chỉ” Văn Thông cúi mình đáp rằng:

“Tôi mang thơ thầy tôi đến mời Bạch Viên tiên trưởng”. Vượn già hỏi:

“Có phải Kim nhãn Mao Toại không?” Văn Thông nói:

“Phải”. Vượn già nói:

“Mao chân nhân mời con ta làm việc gì?” Văn Thông nói:

“Vì bác tôi là Tôn Bá Linh, . Bị khổn trong trận ngũ lôi, thày tôi tu hành ít, không đủ sức cứu nên sai tôi đến thỉnh Bạch Viên tiên trưởng xem tường”. Vượn già nói:

“Té ra Tôn tam ca có nạn, chân nhân của ngươi không dám xuống núi, muốn thỉnh con ta đi cùng, tưởng cũng không nên việc, vậy có thơ trao ta xem thử”. Văn Thông lấy thơ đưa ra. Vượn già tiếp lấy xem. Thơ rằng:

Từ Yên Sơn cách biệt em trở lại núi hoang, chẳng dè vua Tề đốt hương thấu đến mới hay Tôn Bá Linh bị hãm trong trận Ngũ lôi, nhờ có hạnh huỳnh kỳ hộ thể, mới khỏi bị hại, song Mao Bôn bắt sao bổn mạng, mỗi ngày đều sai ngũ lôi tới đánh, qua bảy ngày hồn phách đều tan hết, lẽ ra em phải xuống núi Vân Tịch mà thỉnh anh em Vương Thuyền, vì ngày trước em có trộm linh đơn của người, chắc là kí vị chẳng hòa, e khó mà thỉnh đặng, vậy xin tiên gia chịu phiền đến núi tiên cầu thỉnh anh em Vương Thuyền lo chước giải vây, nhờ đức tái sanh, khỏi nơi nước lửa, lên cõi thiên đường thì em đội ơn vô cùng”.

Mao Toại cúi lạy Vượn già coi rồi sa nước mắt mà nói rằng:

“Té ra Tôn ân nhân có nạn, lẽ phải đến cứu, tiên trưởng chớ lo, chờ con tôi về, sẽ sai nó xuống”. Văn Thông hỏi:

“Lệnh lang đi đâu?” Vượn già nói:

“Nó đi hái thuốc trong rừng chẳng bao lâu sẽ về”. Còn đang nói chuyện, ngó thấy Bạch Viên vào động, đến trước thạch sàng, lạy ra mắt mẹ, quay lại ngó thấy Văn Thông thì mừng rỡ cười mà rằng:

“Cách biệt tiên trưởng đã lâu, nay đến có việc chi chăng?” Văn Thông tỏ hết một hồi, vượn già nói:

“Có thơ của Mao chân nhân đâu”. Bạch Viên tiếp thơ coi rồi, cả kinh thấy sắc, trong bụng dùng dằng khó tính. Vượn già nói:

“Nếu tam ca con có nạn, thì con phải xuống núi cứu người”. Bạch Viên nói:

“Trong trận ngũ lôi này, một mảy tôi không rõ biết làm sao mà cứu được?” Vượn già nói:

“Con phá trận không được thì phải mau tới ông Quỷ cốc mà thương nghị”. Bạch Viên nói:

“Con không đi được vì lúc trước Tôn tam ca ở Dịch châu dùng trận hỏa công, đốt Vương Tiễn thua, Kim Tử Lăng đi thỉnh Ngụy Thiên Dân, bày trận kim sa tru tiên trận, đánh tam ca rớt xuống hầm. Khi ấy con lãnh tờ ai biểu của vua Chiêu vương đi thỉnh quỷcốc, Quỷ cốc chẳng chịu xuống non, con dùng kế gạt hai anh em người xuống đất Dịch Châu, mới cứu tam ca khỏi trận, hôm nay lại mắc họa này, biểu con đi thỉnh người chắc là người không chịu xuống”. Vượn già nghe nói phừng phừng lửa giận, mắng rằng:

“Đồ súc sanh bất hiếu. Nhớ lại lúc trước ta có bệnh nặng, con tính đi ăn trộm tiên đơn, rủi bị Tôn tam gia bắt đặng, người nghe con có lòng hiếu, tha con khỏi chết, và cho ba trái đào tiên, đem về cứu mẹ, tuy con nơi trận kim sa trận âm hồn có công lao chút đỉnh, nay ân nhân bị khốn, tánh mạng khó giữ, lẽ nào ngồi xem chẳng cứu, nếu con chậm trễ không đi, ta đánh một gậy chết cho rồi để làm chi đồ phụ nghĩa” Bạch Viên thấy mẹ đòi đánh, túng phải ra đi.

