1. Home
  2. Truyện Kiếm Hiệp
  3. Phong Kiếm Xuân Thu dịch
  4. Tập 3: Trúng phép bửu, Tôn Tẫn bỏ mình – Thấy phong thơ, Mao Toại xuống núi (c21-c30)

Phong Kiếm Xuân Thu dịch

Tập 3: Trúng phép bửu, Tôn Tẫn bỏ mình – Thấy phong thơ, Mao Toại xuống núi (c21-c30)

❮ sau
tiếp ❯

Chương 21 : Trúng phép bửu, Tôn Tẫn bỏ mình – Thấy phong thơ, Mao Toại xuống núi

Nói về Ngân liên Tử đi đến dinh Tần, nói với quân sĩ rằng:

“Bây mau vào báo cùng quân sư bây nói:

“Có nước Ảo Ly, động Vân Quan, học trò thánh nhơn tên là Ngân liên Tử, muốn vào ra mắt”. Quân sĩ lật đật chạy vào thông báo. Tử Lăng nghe nói rất mừng, cùng Vương Tiễn ra dinh tiếp rước vào trướng. Tử Lăng nói:

“Nay sư đệ đến đây chắc có pháp chỉ của thánh nhơn chi chăng?”. Ngân liên Tử nghe nói, đứng dậy đáp rằng:

“Tôi vâng mạng thánh nhơn đem bửu bối đến cho sư đệ Vương Tiễn”. Vương Tiễn tiếp bửu bổi quay qua phía đông, lạy bốn lạy. Liền Tử đem chân ngôn truyền dạy Vương Tiễn và dặn rằng:

“Qua ngày mai chừng canh ba, cách dinh liệng bửu bối lên thì giết đặng Tôn Tẫn”. Kim, Vương, hai người nghe nói rất mừng, dắt Liên Tử vào thanh sa trướng, tâu cùng Thủy Hoàng, Thủy Hoàng mừng rỡ, xem kỹ người ấy mặc áo mu, chân đi giày vô trần, lưng cột dây vàng, tay cầm phất trần, trán rộng, mày xanh môi đỏ, răng trắng, mặt như trăng rằm tỏ rạng, mặt tợ sao chói sáng ngời, Thủy Hoàng coi rồi truyền chỉ bày yến thiết đãi, Ngân liên Tử vội vàng đứng dậy nói:

“Thánh thượng chớ nhọc lòng, tôi xin trở về phục mạng”. Rồi từ biệt Thủy Hoàng, Thủy Hoàng nói:

“Tiên trưởng có vẻ nói tơi xin lạy Hải Triều thánh nhơn, thì cầu xi n thánh nhơn tuy mang ơn cho bửu bối, thoảng như công phu chẳng thành, thì cầu xin thánh nhơn xuống giúp”. Ngân liên Tử vâng lời. Thủy Hoàng dạy Kim Tử Lăng, Vương Tiễn thế cho mình, mà đưa Ngân liên Tử ra khỏi dinh, Ngân liên Tử tử biệt ra khỏi trướng, cỡi mây bay về động.

Đây nói về Tử Lăng, Vương Tiễn hai người phục mạng, Thủy Hoàng hỏi tử Lăng rằng:

“Nay thánh nhơn tuy cho bửu bối song không biết có hơn đặng Tôn Tẫn chăng?”. Tử Lăng, Vương Tiễn quỳ xuống tâu rằng:

“Bệ hạ hãy an lòng, phép báu của thầy tôi không phải tầm thường, chẳng cần ra trận làm chi, ở trong dinh liệng cái bửu bối ấy lên thì cũng đủ thành công được”. Thủy Hoàng nghe nói, cực chẳng đã truyền cho Nguyên soái kéo trở lại Dịch Châu an dinh.

Nói về tôn Tẫn từ bị kim sa trận về đến dinh, Chiêu Vương bày tiệc ăn mừng, an nghỉ một đêm qua ngày thứ, có quân thám thính báo ăn nói:

“Tôn Tẫn nói:

“Ta biết binh Tần lui rồi song chẳng qua vài ngày thì trở lại. Chiêu Vương nghe nói dẫn bá quan vào thành Dịch Châu. Qua ngày thứ bỗng nghe pháo nổ vang tai, có quân báo rằng:

“Binh Tần nó chẳng chịu về, để mai ta dùng kế hay, mà giết nó một trận, làm cho thấy bóng phải kinh hồn, nghe danh thì thất sắc, mới rõ tài ta lợi hại”. Rồi cúi cầu nghĩ thầm rằng:

“Nay binh Tần trở lại mau như vậy có khi nó thỉnh được người tài đến cùng ta giao chiến chăng?”. Bèn lần tay đoán coi hãi kinh, mặt mày thất sắc, hồi lâu không nói được, hai hàng nước mắt tuôn rơi, chúng tướng ngó thấy thất kinh, vội vàng hỏi:

“Chẳng hay sư phụ có đều chi mà sa nước mắt như vậy?”. Tôn Tẫn thơ?

dài một tiếng, nói:

“Chúng ngươi chẳng biết, hôm nay Hải Triều thánh nhơn, sai Ngân liên Tử xuống núi, cho Vương Tiễn một cái tản thiên tiễn, đến canh ba đêm nay thì đại số của thầy hết rồi”. Nói dứt lời nước mắt tuôn chẳng ngớt. Chúng tướng nói:

“Sư phụ phép lực tiễn là vật báu trấn động Vân Quan, chớ nói ta không phá được, dẫu Chưởng giáo tổ sư cũng phải nhọc lòng”. Bèn kêu Tôn Yên dặn rằng:

“Đêm nay giờ tý, chắc mạng ta hết rồi, cháu phải vào Phủ Yên sơnbáo tin, song bà nội cháu niên cao kỷ trưởng, nếu nghe được hung tin, ắt là thương khóc bỏ khóc rống lên, Tôn Tẫn dạy đem viết mực, viết một phong thư trao cho Văn Thông mà dặn rằng:

“Đêm nay tachết rồi, thì cháu phải đem thơ này, về thầy cháu cho mau, họa may có cứu được cùng chăng, không nên chậm trễ”. và dạy cho chúng học trò phải gìn giữ đại dinh, chẳng nên vọng động, nếu có binh Tần đến cướp dinh, thì dùng cung tên bắn xuống, giữ gìn cho nghiêm nhặt rồi dạy Triển Ngai:

“Ngươi cùng Tôn Yên bảo hộ thây ta đem vào thành”. Dặn dò xong rồi, lấy cờ hạnh huỳnh, gươm nga my, và ta cuốn thiên thơ để một chỗ, kêu Tôn Yên dắt con Thanh ngưu vào. Tôn Tẫn quay lại nói với con trâu rằng:

“Ngươi theo ta đã vài mươi năm nay, đem nay phải cùng ngươi ly biệt, ngươi hãy đứng bên mình ta, chờ khi ta ắt hơi rồi, thì hãy chở thi hài ta mà đem vào thành, rồi trở về núi Thiên Thai tu luyện”. Vốn con trâu này, lâu quen tiếng người, nghe chủ nói dứt lời, rống lên một tiếng, đứng dựa bên Tôn Tẫn, chẳng hề cựa quậy. Chúng tướng nói:

“Vì cớ sao sư phụ để vậy chịu chết, sao chẳng đánh động qua dinh Tần, bắt thằng Vương Tiễn chặt làm muôn khúc, thì nó còn đâu mà liệng pháp bửu”. Tôn Tẫn nói:

“Việc ấy lại càng bất tiện lắm, nếu giết Vương Tiễn thì ắt phải chết dưới ngũ lôi, nay ở đây chờ chết, họa may có người cứu khỏi cũng chưa biết chừng, song chừng ta chết rồi, quyết chẳng nên làm bậy, hãy chờ đến ba ngày sẽ hay”. Bèn khoát tay bảo chúng tướng luira, ngồi một mình một trướng, cầm hạnh huỳnh kỳ, cùng các vật để nơi đầu gối, nhắm mắt cúi đầu, ủ mày châu, than thờ chờ chết. Chúng tướng xem thấy cớ sự như vậy, buồn bực lui ra.

Nói về Vương Tiễn đêm ấy tắm rửa, thay áo đổi quần, chờ đến canh ba lấy tàn thiên tiễn miệng niệm chơn ngôn, tức thì nổ lên một tiếng dường như sấm dậy, một vầng hào quang dỡ cây tản thiên tiễn bay bổng trên không, Vương Tiễn rất mừng, ngồi trong trướng chờ nghe tin tức.

Nói về chúng tướng bên Yên, đêm ấy kéo ra ngoài dinh, xem coi cái tản thiên tiễn ở đâu mà bay đến cho biết, vừa lúc canh ba xảy thấy một lằn hào quang sáng ánh, giăng như sợi chỉ, bay vào trong trướng, chúng tướng khua một tiếng, hào quang xẹt ra khỏi trướng, bay bổng trênmây, vội vàng vào trướng xem coi, thấy Tôn Tẫn té nghiêng nơi ghế, trên đầu thì lủng, miệng đá tắt hơi, hai mắt nhắm lại, chúng tướng thấy vậy, đều khóc rống lên. Khoái Văn Thông lật đật khuyên dứt nói:

“Chúng vi.

tướng quân ôi, xin chớ ưu bị, e người Tần nó hay được tin tức, suốt đêm kéo binh tới cướp dinh mình, giật thây sư phụ, thì biết làm sao đặng, chi bằng chúng ta bảo hộ thi hài, suốt đêm vào thành, rồi sẽ tính”. Chúng tướng nghe nói, lau nước mắt mà rằng:

“Lời sư huynh rất phải”. Rồi để thây Tôn Yên cùng Triển Ngai lãnh một ngàn binh bảo hộ vào thành, còn Khoái Văn Thông lật đật cỡi ngựa mây bay về Thanh Thạch Sơn.

Nói về Tôn Yên suốt đêm kêu mở cửa thành, đem thây Tôn Tẫn vào, Triển Ngai vào triều báo tin, còn Tôn Yên thì đem thi hài vào phụ Yên Đơn, để giữa đại đường.

Lúc ấy trời vừa sáng, Tôn Yên tuốt vào phòng mẹ thông tin, Cao phu nhân nghe nói, khóc lăn ra đất, Tôn Yên lật đật bước lại đỡ dậy, khuyên dứt rằng:

“Xin mẫu thân chớ lòng sầu não, hãy toan lo việc lớn làm trọgn tôi tưởng lại bà nội già cả, sợ e thương con mà bỏ mình, phải dạy Liễu hoàn sắm thuốc thang cho sẵn mới xong”.

Cao phu nhân nghe nói có lý, bèn lau nước mắt, dạy thể nữ sắm thuốc thang để sẵn, lén thông tin cho Lý phu nhân hay, rồi hai người vào nơi phòng công chúa, thăm viếng xong rồi nói:

“Hôm nay Tôn Yên về đây, chẳng biết vì cớ chi vậy? . Công chúa nghe nói dạy kêu vào cho mau, xảy thấy Tôn Yên ngoài cửa chạy vào, tới trước mặt công chúa quỳ xuống khóc ròng, làm cho Công chúa thất kinh, nhảy nhót hỏi rằng:

“Cháu ôi! Nhơn việc chi mà làm ra tuồng như vậy?”. Tôn Yên nói:

“Tô mẫu ôi! Không xong tam thức tôi bị cái tản thiên tiễn của Vương Tiễn đâm chết rồi, thì hài đem về để trước đại đường”. Công chúa nghe nói hét lên một tiếng ngã ngửa ra thì có liễu hoàn chực sẵn đỡ dậy đem thuốc đổ vào, giây phút tỉnh lại, khóc ngất nói rằng:

“Tôn Tẫn con ôi! Mẹ sanh con đến nay là mấy chục tuổi mới thấy mặt một lần, kêu con về đây mà chết nơi tay Vương Tiễn, như vậy không chết mẹ sao cho đặng”. Bèn bước ra trung đường, tỳ nữ vịn đỡ, ra đến nơi ngó thấy thi hài lại càng khóc ngất nói:

“Con ôi! Con chịu muôn việc nhọc nhằn, tu thành một vị đại tiên, hôm nay không vì cha anh ma trả thù đặng, trở lại chết nơi tay Vương Tiễn thì me.

biết nương cậy nơi nào, mạng già này sống thiệt vô ích lắm”. Nói dứt lời, toan đập đầu dưới thềm mà chết, hai vị phu nhân lật đật ôm lại, khuyên giải hết lời, cả nhà đều khóc than.

Nói về Triển Ngai vào triều kêu Chiêu Vương thức dậy, bèn đem việc ấy mà tâu hết đầu đuôi, làm cho Chiêu Vương tuổi già chết đi sống lại mấy lần, lật đật hối gát xe chạy tới phụ Yên Đơn, vua tôi gặp nhau khóc vùi một hồi.

Nói về Khoái Văn Thông cỡi mây bay mù về tới núi, kêu mở cửa động chạy vào tam thanh điện, ngó thấy Mao Toại bèn thở hào hển nói:

“Sư phụ không xong, Tôn tam bá bị cái tãn thiên Tiễn của Vương Tiễn đâm chết rồi”. Mao Toại lật đật đứng dậy hỏi:

“Quả có thiệt như vậy chăng?”. Văn Thông nói:

“Tôi đâu dám dối”. Mao Toại khóc nói:

“Tam ca ôi, cùng vì em thôi bức anh xuống núi, nên phải chết như vậy”. Khóc vùi một hồi, bèn nghĩ lại rằng:

“Quản văn tử có tài bốc tiên tri lẽ nảo gặp nạn lớn mà không hay biết, để tự nhiên chịu chết ắt có nguyên cớ chi”. Bèn hỏi Văn Thông:

“Bác mi chết, vậy lẽ nào không dặn dò lời chỉ”. Khoái Văn Thông đem việc Tôn Tẫn bị khốn trong trận kim sa, nhờ có Bạch Viên đi thỉnh chưởng giáo đánh phá mới ra khỏi trận, qua ngày thứ sư bá biết chết nên dặn dò chúng tướng mà thuật hết lại, rồi rút thơ đưa cho Mao Toại, nói:

“Cái thơ này, lúc sư bá tôi gần thác, dạy tôi đem về cho sư phụ”. Mao Toại lật đật giở coi:

Thơ rằng:

“Xưa lúc anh xuống núi, thì hiền đệ có phán rằng như gặp nạn ách cứu nhau, nay anh bị chết nơi cái tản thiên tiễn của Vương Tiễn, em ngồi mà ngó hay sao, xin em thương tưởng đến tình bằng hữu mà cứu nhau, ít lời em rõ”.

Mao Toại coi rồi sa nước mắt nói:

“Tam ca hôm nay có nạn lẽ nào tôi ngồi ngó sao yên, hiền đồ ngươi hãy theo ta đến thành Dịch Châu”. Bèn dặng:

“Đồng nhi gìn giữ cửa động, ta cùng anh mi đi vài ngày sẽ về”. Dặn rồi hai thầy trò thót lên mây bay xuống Dịch Châu, giây phút đến thành nước Yên mây tuốt vào Yên Đơn phủ, quân giữ cửa vào báo. Tôn Yên cùng Chiêu Vương nghe nói mừng thầm, nói với công chúa rằng:

“Kim nhãn mao Toại xuống đây, ắt là cứu mạng”. Tôn Yên lật đật ra cửa tiếp rước, Mao Toại vào đến đại đường ngó thấy Tôn Tẫn để nằm trên giường, hai hàng nước mắt chảy tuôn, nói:

“Tam ca bấy lâu anh hùng, ngày nay đâu mất”.

Ấy là:

Hơi còn, kế lạ càng thêm nữa, Mạng hết, việc đời ắt phải thôi.

Nói rồi khóc rống lên. Tôn Yên bước tới khuyên dứt, bèn mời công chúa ra mắt.

Công chúa khóc nói:

“Hiền sanh, tôi có nghe con tôi là Tôn Tẫn cùng với hiền sanh kết nghĩa sanh tử chi giao, vả lại hiền sanh đã đôi phen ba lượt cứu giúp, rất thảm thương cho thân già này, hai đứa con đều chết, cả nhà đều tận trung báo nước, duy còn một mình nó đó mà thôi, nay lại chết nơi tay Vương Tiễn nữa, làm cho thân già này không người nương tựa, hiền sanh xin muôn tưởng ngàn thương đoái chút thân già này, mà cứu giùm nó tôi xin cúi lạy tạ”. Nói dứt lời nước mắt tuôn như mưa, cúi mình quỳ xuống. Tôn Yên cùng chúng tướng cũng đều quỳ theo. Mao Toại vội vàng quỳ xuống đỡ dậy, nói:

“Xin bác an lòng, nguyên cháu nhơn việc tam ca đến đây, có lẽ nào điềm nhiên tọa thị mà chẳng cứu sao, dẫu đi khắp trong thiên hạ, tôi cũng tìm cho đặng linh đơn, mà cứu sống tam ca, xin bác bớt lòng lo lắng để cháu đi”. Công chúa nghe nói nghĩ thầm rằng:

“Nếu va về tuốt, thì há chẳng khốn cho mình sao”.

Bèn nói:

“Cháu đi cầu linh đơn, như có cùng chẳng có, cùng trở lại cho già hay tin tức, làm sao cũng phải trở lại”. Mao Toại nói:

“Bác chớ lo sợ, nếu cháu đi tìm linh đơn, hoặc có hoặc không, cũng phải trở về, nói cho bác rõ, nếu tôi không trở lại, thì tôi mao Toại đây, ngày sau phải chết dưới ngũ lôi”. Công chúa nghe rồi nói:

“Cháu chớ phân chi điều ấy, già thấy việc nhọc nhằn e cháu thối chí đi chăng, nếu quả thiệt lòng tốt như vậy, chẳng những Tôn Tẫn đội ơn cháu mà thôi, đến cả âm tinh tổ tông cũng mang ơn chẳng xiết”. Mao Toại nói:

“Cháu đâu dám chịu điều ấy, thôi việc không nên chậm trễ, cháu xin đi”. Nói dứt lời bước ra ít bước, bay mất chẳng thấy, Chiêu Vương cũng trở về cung, công chúa dạy gia nhân gìn giũ thi hài, trông tin Mao Toại.

Nói về Mao Toại cỡi kim quang bay giữa thính không, trong bụng tính rằng:

“Ta biết đi chỗ nào bây giờ, phải đoán coi ai có kim đơn rồi sẽ tới”. Bèn co tay tính các động đều chẳng có, duy núi Thiết Ngại sơn, động bát Bửu, Lý Trường Mỵ, nơi ấy có linh đơn, trong lòng rất mừng, liền quày quả bay qua Đông Hải, giây phút tới núi Thiết Ngại bay xuống gỏ cửa, trong ấy chạy ra một đồng tử xem thấy thì hỏi:

“Phải Mao sư huynh đến đó không, khi trước anh đến ăn trộm cái hộp đựng linh đơn của thầy tôi, làm cho thầy tôi kiếm không được màđánh em tôi, nay tới đây muốn làm gì đó nữa”. Mao Toại nói:

“Mi chớ nói xàm, ai mà ăn cắp hộp linh đơn của ngươi”.

Đồng Tử nói:

“Thầy tôi đoán rõ ràng anh đến ăn trộm, còn cãi lẫy làm gì?”. Mao Toại nói:

“Nay ta đem tới trả lại cho ngươi. Đồng tử hỏi:

“Anh đem theo mà giấu chỗ nào? . Mao Toại nói:

“Ra mắt thầy ngươi rồi ta sẽ trả, vào báo cho mau”. Đồng Tư?

lật đật chạy vào tam thanh điện, la lớn rằng:

“Tổ sư a! Có thằng Mao Toại lùn nó đã đến đây, còn đứng ngoài cửa xin vào ra mắt”. Trường Mỵ nói:

“Nếu có nó tới, vây ngươi hãy sắm dây roi cho sẵn, đặng ta đánh thằng lùn này một chặp cho bỏ ghét”.

Nói dứt lời Mao Toại đã vào tới tam thanh điện, xá nói:

“Dữ ác, hèn lâu mới gặp, sắc mặt anh còn tươi tốt dữ a, thật em nhớ lắm, nay đến mà thăm anh, còn như anh muốn hỏi đến việc chi trước, chẳng qua là sứ khuấy chơi đó mà thôi, chớ em lấy hộp ấy có dùng làm chi đặng đâu, chẳng qua làm như vậy là có ý muốn cho anh giữ gìn cẩn thận, e lầm tay kẻ khác chăng, thôi mà, anh trách cứ làm chi điều ấy”. Nói dứt lồi xá lia xá lịa, Trường Mỵ ngó thấy bộ tướng va như vậy, thì tức cười mà nói:

“Thằng ăn trộm, ta muốn đánh ngươi một hồi, đặng răn tội ngươi thì thế nào?”. Mao Toại nói:

“Lão ca, anh muốn đánh thì em cũng vâng chịu song hễ người quân tử thì chớ kể cái lỗi đứa tiểu nhân”. Trường Mỵ cười nói:

“Ta vốn muốn đánh ngươi một chặp, song thấy bộ ngươi như vậy, ta cũng dung thứ cho một phen”. Kế đồng tử bưng trà lên.

Mao Toại ngồi ngang mặt Trường Mỵ mà uống trà, đồng tử xem thấy tức cười, nói:

“Cái mỏ thằng ăn trộm này, khỏi đánh mà lại được uống trà”. Trường Mỵ nạt đồng tử lui xuống, rồi cười hỏi Mao Toại:

“Vậy chớ hiền đệ đến đây có việc chi chăng?”. Mao Toại nói:

“Không việc chi hết, vì có một điều đến xin hỏi anh, vậy chớ học trò của thầy tôi, có phải là Vương Thuyền, Vương Ngao, Huỳnh Bá Đương, Liểu Triển Hùng, Tiêu Cổ Đạt, và tôi có phải chăng?”. Trường Mỵ nói:

“Phải, song huỳnh Bá Đương đã chết rồi, còn có mấy người đó mà thôi”. Mao Toại nói:

“Tôi có người nghe người ta thuật rằng:

“Thầy tôi trước khi bị ngũ lôi đánh chết, sau kiếm mẹ đầu thai, ông mà biến làm cháu, chẳng biết việc ấy có giả bao giờ”. Mao Toại hỏi:

“Người khéo làm bộ, việc ấy có giả bao giờ. Mao Toại hỏi:

“Thầy tôi là Tôn võ tử cùng anh em có ưa không?”. Trường mỵ nghe hỏi, rơi lệ đáp rằng:

“Võ chơn nhơn ở với anh em rất tốt”.

Mao Toại nói:

“Người ta đồn rằng:

“Anh là người có tình có nghĩaa, hôm nay em thấy anh quả thiệt như vậy chẳng sai, song e lâu ngày chẳng khỏi đãi người khi bạc”. Trường Mỵ giận nói:

“Mi chớ nói xàm mà ta có ở bạc cùng ai mà ngươi phân như vậy?”. Mao Toại nói:

“Anh phân rằng:

đãi người không bạc, vậy chớ Tôn Tẫn có nạn làm sao mà anh không cứu”. Trường Mỵ nói:

“Nếu vậy thì người còn đang ngu?

mệ Tôn Quản Văn bị hãm trận kim sa thì ta thỉnh chưởng giáo xuống cứu ngươi mà ngươi không còn hay biết sao?”. Mao Toại nói:

“Tôi dễ chẳng biết, lời tôi mới phân đây để tôi nói cặn kẽ cho anh nghe:

Tôn Tẫn từ ra khỏi trận về dinh thì Hải Triều thánh nhân sai học trò đem xuống cho Vương Tiễn một cây tản thiên tiễn, hôm nay Tôn Tẫn bị cái tản thiên tiễn đâm bể óc mạng đã chết rồi nay em tới đây cầu xin kim đơn cứu người”.