Chương 40 : Các động Bạch Viên cầu đạo tổ, Đền vàng Tương chúa rước thần tiên

Nói về Bạch Viên đến động Thủy Liêm, có đạo đồng dắt tới bồ dàn quỳ xuống bẩm rằng:

“Đệ tử là Bạch Viên lạy ra mặt”. Vương Thuyền hỏi:

“Bạch Viên ngươi đến ra mắt ta có chuyện chỉ” Bạch Viên sa nước mắt, khóc rằng:

“Vì Tôn Bá Linh ơ?

Lâm Trí, mắc lấy họa to bị khổn trong trận ngủ lôi, tánh mạng sợ e khó giữ, đệ tư?

tưởng tình giao kết, nên đến đây cầu xin lão tổ, cả dấy thần thông, xuống núi phá trận, chẳng những Tôn Bá Linh mang ơn mà thôi, đệ tử cũng mang cảm không cùng”. Nói rồi lạy lịa, Vương Thuyền nghe rồi cả giận nói:

“Đồ nghiệt chướng, ta mà độ thằng học trò ấy, chỉ trong thêm sáng đạo của ta truyền đã dạy nó đôi phen ba lượt, hao tổn chẳng biết bao nhiêu tinh thần, mà không nghe lời ta dạy bảo, muốn cãi trời mà làm, chẳng chịu an lòng tu luyện, chiếm giữ Thiên Thai, hôm nay tham luyến hồng trần, gây sanh tai họa, bần đạo cứu nó nhiều phen, nay nó có chết thì đáng rồi, lẽ thì ta không biết đến, ngặt vì tình thầy trò, ta phải tụng giùm ít cuốn kinh siêu độ cho nó”.

Bạch Viên nói:

“Lão tổ thiệt chẳng xuống núi sao?” Vương Thuyền nói:

“Thiệt ta không đi cứu nó”. Bạch Viên giận thầm đứng dậy nói:

“Lão tổ đã chẳng tưởng tình thầy trò, Bạch Viên này là người dưng có can chi tới, rất giận lão Mao đạo này bảo ta đi mời thỉnh làm chi, cho mất công”. Nói rồi đi tuốt. Vương Thuyền nạt lớn rằng:

“Hay cho con vượn, mi đi đâu đó?” Bạch Viên cười nói:

“Sư phụ đã không xuống núi, đệ tử dời gót trở về”. Vương Thuyền nói:

“Khi nãy mi nói giống gì mà giận Mao lão đạo?” Bạch Viên nói:

“Chẳng giấu chi sư phụ, đệ tử vốn không hay biết tam ca mắc nạn, vì có núi Thanh Thạch, động Nhàn Âm, Kim nhãn Mao Toại sai Khoái Văn Thông đem thơ đến Nhạn Sầu giảng, bảo tôi đi thỉnh lão tổ cho Mao Toại hay, và tôi cũng không lo đến việc người nữa”.

Vương Thuyền nói:

“Ta là người tu hành, lẽ đâu không tưởng tình sư đệ, vì trận ngũ lôi lợi hại lắm một mình ta xuống cũng không nên việc, nay ngươi phải đến núi Bạch Hạc, động Triều Tiên, thỉnh chưởng giáo tổ sư xuống đất Lâm Tri, ta cũng theo sau tới đó, như thỉnh không đặng Chưởng giáo thì không can gì tới ta” Bạch Viên nói:

“Lời lão tổ phân như vậy, đệ tử phải lên động Triều Tiên”. Nói rồi lạy từ ra khỏi động, cỡi kim quang đến động Triều Tiên, ngó thấy cửa động đóng chặt. Bạch Viên không dám gõ cửa, đứng trước cửa động đợi chờ, giây phút cửa động bèn mở hoác, Bạch Hạc ngó thấy cười hỏi:

“Viên tiên đến có việc chỉ” Bạch Viên hỏi:

“Có chưởng giáo ở nhà không?” Bạch Hạc nói:

“Có thầy tôi đang ngồi trướng bồ đoàn”.

Bạch Viên cười nói:

“Sư huynh thông báo giùm, nói có tôi là Bạch Viên ra mắt”.

Bạch Hạc nói:

“Ngươi hãy ở đây chờ”. Nói rồi vào trướng bồ đoàn, quỳ xuống bẩm rằng:

“Nay có Nhạn Sầu giảng Bạch Viên đến, xin ra mắt”. Lão tổ cho vào. Bạch Hạc ra động kêu:

“Bạch Viên sửa áo mão theo ta mà vào”. Bạch Viên quỳ xuống nói:

“Đệ tử là Bạch Viên lạy ra mắt”. Lão tổ hỏi:

“Ngươi không ở trong động tu hành, mẹ người sai đến ra mắt ta có việc chi chăng?” Bạch Viên bẩm rằng:

“Đệ tư?

có kết nghĩa với Tôn Tẫn ở núi Thiên Thai, bây giờ tại đất Lâm Tri, có Mao Bôn bày trận ngũ lôi, Tôn Tẫn vào trận, mà ra không đặng nay mắc nạn ấy, nên tôi đến đây lạy xin tổ sư mở lòng từ bi cứu người khỏi chết”. Lão tổ nói:

“Bạch Viên, vậy chớ Tôn Bá Linh gây đánh Mao Bôn, mà sanh họa, bị đè ếm và ngũ lôi mỗi ngày mỗi đánh, mà thuật hết một hồi. Nam cực nghe rồi giận nói:

“Đáng giận Hải Triều thánh nhân, khi không ỷ thế làm hung, lúc trước ở nơi Dịch Châu súng bắn ba vạn sanh linh, tuy rằng kiếp số trời định, song người tu hành, chẳng nên dứt lòng từ bi, tuy là Tôn Tẫn lưu luyến hồng trần, trước trận bình linh, vâng lời tam giáo cho nó trung hiếu lưỡng toàn, vì sao Hải Triều thánh nhân lại sai học trò dữ bày trận ấy, khi dễ Tôn Tân, tình lý khó dung, nếu ta không bổn thân xuống núi, thì khó mà giải cứu Tôn Tẫn được”. Bèn hỏi Bạch Viên rằng:

“Người đã nói với Vương Thường, Vương Ngao chưa?” Bạch Viên nói:

“Đệ tử đã thỉnh rồi, mà Vương Thuyền không chịu xuống núi, lại sai tôi đến thỉnh cầu tiên bái của tổ sư”. Nam Cực nói:

“Vậy ngươi lãnh câu tiên bài của ta, qua núi Vân Tịch động Thủy Liêm, đòi anh em Vương Thuyền xuống Lâm Trì trước rồi ta sẽ đến sau”. Bạch Viên lãnh tiên bài, lạy từ Chưởng giáo ra khỏi động Triều Tiên, cỡi kim quang phơi phới bay tuốt.

Đang ngó qua phía tây, xa xa thấy một tòa núi cao, tường vân thoại khí phủ che, trong lòng nghĩ thầm rằng:

“Ta thưở nay chưa biết phong cảnh chổ này, duy biết ơ?

Nhan Sầu giảng mà thôi, chớ khong biết đường bên Tây phương mà có tòa núi cao này, mây tốt phủ che, chắc có người chơn nhơ ở đó, song chưa biết động gì? Khi đi thì ta thoáng qua chưa từng coi đến, chi bằng ta đến đó coi thử, nếu có người tài, thì sẵn câu tiên bài, ta đòi luôn người xuống núi, mà giúp sức chẳng là hay hơn”. Nói rồi quay lại nhắm Tây Phương thẳng tới, đến trước núi bay xuống, trong bụng nghĩ thầm rằng:

“Lẽ cũng có bia đá chớ chẳng không, để ta kiếm coi thì biết!” Rồi Bạch Viên đi vòng theo núi mà tìm kiếm, xảy nghe dưới núi có tiếng kêu như sấm, cây rối rung động, nghe tiếng hỏi rằng:

“Con Vượn già, mày ở đâu mà tới đây?” Bạch Viên nghe hoi thất kinh nói:

“Có giống gì ở đâu mà kêu ta như vây?” Bèn coi kỹ bốn phía, thấy dưới chân núi đè một vật quái lạ chẳng thấy mình, cũng không chân, ló ra một cái đầu, xa xem chẳng rõ, gần thấy tỏ tường, Bạch Viên bước tới coi kỹ hoảng kinh, té ra Mỹ hầu vương ở núi Hoa quả sơn, Bạch Viên hỏi rằng:

“Tôn đại thánh vì cớ nào bị đè chổ này?” Hầu vương nói:

“Phân không hết việc, vì lúc ta phá thiên cung, bị Phật pháp đè xuống đây”. Bạch Viên nói:

“Đại Thánh, ông có sức dời non đổi biển, vì sao để vậy ôm lòng chịu khốn?” Hầu vương nói:

“Đây kêu là núi Ngũ Hành, vốn của Phật tổ biến hóa mà ra, trên có sáu chữa bùa trấn ếm, lại có bốn vị Trĩ nhựt công tào coi giữ, thì biểu lão Tôn ra làm sao đặng?” Bạch Viên nói:

“Nếu Đại thánh ra đặng, thì có việc này rất hay”. Hầu vương nói:

“Có việc chi sao chẳng nói rõ ràng ta biết?” Bạch Viên nói:

“Tôi có một người anh em bạn cũng đồng họ với đại thánh”. Hầu vương nói:

“Có phải Tôn Tẫn không?” Bạch Viên nói:

“Phải”. Hầu vương nói:

“Lúc trước bị Bá Đương vây trong trận âm hồn, nghe nói Kim nhãn Mao Toại xuống núi, cả đánh Đông Hải long vương, lấy sách âm thơ, cứu người khỏi trận, nay người lại mắc nạn gì nữ?” Bạch Viên bèn đem chuyện Mao Bôn bày trận ngũ lôi, Tôn Tẫn bị vây mà thuật hết sự tình. Hầu vương cười nói:

“Chẳng phải Hầu vương khoe miệng, sợ gì binh trời bá vạn, muốn phá trận có khó chỉ” Bạch Viên nói:

“Nếu Đại thánh đi đặng, chớ nới một tòa Ngũ lôi trận mà thôi dẫu trăm tòa cũng không đủ một cây thiết bảng của Đại thánh phá tan”. Hầu vương nói:

“Thôi, nói được mà làm không được, hôm nay việc mình tôi mà lo còn không được thay, có đâu cứu người cho được, nay tôi có một người anh em bạn thiết, ta chỉ cho ngươi đi thỉnh người xuống núi, muốn cứu Tôn Tẫn cũng chẳng khó gì!” Bạch Viên hỏi:

“Vị tiên trưởng ấy là ai, ở động nào?” Đại Thánh nói:

“Người ấy là ông tô các vi.

giáng tiên tên là Đông Phương Sóc, vì lúc trước ta giữ vười đào, người đến ăn trộm đào nên bị ta bắt đặng, ta thấy người có tiên phong đạo cốt chẳng phải tầm thường, vì vậy nơi đào viên ta kết làm anh em bạn với người, tài va giỏi hơn Mao Toại, thiệt là có sức lên trời kéo mặt nhựt, kêu là Thoại Mao Toại, người ấy ở núi Độ Sóc, động Tiêu Diêu, một mình tu luyện, chẳng phục ngọc đế cai quản, cách phía nam tám trăm dặm là động của người, ngươi có đi thỉnh thì nói:

“Lão Tôn cậy va xuống núi mà cứu giúp, thì không lẽ va chối từ”. Bạch Viên nghe nói cả mừng, lạy tạ Đại tánh, ra khỏi núi Ngũ Hành, hóa kim quang nhắm phía nam bay tới. Giây phút, đến một tòa núi cao, mây khói mịt mù bèn bay xuống đứng trên núi, xem thấy phong cảnh khác thường, tòng bá sum suê, cỏ cây tươi tốt.

Bạch Viên coi rồi xảy thấy dưới trũng núi có hai thơ đồng hái thuốc, và cười bèn đi lại. Bạch Viên bước tới kêu rằng:

“Đạp hữu! Đây có phải là núi Độ Sóc chăng?” Đồng nhi nói:

“Phải”. Bạch Viên hỏi:

“Ông Đông Phương Sóc có ở trong động này không?” Đồng nhi nói:[Audio] Tiên Ma Đồng Tu – Lưu Lãng

“Người ấy là thầy của tôi, đang ở trong động, ngươi hỏi làm chỉ” Bạch Viên nói:

“Xin người thông báo nói:

Nhan Sầu giảng Bạch Viên vâng lệnh Tề thiên đại thánh, sai đến ra mắt”. Đồng nhi nghe nói Đại thánh sai đến thì chẳng dám chậm trễ, dẫn Bạch Viên đi tới cửa động, một đứa nói chuyện với Bạch Viên, còn một đứa thì vàot rong thông báo. Đông Phương Sóc nghe nói trong bụng nghĩ thầm rằng:

“Ta nghe nói Nhạn Sầu giảng có con vượn trắng thành tiên, song chưa biết mặt, còn Đại thánh bị đè dưới núi Ngũ Hành sơn, sai người đến nói chuyện chỉ” Nghĩ rồi dạy đồng nhi thỉnh vào. Đồng nhi lãnh mạng ra cửa động dẫn Bạch Viên vào. Bạch Viên quỳ xuống nói:

“Đệ tử là Bạch Viên ra mắt”. Đông Phương Sóc nghiêng minh đứng dậy, đỡ Bạch Viên mời ngồi, Bạch Viên cúi mình nói:

“Đê.

tử không dám ngồi”. Đông Phương Sóc cười nói:

“Ta cùng ngươi không phải là người cai trị nhau, vả lại ta cùng em ngươi quen biết, ngồi không hề chỉ” Bạch Viên trong bụng hồ nghi, nói:

“Tôi không có anh em gì hết, chẳng hay tổ sư cùng người nào giao kết?”.