Trường Mỵ nói:

“Người khéo đến mà gạt ta, lúc ta về núi, thì Tôn Tẫn còn mạnh giỏi chớ có hề chi”. Mao Toại nói:

“Lúc anh về núi thì người tự nhiên vô sự, nay lại không xong”. Trường Mỵ nói:

“Thôi chẳng nói đến việc người làm chi, ta hỏi ngươi:

Vậy chớ làm sao mà biết ta có kim đơn?”. Mao Toại nói:

“Tôi vì việc ấy đi chu du trong ba năm núi, nghe đồn anh luyện kim đơn, nên đến đây xin anh nghĩ cái tình chơn nhơn ngày trước, cho xin một hườn, đặng em đi cứu người”. Trường My.

nói:

“Kim Mao, ngươi biết một chẳng rõ hai, ta tuy có luyện đơn, song đã dâng lên Triều Tiên động hết rồi, ngươi hãy tới đó mà xin, chớ ở đây trễ nãi ngày giờ. Nói rồi bước tới kéo Mao Toại dắt ra khỏi động, nói:

“Ngươi đi đi, chớ ta không có đâu”. Nói dứt lời quày quả trở vào, đóng chặt cửa động, Mao Toại xốc tới xô đẩy chẳng được, đứng ngoài cửa, năn nỉ khóc lóc như say như ngốc, Trường Mỵ chẳng kể đến, Mao Toại nghĩ rằng:

“Nó làm như vậy ắt khó xin được, khi nãy người có nói dâng lên động triều Tiên, chi bằng mình lên núi Bạch Hạc, động Triều Tiên, cầu xin chẳng hay hơn là ở đây”. Tính rồi bay tuốt trên mây, bỗng nhớ trực lại, nói thầm rằng:

“Chỗ đó cũng chẳng tiện nữa, lão già này ắt giận ta, vì lúc đời Xuân Thu, trận Âm Hồ vây Tôn Tẫn thì ta giả hình người gạt Vương Tiễn mà lấy kim đơn, và đang lúc giận mình, nếu tới đó ắt bị y đánh chớ thắng chơi”.

Còn đang suy tưởng trong lòng tưởng rằng:

“Khi nãy lão Trường Mỵ nhan sắc khác thường, và coi bộ hơi kinh sợ, hay là y chưa dâng cho ông Chưởng giáo, nên nói gạt mà đuổi ta ra”. Bèn lần tay đoán coi, giận lắm, mắng rằng:

“Lý Trường Mỵ, ngươi có kim đơn mà nói dối ta dâng cho động Triều Tiên, đuổi ta ra cữa, lòng mi độc hiểm như vậy, ta đâu khứng bỏ qua, để ta trở lại hỏi coi nó lấy lời chi mà nói được cho biết”. Bèn nghĩ rằng:

“Nếu nó chối hoài, thì mình làm sao xin được, nó thấy mình đi rồi, chắc làm sao cũng giữ gìn, khó nổi ăn trộm, nếu bị kế chi, xảy tính được một chước, cười lớn rằng:

“Ta thiệt vô trí lắm, người đã không tốt thì mình vô nghĩa, cũng chẳng hại gì, để ta gạt nó thì làm sao mà không được”. Tính rồi, bay trở lại núi Thiết Ngại.

Chương 22 : Ải Kim Hà, lấy thuốc Trường Mỵ; Thỉnh Đạo Chích, roi đánh Vương Tiễn

Nói về Mao Toại trở lại núi Thiết Ngại, xuống một hòn đá niệm động chơn ngôn, bắt tay ấn nạt lên một tiếng vốn thần tiên có phép huyền diệu vô cùng biến ra một người mình cao bảy thước, lưng nách, mắt tròn, mặt vuông, tai lớn, rồi xuống chân núi, bứt ít sợi dây các, biến ra như ý kim câu, miệng đọc thần chú, bỗng thấy cái kim câu hào quang chói sáng, Mao Toại cầm nơi tay, trong bụng vui mừng đi tới cửa động gõ cửa đồng nhi hỏi:

“Người nào vậy?”. Mao Toại nói:

“Ta là Kim Hà đồng tử, ở núi Bạch Hạc, động Triều Tiên. Chưởng giáo tổ sư sai đến mời thầy ngươi, vì tổ sư ta buồn bực lắm, thỉnh thầy ngươi đến chơi cờ. Đồng nhi nghe nói rõ ràng, mở hoắc cửa động thấy Kim Hà, đồng nhi cúi mình xuống lạy nói:

“Kim sư thúc đến đây mà đệ tử không biết, thiệt cam chịu tội”. Kim Hà nói:

“Thôi ngươi đứng dậy, ta nay vâng mạng chưởng giáo, có như ý kim câu (là cái câu tiên bài nói trước đó) thỉnh thầy ngươi đến cho mau”. Đồn gtử lạy rồi đứng dậy chạy tuốt vào tam thanh điện, quỳ xuống bẩm rằng:

“Nay có núi Bạch Hạc, động Triều Tiên sai Kim Hà đồng tử đến hỏi:

“Vậy chớ có vật chi làm bằng không?”. Đồng tử nói:

“Có như ý kim câu”. Trường Mỵ nói:

“Ngươi ra nói lại cùng người vềtrước ta sẽ theo sau”.

Đồng từ trở ra kêu rằng:

“Kim sư thúc xin hãy về trước, thầy tôi dời gót theo sau”.

Kim Hà đồng tử nghe nói, cỡi mây giả bay về núi Bạch Hạc; Mao Toại bay một đỗi, quanh lại núp bên khe núi đặng chờ Trường Mỵ đi.

Lúc ấy đồng nhi đóng cửa rồi trở vào bẩm nói:

“Kim sư thúc đã về rồi”. Trường Mỵ dặn rằng:

“Như có ai đến hỏi, thì nói ta qua núi Bạch Hạc cùng tổ sư đánh cờ”.

Nói rồi ra động nhắm Triều Tiên động bay tới.

Nói về Mao Toại núp trong khe núi thấy Trường Mỵ đi đã xa, trong lòng rất mừng quày quả trở lại cửa động, kêu mở cửa cho mau, đồng nhi đang ở trong động, xảy nghe có người kêu mở cửa thì bước ta mở và hỏi rằng:

“Thầy tôi đã đi rồi, sao sư thúc lại đến mời nữa?”. Kim Hà nói:

“Ta mới gặp thầy ngươi đây, nay tổ sư trong lòng mệt mỏi, sai ta đến lấy một hồi như ý kim đơn đặng uống cho định khí đường thần”. Đồng nhi nói:

“Vậy chớ thầy tôi có hay không?”. Kim Hà nạt rằng:

“Rất chướng cho thằng oan gia, thầy ngươi bảo ta đến lấy, chớ ta đến đây nói láo với mi sao?”. Đồng nhi nói:

“Sư thúc phân cho rõ ràng thì thôi, saomà giận dữ làm chi, thôi để tôi vào lấy cho”. Nói rồi quày ra sau động, nơi lò bát quái, aly hộp kim đơn trơ?

ra, nói:

“Đây này”. Mao Toại bảo:

“Ngươi trao cho ta coi thử”. Đồng nhi bưng hộp kim đơn, đưa cho Mao Toại, Mao Toại giở nắp ra, ngó thấy hào kim quang rực rỡ, trong lòng mừng thầm nói:

“Nay ta lấy một hườn, còn lại hai mươi ba hườn, ngươi phải cất đi, nếu có người khác tới lấy, thì chớ đưa cho họ”. Nói rồi cỡi mây đi tuốt.

Lúc ấy Trường Mỵ bay tới động Triều Tiên gõ cửa, đồng nhi hỏi:

“Ai đó?.

Trường Mỵ nói:

“Ta là Lý Trường Mỵ, ở động bát bửu, núi Thiết Ngại, khi nãy có Kim Hà mời ta đến đánh cờ cùng tổ sư giải muộn”. Kim Hà nghe nói lật đật mở cửa hỏi rằng:

“Ai mà mời ông? Có khi họ gạt ông đó, thôi ông hãy trở về đi”. Trường My.

mặt mày hổ thẹn, cỡ mai huê lộc bay trở về động gõ cửa kêu lớn rằng:

“Mở cửa cho mau”. Đồng nhi kật đật mở cửa, Trường Mỵ mặt giận hầm hầm, hỏi:

“Vậy khi nãy ai đến mời tả”. Đồng nhi nói:

“Kim Hà đồng tử, lúc thầy đi rồi thì Kim Hà trở lại, nói với tổ sư biểu lấy một hườn kim đơn, đặng định thần dưỡng khí, thầy mượn người đến lấy, tôi có đưa cho người một hườn”. Trường Mỵ nghe nói nổi giận lắm, nói:

“Ai mà dám tới gạt đồng nhi đặng lấy vật báu của tạ Bèn lần tay đoán coi, rõ biết sư.

tình nói:

“Ối thôi đã mắc lừa thằng lùn rồi”. Nói dứt lời, lật đật nhảy lên mai huê lộc rượt theo thằng lùn kim đơn, và đánh nó một hồi cho biết xấu, song thiên hạ chê mình rằng:

“Người năn nỉ cầu xin, mà chẳng cho, đến nỗi bị nó dối gạt, nay Tôn Tẫn bị chết nơi tản thiên tiễn, vậy ta cho một hườn kim đơn, thì té ra mình có lòng tốt”.

Nói rồi quày mai trở lại.

Nói về Mao Toại gạt lấy đặng linh đơn, lật đật bay riết, sợ Trường Mỵ có rượt theo chăng, đang chạy, xảy thấy một tòa núi cao, mười phần hiểm trở, trong bụng mừng thầm nói:

“Tới đây rồi, thì có sợ chi Trường Mỵ rượt đến, thôi ta xuống đây nghỉ ngơi một chút, rồi đi cũng chẳng muộn gì”. Bèn bay xuống núi, chẳng thấy Trường Mỵ rượt theo, khi ấy mới an lòng, biến lại nguyên hình, nghĩ rằng:

“Kim đơn ta đã kiếm đặng, về cứu tam ca cũng chẳng khó chi, nay ta đến núi Hổ Khưu động tàng tiên, sư huynh của ta là Liễu Hùng ở đây tu luyệ, chi bằng ta thỉnh người xuống hiệp sức bắt Vương Tiễn, có phải là một việc mà đặng hai chăng?”. Nghĩ rồi bước tới cửa động, thấy hai tên đồng nhi đang ở trước cửa chơi giỡn, Mao Toại hỏi:

“Hai đứa bây chơi giống gì vậy?”. Đồng nhi quay lại ngó thấy nói:

“Sư thúc mới đến sao”.

Mao Toại nói:

“Bây là đồng tử của Tiêu Cô Đạt, làm sao ở đây?”. Đồng nhi nói:

“Thầy tôi về ở chỗ này”. Mao Toại nói:

“Hay lắm, hay lắm, bây vào báo nói ta đến”.

Đồng nhi vội vàng vào báo nói:

“Có Mao sư thúc ở ngoài, xin ra mắt”. Liễu Hùng đang cùng Cổ Đạt đàm đạo, nghe Mao Toại đến, dạy đồng nhi mời vào, Mao Toại vào đến tam thanh điện. Liễu Tiêu, hai người đứng dậy thi lễ, phân chủ khách mà ngồi, Liễu Hùng dạy đồng nhi pha trà, Mao Toại nói:

“Thôi đừng pha trà, đồng nhi, ngươi hãy ra đóng cửa động cho chặt, như có ai đến kiếm ta, thì nói ta không có ơ?

đây”. Đồng nhi nói:

“Hiểu rồi”. Liền quày trở ra, và đi và nói:

“Thằng ăn trộm này, chẳng biết nó ăn trộm đồ gì của ai, nên sợ theo bắt, nên tới đây trốn núp”. Bèn đóng cửa động rồi trở vào pha trà. Liễu Hùng nói:

“Hiền đệ vì việc chi mà có sắc kinh nghi như thế?”. Mao Toại đem việc Tôn Tẫn bị tản thiên tiễn đánh chết, mà thuật lại một hồi và nói:

“Vì vậy nên tôi đến núi Thiết Ngại gạt lấy linh đơn, về đây ghé xin hai vị huynh trưởng xuống núi ra, công giúp giùm, hiệp sức bắt thằng Vương Tiễn, một là trả thù cho Tôn Tẫn, hai nữa cứu lê dân thành Dịch Châu, khỏi sự đồ thán”.

Cổ Đạt nói:

“Té ra Quản Văn mắc nạn lớn ấy, chúng ta phải xuống núi cho trọn tình đạo hữu. Liễu Hùng nói:

“Không nên đâu, số là Vương Tiễn vâng ngọc chỉ, phò Tần gồm thâu sáu nước, anh em mình đâu dám hại nó, chốn hồng trần thiệt ta không xuống”. Mao Toại thấy Liễu Hùng chẳng khứng chịu, thì dùng kế khích tướng mà nói rằng:

“Nếu anh không đi thì bị người mắng nhiếc”. Liễu Hùng cười nói:

“Ai dám mắng tôi”. Mao Toại nói:

“Vương Tiễn mắng chớ ai!”. Liễu Hùng nói:

“Đất bằng sóng dậy, gió lặng biển xao, tôi khi không sao nó dám mắng tôi kìa?”. Mao Toại nói:

“Vì lúc trước em ra trận, đánh không lại vương, khi ấy em có khoe anh, nói:

Lúc mười tám nước đấu báu nơi Lâm Đồng, có một người ở nước Đại Triều kêu là Triệt Bửu, thiệt tay hảo hán”. Vương Tiễn hỏi:

“Triệt Bửu nào? Có phải là Liễu Triễn Hùng chăng? Nếu ta va xuống đây, thì ta củng bắt cho đặng, mà mổ bụng cắt ruột, khoét mắt moi tim”. Liễu Hùng nghe nói, nổi giận mắng rằng:

“Vương Tiễn, ta cùng ngươi cũng như con trâu, con ngựa chạy ngoài gió khác nhau xa lắm (là nói một người giỏi, một người dở khác nhau xa). Vì sao mi dám mắng ta, vậy để ta xuống Dịch Châu bắt Vương Tiễn nó dám nói phách khi dễ anh, lời nói ấy chắc có có chớ chẳng không đâu, em đi là đi với anh cho có bạn, hai nữa thăm Bá Linh luôn thể”.

Bèn dặn đồng tử ở nhà giữ động cho tử tế. Mao Toại nói:

‘Xin hai vị hãy đi cho chóng”. Triển Hùng lấy pháp bửu ra cửa động cùng Cổ Đạt, Mao Toại cỡi kim quang, nhắm Dịch Châu bay xuống. Đến nơi quân giữ cửa chạy vào báo, công chúa rất mừng nói:

“Hiện sanh tìm linh đơn được rồi”. Công chúa rất mừng nói:

“Hiền sanh tìm linh đơn đã về đây”. Mao Toại nói:

“May lắm, may lắm, tôi đã kiếm linh đơn được rồi”. Công chúa hỏi:

“Hai vị tiên trưởng này quý tánh đại danh là gì?”. Mao Toại nói:

“Hai vị này ở núi Hổ Khưu động Tàng tiên, lúc trước đả loạn quốc triều, tên Liễu Triển Hùng, còn vị này, họ Tiêu tên Cổ Đạt”. Yên Đơn rất mừng, mời vào nội đường trà nước xong xuôi, Mao Toại dẫn hai vị tiên nhơn đến bên giường, xem thấy Tôn Tẫn mặt như giấy vàng, tứ chi chẳng động, giữa đầu chỗ nê hoàn cung lủng một lỗ, chết nằm trên giường.

Coi rồi than thở chẳng xiết, Mao Toại hối quân múc một chén nước lấy hườn như ý đơn ra, hườn ấy nửa phía thì đỏ, nửa phía trắng, phía đỏ thuốc thái âm, phía trắng thuộc thái dương, rồi mài bên trắng thoa vào đầu Tôn Tẫn và bắt tay ấn niệm chơn ngôn, giây phút trong cổ khò khè, ói ra những đàm. Tôn Tẫn mở mắt thấy Mao Toại cùng lão mẫu thì ngồi dậy nghiêng mình cúi lạy, công chúa chẳng xiết nỗi mừng, hai bên chúng tướng vui cười hớn hở, liền đốt linh sàng (là giường của chết nằm) và lấyt đồ tang khó. Công chúa nói:

“Con phải lạy Mao hiền đệ mà đền ơn cứu con được sống”. Mao Toại nói:

“Không nên, không nên, ấy là cái lẽ thường tự nhiên chẳng cần bái tạ làm chi”. Tôn Tẫn nói:

“Tôi mang ơn hiền đệ cứu sống, thiệt là cái ơn tái tạo dầu chết cũng chẳng quên”. Nói dứt lời, nghiêng mình cúi lạy, Mao Toại lật đật quỳ xuống đáp lễ nói:

“Tam ca làm như vậy không nên”. Hai người làm lễ xong rồi, Tôn Tẫn đứng dậy xem thấy Tiêu Cổ Đạt cùng Liễu Triển Hùng, thì bước tới thi lễ hỏi rằng:

“Hai vị sư thúc đều có việc chi chăng?”. Hai người đem việc Mao Toại thỉnh mình xuống giúp mà thuật lại, Tôn Tẫn rất mừng dạy bày yến chay khoãn đãi. Qua ngày thứ Tôn Tẫn đến dinh, truyền lệnh cho ba ngàn quân cứ theo như cũ, mặc đồ tang trắng để tang một ngày khóc nba lần, chẳng cho tiết lộ tin tức; chúng tướng vâng, đòi năm ngàn thợ mộccc và ba ngàn cây gỗ mỗi ngày đem vận ra ngoài thành ba trăm cây, giao mười ngày cho đủ hết. Tôn Yên lãnh mạng vào thành tâu cùng Chiêu Vương. Chiêu Vương hay được Tôn Tẫn sống lại thì chẳng xiết vui mừng, truyền chỉ chọn cây đòi thợ, đem vận ra dinh cho sẵn ứng dụng.

Nói về quân thám thính bên dinh Tần thăm nghe rõ ràng, vào trước báo nói:

“Bên dinh Nam quận vương nước Tề, mỗi ngày khóc ba lần thường bữa vận chờ cây gỗ vào dinh, chẳng biết làm chi vậy, nên tôi phải vào báo”. Thủy Hoàng nghe nói hỏi quân sư rằng:

“Tôn Tẫn đã chết, trong dinh nó mỗi ngày vận cây gỗ mà làm gì?”.

Tử Lăng nói:

“Cây gỗ ấy, ắt là làm chỗ đặng chôn Tôn Tẫn”. Vương Tiễn bước ra tâu rằng:

“Tuy Tôn Tẫn đã chết, song chưa rõ hư thệt, để tôi đến dinh Yên đánh phá vào trung, quân giựt thây Tôn Tẫn đem về dùng lửa đốt tiêu, thì tôi mới hết lo”.

Thủy Hoàng nói:

“Điện tây hầu, ngươi có đi thì thăm nghe hư thiệt mà thôi, quyết chẳng nên giựt thây nó đem về, e làm như khi trước, ngươi bắt nó đem về và đốt ca?

dinh, cũng là tại bắt Tôn Tẫn, lòng trẫm kinh sợ lắm”. Vương Tiễn nói:

“Bệ hạ chớ lo, phen này chẳng phải như trước đâu, lúc đó Tôn Tẫn nó dùng phép ma cho nên mới bị hại ấy, chớ nay thiệt là cái tản thiên tiễn đánh chết, vật ấy vốn là đồ báu của Phật, dẫu Tôn Tẫn có tài lên trời đi nữa cũng trốn không khỏi bại, tôi đi đây quyết giựt thây cho được mà trải cái thù một gậy”. Thủy Hoàng hỏi:

“Tiên hành có đi phải tùy cơ ứng biến”. Vương Tiễn đắc lệnh lui về trướng mình, đề mâu lên ngựa dẫn Vương Bôn phát pháo ra trận, xông tới dinh Yên nạt rằng:

“Quân giữ dinh, bây vào báo cho Tôn Yên bảo nó phải mau đem cái thây Tôn Tẫn ra đây, thì muôn việc đều thôi, nếu chống trả đến lúc ta đánh vào, ắt là một ngọn cỏ cũng chẳng dung”. Quân vào phi báp, Tôn Tẫn giận lắm nghiến răng nói rằng:

“Tần tặc thiệt rất độc dữ tơ.

lang, đã liệng cái tản thiên tiễn mà hại ta chết, rồi bây giờ còn đến dinh mà đòi thây”. Càng nghĩ càng giận, bỗng có một vị chơn nhơn bước ra nói:

“Bá Linh chớ giận, để tôi ra trước bắt thằng Vương Tiễn mà trảthù cái tản tên ấy cho”. Tôn Tẫn thấy Triển Hùng đòi đi, thì khoát tay nói:

“Sư thúc không nên đi”. Triển Hùng nói:

“Tôi đi làm sao mà không được?”. Tôn Tẫn nói:

“Nơi ấn đường của sư thúc có dạng thanh khí, ắt là hung nhiều kiết ít, không phải là tay đối thủ với Vương Tiễn đâu”.

Triển Hùng vốn là người háo thắng, tánh như lửa đốt, nghe Tôn Tẫn nói bấy nhiêu lời, tức giận căm gan, nói:

“Người nói Vương Tiễn không ai hơn được, vậy tôi quyết ra cùng nó đối địch, nào có sợ, dầu ba đầu sáu tay, cũn bắt nó cho được mà thôi”.

Tôn Tẫn cười nói:

“Tổ sư xin chớ giận dự, có ra trận phải giữ gìn cho lắm”. Triển Hùng dạy dẫn mai huê lộc, giận hầm hầm thót lên, Tôn Tẫn truyền lịnh chúng tướng nai nịt cầm thương, theo sau ám trợ chơn nhơn chớ để sơ suất, chúng tướng rần rô.

theo Triển Hùng ra khỏi cửa dinh, nổ ba tiếng pháo, có hai cây cờ trắng hai bên, Vương Tiễn nghe pháo nổ cửa dinh mở hoắc, thấy xông ra một đạo binh, đi trước một người đạo nhơn đầubịt khăn tròn, mình mặc áo bát quái đạo bào, mặt như cửa biển, bốn răng đều lồi, mười phần dữ tợn. Vương Tiễn hươi mâu lại nạt rằng:

“Tên đạo nhơn kia khoan tới, hãy thông tên đã, chớ cây mâu ta chẳng giết con quỷ vô danh”. Triển Hùng hươi đao chỉ lại nạt rằng:

“Tướng kia có phải là Vương Tiễn chăng? Ngươi muốn biết tên ta, hãy ôm cái đầu, lóng tai mà nghe, nếu ta nói tên ra, e khi ngươi hãi kinh, mà té nhào xuống ngựa bây giờ, danh ta đồn cả thiên hạ, tiếng ta dậy trong trời đất, đi chẳng đổi tên, ngồi không cãi họ, vốn ta người ở Sơn đông, phủ Đoài Châu, lúc chiến quốc một mình chiếm núi Hồng sơn, tung hoành thiên hạ, đánh nước lớn, lo vàng chẳng lấy, giết nước nhỏ, dâng báu chẳng màng, may ở núi Hổ khưu động Tàng Tiền, tu chơn luyện tánh, họ Liễu tên Đạo Chích, chữ là Triển Hùng”. Vương Tiễn nghe nói cười rằng:

“Té ra chơn nhơn đó sao? Tôi nghe tiếng đã lâu hôm nay mới gặp, chẳng biết tôi có tội chi xúc phạm, phải nhọc đến tiên trường xuống núi, xin phân cho tôi rõ”. Triển Hùng nạt rằng:

“Đồ khốn kiếp, ta cùng mi ngày nay không oán, ngày trước không cứu, như thuyền cùng ghe không đi chung một ngả, vì cớ nào hôm nay mi lại mắng ta, mi dùng tản thiên tiễn đâm chết người, lại đến giựt thây của người nữa, muốn giết hết cho tuyệt, thiệt mi lòng độc tợ lang, coi ta lấy đầu đây”. Nói dứt lời cử đao nhắm đầu Vương Tiễn chém xuống. Vương Tiễn hươi mâu rước đánh, hai người đánh vùi rất nên hung dữ chưa định hơn thua Triển Hùng tường thầm rằng:

“Vương Tiễn võ nghệ chẳng súthơn mình, chi bằng dùng phép bửu giết tiết đồng tiên, dài chừng năm tấc tên là như ý hồ ví, Triển Hùng miệng niệm chơn ngôn, xảy thấy ngọn mâu đâm tới, Triển Hùng lật đật hươi đao đánh ra, tiếng nghe rang rảng, thuận tay liệng cái như ý trên không nạt rằng:

“Vương Tiễn chớ ỷ mạnh, coi bửu bối ta”. Vương Tiễn nghe nói quay đầu thấy một cây đồng tiên sáng rỡ bay rớt xuống đầu một cái, té sấp trên ngựa thổ huyết chạy dài. Triển Hùng nói:

“Vương Tiễn ra chẳng rượt đâu, hãy chậm rãi mà đi, chẳng qua là ta làm cho ngươi biết một cái lợi hại mà thôi, nếu còn hung hăng nữa thì cái đao này chẳng dung”. Nói rồi niệm chú thâu bửu bối, quày nai dẫn chúng tướng đánh trống thắng trận, kéo binh về dinh, Tôn Tẫn vào trướng thưởng công.