Đông Phương Sóc nói:

“Tề Vương chẳng phải là em ngươi sao?” Bạch Viên nói:

“Không phải, ấy là bằng hữu của tôi”. Đông Phương Sóc cười nói:

“Nếu không phải anh em, vì sao hai người hình dạng giống nhau như hệt?” Bạch Viên nói:

“Thôi chớ cười tôi”. Bạch Viên uống trà xong rồi, bèn đem việc Tôn Tẫn bị trận ngũ lôi đến động Triều Tiên cầu cứu, đi ngang qua núi Ngũ Hành gặp Tôn đại thánh nói chuyện, mà thuật lại một hồi, Đông Phương Sóc nói:

“Con khỉ này đả bị đè dưới Ngũ Hành bấy lâu ra không đặng mà còn lo đến việc người, ta ở trong núi không vinh không nhục, khi rảng dạo chơi năm núi, một mình thong thả chẳng biết tới việc hồng trần, nếu xuống núi thì ắt dấy động thế tình, chịu điều phiều não, còn đóng cửu chẳng quản thì cũng khó lời Đại thánh”. Ngẫn nghĩ rằng:

“Nay đại thánh thỉnh ta đi cứu Quản Văn, vả lại va với mình kết nghĩa, khó lời từ chối, thôi đến Lâm Tri thì đi”.

Nói rồi hỏi Bạch Viên rằng:

“Nay ngươi đi chổ nào?” Bạch Viên nói:

Tôi vâng câu tiên bài của ông Chưởng giáo, qua núi Vân Tịch”. Đông Phương Sóc nói:

“Vậy ngươi về trước ta cũng đến sau”. Bạch Viên cáo từ, hóa kim quang bay tới núi Vân Tịch, tới động ra mắt. Vương Thuyền ngó thấy hồn bất phụ thể, nói:

“Có tiên bài của tổ sư đến, lẽ thì nói trước đặng ta nghinh tiếp, sao lại âm thầm đi vào, tôi ấy ai chịu?” Nói rồi thỉnh tiên bài để trên điện Tam Thanh, vội vàng quỳ xuống nói:

“Đệ tử lỗi không tiếp rước tiên bài, rõ biết tội mình, nay tới trước tiên bài xin lỗi”. Lạy rồi đứng dậy, giận lắm nói:

“Bạch Viên! Ngươi đem câu tiên bài chưởng giáo đến đây làm chi, nói cho ta biết”. Bạch Viên nói:

“Nam cực chưởng giáo nổi giận xuống núi, cùng với Hải Triều giao chiến”. Vương Thuyền dạy đồng nhi thỉnh sư thúc đến. Vương Thuyền đem việc Tôn Tẫn mắc nạn mà nói lại, Vương Ngao nói”. Thằng nghiệt chướng có Chưởng giáo chủ ý như như vậy, ta đâu giám chẳng đi”. Bạch Viên nói:

“Chưởng giáo cũng gần xuống, vậy xin sư phụ, sư thúc mau mau dời gót, kẻo Chưởng giáo tới trước Lâm Tri hóa ra chẳng tốt”. Anh em Vương Thuyền cùng Bạch Viên hóa kim quang, giây phút tới thành Lân Tri, ba người ở trên mây bay xuống, đi đến cửa Tây môn, quân thấy một người ăn mặc áo đạo. Chúng quân còn đang hồ nghi, có tên quân già ngó dưới thành, mừng rỡ cười nói:

“Anh em chớ hồ nghi, chúng ngươi chẳng nhớ lúc trước phá trận Âm hồn, ta nhìn biết người cỡi cọp, là thầy của Nam quận Vương tên Vương Thuyền, người cỡi nai là sư thúc Vương Ngao, người nỏ nhọn là Viên tiên đó. Thôi hãy đi cho mau”. Chúng quân nghe nói, lật đật phi báo với quan tổng binh. Châu Đạt nghe báo, bổn thân ra thành nghinh tiếp, cười nói:

“Các vi.

tiên trưởng đến đây khó nhọc xin mời vào triều”. Đi đến ngọ môn, quan Huỳnh môn xem thấy, liều tâu Tương vương. Tương vương dẫn các quan văn võ, ra cửa ngọ môn tiếp rước. Anh em Vương Thuyền xuống yên, cùng Tương vương đồng đến đại điện thi lễ mời ngồi. Vương Thuyền nói:

“Chưởng giáo tổ sư còn đi sau, chẳng bao lâu cũng tới, thánh chúa hãy lựa một chổ đất sạch mau mau sai người cất tòa lư bằng cho sẵn”. Tương vương truyền chỉ nơi phía đông điện Văn Ba, lựa một chỗ đất sạch sẽ, cất cái lư bằng cho cao chẳng đặng chậm trễ”. Giây phút xảy nghe giữa thinh không có tiếng hạc kêu réo rắt, mây đỏ xoay vần.

Vương Thuyền nói:

“Tổ sư đã đến, mau ra nghinh tiếp” Tương Vương dạy bày hương án, dẫn văn võ cùng ba vị tiên trưởng, bước xuống điện đốt hương quỳ xuống một người cưỡi nai, Bạch Hạc đồng tử theo sau. Tương vương cúi đầu nói:

“Phải chi biết tiên gia đến đây. Tiểu vương lẽ ra phải ra nghinh tiếp, cầu xin tha tội”. Nam Cực đỡ Tương vương dậy nói:

“Tôi là người xuất gia có tài đức gì, dám chịu lễ của hiền vương, xin mời đứng dậy”. Bèn mời và lư bằng, Nam Cực xuống nai ngồi giữa.

Tương Vương ngồi một bên, Vương Thuyền, Vương Ngao quỳ lạy xong rồi, kế Bạch Viên bước tới trả câu tiên bài rồi đem việc gặp Đại thánh, chỉ đến thỉnh Đông Phương Sóc mà bẩm lại. Nam Cực cả mừng nói:

“Nếu có người ấy đến đây, thì lo gì trận không phá được”. Đang nói chuyện, có quan Huỳnh môn vào bẩm rằng:

“Ngoài cửa ngọ môn có một người xin vào ra mắt”. Nam Cực nói:

“Chắc là Đông Phương Sóc đến”. Bèn dạy Vương Thuyền, Vương Ngao, cùng Bạch Viên, Tương vương dẫn văn võ ra cửa triều tiếp rước mời vào lư bằng cùng ra mắt Nam Cực. Nam Cực nói:

“Vì thằng học trò của tôi làm nhọc tiên gia đến đây”. Đông Phương Sóc nói:

“Vì việc đạo hữu, lẽ phải chịu nhọc”. Nam Cực hỏi:

“Tôn Tẫn vào trận mấy ngày rồi?” Tương vương nói:

“Hôm nay đã đặng bốn ngày”. Nam Cực hỏi Vương Thuyền rằng:

“Chẳng biết trận nó thế nào? Hiền đồ ngươi đoán thử coi”. Vương Thuyệt lật đật co tay lần chỉ, rõ biết công việc nói:

“Tôn Tẫn bị vây trong trận, may có cờ hạnh huỳnh hộ thể, chẳng hại đến mình, duy bị Mao Bôn câu đè sao bổn mạng, sai ngũ lôi mỗi ngày đánh ba lượt, đến bảy ngày tánh máng khó giữ, xin tổ sư liệu tính”. Nam Cực nói:

“Vậy có trò nào dám cầm tiên bài của ta, đi bắt Mao Bôn đến đây chăng, đặng biểu nó bãi trận mà thả Tôn Tẫn ra, một là khỏi khổ đao binh, hai nữa quân lýnh khỏi mang tai hại, mới đặng lưỡng toàn kỳ mỹ”. Nói chưa dứt lời Vương Ngao bước ra bẩm rằng:

“Tôi bất tài xin lãnh câu tiên bài, đi đến dinh Tần”. Nam Cực dặn dò, đến đó phải kiến cơ nhi tác. Vương Ngao lãnh câu tiên bài, xách búa châu tưới cưỡi cọp thẳng đến dinh Tần, cầm búa chỉ quân giữ dinh, mà nói rằng:

“Ta ở núi Vân Tịch, Nhị động chúa là Vương Ngao, vâng lệnh động Bạch Hạc triều tiên, có câu tiên bài đến đây, mau kêu Ngũ lôi chơn nhơn, theo ta tới thành, cho tổ sư dạy bảo”. Quân vào trướng phi báo. Mao Bôn cầm gậy cỡi nai xông ra trước dinh, Vương Ngao đương đứng đợi chờ, xảy thấy trong dinh bước ra một đạo nhơn, đầu đội mão ta xoa, mặc áo ngũ sắc, cột dây lưng vàng, tai lớn mặt vuông, râu dài, cỡi lộc cầm trượng.

Vương Ngao thúc cọp tới trước, kêu nói rằng:

“Thầy tu kia, mau xưng tên ta biết”.