Nói về Vương Tiễn thua chạy về dinh xuống ngựa, Vương Bôn phò đạo trướng ra mắt Thủy Hoàng mà xin tội. Thủy Hoàng thấy Vương Tiễn mặt như giấy vàng, môi tái, mũi xanh thì nói:

“Nhà ngươi khi nãy như oanh oanh liệt liệt, đòi ra giựt thây Tôn Tẫn, làm sao mà về coi bộ tướng như vậy?”. Vương Tiễn tâu rằng:

“Tôi ra kêu đánh, không dè trong dinh Yên, xông ra một đạo nhơn, là Liễu Triển Hùng thưở xuân thu, người ấy mạnh mẽ dị thường, tôi bị nó đánh một cây đồng tiên, mười phần lợi hại”.

Thủy Hoàng nghe nói cả kinh, nói:

“Không xong, ta tưởng lại Liễu Triển Hùng ở núi Hồng sơn một mình và làm đầu hết, nay xuống giúp nước Yên, nếu chọc đến va e chẳng khỏi một phen khốn hại, thôi thôi, Điện tây hầu hãy ra truyền lịnh cho chúng trướng nhổ trại về nước, đánh đi kẻo vướng nó mà khốn bây giờ”. Vương Tiễn nói:

“Hôm nay tuy rằng bại trận, song phép bửu hãy còn, xin chờ vài ngày cho dấu thương tôi lành sẽ dùng bửu Tiễn cách dinh bắn nó”. Nói rồi từ giã trởvề dinh mình, cỡi giáp Tiễn cách dấu thương như miệng chén, trong lòng càng tưởng càng giận.

Chương 23 : Hai chơn nhơn trúng báu bỏ mình; Liêm tiểu thơ từ thầy về phủ

Nói về Vương Tiễn từ giã về cung, cỡi giáp xem thấy dấu thương bầm đen, sưng cao hai tấc, lật đật dùng linh đơn điều trị, nghĩ tới chừng nào càng thêm giận lắm, bèn nói với Vương Bôn rằng:

“Con phải sắm hương án cho sẵn, qua giờ ngọ đặng ta liệng tản thiên tiễn, mà giết thằng thất phu Triển Hùng cho rảnh để trả cái cứu một roi”. Vương Bôn nói:

“Khi nãy sao cha không liệng cái tên ấy mà giết phứt nó cho rồi”. Vương Tiễn nói:

“Vốn chưa rõ, lúc giao chiến đó không nhằm giớ tý, giờ ngo.

làm sao mà liệng được, thôi bây giờ cũng đã gần đến ngọ, vậy sao sắm hương đăng cho mau, để ta chúc cáo tổ sư, liệng cây bửu tiễn, làm cho nó phải chết liền trước mắt”. Vương Bôn vâng mệnh lập tức dọn hương đăng huê chúc xong rồi. (Nguyên Vương Tiễn bị Triển Hùng đánh một roi lòng sanh cứu oán, mà sợ Triển Hùng là vi.

anh hùng, nên chẳng dám giao chiến, cho nên cách dinh liệng tên tới đâm Triển Hùng, bắt chước theo cách giết Tôn Tẫn lúc nọ).

Nói về Triển Hùng đánh Vương Tiễn một gậy đắc thắng về dinh ăn mừng, đang ăn uống vui cười, Triển Hùng nói với Tôn Tẫn rằng:

“Vì làm sao lúc thân ta mỏi mệt đứng ngồi không yên, hay là có việc chi bất tường chăng? Ngươi hãy đoán thử coi, kiết hung thế nào?”. Tôn Tẫn co tay suy đoán, hãi kinh thất sắc, hối người dẹp tiệc.

Triển Hùng hỏi:

“Hiền điệt chiêm coi thế nào?”. Tôn Tẫn sa nước mắt kêu:

“Sư thúc ôi! Không xong rồi, mang ơn sư thúc xuống núi giúp tôi, roi đánh Vương Tiễn nên cứu oán, nay Tần tặc cách dinh liệngtên, giây phút đây sư thúc chẳng còn”. Triển Hùng thất kinh hỏi:

“Vậy chớ Vương Tiễn liệng tản thiên tiễn mà giết ta sao?”. Tôn Tẫn nói:

“Đến giờ ngọ ba khắc, thì nó cách liệng tên mà giết sư thúc đó”.

Lúc ấy Liễu Hùng tam hồn phách tan hết, tay nắm TônTẫn nói rằng:

“Tưởng lại lúc ta còn trẻ, tung hoành thiên hạ, bấy nhiêu anh hùng hảolớn, chưa từng thua ai, từ lúc ta hồi tâm học đạo, tụng sách Huỳnh đi mong lòng tu chơn dưỡng tánh, chẳng dè ngày ấy chết tại chốn này, mới biết sanh có ngày, chết có thưở ấy là số mạng ta phải như vậy”. Nói rồi thảm thiết khóc vùi. Cổ Đạt đứng kế bên, mặt buồn dàu dàu, chẳng biết kế chi tính được. Mao Toại cười ngất nói:

“Cái bộ tưởng cao lớn dềnh dàng như vậy mà còn tham sanh, úy tử:. Triển Hùng nói:

“Thằng lùn, cùng bởi tại mi khích ta xuống núi, hôm nay giặc nó liệng cái tản thiên tiễn đánh ta, mạng trong giây phút, mà chẳng biết thương nhau, trở lại vui cười, ngươi là người gì vậy?”. Mao Toại nói:

“Chớ rộn ràng, ta có phép cứu người được như chơi”. Triển Hùng nói:

“Ngươi có phép chi, xin ra ơn cứu giúp giùm”. Mao Toại nói:

“Nếu ngươi muốn cứu, trước phải rót một chung trà, rồi lạy mà kêu ta bằng thầy, thì ta đi ăn trộm cái tản thiên tiễn về đây ắt không hề chi sợ”. (vốn lời nói ấy chẳng qua là Mao Toại nói láo chơi đó mà thôi). Chúng nhơn nghe nói thì la hay lắm, hay lắm. Tôn Tẫn nói:

“Chẳng cần sư thúc chậm trể, để tội thế nhọc cho sư thúc, rót trà mà lạy”. Mao Toại nói:

“Lời ấy chẳng qua là tôi nói chơi đó, sao chúng ngươi tưởng thiệt, cúi đầu lạy tôi”.

Triển Hùng nói:

“Mạng ta sớm tối phải chết ở đây, sao ngươi lại phân chơi giỡn”. Cô?

Đạt nói:

“Chúng ta trà đã châm, đầu đã lạy, đi chẳng đi mặc tình ngươi đó”. Tôn Tẫn nói:

“Chẳng nên chậm trễ, hay đi cho mau”. Mao Toại nói:

“Đợi ngươi uống trà chẳng là trễ còn gì”. Mao Toại nói:

“Trời còn sớm lắm”. Tôn Tẫn nói:

“Trời còn sớm lắm”. Tôn Tẫn nói:

“Chẳng sớm đâu, qua giờ ngọ ba khắc, thì nói liệng tên, bây giờ đã đến giờ tỵ rồi”. Mao Toại nói:

“Tam ca nói lời chi vậy”. Tôn Tẫn nói:

“Giờ ngo.

thì nó liệng tên, bây giờ đã tới tỵ rồi, hãy đi cho chóng”. Mao Toại nói:

“Thôi, chúng ngươi xách đao lại mà giết phứt ta cho rảnh”. Cổ Đạt nói:

“Khi không mà giết ngươi làm sao?”. Mao Toại nói:

“Chúng ngươi thật là hồ đồ, quên hết cái phép ăn trộm đi rồi, xưa nay hễ ăn trộm thì có hai câu khẩu hiệu:

Du phong mạt du tiết, du vũ mạt du nguyệt (là nói trời gió thì đi ăn trộm, trời tuyết chẳng nên đi, đi trời mưa chớ đi lúc có trăng). Rất đỗi mặt trăng chói sáng, còn bóng mà biểu ta đi ăn trộm nỗi gì, có khi nó chưa liệng tên giết người đâu, thôi ngươi đem ta ra mà khai đao trước cho rồi, thiệt đi không đặng”. Chúng nhơn nói:

“Thiệt ngươi không đi sao?”. Mao Toại nói:

“Bây giờ thiệt không dám đi”. Triển Hùng nói:

“Thằng ăn trộm, ta ở trong động tu chơn sung sướng vô cùng, lại ngươi khích ta xuống núi, ta chết chẳng khứng dụng ngươi, làm sai ta cũng kêu ông Nam Cực sai ngũ lôi đến mà đánh ngươi thì ngươi cũng không sống được”. Mao Toại nói:

“Chúng ngươi đều là người nóngnảy, chớ nên kinhhồn, để ta tới đó coi thử, như ăn trộm ban gày đặng, thì ta lấy về, ấy là các số mạng ngươi chưa đến, như lấy không được thì chớ oán giận ta”.

Nói rồi đứng dậy, vội vàng ra khỏi dinh, cỡi kim quang bay tới dinh Tần, xem thấy đao thương như bông lúa kiếm kích tợ rừng gai, rất nên tề chỉnh. Mao Toại niệm chú ẩn thân vuốt vào dinh Tần, bụng nghĩ rằng:

“Ta biết chỗ nào là dinh Vương Tiễn mà vào, vả chăng va làm chức tiên hành quan chắc ở gần cung tử vi”.

Còn đang suy nghĩ, xảy thấy một người tướng quân còn trẻ, bưng bàn hương án. Mao Toại biết là vương Bôn con nuôi của Vương Tiễn, nói thầm rằng:

“Có khi đây là dinh của Vương Tiễn chăng?”. Ngó thấy Vương Bôn đốt nhang đèn, đứng một bên hầu chực, rồi thấy Vương Tiễn cầm cây tản thiên tiễn ở trong bước ra nên cung kính, đê?

trên bàn hương án. Mao Toại nghĩ thầm rằng:

“Làm sao mà lấy được nếu ta lại giựt, thì mắc có Vương Bôn đứng một bên chẳng lìa, chi bằng chờ nó quay chỗ khác, mình sẽ xuống tay”. Rồi tàng hình tới đứng bên bàn, ngó thấy Vương Tiễn mệng đọc thần chú, Mao Toại vừa muốn xuống tay lấy tản thiên tiễn, tức thì cây lên chẳng thấy, ngước mặt lên xem, ngó thấy tản thiên tiễn bay xẹt trên mây. Mao Toại chắt lưỡi dậm chân nói:

“Không xong, ăn trộm không được, e khi tánh mạng mình khó giữ. Liền độn thổ chun vào đất Nói về Tôn Tẫn thấy ngoài trướng hào quang muôn đường sáng chói xoay vần, trong lòng rộn tan nói:

“Sư thúc ôi, không xong, tản thiên tiễn tới kia”. Triển Hùng nghe nó, cả kinh thất sắc, mắng rằng:

“Hay cho thằng lùn, không phải nó đi ăn trộm tên, rõ ràng là nó đi xúi người liệng tên mà giết tôi đó”. Bèn hối quân dẫn mai huê lộc đao nhảy lên. Tôn Tẫn thảm thiết, nước mắt chứa chan, hỏi rằng:

“Sư thúc đi đâu vậy?”. Triển Hùng nói:

“Người ta liệng tên tới đâm tôi, tôi há đi ngồi trong trướng mà chịu chết sao, dấng đại trượng phu sống nào vui, chết nào sợ, dẫu có chết cũng giết ít đứa mà thường mạng rồi. Quyết đến xông phá dinhTần, giết cho nó ngựa ngã người nghiêng, dẫu tên có đến mà đâm tôi, cũng chẳng uống gì?”. Nói rồi quất nai ra dinh, Cổ Đạt chạy theo lược trận, Tôn Tẫn truyền lệnh chúng tướng bảo hộ liễu chơn nhơn, ra đó tùy cơ ứng biến. Triển Hùng tuốt đến dinh Tần kêu đánh, quân vào báo cho Vương Tiễn, Vương Tiễn cười nói:

“Hay cho thằng Triển Hùng không biết chết, bửu bối bay ở trên không, hễ rớt xuống thời mạng ngươi hết rồi, sao còn dám ở trước dinh kêu đán. Truyền cho quân binh giữ gìn nghiêm nhặt, có chửi mắng thì trối kê.

nhà nó”. Chúng tướng vâng lệnh phòng giữ.

Nói về Triển Hùng đang lâm chiến, xảy nghe trên mây tiếng nổ vang rân, dừng nai ngước mặt lên coi, thấy một cục sáng đỏ cây thần tiễn chói ngời rớt xuống ngay đầu. Triển Hùng xem thấy rõ ràng, hồn bất phụ thể, bỗng nhớ trực nói:

“Nó có bửu bối, ta không bửu bối sao? Chi bằng ta liệng cái bửu bối của ta lên, đặng đánh với tản thiên tiễn, coi thử thế nào?”. Tính rồi lấy ra một cái như kim tiên, cầm nơi tay, miệng thì đọch chú, nạt một tiếng kim tiên bay bổng trên không, thần tiễn bay xuống, bửu bối đánh với bửu bối, vốn kim tiên là hổ vĩ, có thần tiễn là cù long, rồng cọp đánh nhau ở giữa trời, tiếng nghe rang rảng. Triển Hùng thấy kim tiên đánh tản thiên tiên bay xuống không được trong lòng rất mừng, nói:

“Cái bửu bối của mình tài năng như vậy, ắt chẳng hề chi, sao chẳng phá dinh nó cho rõ tài thủ đoạn ta”. Nói rồi giục mai huê lộc vào dinh Tần, hươi đao đánh giết, binh Tần kêu khóc vang trời, lật đật chạy vào báo cho Vương Tiễn, Vương Tiễn cả knh thất sắc nói:

“Vì làm sao đã đến giờ ngọ ba khắc, mà không đâm nó chết, để cho nó đánh phá vào dinh, vì cớ chi vậy?”. Quay đầu xem thấy kim tiên thần tiễn đang ở giữa thinh không đua đánh, thì biết là Triển Hùng, liệng bửu bối đánh với thần tiên ta, chi bằng ta lén thỉnh thần, phá cái bửu bối ấy mới xong”. Liền niệm chơn ngôn, xảy thấy một vị thần tướng, đến trước cúi mình hỏi rằng:

“Đòi tiểu thần có việc chi chăng?”. Vương Tiễn nói:

“Không việc chi đâu, dám nhọc đến tôn thần, nay có Triển Hùng dùng kim tiên đánh đở bửu bối tôi, cho nên chẳng hơn nó đặng, xin phiền Tôn Thần giúp sức, phá kim tiên cho làm tản thiên tiễn thành công, chẳng được trái lệnh”. Đinh giáp thần làm chỉ, ra phép thần thông phá mất km tiên.

Lúc ấy tản thiên tiễn bay xuống, Triển Hùng quay đầu chẳng thấy kim tiên, thấy tản thiên tiễn bay tới ngay đầu, la không xong quay nai tháo ra, toan chạy trốn, song chạy đâu thoát khỏi, bị thiên tiễn đâm nhào xuống lộc, chúng tướng xông ra giựt thây khiêng về. Cổ Đạt thấy Triển Hùng chết, trong lòng giận lắm, song biết giơ øngo.

rồi, thì thiên tiễn chẳng làm chi được, bèn chạy tới dinh Tần, kêu lớn rằng:

“Vương Tiễn hãy ra mà chịu chết”. Quân vào phi báo, Vương Tiễn nghe nói thiên tiễn đâm Triển Hùng chết rồi, thì niệm chú thâu thần tiễn về rồi đề mâu lên ngựa ra khỏi cửa dinh, xem thấy một tên đạo nhân mặt mày dữ tợn, đang điệu võ giương oai, Vương Tiễn nạt rằng:

“Yêu đạo kia, mi ở xứ nào, sao dám đến đây chịu chết?”. Cổ Đạt mắng rằng:

“Thằng lọ nồi, mi giết anh ta cứu ấy chẳng dung”. Nói dứt lời, hươi gươm chém sả. Vương Tiễn cùng cử mâu rước đánh, đánh tới vài mươi hiệp, xảy nghe luồng gió bay tới, giữa thinh không có tiếng người kêu, nói:

“Hiền đệ, ráng giết nó mà trả thù cho anh”. Lúc ấy Tiêu Cổ Đạt đang đánh với Vương Tiễn, xảy nghe có tiếng người kêu, liền ngước mặt lên xem bị Vương Tiễn đâm một mâu trúng yết hầu té nhào xuống đất, chúng tướng áp giựt thây đem về dinh, quân vào báo cho Tôn Tẫn hay rằng:

“Tiêu Cổ Đạt, Liễu Triển Hùng đều bị tử trận hết”. Tôn Tẫn nghe báo, thương xót không cùng, khóc nói:

“Hai tổ sư vì tôi, nên đến đây bỏ mạng!”. Bèn hối quân sắm quan quách Tẫn liệm. Mao Toại nói:

“Tam ca chớ thương khóc làm chi, lúc ở trên núi, tôi năn nỉ hết lời, còn thiếu một điều lạy nữa mà va cũng chẳng đi, tôi ngỡ là va có tài phép chi giỏi, không dè dở thật, đánh không hại Vương Tiễn, mà để cho nó giết đặng mình, thì cũng chẳng nên tiếc mà làm gì”. Tôn Tẫn nói:

“Mao hiền đệ chớ phân lời ấy không nên, vả hai sư thúc bị thác cũng bởi em nói khích làm cho giận nên mới đến àm mắc tai nạn, và người cũng có lòng tốt mà đến giúp anh”. Bèn truyền bảy lễ vật điện tế vong linh, Tôn Tẫn bước tới quan tài quỳ lạy, khóc lóc một hồi, rồi mao Toại cùng chúng tướng ra lạy, tế xong, dặn Vân Thông cùng mấy tên học trò đem quan tài mai táng, rồi Tôn Tẫn viết một lá thiệp giao cho Tôn Yên và dạy rằng:

“Ngươi coi trong thiệp này mà làm, không đặng trái lịnh”. Tôn Yên lãnh thiệp, xem thấy dạy lấy ba ngàn cây gỗ, lảm ba trăm cái xe, trục rộng năm thước, dài một trượng năm tấc, trước xe làm một cây ngang, mỗi bánh xe đều cột trường thương, đoản kiếm vòng theo hai phía, trong xe để một cây bá tư?

pháo, hẹn trong mười ngày xong hết các việc, Tôn Yên coi rồi lật đật kiếm một chỗ đất trống dưới núi, cất trại khởi công đốc làm linh xa.

Nói về núi Bạch Huê, bà Lão mẫu, đang ngồi trong động, kêu Thẻ Vân đồng nhi dạy rằng:

“Mi kêu Sư muội (là chị em bạn học) của mi ra đây cho ta”. Đồng nhi vâng mạng ra sau động kêu Liêm tiểu thơ vào dưới bồ toàn, lạy ra mắt rồi quỳ xuống, Lão mâu nói:

“Thầy kêu con đến đây chăng có việc chi, nguyên vì vua Tần dấy động can qua, Vương Tiễn gồm thâu sáu nước, trước đánh Giới Bài, anh em con bị chết, kéo binh tới Dịch Châu, họ Tôn bốn người đều bỏ mạng nơi gươm báu, nay Tôn Tẫn xuống núi ở ngoài thành Dịch Châu giao chiến đã lâu, nay thầy cho con xuống đó, một là phối hiệp lương duyên, con có phận Chiêu Vương (là vợ vua) bên nước Triệu, vốn ý trời đã định, thầy đâu dám trái, hãy sắm sửa mà đi cho mau”.

Liêm tiểu thơ nói:

“Thằng Vương Tiễn ấy là thằng bậc nào mà họ giết họ Liêm tôi và chacon họ Tôn, đều chết sạch, hung hăng dữ tợn như vậy?”. Lão mâu nói:

“Con chưa rõ nó vốn là con nuôi của cha con ngày trước, tập luyện thương pháp rồi nó trốn đi tới Đông hải, nước Ảo Ly, động Vân Quang, học phép với ông Hải Triều thánh nhơn, vâng sắc Ngọc đế gồm thâu lục quốc, nó có cây tru tiên kiếm, tản thiên tiễn, hai vật bửu bối ấy, rất nên lợi hại đánh được kẻ tiên phàm”. Tiểu thơ nói:

“Nó vâng ngọc chi phò tá giang san nhà Tần thì làm sao mà hơn nó được?”. Lão mẫu nói:

“Con hãy đi đi không hề gì, Trượng phu của con là Tôn Yên vốn là sao kim tinh giáng phàm, có phước đế vương ba năm sáu tháng, nơi trước Triệu, đất Hàn Đang, con có phận Chiêu Vương hoàng hậu, nay con xuống đó vừa kỳ vợ chống hội hiệp, trả thù rạng danh”. Tiểu thơ nghe nói hai chữ phu thê, thì đỏ mặt tía tai thẹn thùa khôn xiết, ngầm nghĩ hồi lâu bẩm rằng:

“Nay con học tập chưa thông, e khi xuống đó không ích gì?”. Lão mẫu cười nói:

“Con chớ quá lo, nay đao thiên tiễn, chưa có vật chi chế trừ, hãy theo ta cho bửu bối này”. Nói rồi đứng dậy bước ra sau động. Tiểu thơ theo đến nơi, lão mẫu lấy ra một cái pháp bửu giao cho tiểu thơ mà nói rằng:

“Vật này kêu là cái thiên thế, hễ tản thiên tiễn thấy nó tức thì tự nhiên phản bổn hoàn nguyên”. Tiểu thơ tiếp vâng pháp bửu, rồi hỏi rằng:

“Nay có qua luôn Dịch Châu hay là trở về nước Triệu?”. Lão mẫu nói:

“Trước về nước Triệu, sau tới Dịch Châu, ghi nhớ vào lòng quyết chẳng nên sát hại Vương Tiễn”. Tiểu thơ nói:

“Con xuống núi chưa có binh khí, biết lấy gì mà đối địch?”. Lão mâu nói:

“Ta có một cây kim bối tù nhung đao, xứng tay con dùng, vậy để thầy đưa trước xuống nơi huê viên nhà con rồi con Bạch Huệ, cỡi mây bay về đến thành Hàn Đang, xuống mây đi bộ vào thành, Tiểu thơ nghĩ thầm rằng:

“Ta là con gái, chưa từng ta khỏi cửa buồng, vì ba năm trước du ngoạn nơi chốn huê viên, thánh mẫu hóa trận thần phong đem ta lên núi tu chơn học đạo, hôm nay về đây thì biết nhà ta ở chỗ nào?”. Ngẫm nghĩ một hồi sực nhớ rằng:

“Lúc nhỏ ta ở nhà có nghe nói nơi tây phủ là chỗ nhà ta, chi bằng tới trước đó, hỏi thăm người sẽ rõ”.

Đi một đỗi xảy gặp ông già đàng kia đi lại. Tiểu thơ kêu lão ông:

“Tôi xin hỏi một điều, chẳng hay ông có biết Tây dinh phủ đi đường nào chăng?”. Oâng già ấy đáp rằng:

“Cô muốn hỏi Tây phủ Liêm lão gia phải không? Cách đây chẳng xa, đi thẳng qua phía đông rồi quẹo lại, có một tòa của lớn là chỗ đó, hôm nay không sánh được như khi trước, vì cửa nhà vắng vẻ quạnh hiu, chẳng có tướng quan chầu chực, còn có ít tên gia đình đứng ngoài cửa mà thôi. Tiểu thơ nghe nói từ biệt ông già ấy, qua phía đông đi quẹo lại, quả thấy có tòa lầu, có một tấm biển phết vàng, đề hai chữ Tây Phủ. Tiểu thơ gật đầu than thở, xem thấy một người lão thương đầu (là người đầu bếp) bước ra, thấy tiểu thơ thì hỏi rằng:

“Cô này đứng trước cửa tôi mà ngó chi đó vậy?”. Tiểu thơ coi kỹ, nhìn biết, hỏi rằng:

“Ông có phải là lão thương?”. Tiểu thơ nói:

“Ông nhìn tôi coi là ai đó? ‘. Thương đầu bước lại gần nói:

“Tôi là Liêm Tú Anh đây”. Thương đầu ói:

“Tiểu thơ tôi lúc ba trước bị gió thổi bay mất, nay ở đâu mà về đây?”. Tiểu thơ nói:

“Nay tôi mới về, hãy vào thông báo cho mau”. Thương đầu nghenói vui mừng chẳng xiết, chạy tuốt vào trong. Hễ là người có tuổi tác lớn hơn rồi, thì đầu nặng chân nhẹ, phần thì chạy mau quá, vập nghạch cửa té nhào lăn xuống đất, miệng la vui lắm, vui lắm. Liễu Hoàn cười ré lên, hỏi rằng:

“Lão già, có chuyện chi mà mừng quýnh vậy?”. Thương đầu nói:

“Ngươi mau vào báo cho thái thái hay, nói tiểu thơ của ta đã về”. Liễu hoàn hỏi:

“Tiểu thơ ở chỗ nào?”. Thương đầu nói:

“Đi báo cho mau tiểu thơ còn đứng ngoài cửa”. Liểu Hoàn mừng lắm, chạy tuốt vào hương phongkêu rằng:

“Thái thái vạn thiên chi hỉ, nay tiểu thơ mới về”. Phu?

nhân hỏi:

“Ở đâu?”. Liễu Hoàn nói:

“Đứng ngoài cửa”. Phu nhân nghe nói dường như hột minh châu trên trời rớt xuống bàn tay, lật đật dẫn tỳ nữ nữ ra trước đại môn, ngước mắt ngó thấy quả thiệt Tú Anh, phu nhân bước tới ôm con, hai hàng nước mắt chảy tuôn kêu:

“Con ôi! Từ lúc ở huê viên bị gió thổi mất, đã ba năm bặt vô âm tín, mẹ tưởng là không thấy con được nữa, nào hay hôm nay gặp mặt”. Mẹ con dắt tay vào hậu đường, phu nhân ngồi, tiểu thơ cúi lạy, phu nhân đỡ dạy nói:

“Con chớ làm lễ, hãy ngồi cho mẹ hỏi thăm, từ bấy lâu nay con ở đâu?” Tú Anh nói:

“Lúc tháng ba năm trước, con đi dạo huê viên xem chơi bông trái, chẳng biết ở đâu bay đến một bà già đầu bạc như sương, mà mặt mày còn trẻ, xưng rằng:

“Lão mẫu ở núi Bạch Huê, đi phò hội nơi cung Ngưu đẩu trở về, đang bay trên mây thấy con bèn hóa phép thần phong, bắt đem con về núi, dạy truyền mười tám ban võ nghệ, nay có con học đao mã tinh nhuần, thần thông uẩn diệu, lại có phép hô.

thân, người nói con có phận làm Chiêu Vương, nên sai con xuống núi kiến công lập nghiệp,cùng Vương Tiễn đối địch”. Phu nhân nghe nói, nước mắt ướt mặt, nói:

“Con đi đã ba năm, đâu võ việc nhà, anh lớn của con là Liêm Minh, bất hạnh bị chết nơi tay Bàng Quyên, cha con qua đời, để lại một mình, anh thứ hai của con trấn giữ Giới Bài chẳng dè con là Vương Bôn đầu thuận giặc Tần, anh con giận ra trận cùng Vương Tiễn giao chiến, chẳng may lại chết nơi tay Tần tặc, nay cửa nhà quạnh vắng, may có con về đây cùng mẹ già có bạn, hẩm húc húc già. Nói rồi mũi dạ khóc ròng.

Tú Anh nghe nói, trợn mắt dựng mày mắng rằng:

“Tần Tặc, sao mi dám sát hại anh ta, nay ta xuống núi, quyết cùng mi so tài cao thấp mà trả đại cừu”. Phu nhơn nói:

“Con ôi! Con chưa rõ đặng thằng Vương Tiễn lợi hại không vừa, lãnh binh vây thành Dịch Châu, một nhà họ Tôn bốn mạng đều chết hết, nhờ có con rể ta là Tôn Yên lên núi Thiên Thai thỉnh tam thúc con xuống Dịch Châu bày binh bố trận, nhưng mới nghe cái tiên thiễn của Vương Tiễn bắn chết. Vương Tiễn nó lợi hại như vậy, làm sao mà trả thù được”. Tiểu thơ nói:

“Xin mẹ chớ lo, con trẻ ở trên núi học tập học võ nghệ, tinh thông, vâng mạng thầy xuống núi, nguyện báo cứu lập công, có lẽ nào ngồi ngó sao”. Lúc đang chuyện văn thì trời đã tối, phu nhơn nói:

“Thôi việc báo cứu hãy chậm rãi lo lường, con ly biệt đã lâu, hãy vào tư phòng chuyện vãn, nghi?

một đêm rồi sẽ tính”. Kế liễu hoàn bưng đèn, phu nhơn cùng tiểu thơ vào phòng dùng cơm rồi đi ngũ.

Chương 24 : Tú Anh được phong công chúa; Tôn Tẫn mừng gặp cháu dâu

Nói về phụ họ Liêm, phu nhơn cùng tiểu thơ Tú Anh vào phòng an nghĩ một đêm, qua ngày thứ, tiểu thơ thức dậy, chài gỡ trang điểm xong rồi, vào phòng thăm mẹ, nói:

“Con nay xin bái biệt mậu thân qua Dịch Châu báo cứu”. Phu nhơn nói:

“Con mới về chưa đặng bấy lâu, lẽ đâu vội bỏ mẹ mà đi cho đành? Vả chăng chú con là Tôn Tẫn có ba cuốn thiên thơ, lục giáp linh văn, còn không hơn Vương Tiễn được, mà còn tài cán chi dám cùng nó đối thủ”. Tiểu thơ nói:

“Vì sao mẹ nung chí khí người, mà hạ cái oai phong của mình đi vậy, nội tài phép trong bụng con có sơ.

chi Vương Tiễn, dẫu nó ba đầu sáu tay đi nữa, tới nơi thì con cũng bắt đặng, ấy là lời thánh mẫu dạy bảo con đâu dám trái. Nếu mẫu thân quyết ý, chẳng có con tới Dịch Châu trả thù, thì con xin về núi tiên, bẩm cùng Thánh mẫu rồi con ở luôn nơi đó, phụng dưỡng người đặng cố tu tâm học đạo”. Phu nhơn nói:

“Nếu con vâng lời Thánh mẫu, thì mẹ chẳng ép cầm, vậy để mẹ đi cùng con vào triều ra mắt Thánh thượng, xin một đạo binh mã, và ít tên dõng tướng, bảo hộ vâng chịu, Phu nhơn dạy dọn cơm mẹ con ăn uống xong rồi, viết một tờ bổn chương. Phu nhơn mặc triều phục, mẹ con lên kiệu vào triều, vừa lúc Triệu văn vương ra chầu. Tú Anh đứng ngoài cửa triều chờ chị Phu nhơn vào kim giai lạy ra mắt, trao tờ bổn chương cho quan thị ngự, dâng lên ngự án. Văn vương coi rồi hỏi:

“Phu nhân có một người con gái là học trò của bá Thánh mẫu ở núi Bạch Huệ, học tập đao mã siêu quần, thần thông quảng đại, lời ấy có quả thiệt chăng?”. Phu nhơn tâu rằng:

“Thần thiếp trước mặt đâu dám nói dối”.

Văn Vương hỏi:

“Liêm tiểu thơ tác chừng bao lớn, tên gọi là chỉ”. Phu nhơn tâu rằng:

“Con gái tôi năm nay mười bốn tuổi, tên thiệt là Tú Anh, còn đang đứng trước cửa triều hầu chỉ”. Văn Vương truyền chỉ cho vào. Tú Anh vào đến thềm đá trắng, xưng hô ba lượt, VănVương truyền chỉ đứng dậy, Tú Anh đứng dưới đơn trì. Văn Vương xem thấy nhan sắc nhạn sa cá nép, hoa thẹn trăng nhường, rất nên yếu như vậy sao dám ra trận, mà trong tờ bổn chương nói cũng chưa ắt thiệt, chi bằng đòi lên điện hỏi cho rõ ràng”. Bèn truyền đòi mẹ cho họ liêm lên điện, mẹ con làm lễ xong rồi, văn Vương truyền chỉ cho ngồi. Văn Vương ngó Tú Anh mà nói rằng:

“Cha, anh nàng giúp quả nhân vị nước an bang, danh giươn bốn biển, không dè tận trung bo?

mạng, nay nàng tuy là phận gái dõng tướng mặc dầu, song phận đàn bàm đâu làm nên đặng việc lớn, khi nãy phu nhân có dâng bổn nói:

“Nàng ở núi tiên học tập võ nghệ tinh thông, tài phép gồm đủ, muốn đến Dịch Châu cùng Vương Tiễn đối địch, lời ấy quả thiệt cùng chăng?”. Tiểu thơ tâu rằng:

“Tôi đâu dám vọng tấu:

Tôi vâng mạng thầy xuống núi quyết ý bắt Vương Tiễn trả thù, chẳng có lời chi dám dối, đến chừng ra trận sẽ thấy”. Văn Vương nghe nói cả lòng vui đẹp mà rằng:

“Tiểu thơ qua?

nhiên có tài, thì nước trẫm càng thêm rạng tiếng”. Rồi hỏi phu nhân vậy chớ tiểu thơ có hứa gả nơi nào chưa? Phu nhân tâu rằng:

“Cách ít năm trước, có Nam quận vương là Tôn Tẫn, ở bên Sơn đông, đất Lâm Tri đem dây Ngọc đái đến làm lễ sinh nói cưới cho nhau người là Tôn Yên làm vợ, song chưa động phòng huê chúc”. Văn Vương nói:

“Trẫm có nghe Tôn Yên là tay hảo hán bên đất Dich Châu, vốn cháu ngoại Chiêu Vương nước Yên, dòng dõi công thần, cành vàng lá ngọc, tài mạo thứ nhất, thiệt xứng đôi giai ngẫu, để dẹp yên rồi, về trao trẫm sẽ làm chủ hôn, mà gả cho Tôn Yên trẫm nay tuổi cao tác lớn, gái trái chẳng có. Vậy trẫm phong cho nàng công chúa quý nhơn, nghĩa nữ hoàng cô (là con nuôi) gia phong chức Tảo tây hầu, ăn lương ba ngàn thạch, bạc ròng ba ngàn lượng”. Liền lạy nội thị mở kho tàng bửu, lấy một cái kim bài, một cái áo mảng bào, một sợi ngọc đái, một cái mão tử kim khôi, một bộ giáp vàng, một con ngựa cửu điểm đào huê mà ban cho Vương cô, và truyền chỉ cho Quan lộc bày yến thết đãi, các quan cùng mẹ con phu nhân vào tiệc, giây phút tiệc tan, Văn Vương hỏi Tú Anh rằng:

“Nay con qua Dịch Châu, muốn dùng bao nhiêu người ngựa?”. Tiểu thơ nói:

“Ba ngàn thì đủ, đến mai ngày hoàng đạo rất tốt, con xin khởi binh”. Văn Vương truyền chỉ chọn ba ngàn quân ngự lâm, cấp cho Vương cô, và thương tướng, khôi giáp khí giới hẳn hoi đặng sáng ngày đưa hoàng cô khởi hành, dạy rồi, lui triều vào cung mẹ con tiểu thơ lạy tạ. Phu nhơn đỡ dậy nói:

“Nay mang ơn Thánh thượng, phong cho quý nhơn hoàng cô và chức Tảo tây hầu, binh quyền chẳng nhỏ, khôi giáp ngựa yên đủ hết, còn binh khí dùng vật chi bây giờ?”. Tiểu thơ nói:

“Lúc con xuống núi, nhờ Thánh mẫu thường cho con một binh khí, tên là tu nhung đạo, còn để ngoài huê viên ta, để con ra lấy đem vào”. Tiểu thơ nói rồi, tuốt ra huê viên, tay cầm cây đao vàng sáng giới, lạnh lùng chói mắt, qua?

thiệt một cây đao báu. Tiểu thơ nói:

“Để con nai nịt rồi đi thử cho mẹ coi”. Nói dứt lời, bước xuống lột hết trâm kẹp giắt trên đầu, rồi đội mão lót trong, thay áo gấm chẹt tay, ngoài mặc giáp vàng, đội mão phụng tứ kim khỏi, nai nịt hăn hòi cúi đầu dòm xuống, vùng tức cười. Liễu Hoàn nói:

“Tiểu thơ ăn mặc, đem ra trở nên một viên tướng rất đẹp sao lại cười chí vậy? ‘. Tiểu thơ nói:

“Bây coi khúc trên của ta thì giống là tướng ra trận, mà chân hãy còn mang dép thêu đi, đi sao cho tiện, bây hãy lấy đôi giày trận cho ta”. Tiểu thơ cởi dép thêu, chân mang giày trận, nai nịt xong rồi tay cầm tú nhung đao, bước lên thềm hỏi mẹ rằng:

“Con nai nịt coi thế nào?”. Phu nhân ngó thấy đẹp lòng nói:

“Con là một đứa con gái nhỏ, nai nịt rồi hóa ra một viên tướng đường đường, tề chỉnh, thôi con hãy ra trước sân, thi diễn cho mẹ coi”. Tiểu thơ quày quả trở xuống, cầm đao đánh làm bốn cửa, trên ba, dưới bốn, bên tả năm, bên hữu sáu; đem hết đường huê đao của bá thánh mẫu dạy truyền múa như rồng giỡn, chẳng khác phượng xòe, ban đầu còn thấy bóng, đến sau chẳng thấy hình, phu nhân khen ngợi chẳng cùng, nói:

“Quả thiệt tiên truyền, sánh cùng chúng khác nhau xa lắm, thôi con vào thay khôi giáp nghỉ ngơi đặng sáng ngày còn đi”. Tiểu thơ từ biệt mẹ trở về tư phòng.

Nói về phu nhân đòi tên gia tướng làm đầu dạy rằng:

“Ngươi phải tuyển lựa năm trăm gia tướng trong nhà, đến đây nghe lệnh”. Tên gia tướng đầu, vâng mạng giây phút chọn rồi, dẫn vào soái phủ, dưới nguyệt đài lại làm lễ, đứng phân hai hàng, vòng tay nghe lệnh. Phu nhân nói:

“Chúng ngươi thường mang ơn thái lão gia nuôi dưỡng, hôm nay họ Liêm ta bất hạnh, cha con đều thác, duy còn một mình cô bay đó mà thôi, nay muốn lãnh binh qua Dịch Châu phụ giúp, ta e nó là phận con gái, chưa từng quen việc chinh chiến, cậy nhờ bọn ngươi hết lòng bảo hộ, sách có chữ lòng hết dạ”. Chúng tướng đáp rằng:

“Bọn tôi đâu dám chẳng hết lòng, ra sức bảo hộ cô tôi, qua Dịch Châu giao chiến”. Phu nhân cả mừng dạy tên gia tướng đầu, cấp thường bạc cho mỗi người, và cấp ngựa yên, khí giới đều đủ, đặng ngày mai khởi trình.

Chúng tướng cúi đầu tạ tiểu thợ Qua ngày thứ, tiểu thơ thức dậy, trang điểm dồi mài, nai nịt tề chỉnh, vào triều lạy tạ vua từ biệt. Văn Vương cả mừng bổn thân rót ba chung ngự tửu, bưng trao cho Vương cộ Tiểu thơ quỳ xuống uống rồi, lạy tạ Ơn, trở ra khỏi triều thẳng về Tây phủ; phu nhân đã bày tiệc sẵn, tiểu thơ về dến phủ, xuống yên vào hậu đường, lạy từ mẫu thân. Phu nhân xem thấy sa nước mắt lấy tay đỡ dậy, lòng rất thảm thương, nói:

“Con ôi! Con có đi phải giữ gìn cho lắm, hai bên giao chiến, chẳng phải việc chơi đâu, ấy là tánh mạng rất nên quan hệ, chừng đến Dịch Châu, phải gởi thơ về cho sớm, kẻo lòng mẹ đợi trông, mấy lời con phải ghi nhớ vào lòng còn các việc khác không hơi nào mà dặn hết”. Tiểu thơ lau nước mắt nói:

“Xin mẹ chớ lo, con trẻ biết giữ gìn lấy thân”. Phu nhân dạy Liễu Hoàn rót rượu, kỉnh tiểu thơ một chén cho tráng oai phuông. Tiểu thơ quỳ xuống. Uống rồi lạy ta.

phu nhân thót lên ngựa, dẫn chúng tướng ra khỏi phủ, Liêm phu nhân khóc ngất một hồi rồi trở về phòng.

Nói về tiểu thơ lãnh năm trăm gia tướng đi đến giáo đường, điểm tể nhơn nhã, tề cờ phát pháo, truyền lệnh kéo binh. Đi dọc đường, phép luật trang nghiêm, đến đâu một mảy lông chẳng hề xâm phạm, đi vài ngày, tới phía Tây nam thành Dịch Châu, quan tiền đạo bảo rằng:

“Trước mặt đây, là rừng Giả Trư, núi Thê Bàn, cách thành Dịch Châu ba chục dặm, xin tiễu thơ định liệu”. Tiểu thơ hỏi:

“Từ cửa núi phía Tây qua cửa bên Đông ước đặng bao xạ Gia tướng bẩm rằng:

“Từ Tây qua Đông ước tới mười dặm”. Tiểu thư truyền lệnh dừng binh, phát ba tiếng pháo an dinh lập trại, dựng trướng huỳnh la, tiểu thơ dạy quan kỳ bài lấy một trăm năm chục vải trắng, đem vào trướng mau. Quan kỳ bái liền khiêng một trăm thùng cấp phát cho năm dinh, ba quân lớn nhỏ chẳng luận quan Lam Kỳ, Đốc trận, Đội trưởng, lớn nhỏ mỗi người đều may một cái áo tang, một cái mão viên phó tướng cùng kẻ có chức phận trong năm dinh, mỗi viên may một sợi dây đai, còn năm chục thùng nữa thì phát cho mấy viên phó tướng cùng kẻ có chức phận trong năm dinh, mỗi dinh may một áo tang, một sợi dây tang, dùng bạch kỳ, bạch hiệu, cả dinh đều treo mặc đồ khó, nếu ai trái lệnh cứ quân pháp thi hành. Quan kỳ bái lãnh lệnh, đem vải chia phát các dinh, làm theo thức lệ.

Nói về nhà Tần, ngày kia Thủy Hoàng lên trướng, nhóm đủ các quan văn võ hai bên, Thủy Hoàng hỏi Tử Lăng rằng:

“Trẫm từ lúc dấy binh, diệt trừ sáu nước, đến Dịch Châu chẳng dè gặp Tôn Tẫn, bị thua nó luôn mấy trận, hao binh tổn mã của trẫm rất nhiều, tuy rằng tản thiên tiễn đâm chét Tôn Tẫn rồi, song cũng chưa tưởng giả thiệt, chẳng biết bao giờ bình đặng Dịch Châu, dục dặc lâu ngày, hao phí tiền lương, chi bằng rút binh về nước, sau sẽ chinh phạt”. Tử Lăng tâu rằng:

“Diệt trừ sáu nước đó, nguyên vì ý trời đã định. Tôn Tẫn bất quá nghịch trời làm bậy, nay bị Điện tây hầu bắn chết, đem tôi xem thiên tượng, chẳng thấy sao bổn mạng Tôn Tẫn, chắc chết chẳng sai, nếu Dịch Châu không có người đó, thì phú Yên Sơn sức dễ như thổi lửa. (Nguyên Tử Lăng xưng rằng:

Có tài quan tinh vọng đẩu, nào hay Tôn Tẫn lại biết phép dời sao, mà che mất vì sao bổn mạng của mình, Tử Lăng coi không thấu đặng).

Lúc ấy Vương Tiễn bước ra quỳ tâu rằng:

“Trong dinh Tôn Tẫn mặc đồ tang chế, một ngày khóc ba lần, rõ chắc Tôn Tẫn chết thiệt, tôi thăm nghe đến giờ tỵ, tôi xin ra giựt thây, đem về nhà mà trả thù một gậy, dẫu có ngàn binh muôn ngựa cũng trối kệ, tôi giết nó chẳng còn một đứa, liệu trong dinh nó đâu có người cao danh tướng, nội ngày nay thì Dịch Châu ắt lấy được như chơi”. Thủy Hoàng nghe tấu, lòng rất vui mừng nói:

“Cũng nhờ hai vị lập công”. Vua tôi còn đang bàn luận, bỗng có quân thám thính vào báo rằng:

“Chẳng biết một đạo binh ở đâu kéo tới núi Thê Bàn, rừng Giả Trư nổi pháo anh dinh, nên tôi phải vào báo”. Vương Tiễn nghe nói tâu rằng:

“Xin bệ hạ chớ lo, để tôi sai tướng đến núi Tây Sơn thăm nghe cho minh bạch”.

Vương Tiễn bèn lui về dinh, sai vương Bôn đến đó xem coi. Vương Bôn lãnh lệnh đề đao lên ngựa, dẫn một trăm quân phất cờ nổi pháo, tuốt đến cửa núi Sơn Tây, cách dinh chẳng xa, xem thấy trong dinh ròng những bạch kỳ, bạch hiệu, ba quân đều mặc đồ trắng, trong lòng sanh nghi, chẳng biết binh mã xứ nào mà đến, đang lúc coi ngó, xảy có quân giữ cửa dinh. Triệu xem thấy, nạt lớn rằng:

“Đây là chỗ gì? Mà mi dám đứng đó dòm ngó, sao chẳng đi đi, ta bắn tên xuống chết bây giờ”. Vương Bôn nghe nói, dừng ngựa hươi đao, chỉ quân cửa mà nói rằng:

“Bọn ngươi là binh mã xứ nào, mà dám đóng dinh trại ở đây, mau mời chúa tướng bây ra cho ta hỏi”. Quân vào báo nói:

“Có binh Tần tới thăm nghe tin tức, xin mời tiểu thơ ra nói chuyện”. Tiểu thơ tryền lệnh quân binh lớn nhỏ, sắm sửa nhổ dinh, đến cửa tây thành Dịch Châu ha.

trại. Truyền lệnh rồi, mặc giáp đội mão, đề đao lên ngựa, dẫn tám viên phó tướng và năm trăm gia dinh, phát pháo phất cờ xông ra cửa dinh. Vương Bôn nghe tiếng pháo nổ, biết là tướng giặc ra trận, thấy hai cây cờ trắng, tám viên phó tướng, năm trăm gia đình, phò một vị thiếu niên nữ tướng, lịch sự vô cùng:

Mang giáp liên hườn dậm thủy tinh, Mão vàngbốn phụng chói nên kinh, Lưng eo, mặt trắng ai bì kịp.

Miệng nhỏ môi son quả rất xinh, Giày đóng bông quỳ đi dưới cẳng, Quần màu hoa liễu mặc trong mình, Nhắm coi niên kỳ vừa hai bảy, Thiệt gái tướng quân đáng chủ binh.

Vương Bôn ngồi trên ngựa khen thầm rằng:

“Cha chả, con thiếu niên nữ tướng này làm sao mà mặt mày tươi tốt, quốc sắc thiên hương, nếu ta bắt được nó đem về dinh, thì tâu cùng Tần vương cho ta kết làm chồng vợ, mới phỉ lòng ao ước, song chẳng biết nó là con gái nhà ai, để ta hỏi coi cho biết. Bèn hươi đao chi tiểu thơ mà nạt rằng:

“Nữ tướng kia! Hãy xưng tên”. Xem thấy trước mặt một viên tướng nhỏ, mặc giáp vảy rồng, cỡi ngựa hồng, tay cầm kim bối đao, coi rồi hươi đao chỉ lại hỏi rằng:

“Thằng mặc đồ đỏ kia! Mi muốn hỏi tên Hoàng cô hay sao? Hãy lóng tai mà nghe cho rõ, ta là con gái Liêm nguyên soái, tướng của Văn Vương nước Tirệu, sắc phong Nghĩa nữ Hoàng cô, chức Tảo Tây hầu, cô mi đây họ Liêm tên Tú Anh, vâng chỉ lãnh binh tới DịchChâu trợ chiến”. Vương Bôn nghĩ thầm rằng:

“Vốn là binh mã thành Hàn Đang lúc ta ở Giới Bài nước Triệu, nghe rằng:

“Nơi Tây phủ, có một đứa con gái, bị gió bay mất, khi con này đây chăng!” tiểu thơ nói:

“Tướng kia mi họ tên ta, sao không xưng tên mi ta rõ? ‘. Vương Bôn cười rằng:

“Tiểu thơ muốn biết tên tôi, tôi chẳng phải người nào lạ đâu, vốn con nuôi Điện Tây hầu, họ Vương tên Bôn”.