Mao Bôn dừng mai huê lộc, ngó thấy một đạo nhơn, đầu đội mão tử kim, mình mặc áo bát quái tiên y, cỡi cọp cần búa, coi rồi cười rằng:

“Người tiên trưởng cỡi cọp kia tên gì, đên có việc chỉ” Vương Ngao nói:

“Ta ở núi Vân Tịch, em Vương Thuyền tên Vương Ngao, vì Tôn Tẫn vị vây, nên đến giải cứu, ngươi có phải là Mao chơn nhơn bày trận ngũ lôi, vây cầm Tôn Tẫn đó chẳng?” Mao Bôn nói:

“Phải”. Vương Ngao nói:

“Có câu tiên bài đây, sao không xuống lộc cho mau theo ta vào thành, hầu nghe Chưởng giáo sai khiến”. Mao Bôn thất kinh nghĩ thầm rằng:

“Nếu ta theo người đến ra mắt Nam Cực, chắc không ý tốt, chi bằng ta cự chống Nam Cực, dẫu có tai họa gì nữa thì có Hải Triều thánh nhân, có sợ gì nó”. Tính rồi, hươi trà điều trượng mà nạt lại rằng:

“Ta là học trò Hải Triều thánh nhân, có đâu chịu phục tiên bài của ngươi”. Vương Ngao nghe rồi giận lắm nói:

“Mao Bôn, ngươi dễ chẳng biết Chưởng giáo, làm chúa hai mươi bốn động, thiên tiên, địa tiên, táng tiên, cùng là các tiên ngoài biển chẳng có ai nào không khâm phục người sai khiến, thằng yêu đạo này, sao dám chẳng tuân, mi cậy là học trò Hải Triều thánh nhân, mật lớn bằng trời, nên đòi người chẳng đi”. Nói rồi hươi gậy tới đánh Mao Bôn, Mao Bôn cũng hươi gậy cư.

chiến. Lúc ấy có quân lược trận, chạy về lư bằng bẩm với Nam Cực. Lão tổ cả giận nói:

“Thằng nghiệt chướng này, đòi nó chẳng đi, mà trở lại đánh với Vương Ngao, vậy Vương Thuyền hãy ra trợ chiến bắt thằng nghiệt chướng đem về cho ta”. Vương Thuyền lãnh chỉ, cầm trượng cởi nai tuốt ra ngoài thành ngó thấy Vương Ngao đánh với Mao Bôn, thì trong bụng như lửa thêm dầu, xốc nai tới nạt rằng:

“Mao Bôn chớ ý mạnh, có ta đến bắt ngươi đây”. Mao Bôn thấy Vương Thuyền xông tới trong bụng hoảng kinh, nghĩ thầm rằng:

“Một người khó cự bốn tay, một mình Vương Ngao đánh không hơn đặng, bây giờ lại thêm người tiếp, nếu ta đánh vùi với nó chắc phải bi.

thua” Nghĩ rồi đập bậy một trượng quày nai nhắm dinh Tần chạy tuốt, anh em Vương Thuyền ở sau đuổi tới. Cọp Vương Ngao chạy mau, rượt tới rất gần giơ tay muốn bắt Mao Bôn. Mao Bôn quay đầu, ngó thấy Vương Ngao đã tới mình tay trái lật đật liệng ra tiếng sấm nổ vang, ấy là chưởng tâm lôi. Cọp Vương Ngao hoảng kinh, thối lui. Mao Bôn quất nai chạy bay, Vương Thuyền giục mai huê lộc nạt lớn rằng:

“Yêu đạo chạy đây?” Nói dứt lời hươi trượng đánh xuống.

Mao Bôn thấy trượng gần tới đầu lật đật nhảy xuống lộc hóa một lằn kim quang đi mất, Vương Thuyền thấy Mao Bôn trốn mất không biết đâu mà rượt theo, rồi anh em trở về ra mắt Nam Cực bẩm việc Mao Bôn thua chạy, Nam Cực nói:

“Tuy không bắt được nó song Mao Bôn cũng phải kinh hồn vỡ mật, nay trận ngũ lôi nay chẳng biết theo phía nào mà phá vô, ý ta muốn đến đó coi thử Tôn Tẫn thế nào? Vật để ta đi coi thử công việc làm sao, rồi mới cứu được”. Bạch Viên bẩm rằng:

“Đệ tử xin theo cùng tổ sư”. Nam Cực nói:

“Ngươi đi không được”. Bạch Viên nói:

“Trên đầu tơi có sáu chữ chơn ngôn của bà Vương mẫu, thần tướng nào xem thấy cũng phải tránh hết, vì sao tôi đi không được?” Nam Cực nói:

“Trong trận ngũ lôi không phải như các thần tướng khác, lợi hại khôn cùng, ta đây còn phải giữ gìn lấy mình, ngươi chẳng khá gượng đi. Bạch Viên chẳng dám trái lời. Nam Cực thói lên mai huê lộc.