Tiểu thơ hỏi:

“Vậy mi có phải là tướng của anh ta ở Giới Bài nước Triệu, làm chức Tiên hành quan, là Vương Bôn chăng?”. Vương Bôn gật đầu nói:

“Phải”. Tiểu thơ giận lắm mắng rằng:

“Đồ phản tặc, mi chẳng biết hết trung dân nợ nước, lại đầu thuận Vương Tiễn chịu làm con nuôi mà hại anh ta thác, hôm nay gặp ta, sao chẳng xuống ngựa chịu trói cho rồi, mà trở lại cật hỏi ta, tình thiệt khó dung”. Nói dứt lời giục cương xông ra trước trận, hươi tù nhưng đao lẹ như chớp, nhắm đầu Vương Bôn chém sả, Vương Bôn đỡ khỏi, cười nói:

“Tiểu thơ hãy dừng tay, chẳng biết thuận trời thì còn, nghịch trời phải mất, đất Tây đại Tần vương ứng vận đương hưng, gồm thâu sáu nước, thành Dịch Châu này, cha con họ Tôn đều bị chết sạch duy còn sót một mình Tôn Tẫn đó mà thôi nay đã bị tản thiên tiễn giết rồi, trước mắt rõ thấy nước mất nhà hư, sớm tối đây chẳng còn, nàng có giúp nó cũng tốn công vô ích, chi bằng y theo ta, là lời như vàng đá, nàng hãy xuống ngựa cùng ta vào dinh quy thuận chúa ta, nàng là con nuôi Văn Vương, còn ta là nghĩa tử tây hầu, của nhà xứng đáng, tướng mạo vừa đôi, đặng cùng ta kết nên chồng vợ, vầy nghĩa phụng loan, thì được chồng sang vợ quý, chẳng biết ý tiểu thơ thế nào?”. Tiểu thơ nghe nói mày liễu dựng lên, mắt hạnh tròn vo, mắng rằng:

“Đồ phản tặc, sao dám buông lời ô uế”. Nói rồi tay hươi đao nhắm đầu Vương Bôn chém xuống. Vương Bôn rước đánh đánh đến hai mươi hiệp phép giết nó cho xong hơn. Nghĩ rồi đâm bậy một dao bỏ chạy. Vương Bôn rượt theo. Tiểu thơ mừng thầm, lật đật lấy ra một cái, kêu là tu tiên bài, gõ luôn ba tiếng lớn, xem thấy cả trời mây đen cuồn cuồn, Tiểu thơ kêu lớn rằng:

“Cầu tử!

Chớ chạy, coi thiên binh ta bắt mi”. Vương Bôn đang rượt nghe nói thiên binh liền quay đầu thấy giữa thanh không một đội thần binh khôi giáp rỡ ràng, đao thương nhấp nháng đều những huỳnh cân lực sĩ áp lại vây đánh, làm cho Vương Bôn hồn phách đều bay, té nhào xuống ngựa. Tiểu thơ quày ngựa hươi đao chặt làm hai khúc, rồi đốc tám tên phó tướng cùng gia đình, dẫn ba ngàn quân ngự lâm hai khúc, rồi đốc tám tên phó tướng cùng gia đình, dẫn ba ngàn quân ngự lâm rượt giết binh Tần, như gió thổi lá bay, tợ mưa tuôn hoa rụng, rượt qua khỏi núi bên đông, xem thấy dinh Yên treo đồ tang khó, văng vẳng nghe tiếng khóc, tiểu thơ nghĩ thầm rằng:

“Có khi tam thúc mình quả bị tản thiên tiễn bắn chết rồi”. Bèn truyền lịnh nổ pháo an dinh, Tiểu thơ ngầm nghĩ rằng:

“Tuy tam thúc mình đã chết, song cũng có người quyền chưởng ba quân, chi bằng ta tới dinh người coi cho minh bạch, rồi sau đó ra vào thành ra mắt tổ mẫu cũng chẳng muộn gì”. Nghĩ rồi cởi giáp, mình mặc đồ trắng, dẫn vài tên gia tướng tới trước cửa dinh, kêu lớn rằng:

“Bây hãy vào báo cho Chúa soái hay, con gái Tây phủ Liêm tướng quân là Tú Anh tiểu thơ, đem binh đến trơ.

chiến cùng họ Tôn có nghĩa hôn thân (là nghĩa sui gia) xin vào yết kiến”. Quân vào báo, Tôn Tẫn nghe báo cả mừng nói:

“Té ra cháu dâu ta đến đó”, liền dạy mở cửa rước vào, quân nhân ra cửa, quỳ xuống thưa rằng:

“Nam quân vương dạy thỉnh quý nhơn vào”. Tiểu thơ nghe nói hồ nghi nghĩ thầm rằng:

“Chú ta là Nam quân vương đã chết rồi, vì sao lại có Nam quân vương nào nữa, thôi ta hãy vào trong thì rõ”.

Giây phút vào đến thanh sa đại trướng, ngước mặt xem thấy, ngồi trên trướng một vi.

vương gia, mặc áo bào xanh, đi giày da cá, bên mình có để hai cậy gậy trầm hương, thiệt rõ là Nam quận vương Tôn Tẫn. Tiểu thơ xem thấy nghiêng mình cúi lạy thưa rằng:

“Tam thúc công ơ ûtrên, cháu dâu là Liêm Tú Anh xin ra mắt”. Tôn Tẫn nói:

“Cháu đến đây có việc chi chăng?”. Tiểu thơ bèn đem việc lão mẫu sai xuống núi, và Văn Vương phong làn nghĩa nữ hoàng, cô kiêm chức Tảo tây hầu lãnh binh đến đây giữa đường gặp giết Vương Bôn mà thuật kết lại. Tôn Tẫn vui mừng chẳng xiết, nói:

“Nếu cháu đến đây thì có lo chi Vương Tiễn chẳng chết”. Tiểu thơ nói:

“Vậy chớ trong dinh Tam thúc, vì cớ sao mà cư tang đái hiếu như vậy?”. Tôn Tẫn nói:

“Chú bị tản thiên tiễn hại chết, may nhờ Mao Toại cứu sống, nhơn đó mai danh ẩn tích làm kế khóc tang, đặng bắt Vương Tiễn, chẳng dè nay cháu đem binh đến giúp, thì ắt có ngày việc lớn thành công”. Bèn dạy gia tướng đưa quý nhân vào thành, ra mắt Tổ mẫu. Tiểu thơ từ biệt ra khỏi dinh, lên ngựa cửu điểm đào huê, chúng tướng phò hộ vào thành, đưa đến phủ Đô úy ra mắt Yên Đơn công chúa, cùng hai vị Cao Lý phu nhơn.

Nói về binh Tần thua chạy về dinh, vào báo cùng Vương Tiễn. Vương Tiễn nghe báo cả kinh, kêu luôn vài tiếng, khóc rống lên rằng:

“Tiếc thay! Ta ở Giới Bài nhìn con làm nuôi, có lòng trông bầu bạn trọn đời, chẳng dè ngày nay tử vu phi mạng, ta nguyện sẽ bắt tiện tỳ chặt làm muôn khúc, mới hết nư giận”.

Nói về Tôn Tẫn lên trướng, quân giữ cửa báo nói:

“Có Tôn tướng quân hầu lýnh”. Tôn Tẫn cho vào, Tôn Yên vào lạy ra mắt, rồi bẩm rằng:

“Cháu vâng mạng tạo tác binh xa ba trăm cái, nay đã hoàn thành tâu cung Chiêu Vương rằng:

“Đến mùng ba tháng là ngày huỳnh đạo, thì đệ linh cữu cha anh cùng cháu ta chôn nới túc Tức Mặc, xin cậy người cho hai mươi bốn tên thầy chùa, hai mươi bốn tên đạo sĩ đưa lýnh cữu, và xin thánh thượng dẫn văn võ trong triều đưa ra một đỗi, rồi cháu về phủ bẩm cùng Tổ mẫu và Mẫu thân hay rằng:

“Ngày mồng ba tháng thì tống táng, phải truyền cho gia đình bất kỳ trai gái, lớn nhỏ đều mặc đồ trắng để tang, ngồi kiệu trắng, sắm sanh lễ vật sẵn sàng, chẳng đặng chậm trễ”. Tôn Yên cỡi ngựa vào thành, tâu cùng Chiêu Vương và vào bẩm Tổ mẫu đến ngày mồng tháng thì tống táng linh cữu.

Chương 25 : Ngày mai táng, Tôn Tẫn định kế; Đến giựt thây, Vương Tiễn bị cầm

Nói về Tôn Tẫn dạy Tôn Yên vào thành sửa soạn tống táng, các việc xong rồi.

Tôn Tẫn cúi mình vòng tay nói với Mao Toại, Văn Thông rằng:

“Xin cậy hai thầy trò em đến ngày mồng ba tháng Mười, lúc đi táng làm ơn thế cho ta mà cầm cờ dẫn hồn, việc ấy thầy trò em chấp chưởng”. Mao Toại nói:

“Chướng cho lão này, ta đã cứu người đặng sống, sao trở lại ta lắm vậy?”. Tôn Tẫn nói:

“Nào tôi dám khi bạc em đâu?”. Mao Toại nói:

“Anh còn nói chẳng khi bạc, sao dám ma của nhà anh mà bảo thầy trò tôi đi cầm cờ thế, chẳng gọi khi bạc thì gọi là chỉ ‘. Tôn Tẫn cười nói:

‘Số là em biết một chưa biết hai, em có biết anh trá tử mai danh đó mà làm chi không?”.

Mao Toại nói:

“Tôi dễ chẳng biết sao, anh sợ cái tản thiên tiễn của Vương Tiễn đến giết nữa nên phải giả chết giấu danh”. Tôn Tẫn cười nói:

“Em đâu rõ đặng cái kế khốc tang của anh làm”. Mao Toại nói:

‘Sao kêu là kế khốc tang?”. Tôn Tẫn cười nói:

“Đến mồng tháng thì anh đưa linh cửu an táng, chắc làm sao dinh Tần cũng hay biết, ắt nó sai tướng cướp thây; thầy trò em cầm cờ dẫn chúng nó đến núi Tức Mặc, rồi ra tài thần thông của em, phất cờ ấy lên, gió cát cả dậy, làm cho kinh loạn quân lýnh của Tần, chừng đó anh buông xe vạn nhẫn (là xe có gươm đoa) giết chúng nó một manh giáp chẳng còn, rồi thầy trò em bay đứng giữa thinh không, hóa phép là giông gió, đá cát liệng binh Tần, rồi kéo binh rượt giết, làm chúng nó đầu đuôi không tiếp nhau đặng hai bên đều có giặc, kêu là khốc tang, xong việc công lao cầm cờ ấy, đều nhờ tài phép của thầy trò em, sao gọi rằng ta khi dễ? ‘. Mao Toại nói:

“Nguyên anh có diệu kế dường ấy, tôi đâu biết đặng, thôi để tôi cầm cờ thế cho”.

Tôn Tẫn dạy Triển Ngai dẫn thợ đi trước lên núi Tức Mặc, có một chỗ ngọn ngưu, đất tốt, ở giữa đào một cái huyệt an táng thái lão gia, rồi đào hai cái kim tĩnh hai bên mà chôn đại lão gia và nhị lão gia, rồi đào một cái mim tĩnh cách cái huyệt đại lão gia ít bước nơi ấy mai táng Tôn Thoại Hoa, và dọn đồ ế tế vật cho sẵn, chẳng đặng trái lịnh. Lại dạy Triển Lực rằng:

“Ngươi lãnh linh phù của ta, tới núi Tức Mặc, đem ba trăm xe vạn nhẫn, cứ bố theo ngũ hành, mỗi cái xe dán một lá bùa, sai một tên quân ở giữ, hễ nghe pháo nổ thì gỡ bùa, rồi quân sĩ ấy phải chạy đi chỗ khác nhau”. Đoạn sai Ngô Năng lãnh pháo từ mẫu (là cây pháo nổ một trăm tiếng) phu.

giúp Triển Lực đến núi Tức Mặc, mỗi xe đều có một vị mẫu tử pháo, hễ thấy Triển Lực gỡ linh phù thì liền đốt pháo, chẳng đặng trái lịnh, ba tướng lãnh kế ra đi. Tôn Tẫn dạy mời Triệu Vương cô đến nghe lịnh. Tú Anh vào trướng ra mắt. Tôn Tẫn nói:

“Ta làm một chước khốc tang kế, đặng bắt Vương Tiễn đến ngày mồng tháng thì táng an linh cữu, cháy hãy cầm đao lên ngựa bảo hộ Yên Đơn công chúa, cả nhà lớn nhỏ, hễ nghe pháo nổ thì cháu đánh trở lại, rượt giết binh Tần”. Tú Anh lãnh lịnh về dinh sắm sửa. Tôn Tẫn lại sai sáu hướng Toàn Sơn đem mộtngàn binh mã mai phục hai bên dinh tần, hễ nghe pháo nổ, lúc cát đá quăng liệng, thì ráng sức đánh vào trong dinh Tần. Sáu tướng lãnh kế ra đi, Tôn Tẫn truyền lệnh điểm ba ngàn quân thiết kỵ, mặc đồ trắng, bảo hộ các quan đưa linh cữu, còn lại bao nhiêu binh tướng ở giữ dinh, chẳng cho loạn động. Sắp hiện đến trước mặt, vòng tay nói rằng:

“Chơn nhơn có việc chi sai khiến?”. Tôn Tẫn nói:

“Nay dưới chân núi Tức Mặc có ba trăm cái xe gươm đao, xin tôn thần điều khiển ba trăm âm binh kéo dãy xe ấy rượt giết binh Tần, bằng trái linh cứ thiên thơ biếm truất”. Tiêu diện quỷ vương vâng lịnh ra đi, điều khiển rồi chờ đến kỳ sẽ làm.

Nói về quân sĩ bên dinh Tần thăm nghe tỏ rõ, vào trướng tâu hết các việc, Thủy Hoàng nghe báo, nói với văn võ rằng:

“Hôm nay có họ Tôn đi chôn, việc ấy thế nào?”. Tử Lăng tâu rằng:

“Bệ hạ thiệt đáng vui mừng, tôi liệu họ Tôn đi chôn thì một nhà năm cái quan tài, chắc làm sao Chiêu Vương cũng đi đưa, và gia quyến lớn nhỏ theo hết, tôi đang định kế đem binh tới đó cướp tang, mà bắt vua tôi nước Yên, lấy Dịch Châu ắt tại phen này”. Thủy Hoàng cảm ứng, kế quân báo nói:

“Có điện tây hầu đến, cònd đang chờ lịnh”. Thủy Hoàng nói:

“Tiên hành quan có bịnh thế nào?”. Vương Tiễn tâu rằng:

“Tôi vì con nuôi tôi là Vương Bôn bị Liêm Tú Anh sát hại, tôi thương xót chẳng cùng, nên nhuốm bịnh sơ sài, nhờ phước lớn bệ hạ, nay đã lành mạnh, vào xin lãnh chỉ ra binh, bắt Tú Anh trả thù”. Thủy Hoàng nói:

“Tiên hành quan chớ nên vội gấp, khi nãy quân vào báo rằng:

“Đến ngày mồng ba tháng Mười thì mai táng họ Tôn nơi núi Tức Mặc, Kim quốc sư định kế cướp tang, chẳng biết ý Tiên hành quan thế nào?”. Vương Tiễn nghe nói rất mừng, nói:

“Tôi vốn sẵn có lòng ấy, xin nhờ kế hay chước diệu của quân sư, phen này ắt đặng thành công”.

Nói dứt lời, xảy có người quỳ xuống can rằng:

“Kế cướp tang không nên làm đâu”.

Thủy Hoàng hỏi:

“Khanh có điều chi cao kiên chăng?”. Cam La tâu rằng:

“Tôi tưởng đi chôn họ Tôn, cả thảy văn võ trong triều đều đi đưa đón, và có binh hùng mười muôn đi theo bảo hộ, thì việc hơn thua cũng chưa chắc đặng, vả lại thừa hung cướp tang, chẳng phải việc thánhnhơn làm như vậy đâu, xin bệ hạ hãy xét lại cho kỹ”.

Thủy Hoàng nghe nói ngầm nghĩ hồi lâu, kể Tử Lăng tâu rằng:

“Lời bàn của Thừa tướng thiệt rất rộng xa, há chẳng nghe hễ đánh giặc thì phải dùng ngụy kế, nay vừa lúc vua tôi nước Yên ra thành đưa tang, phải dùng binh mã mai phục, thì ắt trong một hồi trống bắt đặng, hơn là để nay đánh thành, mai giao chiến, hao tổn tiền lương, ngăn trở ngày giờ, số là ý trờ đã định, xin chúa công rõ xét.

Thủy Hoàng nói:

“Lời quốc sư phân đó phải lắm, chẳng sai, truyền chỉ ba quân lớn nhỏ, mặc tình quân sư điều khiển”. Tử Lăng tạ Ơn về dinh, truyền nổi trống nhóm tướng xem thấy các quan lớn nhỏ kéo vào, Tử Lăng nói:

“Hôm nay, vua tôi nước Yên ra thành tống táng họ Tôn, xin chúng tướng đồng lòng, ra sức bắt sống vua Yên mà bình định đất Dịch Châu, thành công hay không duy tại trận này”. Bèn rút một cây lịnh Tiễn, sai Chương nguyên soái lãnh ba ngàn binh ra cửa phía Đông núi Tức Mặcmai phục, hễ nghe pháo nổ, dẫn binh đánh vào mà bắt vua tôi nước Yên, ấy là công đầu; và sai Triệu Cao lãnh ba ngàn binh mai phụ phía am núi Tức Mặc mai phục, hễ nghe pháo nổ, dẫn binh đánh vô, phụ tiếp Chương Hàng vây bắt vua tôi nước Yên; Ngụy Báo dẫn ba ngàn binh mai phục phía Tây núi Tức Mặc, nghe pháp nổ thì đánh vào, hiệp sức bắt họ Tôn, chớ cho chạy thoát; Lý Thiệt lãnh ba ngàn binh mai phục phía Bắc núi Tức Mặc, hễ nghe pháo nổ thì đánh vào, hiệp sức vây bắt vợ con họ Tôn, chẳng được trái lịnh; và sai Vương Tiễn đem năm ngàn binh rượt theo cướp tang, tới dưới núi Tức Mặc đốt pháo làm hiệu, còn lại bao nhiêu quân tướng giữ gìn bảo giá. Tử Lăng sai khiến xong rồi, vào trướng phục chỉ, các trướng chia nhau ra đi. Quan âm thấm thoát ngày tháng như thoi, xảy tới ngày mồng hai tháng Mười, Tôn Tẫn dạy Tôn Yên đem một cái quan tài không vào trướng, Tôn Tẫn giở cái quan tài ra, lấy một cái pháo lớn bỏ vào đậy nắp lại, dùng đinh đóng chặt, rồi lấy viết đề trên đầu hòm:

Nam quận vương phụ chi cữu viết rồi nói với Tôn Yên rằng:

“Ngày mai ngươi hộ tống linh cữu, hễ gặp binh Tần cướp tang, thì bỏ quan tài của ta lại, còn mấy cái kia thì đem tuốt lên núi, mai táng xong rồi, ngươi phải bảo hô.

vua tôi cùng tổ mẫu Yên Đơn về thành, ấy là một việc lớn, ta giao cho ngươi, thôi hãy vào thành cho sớm, đến canh năm đưa linh cữu ra thành”. Tôn Yên lãnh lịnh, lên ngựa chạy tuốt vào thành, nghỉ một đêm; qua canh năm, các việc sẵn rồi, đưa quan cữu ra thành, sắp đặt mười phần nghiêm chỉnh, rực rỡ chẳng thường, xem thấy cờ xí nhộn nhàng, nhạc trống vang rân, con trai, con gái sắp đặt có hàng, thầy chùa, đạo sĩ tụng kinh tiếp dẫn. Chiêu Vương dẫn bá quan rần rộ đi đưa. Công chúa cùng hai nàng dâu khóc than thảm thiết, Mao Toại cầm cờ dẫn đường, Tôn Yên ở sau phò cữu, Tôn Tẫn lén lén theo sau.

Nói về Vương Tiễn thăm nghe rõ ràng, bèn dẫn năm ngàn binh mã rượt theo, nạt lớn rằng:

“Mau để quan tài lại thì muôn việc đều thôi, nhược bằng chống trả thì người người đều chết”. Quân chạy trở lại hậu đội phi báo, nói:

“Có giặc Tần, Vương Tiễn lãnh binh cướp tang, rượt tới cách chẳng bao xa”. Chiêu Vương nghe báo, mặt mày thất sắc, kêu Nam quân vương hỏi rằng:

“Vương Tiễn đến cướp thây, thì việc ấy biết liệu làm sao bây giờ?”. Tôn Tẫn nói:

“Bệ hạ hãy an lòng”. Nói rồi dạy ba quân cứ việc đẩy xe đi hoài, đừng lo việc chi; ba quân lãnh mạng, người người đều sợ, gìn giữ xe tang, nhắm trước thẳng tới. Vương Tiễn kéo binh rượt theo cách chừng hai lần tên, xem thấy xe tang cùng người ta đều đi trước mặt, hễ rượt theo mau chừng nào thì xe càng chạy mau chừng nấy, còn không rượt thì không chạy (vốn Tôn Tẫn dùng phép độn giáp ngăn cản Vương Tiễn). Lúc ấy, binh mã kéo theo, giá hộ lật đật, bo?

lại một cái quan tài. Vương Tiễn ngó thấy mừng, xem lại cái hòm thấy đề chữ:

“Tôn Tẫn chi cữu, thì nói:

“Tốt à! Nó bỏ thây thằng cụt lại đây, bọn nó đi lên núi rồi, mình dùng một đạo binh mà phủ vây núi này, liệu nó tháp cảnh cũng khó ra khỏi đặng”.

Bèn truyền phát pháo làm hiệu, tức thì nghe nổ một tiếng vang trời, phía đông Nguy Báo, phía tây Chương Hàng, phía nam Triệu Cao, phía bắc Lý Thiệt, ào ra một lượt đánh vây bốn phía, binh Tần la hét vang trời đội đất, vây chặt hòn núi Tức Mặc làm cho Chiêu Vương hãi kinh rộn ràng. Tôn Tẫn thong thả tâu rằng:

“Bệ hạ chớ lo, tư.

nhiên thì có binh mã tới giải vây, chẳng hề chi mà sợ”. Bèn dạy Tôn Yên rằng:

“Giờ tốt đã đến, lo việc mai táng cho xong”. Tôn Yên dọn bày lễ vật cả nhà cúng tế.

Nói về Vương Tiễn cùng bốn tướng vây hết tỏa núi, trong bụng rất mừng dạy gia tướng đem búa đặng bửa quan tài, bắt chước theo Ngũ Viên nước Sởm, quật thây Bình Vương thưở trước, mà đem thây bằng cụt đánh nó ba trăm trượng, đặng rửa lòng hờn, gia tướng vội vàng hươi búa, nhắm trên đầu hỏm bửa xuống tức thì. Hôm ấy bể tan, bày ra một cái thây. Vương Tiễn xem thấy quả thiệt hình dung Tôn Tẫn lửa giận bừng lên, xách roi lại mắng rằng:

“Thằng Cụt, mi có ba cuốn thiên thơ lục giáp linh văn, mà bỏ đâu để chịu chết như vậy, mi ở núi Thiên Thai, tu chơn dưỡng tánh, lại cứu hận gì mà xuống núi, ỷ có cờ Hạnh huỳnh, ba cuốn thiên thơ, đánh ra một gậy, lại bày trận hỏa công thâu đốt binh tần, không đường trốn lánh, theo gió mà chạy, cái nghề ấy của mi nay đâu hết rồi”. Càng nói càng giận hươi roi nhắm đầu Tôn Tẫn đánh xuống lửa văng sáng giới, hổ khẩu tay rúng động, Vương Tiễn thất kinh nói:

“Dữ cho thằng Cụt, chết còn cứng như vậy, chẳng khác xương đồng da sắt”.

Nói rồi hươi mâu đâm nhầu tiếng nghe rang rảng, mũi thương gãy lìa. Vương Tiễn giận lắm nói:

“Quái dữ a! Sao thiệt là cứng dữ, biết làm sao cho được? Hối quân khiêng bỏ, bốn tên quân áp khiêng một thêm tám người, cũng khiêng không nổi.

Vương Tiễn dạy thêm mười tám tên quân mạnh mẽm áp lại khiêng đông như kiến cũng trơ trơ chẳng khác thằn lằn xô cột sắt. Vương Tiễn càng giận hơn nữa nói:

“Thằng Cụt chết thiệt cứng dữ, nặng dữ”. Truyền đem củi đốt thây. Nguyên Tôn Tẫn dùng phép ma, Vương Tiễn đâu biết được, hối quân đốt lửa, quân đem củi không chất lên bốn phía, dùng lửa đốt cháy quan tài, thình lình nổ lên một tiếng, dạy ba quân đánhnhầu ra một lượt, binh Tần chịu không nổi phải chạy thối lui, xảy nghe bốn hướng binh tướng áp tới phủ vây, trâu ngựa kéo mang xe vạn nhẫn chẳng biết bao nhiêu, trên xe tính những đao thương chơm chởm. Thấy càng ghê gớm, chúng tướng bốn phía đều gỡ binh phù, tức thì vạn nhẫn chạy như bay, nhắm binh Tần đánh vào. Vương Tiễn thất kinh nói:

“Không xong. Lợi hại đường ấy, phen này chắc chết chẳng còn”. Chưong Huỳnh Thúc Đương nói:

“Ngặt chết không minh bạch, chưa từng giao chiến mà chịu chết nơi xe này”. Đang nói thì thấy xe vạn nhẫn chạy mau như bay, qua lại tới lui tở mỡ chạy ngang chạy dọc nhộn nhàng, chém thành mương, hai thầy trò Mao Toại cỡi kim quang bay bổng trên không, tuốt đến dinh Tần, đứng trên mây cầm cờ phất luôn ba cái, nạt lên một tiếng, giây phút tối tăm trời đất, giông gió ầm ầm, cát bay đá liệng. Lúc ấy sáu tướng Toàn sơn xem thấy giông gió nổi lên pháo nổ rền trời áp ra một lượt, đánh vào dinh Tần, tay cầm binh khí dường như bầy cọp, tướng gặp nhằm phải chết, binh tuôn phải bỏ mình; giết binh Tần bốn phía tan chạy. Thủy Hoàng, Tử Lăng, Cam La Anh Bố, Bành Việt lật đật hối qiân nhổ trại, chạy bay ngoài đồng, chúng tướng Toàn sơn ở sau rượt tới.

Nói về Tôn Tẫn ở núi Tức Mực mai táng xong rồi, truyền lịnh Tôn Yên, Triển Ngai, Triểu Lực, Ngô Năng dẫn hai ngàn quân binh bảo hộ vua tôi nước Yên, và Yên Đơn công chúa, hai vị phu nhân và gia quyến lớn nhỏ vào thành, bọn Tôn Yên dẫn tướng sĩ đưa gia tướng về thành. Tôn Tẫn ở trên núi Tức Mực xem thấy binh Tần chết rất thảm thương, còn lại chẳng đầy năm mươi quân kỵ, nghĩ thầm rằng:

“Binh Tần đông dư muôn, bị một trận binh xa của ta giết, thế còn lại ít mươi binh tàn, trước mặt thấy Vương Tiễn phải chết trong giây phút đây”. Bèn lấy cờ Hạnh huỳnh chi?

bên tay bắt ấn nạt rằng:

“Xe vạn nhân thôi hãy tránh đường”. Tức thì xe vẹt hai bên chừa một đường lớn. Vương Tiễn, Chương Hàng, Triệu Cao, Ngụy Báo, Lý Thiệt năm tướng đang ở giữa trận chịu chết, xảy thấy binh xa chạy vẹt trống ra một đường, bèn liều mình nhắm ngoài chạy tuốt, Tôn Tẫn thâu phép thần thuật. Tiêu diện quy?

vương dẫn âm binh trở về, tức thì xe vạn nhẫn không chạy nữa. Liêm Tú Anh thấy tướng Tần phá rả khỏi trận giục ngựa đề đao, dẫn ba trăm binh mã rượt theo, nạt lớn rằng:

“Tần tặc chạy đâu”. Vương Tiễn thấy binh Yên rượt tới, trong lòng hoảng kinh, Chương Hàng nói:

“Dữ như lang hổ, còn hơn chết giữa trận binh xa, để ta chờ nó tới đây, cùng nó liều chết, đánh nhầu một trận, chết như vậy, mới đặng rỡ danh”. Còn đang nói, thì Tú Anh đã rượt tới, Triệu Cao nói:

“Người này không phải là nữ tướng sao?”. Vương Tiễn xemt thấy giận lắm nói:

“Chắc là con tiện tùy Tú Anh đây, nó giết con nuôi của tôi, tôi kiếm nó đặng trả thù cho con tôi”. Nói chưa rồi, Tiểu thơ chạy tới trước ngựa nạt rằng:

“Tần tặc sau dám chạy trốn, mau xuống ngựa chịu trói cho rồi”. Vương Tiễn xốc ngựa hươi thương mắng rằng:

“Tiền tỳ, có phải mi giết con ta không?”. Tiểu thơ giận lắm nói:

“Tần tặc sao dám mắng ta, mi có phải là Vương Tiễn đó chăng? Mi ở Giới Bài giết anh ta, hôm nay ta rõ đặng, tội chẳng dung đâu”.

Nói rồi giục ngựa hươi đao tới chém, Vương Tiễn ở sau rượt tới. Tiểu thơ lấy ra một cái vòng Cửu cổ hồng cầm, liệng giữa thinh không, nạt rằng:

“Tần tặc hãy coi bửu bối ta”. Vương Tiễn nghe nói, quay đầu ngó thấy, cái vòng cửu cổ, bổ giăng như lưới, bay xuống ngay đầu, liền quày ngựa bỏ chạy, song chạy chẳng kịp, bị cái vòng ấy quấn chặt, giựt té xuống ngựa. Vương Tiễn hồn phách đều bay, chư tướng chẳng ai dám tiếp, lật đệt kiếm đường chạy trốn, Tiểu thơ chẳng rượt theo, bắt Vương Tiễn rồi đánh trống về dinh.

Nói về Hải Triều thánh nhân ngồi trên bồ đoàn, trong lòng hồi hộp, lần tay suy toán rõ hết các việc thì giận lắm, dạy Kim Liên Tử rằng:

“Ta có bảy bửu bối, giao cho ngươi xuống núi, trước qua dinh Tần, phò cứu sư huynh ngươi”. Kim Tiên tử cúi đầu lãnh phép, vội vàng từ biệt sư phụ, cỡi mây nhắm dinh Tần bay tới, đang đi trên mây, xa xa xem thấy giữa thành không một vầng hào quang sáng rỡ, có hai người lùn đang đứng trên mây nhìn xuống, thấy gió cát mịt mù, binh Yên đang rượt giết tướng Tần, Kim Tiên Tử giận lắm, thò trong túi lấy ra hai vật bửu bối, liệng lên nạt rằng:

“Hai thằng lùn, sao còn ở đây hóa yêu pháp gì đó? . Bửu bối tới kia”. Lúc ấy Mao Toại, Văn Thông hai người đang đứng trên mây, làm phép phi sa tẩu thạch, đánh giết binh Tần cả thua, trong lòng lấy làm đắt ý, xảy ra giữa thinh không muôn đạo kim quang rớt xuống, bắt hai thầy trò Mao Toại trói lại, Kim Liên Tử vội vàng niệm chú, tức thì gió lặng đá êm.

Nói về Thủy Hoàng hoang chạy ra đồng hoang chạy một đổi xa, thấy gió cát lặng êm truyền lệnh hạ trại, thâu góp binh tàn, còn đặng vài mươi bịnh kỵ, trong lòng giận lắm, nói:

“Binh trẫm được ba muôn nhân mã, bị một trận cả thua, chết hết dường ấy, ôi thôi! Chi bằng thâu binh về nước, ai giữ đất nấy, chờ thời sẽ dấy động hay hơn”. Kim Tử Lăng cúi đầu thưa rằng:

Xin bệ hạ an lòng chớ lo, việc thắng bại binh gia là sự thường chớ lo lắng mà làm chi, tôi tưởng nước Yên tối sớm đây phải mất, chi bằng trở về nước, điểm thêm binh mã, đến cùng nó quyết tài cao thấp”.

Nói về Kim Liên Tử bay xuống dinh Tần, kêu lớn rằng:

“Quân bay mau, vào báo nói có ta là Kim Liên Tử xin vào ra mắt”. Quan Lam Kỳ lật đật vào trướng tâu rằng:

“Bệ hạ thiên hoàng vạn bá, người đó là học trò của thầy tôi, nay người đến đây, ắt có ý tốt giúp ta, vả lại va thần thông quảng đại, thuật phép vô biên, có va ở đây thì lo gì sáu nước không binh phụ, xin chúa công bổn thân dẫn bá quan ra dinh nghinh tiếp mới phải”. Thủy Hoàng:

“Trẫm tưởng lại lúc trước Ngụy Thiên Dân, Huỳnh Thúc Đương, Châu Huệ Trân, Tần Mãnh, một phe đạo nhân xuống núi, ngày nay toan bày trận tru tiên, ngày mai tinh bố trận âm hồn, làm cho mấy phen hao binh tổn tướng. Hôm nay còn lại đến nữa mà làm chỉ”. Tử Lăng nói:

“Tôi tưởng lúc trước dùng không nhằm người, chớ nay Liên Tử vâng mạng thầy tôi xuống đây phò trợ, cầu xin chúa công tiếp rước người vào mới rõ Bệ hạ là vua minh quân có đạo”.

Chương 26 : Liên Tử vâng mạng giúp Tần; Lão mẫu theo trời thả tướng.

Nói về Trần Thủy Hoàng dẫn Tử Lăng, Cam La, Anh Bố, Bành Việt, một phe văn võ bước ta trước dinh, Kim Liên Tử tay xách hai thằng lùn vào dinh ra mắt.

Thủy Hoàng nói:

“Ta chào chơn nhơn, vậy chớ hai người lùn này ở đâu mà dẫn tới?”.

Kim Liên Tử nói:

“Thiệt chẳng giấu chi bệ hạ, nay tôi vâng mạng Hải Triều thánh nhân, xuống núi giúp bệ hạ, may đâu đi đến dinh ngó thấy hai thằng yêu đạo này đang đứng trên mây, lộng phép phi sa tẩu thạch rồi tôi dùng dây khổn tiên trói nó đem dâng làm lễ ra mắt bệ hạ”. Thủy Hoàng nghe rồi giận lắm, nói:

“Té ra hai thằng lùn này nó làm chước quỷ mưu thần mà hại hết bấy nhiêu binh của trẫm”. Bèn truyền lệnh dẫn vào đại trướng, đặng coi thử nó là người bực nào, và hỏi cho minh bạch, rồi sẽ chém. Quân nhơn lật đật dẫn hai người vào trướng, các quan văn võ ai cũng đều coi hai người lùn ấy, mình không thước, chừng hai thước mốt mà thôi, người thì nói, kè thì cười, đang cười cười, nói nói, Mao Toại đã tới. Thủy Hoàng xem thấy quả nhiên mình mảy thấp lùn, mi tên là chỉ Có tài gì giỏi, dám lộng tà thuật hại binh mã của ta, phải khai cho thiệt”. Mao Toại nói:

“Ngươi muốn biết tên ta sao?

Ta đi chẳng cãi tên, ngồi không đổi tánh, ta ở núi Tích Thạch, động nhân âm tu luyện tên ta là Mao Toại đây; còn thằng này là học trò của ta, tên Khoái Văn Thông”. Thủy Hoàng nói:

“Vậy ngươi là Mao Toại tuy chưa từng gặp mặt, song nghe tiếng đã lâu, lúc trước Tôn Tẫn bị nạn, cũng nghe rằng:

“Nhờ ngươi lộng phép thần thông, cứu sống thằng Cụt, hôm nay lại xuống núi làm gì”. Mao Toại:

“Thiệt chẳng giấu chi ngươi, vì Tiên hành quan của ngươi dùng bảng thiên tiễn bắn chết tam ca của ta, nên ta trộn đặng linh đơn cứu sống, khi hôm bày kế khốc tan, bảo hai thầy trò ta cầm cờ, tới cướp dinh ngươi, tình cờ lầm tay ngươi bắt, ngươi phải thả về thì xong, nếu không thả, vậy ngươi có biết Tôn Tẫn lợi hại thế nào không, nếu người đến đây cứu ta, ắt là ba quân của ngươi chết hết”. Thủy Hoàng nghe nói:

“Trong lòng kinh hãi, nghĩ thầm rằng:

“Có khi thằng yêu đạo này nói thiệt chẳng chơi đâu, nếu thằng cụt dấy binh tới đánh, ta biết làm sao?”. Còn đang suy nghĩ, xảy thấy quân vào báo, nói:

“Nay có nguyên soái lãnh binh đi cướp tang, bị Tôn Tẫn bày trận binh xa, giết binh mã chết hết, còn tiên hành quan bị bắt, chưa biết chết sống thế nào. Chúng tướng chạy về đang dừng trước dinh, xin bệ hạ định đoạt”. Thủy Hoàng nghe nói ca?

kinh, truyền chỉ đòi vào. Bọn Chương Hàng vào trướng, cúi đầu xin tội. Thủy Hoàng hỏi:

“Tuy thất trận bị thua, song hãy còn bao nhiêu binh mã?”. Chương Hàng đem việc cướp tang dưới núi Tức Mặc, bị xe vạn nhẫn chém giết một trận, rồi bị Liêm Tú Anh bắt sống Vương Tiễn, rượt giết sạch hết, còn lại vài tên quân kỵ về đây. Thủy Hoàng nghe nói, thương xót không cùng, than rằng:

“Khá tiết thay, vài muôn binh hùng đều chết dưới binh xa, hết sạch, chẳng biết Vương Tiễn sống chết thế nào, biểu trẫm an lòng sao đặng!”. Kim Liên Tử tâu rằng:

“Bệ hạ chớ phiền não, binh gia thắng bại là lễ thường, Tiên hành quan tuy bị bắt, chẳng bao lâu ắt cũng trở về, liệu không đến bị hại đâu; nay tôi vâng pháp chỉ của thầy tôi xuống núi, quyết bắt Tôn Tẫn trả thù cho bệ hạ”. Thủy Hoàng nói:

“Xin nhờ phép luật chơn nhơn, chớ trẫm nay không biết tính chi đặng”. Rồi nói với bốn tướng rằng:

“Tội chúng ngươi bại trận trẫm hãy thứ dung, thôi trở về dinh an nghĩ”. Bốn tướng lạy tạ Ơn lui ra. Thủy Hoàng nói với Tử Lăng rằng:

“Vậy trẫm đem hai thằng yêu đạo lùn này đưa về cho nước Yên mà đỗi Tiên hành quan, chẳng biết có đặng cùng chăng?”. Tử Lăng tâu rằng:

“Không nên, Tiên hành quan là học trò của Hải Triều thánh nhơn vâng sắc Ngọc đế phò giúp bệ hạ, chẳng phải là tự xưng ý riêng, tôi chắc Tôn Tẫn không dám trái trời mà sát hại Vương Tiễn đâu? Còn hai thằng yêu đạo này, nó không ở cao sơn tịnh dưỡng, riêng khai sát giới, y có tà thuật, giết hại binh mã của bệ hạ, lẽ phải trị tội, nếu tha nó về, khác nào thà cọp về núi, và Tôn Tẫn lại thêm vây cánh mà phải mang hại đi giờ”. Thủy Hoàng nghe nói giận lắm, mắng rằng:

“Thằng yêu đạo lùn, mi ỷ yêu thuật tà pháp giết hết binhmã của ta, để mi mà làm gì, truyền đao phủ quân dẫn hai thằng yêu đạo ra khỏi dinh mà bên đầu”. Quân đao phủ vâng lệnh xông ra, lột mão hai người, dắt tuốt ra ngoài. Văn Thông nói:

“Sư phục ôi! Không xong rồi, người ta muốn giết thầy trò mình, biết liệu làm sao bây giờ?”. Văn Thông nói:

“Thầy có phép ngũ dọn tam thuật và phép ẩn thân, lại biết bảy mươi hai cách biến hóa còn sợ gì mà trở lại hỏi tôi, nếu vậy chẳng là thầy già mà quên đi chăng?”. Mao Toại nói:

“Ta cùng con mở tay mở chân, thì mới độn đặng, biến đặng, chớ nay mi bị trói, ta xiềng, làm sao thoát khỏi:. Văn Thôngnói:

“Thầy lẫn rồi sao! Ta mang luôn sợi dây mà chạy, thì làm sao không đặng?”. Mao Toại nói:

“Nghiệt chướng, mi không biết gì, dây ấy không phải là đồ phản, vốn dây khổ tiên rất nên lợi hại, dẫu ngũ độn tam thuật đi nữa, hễ gặp bửu bối ấy khó bề thoát thân”. Văn Thông hỏi:

“Thầy nói như vậy, thì chẳng là thầy trò ta chờ chết hay sao?”. Mao Toại nói:

“Không phải chờ chết đâu, ấy thiệt trông khai đao cho rảnh”. Văn Thông nghe rồi, sa nước mắt nói:

“Thầy ôi! Thầy tưởng tình giao kết với Tôn Tẫn, luống chịu những việc muôn nhọc ngàn khổ, gian nan hiểm trở đôi phen ba lượt cứu giúp cho người đặng sống lại, sai tôi xuống núi tình nghĩa hai bên trọng hết, ai dè nay trở hại mình, người có thần thông quảng đại làm sao mà chẳng tới cứu thầy trò ta, như vậy có phải là hai chữ giao tình thả theo dòng nước rồi con chi”.

Nói về vua Tần và Kim Tử Lăng, cùng một phe văn võ ở nơi trưởng đến giờ ngo.

ba khắc, thì chém đầu hai thằng đạo nhơn lùn, Kim Liên Tử xảy nhớ trực lại thất kinh dậm chân nói:

“Dây khốn tiên ấy là đồ rất báu cảu tiên gia. Tổ sư xuống núi giao cho Vương Tiễn đặng bắt tướng giặc, hôm nay vấy máu thì pháp bửu chẳng linh, ta sợ ý dè dặt, bỏ quên đến nỗio ngộ sự”. Bèn bước ra tâu rằng:

“Hai thằng lùn ấy giữa thinh không tôi dùng dây khổn tiên trói lại, vốn là hai vật bửu bối không nên vấy máu, tôi xin lấy dây khác mà đổi, rồi sẽ giết chẳng muộn chi”. Thủy Hoàng nói:

“Nếu chơn nhơn sợ pháp bửu vấy máu ấy truyền quan Đương thực the chơn nhân lấy pháp bửu về, bất kể giờ khắc nào hễ đôi rồi thì trảm liề”. Quan Đương thực chạy trước truyề chỉ rằng:

“Quân sĩ hành hình bây khoan động thủ, có chỉ Thánh thượng đến đây, vốn dây cột hai thằng lùn ấy, là đồ pháp bửu của tiên không nên vấy máu, nay có chơn nhơn tới thâu chơn nhơn tới thâu bửu bối, rồi sẽ khai đao chẳng luận giờ khắc nào, hễ chém rồi liền dâng thủ cấp”. Quân đao phủ nghe nói tránh vẹt hai bên, chờ nhơn chơn tới châu bửu bối. Lúc ấy thầy trò Mao Toại trong bụng mừng thầm.

Mao Toại cúi đầu nói nhỏ Văn Thông rằng:

“Con nhớ nghe Kim Liên Tử tới thâu dây khổn tiên chăng? Chờ nó mở rồi thì chây như chơi?”. Văn Thông hỏi:

“Thầy trò ta cỡi mây hay độn thổ”. Mao Toại nói:

“Độn thổ tiện hơn, thôi thầy trò ta giả ý nhắm mắt, cúi đầu chớ nói tiếng chi”. Lúc ấy Kim Liên Tử đi tới gật đầu năm ba cái, than thở sáu bảy lần nói:

“Yêu đạo, mi không ở Cao sơn động phủ, mà tu hành, vì người xuống chốn hồng trần nên có tai hại này”. Liền thay dây khác, thâu bửu bối rồi hốiquân chém quách, xảy nghe hai thầy trò Mao Toại nói:

“Chúng ngươi coi ta đi nè”. Liền co mình chun mất, chúng nhân hoảng kinh, cạhy vào phi báo, Vua tôi Thủy Hoàng đều sửng sốt, Kim Liên Tử nghe báo giận lắm nói:

“Để sáng ngày tôi ra trận, bắt nó về đây sẽ giết chẳng muộn”.

Đây nói về Tú Anh tiểu thơ vào trướng quỳ xuống nói:

“Tôi là Điệt Tức Liêm Tú Anh, bắt sống đặng Vương Tiễn đem về báo công”. Tôn Tẫn nghe nói vội vàng đứng dậy nói:

“Qúy nhân, cháu hãy đứng dậy, bắt được Vương Tiễn thiệt công chẳng nhỏ, dẫn nó vào đây cho ta coi thử”. Tiểu thơ đứng dạy dẫn quân dẫn Vương Tiễn vào trướng. Vương Tiễn ngó thấy Tôn Tẫn trong lòng kinh sợ chẳng xiết, Tôn Tẫn nói:

“Vương Tiễn mi tự thị là anh hùng cái thế, làm sao ngày nay còn phải mắc tay ta”.

Vương Tiễn cúi đầu sợ trái ý trời, mắc tội chẳng nhỏ”. Đang lúc khó phân, quân vào báo nói:

“Binh mã nước ta đến cướp dinh Tần, bị gió dậy, cát đất bay trở lại đánh binh ta cả thua chạy về, còn thầy trò Mao chơn nhơn chẳng biết đi đâu, nên tôi phải về báo”. Tôn Tẫn nghe báo cả kinh nói:

“Bên dinh Tần có người nào giỏi mà phá được phép ta, thôi để ta đoán thầy trò Mao đệ đi đâu cho biết”. Bèn co tay coi biết các việc. Tiểu thơ nghe nói thì hỏi Tam thúc rằng:

“Chẳng hay thầy trò Mao chơn nhơn đi đâu vậy?”. Tôn Tẫn nói:

“Nay Hải Triều thánh nhân sai Kim Liên Tử xuống núi, bắt hết thầy trò nó mà dẫn về dinh Tần”. Tiểu thơ hỏi:

“Vậy mà có làm hại đến tánh mạng g không?”. Tôn Tẫn nói:

“Chẳng hề gì”. Tiểu thơ nói:

“Nếu chẳng hề gì sao chú không đem Vương Tiễn chém phứt cho rồi”. Tôn Tẫn nói:

“Chẳng cần giết nó, chờ nghe tin Mao Toại thế nào, nếu có giết thầy trò Mao Toại thì chừng đó ta sẽ chém nó cũng chẳng muộn gì”. Bèn dạy đem Vương Tiễn cầm tù. Tiểu thơ chẳng dám trái lịnh, đem Vương Tiễn nhốt vào củi, sai ít tên quân coi giữ.