Tương vương cùng văn võ hầu đưa. Nam Cực bay tới trước cửa tây môn, ngó xuống xem coi, thấy năm cửa đài đều có thần tướng giữ gìn, và có các ngôi sao, đứng theo phương hướng trên đài, có lôi bộ, giữa không trung có lôi tổ, trên bủa thiên la, dưới bày địa võng, thiệt là kín như thùng thiết, nước chảy chẳng thông, coi rồi bay xuống nghĩ thầm rằng:

“Muốn vào thì phải theo cửu hưu, sanh, thượng, đồ, kiển, tử, kinh, khai, song mấy cửa đều có thần tướng trấn giữ, ta biết vào cửa nào?” Suy nghĩ một hồi nói:

“Hôm nay là ngày đầu, phải đi phía tây phương cung đài mà vào, nghĩa là kim khắc mộc, có khi cửa đó là cửa sanh môn”.

❮ sau
tiếp ❯

Avatar

Bình luận gần đây
https://audiosite.net
Đã fix và cập nhật full bộ truyện này nhé...!Cảm ơn bạn đã thông báo ...^^!*** Ngoài ra mình đã cập nhật full 10 bộ truyện theo yêu cầu nhé :)Các bạn có check lại ở trang chủ ( hoặc f5 bộ truyện đang theo dõi nhé )Đa Tạ
https://audiosite.net
Cảm ơn bạn Nguyễn Khánh đã thông báoMình đã khắc phục và chuyển nhé bạn ^^!
https://audiosite.net
Cảm ơn bạn thanh hoa đã thông báo ^^!Đã fix lại nhé bạn ...!
https://audiosite.net
Đã fix lại nhé ...!Cảm ơn bạn đã thông báo :)
https://audiosite.net
Đã fix lại tất cả bộ truyện đã thống báo lỗi nhé ..!Cảm ơn các bạn đã thông báo ...!
https://audiosite.net
Phi Tùng 3 tuần trước
1 thời hoàng kim mua đĩa băng hồi đó...Cái tên Độc Cô Cầu Bại chắc những ai tầm 8x>9x không quá xa lạ gì cả :). .. truyện này phải nói là" Tưởng không hay mà Hay không tưởng được". Đầu tiên cảm ơn tác giả sau đó cảm ơn website AudioSite đã eidt dịch và đọc bộ truyện này rất xuất xác..^^! chả biết nói ...à mình để cử bộ truyện này trong top truyện hay nhé :)
https://audiosite.net
Cảm ơn bạn đã thông báo sever 2 hoạt động bình thường nhé mình đã di chuyển đến sever 1 ( giọng 1 nhé )P/s- Lý do: Là hết băng thông đó bạn không phải lỗi nhé, hiện tại tụn mình đang bị ÂM tiền bên sing bạn à, dung lượng tuy rất nhiều nhưng băng thông có ít lém ( à cái này là do tiết kiệm chút tiền ).Mình thật sự khá nãn nên dạo này cũng lười cập nhật các bộ truyện thành viên uplaod lên..haizz nói thật mình chỉ là tên mọt sách thích viết lách, giờ đi làm ship không có thời gian đọc nên rủ anh em làm audio truyện mà thôi..! haizz..!Mình cũng chả hiểu gì cả chỉ thấy bên sing họ bảo cái gi mà bị phá, họ biết nên họ giảm xuống còn 30% khoản tiền băng thông tuy nhiên nó cũng cả tháng lương đi cày mặt ở ngoài đường ship hàng của mình.Bên đó đã sửa thành công nhưng còn chưa dám fix lại trên website sợ lại -$ thì chắc phải bán con bạn già wave của mình mất..!Tối nay mình sẽ cập 200 bộ truyện do thanh viên Anh Em úp nhé giờ mình lại đi cày đường ..^^!
https://audiosite.net
cảm ơn bạn đã phản hồi :)cái này do sever cache chứ mình không muốn :)mình thì chưa bao giờ nghe bị trường hợp này bao giờ lên không biết :)bạn kiểm tra lại có khi nào bạn đang nghe trình duyệt ẩn danh, dẫn đến không thể nghe tiếp vì nó ẩn hoàn toàn phía sever không thể biết bạn đang nghe đến tập bao nhiêu nhé bạn :).Cách khắc phục: Bn đăng nhập thành viên hoặc nghe truyện tầm 10s>30s là 100% đã lưu có thể nghe tiếp nhé ..!
https://audiosite.net
Phước 4 tuần trước
Đang nghe, lỡ thoát ra cái, vào nó ko lưu phần đang nghe ?Đôi khi không thoát, mà ra FB tý, nó cũng tự thoát ko lưu phần đang nghe, kiếm thấy mịa ?
https://audiosite.net
đã fix lại nhé bạn :)
https://audiosite.net
Lực Trần 1 tháng trước
Ad ơi lỗi giọng đọc 2 rồi ad à
https://audiosite.net
Lực Trần 1 tháng trước
Ad ơi lỗi giọng đọc 2 rồi