Nói về Tôn Tẫn dạy bày tiệc cùng Triệu vương cô và chúng tướng ăn mừng, đang ăn uống nơi trướng, thầy trò Mao Toại độn thổ về đến dinh Yên, vào trướng chun lên xem thấy chúng tướng đang ngồi uống rượu. Mao Toại giận lắm mắng rằng:

“Thằng Cụt bụng mi xấu lắm, mi đưa ta vào hầm lửa mà chẳng kể chi đến thân ta sống chết, nay ở trong dinh mà ăn uống cho vui, thiệt không phải con người”. Nói dứt lời, cùng Văn Thông áp vô phá tiệc, mắng nhiếc om sòm, nói:

“Thằng Cụt xấu lắm, mi ở đây ăn rau uống rượu, còn đứa cầm cờ, mi bỏ không quản gì tới!” tôn Tẫn vội vàng đứng dậy nói:

“Mừng dữ a! Thiếu chút nữa thì hai thầy trò ta, đã đi đầu thai chỗ khác rồi”. Tôn Tẫn cười rằng:

“Hiền đệ phân chi lời ấy”. Mao Toại nói:

“Người đồn thằng Cụt, quỷ quyệt dối trá, quả thiệt sanh bất hư truyền, mi bảo ta cầm cờ cướp dinh, chẳng ngờ bị Liên Tử lèn dùng bửu bối bắt hết thầy trò, lẽ nào mi không hay không biết, làm sao chẳng có chút lòng gì lo lắng, phải thầy trò ta không có phép ngũ độn thì đã lên Uổng tử rồi, còn chi tánh mạng, ta vì mi mà xuống ngươi lại thấy chết chẳng cứu, thiệt chẳng phải là con người đó”. Mắng nhiếc Tôn Tẫn một hồi, Tôn Tẫn hai tay nắm Mao Toại cùng Văn Thông mà nói rằng:

“Xin hai thầy trò em chớ trách, chẳng phải tôi thấy bắt mà không cứu thầy trò em đâu, vì lúc em mới bị bắt thì tôi chiếm quẻ biết rằng:

“Không đến đỗi bị hại, nếu quả có việc chi bất trắc, thì Tôn Tẫn này cũng bỏ chức thần tiên, liều thân đến cứu, dám đâu ngồi an trong trướng, xin hai thầy trò em chớ trách, tình giao kết làm trọng, song cũng bởi lại tôi làm cho em kinh sợ, như vậy lòng chẳng an, nay rót trà cúi đầu xin tội”. Nói rồi quỳ xuống, Mao Toại chạy lại đỡ Tôn Tẫn dậy nói:

“Không nên làm đại lễ, thiệt em chẳng biết tam ca có tài đoán giỏi như vậy, mà em trở lại trách lầm”. Tôn Tẫn mời ngồi nói:

“Tiệc chay dọn sẵn, xin kỉnh em ba chung rượu”. Mao Toại, Văn Thông phân thứ ba ngồi, chúng tướng đều dến hỏi thăm. Mao Toại nói:

“Tiệc rượu này kêu là tiệc chỉ”. Tôn Tẫn nói:

“Ấy là tiệc rượu mừng công”. Mao Toại nghe rồi nói:

“Phải a, hèn chi lúc hai thầy trò tôi ở bên dinh Tần, thì có nghe nói Vương Tiễn bi.

bắt, Thủy Hoàng muốn thả hai thầy trò tôi, mà đổi Vương Tiễn, tại thằng Kim Tư?

Lăng nó không chịu, quyết giết hai thầy trò tôi mới thôi, may sao tam ca không tra?

cái cứu ấy, mà bắt Vương Tiễn chém quách cho rồi; nếu nhà Tần mất Vương Tiễn thì không ai làm chi nên việc, ắt tự nhiên giảng hòa thì nước Yên được thái bình vô sự, bền vững lâu dài mà lê dân cũng khỏi bị khổ sở đao binh, vì sao mà anh không giết nó?”. Tôn Tẫn nói:

“Anh dễ chẳng biết sao, để mai sẽ giải nó vào triều mặc tình chư vương phán xử, mới phải lẽ”. Nói rồi uống rượu với nhau đến mặt trời lặn tiệc tan ai về trường nấy.

Nói về Vương Tiễn bị bỏ vào tù xa để sau hậu dinh của Triệu Vương cô ít tên quân canh giữ, Vương Tiễn lúc ấy chẳng khác nào như chim vào lồng, có cánh không bay, trong lòng buồn rầu chẳng xiết, than thở rằng:

‘Ta là Vương Tiễn, ở núi cao học nghệ, mang ơn thầy sai xuống núi bình phục sáu nước, ai dè một nước chưa bình đặng mà trở lại chịu những đều thiên tân vạn khổ, nay mình đã bị hãm vào tù xa, thấy chết trước mắt, tranh danh đoạt lợi làm gì!”. Vương Tiễn ở trong tù xa than thở một mình, kinh động đến núi Ly Sơn, bà Thánh mẫu trong lòng rạo rực xót xa, chiếm quẻ biết rồi than một tiếng rằng:

“Tú Anh ỷ có phép bửu bắt Vương Tiễn mà trả thù cho họ Tôn mà phải mắc tội với Hải Triều thánh nhơn, việc ấy hãy còn nhỏ, sợ Tôn Tẫn trái trời làm bậy không khỏi bị ách ngũ lôi, và việc tuy nhỏ song chẳng nên làm, Tú Anh ngày sau khó được chức Chiêu Vương hoàng hậu, nếu ta không xuống đó chắc là nó làm bậy với nhau mà mắc tội trời”. Nói rồi, thánh mậu ra khỏi động hóa kim quang bay tới, giây phút tới dinh Triệu vương cô, toan vào dinh Tú Anh, nhưng nghĩ rằng:

“Nếu ta nói trước mặt Tú Anh mà tha Vương Tiễn, chắc là nó không chịu, chi bằng đừng cho nó thấy mặt hay hơn”. “. Tính rồi dùng phép ẩn thân bước ra sau hậu dinh, nghe trống trở canh ba, đèn đuốc còn sáng, thánh mẫu đi tuốt ra sau ngó thấy Vương Tiễn ở trong ấy, đang khóc lóc thở than và có ngó ít tên quân canh giữ, kẻ ngủ người thức, đèn đuốc còn sáng ngời. Thánh mẫu hiện hình biến ra một bà già đầu bạc tợ sương, chống gậy bước tới hỏi rằng:

“Bà ở đâu mà đến đây, ơ?

trong dinh tôi thưở nay không thấy mặt?”. Thánh mẫu đáp rằng:

“Chúng ngươi chẳng biết ta sao? Ta là nhũ mẫu (là mẹ cho bú) của vương cô, đi với Vương cô đến đây cho có bạn, chúng ngươi đâu thấy được ta””, . Quân nhơn nói:

“Té ra nhũ mẫu của vương cô, hèn cho chúng tôi nhìn không biết, trong tù xa này là người giặc Tần tên Vương Tiễn bị bắt giam đó, dạy anh em tôi canh giữ, lẽ đâu dám ngủ, bà già cả nửa đêm đến đây có việc chi chăng?”. Lão mẫu nói:

“Vương cô sai ta đến dạy coi thê cho chúng ngươi có ngủ thì đi ngủ một chút”. Quân sĩ nói:

“Chúng tôi đâu dám ngủ”.

Thánh mẫu cười nói:

“Thiệt không phải gạt đâu, có ngủ thì ngủ, không hề gì hòng sợ”. Lão mẫu bèn hốt một nắm đất thổi tiên khí, biến thành con khái thóa trùng, bay vãi vào mặt quân sĩ, tức thì người nào cũng đều nằm ngay giò ngủ ngáy pho pho.

Lão mẫu lại gần tù xa, kêu rằng:

“Điện tây hầu”. Vương Tiễn nghe có người kêu, ngước mat lên thấy một bà già, thì hỏi rằng:

“Bà kêu tôi muốn nói chuyện chi chăng?”. Lão mẫu nói:

“Ta thấy ngươi là người hảo lớn nên có lòng thương, đến đây cứu ngươi”. Vương Tiễn nghe nói rất mừng, hỏi rằng:

“Quả thiệt bà khứng lòng đến cứu tôi sao?”. Lão mẫu nói:

“Quả thiệt đến cứu ngươi đó”. Vương Tiễn ở trong tù xa cúi lạy nói rằng:

“Nếu bà cứu khỏi tôi là Vương Tiễn đây, thì ơn ấy ví tay cha mẹ tái sanh, kiếp này không báo đáp đặng thì cũng nguyền kiếp sau làm chó ngựa mà tra?

cái ơn sâu”. Lão mẫu nói:

“Ta làm ơn chẳng trông ngươi trả, mau mau nhắm mắt, ta sẽ cứu cho”. Vương Tiễn liền nhắm riết hai con mắt, lão mẫu làm phép khai tỏa (là mở khóa) mở tù xa thả Vương Tiễn rồi bỏ một phong thơ trong tù xa ấy, dẫn Vương Tiễn chạy ra khỏi dinh. Vương cúi lạy xin hỏi tên họ. Lão mẫu nói:

“Chẳng cần nói lên làm chi, có người tới kìa kìa!”. Vương Tiễn xoay đầu ngó lại, thì lão mẫu đã bay bổng trên không cỡi mây về động, Vương Tiễn trong lòng nửa mừng nửa sợ, chẳng biết vị thần nào cứu mình khỏi chết, bèn nhắm trên không lạy tạ, vội vàng chạy trốn về dinh, ra mắt Thủy Hoàng, tâu hết các việc. Vua tôi rất mừng, bày tiệc yến ẩm.

Nói về mấy tên quân sĩ ngủ quên một giấc, đến chừng thức dậy thì trời đã sáng rồi, ngó thấy tù xa không có Vương Tiễn thì hồn phách đều bay, nói:

“Không xong, biết lấy lời chi mà bẩm lại vương cổ”. Trong ấy có người nói:

“Không hề gì đâu, chúng ta đều đổ hết cho nhũ mẫu mà rằng:

“Người tới gạt mình”. Người thì nói:

“Trong tù xa có một tiếng giấy gì, lấy ra coi thử”. Chúng nhơn lấy thơ ra, thấy viết bảy chữ lớn rằng:

“Thử thơ phó Quản Văn thâu khán”. Chúng quân nhơn nói:

“Quản Văn là hiệu của Nam quận vương, thôi mình đem thơ này về, bẩm với vương cô ắt là vô sự”. Chúng nhơn bàn tính xong rồi, tuốt vào đại trướng quỳ xuống cúi đầu bẩm rằng:

“Bọn tôi tội đáng muôn thác, nên vào xin tội”. Tú Anh hỏi:

“Chúng ngươi phạm tội gì?”. Chúng nhơn bẩm rằng:[Audio] Tiên Ma Đồng Tu – Lưu Lãng

“Vâng mệnh Hoàng cô canh giữ Vương Tiễn đến canh ba thấy nhũ mẫu của hoàng cô đến tra xét, chẳng biết có phép chi, làm cho bọn tôi ngủ quên hết, đến chừng thức dậy xin cam chịu chết”. Tú Anh nổi giận nạt rằng:

“Trong dinh ta đâu có nhũ mẫu, rõ ràng lũ mọi này dám cả gan thả trốn Vương Tiễn tội chẳng thứ dung, truyền cho dao phủ lẫn lũ mọi nàyra cửa dinh bênu đầu răn chúng”. Quân nhơn quỳ mọp dưới đất khóc sống thay, huống chi người mà không biết tiếc mạng sao? Bọn tôi dầu có ăn mật gấu, tim heo đi nữa, cũng không dám tha?

trốn Vương Tiễn mà chịu tội giết mình, quả thiệt lúc canh ba có một bà già tay cầm gậy, xưng là nhũ mẫu của quý nhơn, nếu quý nhơn không tin, hãy còn phong thơ của người bỏ lại đây”. Tú Anh thấy ngoài bao đề bảy chữ:thử thơ phó Quản Văn thâu khán, trong lòng nghĩ thầm rằng:

“Cái thơ này ắt là của thần tiên, cứu Vương Tiễn rồi bỏ lại đây làm bằng, phải đem đến tam thúc giở ra cho minh bạch”. Nghĩ rồi nói:

“Có cái thơ này, thì ta nhiêu dung tội chết cho lũ mọi bây còn tội sống phải hành hình”. Bèn giao cho quân chánh ty, đánh mỗi người bốn chục roi, vì tội canh giữ không nghiêm. Chúng nhơn lạy tạ Ơn chẳng giết, rồi kéo nhau tới chánh ty chịu tội.

Nói về Triệu vương cô cầm thơ đến dinh Nam quận vương, vừa lúc tôn Tẫn ra khách, có quân giữ cửa thông báo. Tôn Tẫn truyền mời quý nhơn vào trướng, Tú Anh ra mắt xong rồi, Tôn Tẫn hỏi:

“Hiền tức đến có việc chỉ ‘. Tú Anh nói:

“Có việc nên lạ lùng, khi hôm đem Vương Tiễn bỏ vào tù xa, chẳng dè đến canh ba không biết ai mà thả Tần tặc chạy mất dó để lại một phong thơ làm chứng”. Nói rồi hai tay đưa cho Tôn Tẫn, Tôn Tẫn thấy đề Quản Văn Thâu khán, liền giở ra xem có bài thơ rằng:

Lê sơn thánh mẫu xuống phàm trần, Chớ giận vì ta thả giặc Tần, Dặn bảo Quản Văn thôi chớ đánh!

Hưng say đã thịnh, uổng tinh thần?

Tôn Tẫn coi rồi, thì biết là Lê Sơn lão mẫu thả Vương Tiễn trốn về coi phía sau ít hàng chữ nhỏ như vầy:

Đại ngọc định hôn nhân Nay giương bắn tước bình Giờ lành không nên trễ, Thơ âu thiệt băng nhân (là người mai).

Tôn Tẫn coi rồi nói với Tú Anh rằng:

“Ấy là số trời đã định chẳng dám gượng trái, vả chăng thánh mẫu xuống phàm thả Vương Tiễn thì cháu có can gì, và mấy câu thơ này cháu hãy coi mà toan liệu”. Tú Anh tiếp thơ xem coi, đỏ mặt tía tai thẹn thùa chẳng xiết, cúi đầu không nói tiếng chị Tôn Tẫn nói:

“Điệt tức! Cháu lui về, ấy là thánh mẫu chỉ định, chẳng nên bỏ qua kỳ tốt, chờ giờ tốt động phòng sẽ đến tiếp rước”. Tú Anh xó sắc thẹn ra dinh trở về.

Nói về Tôn Tẫn chọn đặng ngày mồng ba tháng tới tốt lắm, dạy Tôn Yên vào thành sắm sửa xe rồng tán phụng đến ngày mồng ba thì đem ra thành nghinh hoôn, trong phủ thì treo bông kết tụi, sắm sẵn đèn hoa cỗ bàn hiệp cẩn, đặng cùng Vương cô Liêm Tú Anh thành thân (làm vợ chồng). Tôn Yên vâng mạng vào thành sắm sanh các vật sẵn chờ, ngày tháng như trên, phút đã đến kỳ, dọn bày nghi tiết, xe kiệu ra thành rước Liêm Tú Anh về phủ thành thân.

Nói về Vương Tiễn trốn về dinh vửa gặp Thủy Hoàng lên trưng nhóm hếtvăn võ thương nghị quân tình, vương cúi đầu bày tỏ việc văn võ thương nghị quân tình, Vương Tiễn cúi mình xông trăm trận, trông phò bệ hạ gồm nên một mối, không dè bị thằng Cụt làm thua hoài, nay lại bị Tú Anh bắt sống, nếu không thần nhơn cứu khỏi, thì có đâu ngày nay được về đây; cúi xin bệ hạ cho tôi ra giao chiến cùng nó một trận nữa”.

Chương 27 : Chém Kim Liên, Tú Anh lộng phép; Đánh Hải Triều, Tôn Tẫn hòa thân

Nói về Vương Tiễn tâu cùng Thủy Hoàng xin ra giao chiến. Thủy Hoàng cười nói:

“Tiên hành quân sao chẳng biết đo lường, nó thì trăm năm thắng, còn mình thì trăm trận đều thua ngươi còn chẳng biết cái lợi hại của Tôn Tẫn hay sao? Chi bằng khóa cửa chớ thời, không nên cùng nó đua tranh”. Vương Tiễn giận lắm tâu rằng:

“Tôi đã nhiều phen bị Tôn Tẫn làm nhục, nếu không trả được cái cứu ấy thì uổng sanh trong trời đất, sống cũng không ích gì, như bệ hạ chẳng cho tôi ra trận thì tôi nguyện chết trước mặt bệ hạ cho khỏi tiếng chê cười!”. Thủy Hoàng nói:

“Tiên hành quan đã quyết trả thù, trẫm đâu nỡ ép, nếu ra đó lập được chút công liền trở về dinh, chớ nên ham danh”. Vương Tiễn cúi đầu tạ Ơn. Kim Liên Tử bước ra tâu rằng:

“Bần đạo xin đi cùng sư đệ lược trận”. Thủy Hoàng nghe nói rất mừng Kim Liên Tử từ biệt ra trướng, cùng Vương Tiễn nai nịt hẳn hòi, để đao lên ngựa, phát ba tiếng pháo, phất cờ gióng trống tuốt ra khỏi dinh. Kim Liên Tử đứng dưới cờ, còn Vương Tiễn thì giục ngựa xông ra trước trận, dạy quân kêu đánh. Quân bên Yên vào báo, Tôn Tẫn nghe báo, hỏi chúng tướng có ai dám ra bắt Vương Tiễn chăng? Liêm Tú Anh bước ra xin đi, Tôn Tẫn cả mừng, nói:

“Cháu có ra trận thì phải hết lòng cẩn thận, và không nên sát hại tánh mạng nó”. Tú Anh vâng lịnh, xuống trướng, đề đao lên ngựa, dẫn gia tướng ra dinh. Vương Tiễn nạt lớn rằng:

“Tiện tỳ, sao không xuống ngựa còn đợi chừng nào?”. Tú Anh hươi đao mắng:

“Thằng giặc thoát lưới kia, mi ở trong tay ta mới khỏi sao còn dám đến hung hăng thế ấy, nay ta bắt được thề chẳng nhiêu dung”. Vương Tiễn giận lắm, mắng rằng:

“Tiện tỳ, mi chớ nói phách, coi ta giết mi”.

Nói dứt lời hươi mâu đâm tới, Vương cô múa đao rước đánh, liều chết quên sống, đánh vùi như cọp đùa rồng giỡn, bụi bay mù mịt, mặt nhựt tối tăm, Vương Tiễn mình rêm sức đuối, nghĩ biết khó hơn, quày ngựa bỏ chạy, ngó lên thấy mặt trời đứng bóng, vừa đúng chánh ngọ, trong bụng mừng lắm, thấy Tú Anh rượt tới, Vương Tiễn miệng niệm chơn ngôn, rút tản thiên tiễn liệng giữa thinh không, Tú Anh thấy một vầng mây đỏ có cây thần tiễn nhắm ngay đầu rượt tới thì thất kinh, nói:

“Bửu bối ấy thiệt lợi hại, hèn chi tam thức ta bị nó mà phải bỏ mình, nếu thánh mẫu không cho ta bửu bối phá trừ, thì hôm nay không khỏi chết”. Nói rồi dứt lời tên báu vừa tới, Tú Anh liền lấy ra một cái kêu là cái thiên thế, miệng niệm thần chú liệng lên, xảy thấy hào quang chói sáng, nguyên mỗi vật đều có báu riêng, tản thiên tiễn thấy cái thiên thế tức thì biến ra nguyên hình một cây giáng hương hơi thơm bát ngát, giây phút hai vật đều bay mất hết (vì bà Lê Sơn mẫu biết trước, nên sai Huỳnh Cân lực sĩ tới thâu hai kinh nạt rằng:

“Sao mi dám dùng tà thuật chi mà thâu mất bửu bối của ta đem đi chỗ nào?”. Tú Anh cười lớn, nói:

“Tần tặc, mi còn bửu bối chi nữa, hãy đem ra coi thử”. Nói dứt lời, giục ngựa hươi đao chém tới, Vương Tiễn không dám đánh, quày ngựa bỏ chạy, nhắm bổn dinh tuốt về. Kim Liên Tử xem thấy cả giận, giục mai huê lộc hươi gươm thái hòa xông ra trước trận nạt lớn rằng:

“Nữ tướng kia không được lấy lừng, có ta đây”. Tiểu thơ thấy một người đạo nhơn đội mão bửu quan, mặc áo đạo bào, cột dây đai vàng, chân đi giày gai, cỡi lộc, cầm gươm xông ra ngăn đón thì giận lắm, nói:

“Yêu đạo, mi là người gì? Dám cản đường ta mà làm cho vưng Thu chạy thoát?”. Kim Liên Tử cười nói:

“Nếu ta không nói, có khi mi không được chăng, vốn ta ở nước Ảo Ly, động Vân Quang, học trò ông thánh nhơn, họ Kim tên là Liên Tử, vâng mạng thầy xuống bắt mi đây”. Tiểu thơ nói:

“Bộ tướng mi tài lực bao nhiêu mà hòng nói phách, coi ta chém đầu”. Nói dứt lời hươi đao chém tới, Liên Tử múa gươm đỡ khỏi, đánh vùi một trận đến ba mươi hiệp chẳng định hơn thua, Kim Liên Tử nghĩ rằng:

“Con liễu đầu này đao pháp tinh thông, liệu bề khó thắng, chi bằng dùng phép bắt nó xong hơn”. Tính rồi lấy dây bổn tiên liệng giữa tinh không, hào quang chiếu sáng như một đường mống giăng. Tiểu thơ xem thấy tức cười rồi thò vào lưng lấy một cái bao lam nhỏ (là cái giỏ đựng bông) liệng lên giữa trời, bửu bối có sanh có khắc, tức thì dây khổn tiên chun vào giỏ bao lam ấy. Tiểu thơ đưa tay ngoắt giỏ bao lam thâu về. Kim Liên Tử giận đỏ lửa hồng, gục nai tới đánh nhau, hơn mười hiệp, Kim Liên Tử thua chạy. Tiểu thơ nghĩ rằng:

“Chẳng biết nó còn dùng yên thuật gì nữa chăng? Chi bằng mình xuống tay trước hay hơn”. Nghĩ rồi lấy ra một cây cờ vàng nhỏ quất ngựa rượttheo cách chẳng bao xa tay cầm cờ chỉ giữa lưng Kim Liên Tử phất lên ba cái. Liên Tử rùng mình ba chập tức thì mê man chẳng biết, té nhào xuống đất. Tiểu thơ xốc ngựa lướt tới làm hai khúc, rồi đánh trống thắng trận thâu binh về dinh.

Nói về hồn Kim Liên Tử chẳng tan, dật dờ bay về nước Ảo Ly động Vân Quang, vào đến bồ đoàn ông Hải Triều thánh nhân quỳ xuống kêu rằng:

“Tôn sư ôi! Tôi vâng mạng thầy xuống giúp Vương Tiễn, chẳng may bị chết dưới tay Liêm Tú Anh, cầu xin thầy mở lòng từ bi cùng đẹt tử trả thù, tôi ở dưới cửu tuyền cũng cảm đội ơn sâu”. Nói rồi theo gió tan mất. Hải Triều thất kinh giận hét lên rằng:

“Thằng Cụt thiệt nên đánh ghét, dám cả gan cãi trời làm nghịch, sát hại học trò ta, tính lý khó dung”. Liền dạy Ngân Liên Tử dẫn thanh mao khổng ra động, rồi đem bửu bối tùy thân thót lên thanh mao khổng bay tuốt lên mây, Ngân Liên Tử cỡi lộc theo sau đi tơ.

mây bay chớp nháng, đến Dịch Châu vẹt mây ngó xuống dinh Yên thấy hào quang sáng rỡ, mây đỏ xoay vần, Hải Triều coi rồi gật đầu than thở nói:

“Hèn chi học trò ta phải chết nơi tay Liêm Tú Anh, ta hay rằng vua Tần là người phước lớn mạng trong, ngặt có đại la thần tiên nghịch trời phò tá vua Yên nên khiến ba quân mắc khổ gươm đao, trăm họ mang tai huyền đảo, nay ta xuống đây phải phò giúp Tây Tần gồm thâu sáu nước”. Nói rồi hai thầy trò bay xuống trước dinh, Ngân Liên Tử bước tới bảo quan giữ cửa mau vào báo cho Điện tây hầu nói có Hải Triều thánh nhơn đến. Quân vào thông báo, Vương Tiễn vui mừng chẳng xiết, lật đật vào trướng tâu cùng Thủy Hoàng rằng:

“Bệ hạ thật đáng vui mừng ngàn muôn, nay có thầy tôi là Hải Triều thánh nhân đến còn đứng ngoài cửa dinh chờ chỉ”. Thủy Hoàng nghe báo mừng rỡ bội phần nói:

“Nếu có Hải Triều lão tổ đến đây thì phá Dịch Châu dễ như thổi lửa, truyền mở cửa dinh trẫm ra nghinh tiếp”. Thủy Hoàng dẫn bá quan văn võ ra dinh tiếp rước thầy lão tổ tiên liền cúi mình nói:

“Phải chi tôi hay trước lão tổ đến đây lẽ thì ra tiếp rước cầu xin thứ tội”. Hải Triều vội vàng bước xuống mao khổng đáp lễ nói:

“Bần đạo có đức chi làm cho nhọc lòng thành chú”. Rồi dắt tay vào trướng muốn làm lễ vua tôi, Thủy Hoàng nhiêm nhượng chẳng chịu, phân thứ tự mời ngồi. Tư?

Lăng, Vương Tiễn bước tới lạy ra mắt, Hải Triều khiến đứng dậy, kế đó chúng tướng kéo vào ra mắt. Thủy Hoàng nói:

“Từ lúc trẫm dấy binh đến nay vây thành Dịch Châu tưởng là một trận được nên công, không dè gặp Tôn Tẫn ỷ có ba cuốn thiên thơ thần thông quảng đại, làm cho trẩm bịthua luôn mấytrận, hao tốn quân binh vô số, và hại hết mấy vị đạo hữu bây giờ đang lúc thua luôn không kế chi tính được, may có lão tổ tư bi xuống núi, chắc là giúp trẫm bình phục sáu nước như chơi”. Lão tổ vỗ tay nói:

“Phải lắm phải lắm, nay bần đạo xuống đây là vì ý trời về Tần, sáu nước phải mất, Tôn Tẫn nghịch trời làm phải xuống cùng Tôn Tẫn rõ tài cao thấp, xin bệ hạ an lòng chẳng bao lâu ắt thành công được”. Thủy Hoàng cả mừng, nói:

“Xin nhờ phép lực tổ sư, dẹp trừ Dịch Châu thì ơn ấy dẫu chết chẳng quên”. Bèn truyền yến đãi, lão tổ nói:

“Bần đao chẳng dùng đồ khói lửa phàn gian, bệ hạ chớ cần nhọc bụng, xin sai người cất một tòa lư bằng (là cái lầu bằng lá) nơi phía tả dinh, và cấp cho tôi hai mươi tên quân”. Thủy Hoàng liền dạy Tử Lăng tức tốc tạo lập nửa ngày xong hết các việc, Thủy Hoàng cùng lão tổ đều đến lư bằng. Hải Triều nói:

“Nay tôi đến cùng Tôn Tẫn giáp mặt coi nó làm thế nào, rồi tôi sẽ lấy lời lành khuyên dỗ, nếu như nó khứng về núi thì thôi, bằng không chịu khi ấy sẽ tính”. Thủy Hoàng rất mừng, Hải Triều từ biệt ra khỏi lư bằng, dẫn ba tên học trò ra trước dinh; dạy Vương Tiễn qua dinh Yên lấy lễ nghĩa phân trần, không nên mắng nhiếc, nói ta xin mời Quản Văn Tử ra cho tôi đà tuyệt tự, có phải là lòng nó độc ác dường nào chăng? Lão tổ nghĩ xét mấy đoan sự tình, coi ai phải ai quấy cho biết, không phải là tôi nghịch trời làm bậy”. Hải Triều cười nói:

“Lời Quản Văn phân đó chẳng là sai lắm, há chẳng biết Vương Tiễn vâng phật điệp sắc chỉ ngọc hoàng cho nên tôi sai nó xuống gồm thâu sáu nước, vốn không phải riêng dấy quân binh, ngươi trái đánh nó một gậy chí tử, còn thiếu một điều là chưa chết đó mà thôi, binh sa cũng gần bị hại; chịu ngươi đã hết sức, sao còn trở lại mà giận nó điều gì? Xưa nay hễ là sãi trong chùa đánh nhau còn kiêng phật, huống chi ngươi lại dễ chẳng biết nó là học trò của ta sao? Mà hòng muốn bắt nó giếtcho tận tuyệt, việc ấy thôi cũng chẳng nói, đến nỗi Kim Liên Tử cùng ngươi không cứu không oán, sao ngươi xúi Tú Anh giết chết, ngươi là thằng ngọt miệng trơn lòng gian trá phi thường, nay ta đến đây sao không xuống trâu, lạy mà xin tội rồi, ngươi thiệt gan lớn bằng trời, dám ở trước mặt ta khua môi múa lưỡi nhiều lời chuốc ngót, còn xách hai cây gậy tang của ngươi tới đây mà làm chi đó vậy?”. Nói dứt lời hươi gươm đâm tới. Tôn Tẫn cử mâu đỡ khỏi, cười nói:

“Lão tổ là người tiền bối, tôi vốn là kẻ hậu sanh đâu dám đánh lại”. Lão tổ nói:

“Ta có một lời vàng đá, chẳng biết ngươi khứng chịu nghe chăng?”. Tôn Tẫn nói:

“Lão tô?

có lời chi xin phân cho tôi rõ”. Lão tổ nói:

“Ta xuống đây thiệt không phải là báo cứu rửa hận chi, cũng không phải tranh danh đoạt lợi gì, ngươi há chẳng biết thuận trời thì còn, trái trời thì mất, nếu ngươi nghe theo lời lành của ta, mau mau dẹp lui binh mã về núi Thiên Thai, tu nhơn dưỡng tánh chớ quản việc phàm trần thì không mất ngôi thần tiên, bằng chẳng vậy e cho ngươi không khỏi mạng tai trước mắt”.

Tôn Tẫn nói:

“Nghe theo lời lão tổ cũng đặng đó chút, ngặt vì sớm lắm nếu muốn cho tôi bãi binh, đừng quản đến việc người thì chừng nào công chúa ngồi hạc về non, Chiêu Vương cỡi rồng xuống biển và bắt Vương Tiễn chaặt làm muôn khúc điệu tế tiên linh, thì tôi mới bãi binh thôi đánh”. Lão tô nghe nói giận lắm, hai tay hươi gươm chém nhàu. Tôn Tẫn cử gậy rước đánh, hai bên gươm gậy đánh nhau, tung hoành một trận đánh tới hai mươi hiệp, Hải Triều liệng một hột minh châu lên giữa thinh không, Tôn Tẫn thấy cả trời hào quang ánh sáng, hột minh châu bay nhấp nháng rớt xuống ngay đầu (nguyên hột minh châu này, lúc trời đất chưa phân, lưởng nghi chưa định, khí trong làm trời, khí đục làm đất, dòng nước làm sông thông ra đại hải, Lão tổ luyện nên châu ấy, hễ liệng ra giữa biển sóng tochẳng xao nên đặt tên là định hải châu, hột này có năm sắchào quang nên rớt xuống chẳng khác núi thái sơn dè, dẫu xác tiên thây phàm cũng phải tiêu hồn tan phách) Tôn Tẫn thấy định hải châu bay tới thì cười lớn nói:

“Phải như người khác không dỡ đặng báu này, chớ ta nào có sợ chi”. Liền vụt một cây gậy trên không đánh với thần châu. Nguyên cây gậy Tôn Tẫn là con cù long, ngó thấy hột châu thì trương nanh múa vút quanh lộn nghinh tiếp, không dè hột châu là vật báu tiên thiên, rồng Tôn Tẫn cự không lại.

Tôn Tẫn tay hửu vội vàng hươi gậy liệng lên xem thấy hai con rồng bay múa nên đời sau gọi là lưỡng tranh châu là đó.

Lão tổ giận lắm nói:

“Thằng Cụt quả thiệt dữ dằn”. Liền thò vào túi lấy mộtvật bửu bối rất lạ, huyền diệu vô song tên là vô cực đồ (nguyên trước lúc trời đất chưa mở mang hãy còn mịt mù, một khí hóa ra thái cực chia khí thanh trượt trùm cả các vật dầu cho các thứ binh khí, các vật bửu bối của tiên hễ thấy cái đồ ấy thì cũng bi.

thâu vào hết, thiệt chẳng có vật chi sánh kịp, hơn gấp mười cây hạnh huỳnh kỳ). Lão tổ cầm vô cực đồ nạt một tiếng, trải ra muôn đường hào quang chiếu sáng liền thâu cây hạnh huỳnh kỳ, gươm thơ hùng, gậy trầm hương của Tôn Tẫn đều rút vào trong đồ ấy hết. Hải Triều liền lấy như ý đánh tới, Tôn Tẫn chẳng dịp ề phòng là không xong tức thì bị như ý đánh nhằm. Hỡi ôi! Hơi thở lên trời thây người rớt đất, con Bàn đốc thanh ngưu rống lên một tiếng chạy tuốt về dinh, chúng tướng bên Tần giục ngựa xông ra một lượt giựt thây Tôn Tẫn. Tôn Yên xem thấy thất kinh quất ngựa chạy trước, chín tướng Toàn sơn, năm trăm gia đình cùng Liêm Tú Anh chạy ra chiến trường tiếp cứu. Bên kia Vương Tiễn, Ngân liên Tử thấy Hải Triều dùng cái vô cực đồ thuâu hết ba vật bửu bối của Tôn Tẫn và liệng như ý đánh nhào xuống đất thì giục ngựa xông ra giựt thây, xảy thấy Tôn Yên hăm hở đi trước, nân giục nai đón đường hươi gươm chém nhàu, Tôn Yên hươi kích rước đánh, đánh chưa được mấy chập, Ngân liên Tử quày nai bỏ chạy, Tôn Yên giục ngựa đuổi theo. Liêm Tú Anh thất kinh nói:

“Tam thúc đã dặn không nên ỷ sức anh hùng rượt theo tướng giặc, nay rượt theo chắc bị yêu đạo lén dùng phép bửu chẳng không”. Nói dứt lời liền giục ngữa múa đao rượt theo, năm trăm gia tướng, chín tên học trò cũng rượt theo một lượt mà ở thi hài Tôn Tẫn lại đó. Vương Tiễn cả mừng dạy quân khiêng thây Tôn Tẫn về dinh.

Nói về Ngân liên Tử thấy Tôn Yên rượt theo cách mình chẳng xa bàen lột kim niếp trên trán, miệng đọc thần chú liệng giữa thinh không dường như cái rây lớn xoay vần rớt xuống. Tôn Yên ngó thấy thất kinh vừa muốn quày ngựa chạy trốn, Liêm Tú Anh rượt tới thấy yêu thuật muốn hại người bèn lấy giỏ hoa lam đưa lên thâu kim niếp giận lắm nói:

“Tiện tỳ! Sao dám phá phép ta”. Bèn xốc tơi chém nhàu, tú Anh hươi đao rước đánh. Lúc ấy Tôn Yên quay lại chẳng thấy pháp bửu lại thấy Tú Anh đang đấu chiến với Ngân liên Tử, thì đâu có nín đặng, liền hươi kích xốc vô đánh tiếp, Ngân liên Tử cự không nổi quày nai chạy tuốt về dinh. Tôn Yên nói:

“Thôi, chẳng cần rượt nó làm chi, phải trở lại giữ thây tam thúc”. Rồi hai vơ.

chồng thâu binh, dẫn gia tướng trở lại kiếm thi hài chẳng thấy. Tôn Yên giận nói:

“Ta mắc cùng thằng yêu đạo giao chiến nên không giữ được thây, còn chúng ngươi sao chẳng khiêng thây tam thúc về dinh, để cho đến mất, làm sao ta về dinh cho được”. Chúng tướng nói:

“Vì lòng gấp báo cứu, áp nhau rượt theo yêu đạo, chẳng dè bị giặc Tần nhơn lúc không người, giựt thây đem mất”. Tôn Yên khóc rống lên nói:

“Tam thúc bị hại, lại mất thi hài thầy ta làm sao về ra mắt tỗ mẫu cho được.

Nói về Hải Triều thánh nhơn đánh trống thắng trận kéo binh về dinh, vảo đến lư bằng, vua tôi Thủy Hoàng mừng rỡ. Vương Tiễn bẩm nói:

“Tôi đã giựt thây Tôn Tẫn đem về đây, xin lão giả thế nào, rồi lão tổ cùng Thủy Hoàng, chúng văn võ bước ra xem thấy Tôn Tẫn. Lão tổ rọi mắt coi rồi, có ý sợ thầm nói:

“Hèn chi Tôn Tẫn dám cả gan tung hoành thế ấy, vì nó có ỷ thần thông biến hóa, ta tưởng là nó bị chết dưới cây như ý rồi, không dè chơn thân thoát, mà hóa ra hình giả”. Còn đang ngầm nghĩ thở than, Thủy Hoàng nói:

“Vì sao lão tổ thấy thây Tôn Tẫn mà có sắc kinh như vậy”. Hải Triều nói:

“Cái này không phải là thây Tôn Tẫn đâu”. Thủy Hoàng cười nói:

“Áo đậu thanh bào, giày da cá, mặt mày chẳng khác, làm sao mà gọi rằng không phải?”. Lão tổ lại quả thật con nai chết. Thủy Hoàng nói:

“Khi nãy rõ ràng Tôn Tẫn, sao bây giờ coi lại, thì biến ra con nai, không xong rồi, bị Tôn Tẫn làm phép ma nữa”. Lão tổ nói:

“Bệ hạ chớ lo, tuy Tôn Tẫn biến hóa mà chạy thoát khỏi, có tội ở đây, liệu không dám làm bậy đâu”. Bèn dạy Vương Tiễn đem con nai chôn cho khuất. Vương Tiễn nói:

“Chôn cũng không ích gì, chi bằng cho mấy tên quân khiêng về đó ăn thịt xong hơn”. Lão tổ gật đầu. Vương Tiễnai người khiêng đi, xẻ da chia thịt mà ăn với nhau, chúng quân mừng rỡ bèn khiêng con nai ra chỗ trống, xúm nhau áp xẻ lột da rồi, thò dao mổ bụng, thất kinh quăng dao bỏ chạy tuốt vào Lư Bằng bẩm rằng:

“Lão tổ a! Không xong rồi, con nai biến nữa”. Lão tổ nói:

“Biến ra vật gì?”. Quân bẩm nói:

“Ngoài da nai, trong bụng đầy những phân”. Lão tổ giận lắm nói:

“Thằng Cụt thiệt nên đáng ghét, nó dám ỷ tài làm việc tà mị trước mặt ta, ta đã xuống đây có đâu mà để cho mi tác quái”.

Nói về Tôn Yên cùng Tú Anh và chúng học trò, chẳng thấy thi hài Tôn Tẫn khóc lóc một hồi thâu binh trở về, vợ chồng bàn tính với nhau nói:

“Tuy thây tam thúc chẳng có, song nơi thanh sa trướng, phải lập một cái linh bài thỉnh thầy chùa làm chay, cư tang thọ chế ba năm cho trọn niềm chú cháu”. Bàn tính vừa xong thẳng vào đại trướng nghe con thanh ngưu rống, Tôn Yên mắng nói:

“Con trâu chết bầm này, mi chạy về đây, sao bỏ thây chú ta chỗ nào”. Mắng rồi dẫn chúng tướng vào đến đại trướng, đang đi bỗng nghe nạt một tiếng hỏi:

“Bọn ngươi sao đến bây giờ mới về?”.

Chúng tướng nghe nói lên thấy ở giữa có một đạo nhơn, đội mão tam xoa, mặc áo bào xanh, đi giày da cá, quả thiệt Nam quận vương đang cùng Mao Toại nói chuyện, chúng tướng rất mừng đều quỳ xuống một lượt. Tôn Yên đến hỏi:

“Khi nãy rõ ràng cháu thấy tam thúc bị xé xuống thanh ngưu chết ngay dưới đất, Tần tặc nó đã giựt thây rồi, làm sao mà về được?”. Tôn Tẫn nói:

“Ta có phép diệu thoát thân, chẳng cần hỏi nữa, chúng ngươi quyết chiến nhọc nhằn, về dinh an nghỉ. Chúng tướng vui mừng chẳng xiết, đều lui về hết, rồi Tôn Tẫn dạy quân pha trà. Tôn Tẫn bưng chung trà bổn thân trao cho Mao Toại mà nói rằng:

“Hiền đệ! Em hãy nhận chén trà này cho anh nói chuyện”. Mao Toại cười nói:

“Anh có chuyện chi xin phân em biết, cần gì phải rót trà làm chi cho nhọc”. Tôn Tẫn nói:

“Vì anh giáo chiến với Hải Triều bi.

nó mở cái vô cực đồ mà thâu hết cặp gậy trầm hương, hai cây thư hùng kiếm, và cây hạnh huỳnh kỳ của anh, xin hiền đệ thế cho anh mà đi giùm một chút như lấy về được, cám ơn chẳng xiết”. Mao Toại nói:

“Ba vật bửu bối bị mất, thật nên đáng tiếc, nay anh bảo tôiqua dinh Tần mà làm chỉ”. Tôn Tẫn nói:

“Việc ấy tôi tính không được đâu tam ca, anh liệu tính thì xong”. Tôn Tẫn cươi nói:

“Có kế này duy cái tay đến đó lấy mà thôi, xin em ra tài thủ đoạn ngày trước, lén vào dinh Tần thì có lo gì bửu bối không đặng”. Mao Toại nói:

“Có khi anh này biểu tôi đi ăn trộm chăng?

Anh coi tôi có phải là thằng ăn trộm nghề ở đâu, tôi vốn không lấy của ai, cũng vì anh em tôi phải đi trộm mấy phen của người nên mang tiếng ăn trộm, thiên hạ chê cười, chỗ nào cũng biết, e ngày ăn năn không kịp, nay anh bảo tôi đi ăn trộm nữa sao?”. Tôn Tẫn nói:

“Nếu em không đi thì uổng ba vật bửu bối của anh lắm, xin em đi giu?m một phen”. Mao Toại lắc đầu nói:

“Đi không đươc, không được, Hải Triều thánh nhơn thiệt không dám chọc đến”. Tôn Tẫn nói:

“Hiền đệ ráng sức đi giùm thì xong”. Mao Toại nói:

“Tôi có mat cặp gậy, chẳng khác mất hết hai chân, thôi để tôi thử coi, như ăn trộm được, thì khuyên anh chớ mừng, bằng chẳng đặng, mặc đừng hờn trách”. Tôn Tẫn nói:

“Việc này sở cậy mình em mà thôi”. Mao Toại bước uống trướng còn mình độn thổ, đi tới dinh Tần, vừa đầu canh một, dưới đất chun lên thấy trong dinh đèn đuốc tỏ rạng, đi khắp trong đại trướng, vòng qua lư bằng, xem thấy lão tổ thầy chùa già đang ngồi một mình, và có một cái lều nhỏ, hương đăng chói sáng, ở giữa có cái bàn để ba vật bửu bối, quả thiệt đồ của Tôn Tẫn chẳng sai liền vội vàng tới gần, thò tay muốn lấy ngặt mình thấp ghế cao, khó bề hạ thủ, lật đật một cái ghế kê rồi trèo lên, lấy cặp thư hùng kiếm giắt vào lưng, cờ hạnh huynh giắt trên bâu áo, tay xách gậy trầm hương, bước xuống nghĩ thầm rằng:

“Ta đã tới đây, phải làm cho nó biết giá trị lợi hại”. Bèn xách đèn đốt lều, lá gặp lửa cháy bừng Mao Toại thấy lửa cháy rần rần, co giò chun mất.

Chương 28 : Trận Hồng ngươn, Hải Triều ra phép; Hầm địa hộ, Mao Toại bị vây

Nói về Mao Toại độn thổ về dinh, lửa ấy tức thì cháy lên rần rần, ánh trời chói đất, Lão tổ thất kinh, lật đật kêu Ngân liên Tử đem một chén nước, miệng niệm thần chú, vãi lên trên không, tức thì mây đen mù mịt, mưa tuôn như xối, lửa đều tắt rụi, trong dinh thấy lửa, ba quân thất kinh, kéo nhau đến chữa, tơi nơi thì lửa đã tắt hết.

Thủy Hoàng cùng chúng tướng đến xem, lão tổ tiếp giá vào ngồi, xảy thấy Ngân liên Tử hơ hãi chạy vào báo, nói:

“Những gươm, cờ, gậy để trên bàn đều mất sạch”.

Lão tổ thử nào”. Lần tay coi rồi, giận lắm nói với Thủy Hoàng rằng:

“Bần đạo lỗi không xem xét, nên thằng Cụt sai Mao Toại vào dinh, đốt lửa ăn trộm bửu bối, thiệt nên giận lắm, mai tôi lập một cái trận, chắc đặng thành công”.

Nói về Mao Toại độn thổ, dưới đất chun lên, vào đến la trướng, Tôn Tẩđang chong đèn ngồi đợi thấy Mao Toại lưng giắt cờ vàng, mang gươm thư hùng, tay cầm gậy trầm hương vội vàng bước xuống nắm tay cười nói:

“Chúc mừng em đã thành công, thiệt đáng kính đáng khen”. Mao Toại rờ lưng nói:

“Ôi thôi! Mất rồi còn chi, chị lấy bửu bối cho anh, mà bỏ quên cái ruột ngựa cả tôi cháy hết”. Tôn Tẫn nói:

“Hiền đệ nhọc lòng nhọc sức, ơn ấy tạc dạ ghi xương. Liền hối quân bày rượu mừng công. Mao Toại nói:

“Việc buôn còn dễ hơn nghề ngày, may một lần đây mà thôi, tư.

hậu tôi không dám phụng mạng nữa, không phải dễ dàng gì đâu, hết hồn vía mới ăn được”. Tôn Tẫn nói:

“Thiệt cũng có chút, còn lửa ấy của em đốt phải không?”. Mao Toại nói:

“Chớ ai vô đó mà đốt, tôi thấy chùa già ngồi một mình, nên đốt lửa dọa cho nó thất knh chơi”. Tôn Tẫn cười nói:

‘Hiền đệ làm một tên ăn trộm cũng đủ rồi, sao đi đốt trại cướp giựt làm chi”. Mao Toại nói:

“Chướng cho anh này, tôi chẳng nài khó nhọc, mà đi ăn trộm lấy đồ về cho, còn trở lại kiêu ngạo tôi nữa”. Tôn Tẫn cười nói:

“Thôi anh em ta đi ngủ, sáng ngày tôi sẽ hết lòng đền ơn”. Nói rồi trở vào hậu trường.

Bên kia hải Triều thánh nhân qua ngày thứ sai Ngân liên Tử mời Thủy Hoàng đến lư bằng, Thủy Hoàng nói:

“Khi hôm làm tổ sư giựt mình”. Hải Triều nói:

“Thình lình không phòng bị mắc mưu đó, bần đạo hôm nay bị thua trí nó, nên tức mình lắm, nhứt bất tố, nhị bất hưu, đễ tôi lập một cái trận, cho tiện việc điều khiển quân cờ:.

Thủy Hoàng rất mừng dạy quân đem dâng cho lão tổ và nói rằng:

“Cái lệnh tiễn này, chẳng luận vương hầu, phò mã, mặc tình sai khiến, như có ai chẳng tuân lịnh, thì cứ quân pháp răn trị”. Nói rồi từ biệt lui về. Hải Triều sai Vương Tiễn, đến phía đông nam, lập ba cái tòa cao đài, tòa phía nam cao hơn hai trượng ba thước, vuông vức sáu mươi bước, bên tả nhựt tính, bên hữu dựng cờ nguyệt ba, trước đài chọn sáu tên quân mạnh dạn cầm cờ thể kỳ, trên đài hai mươi tám tên quân cầm cờ ngũ hành, dưới đài chín tên cầm cờ ngũ sắc, bố theo cửu diện tinh quan, và dùng năm cái trống để trên đài, cấp năm tên quân đánh trống, kêu là cửa thiên môn; phía bắc một tòa đài cao một trượng tám tấc, phân mười tám từng địa ngục, vuông vức bảy hai bước, trên làm thập điện diêm vương, hai bên dùng hai tên quân, giả đầu trâu mặt ngựa, trước đài đào một cái hầm lớn tên là âm khanh, không dùng đồ trấn yểm, cũng chẳng hại sanh linh, hầm ấy sâu một trượng tám thước, tròn bảy hai bước, dạy bảy mươi hai tên quân đầu bỏ tóc xõa, giả dạng vô thường ngũ quỷ,mỗi người cầm một cây cờ trắng, hễ tướng giặc nào vào trận đánh rớt xuống hầm thì cầm giờ giấy hươi phất mà thâu hồn phách nó, kêu là đại địa hộ, còn các đài ở giữa cao chín thước, vuông vức bảy mươi hai bước, trên dựng huỳnh la trướng, dọn chỗ ngai rồng vua ngự, dưới đài lựa sáu tên quân theo sáu viên đại tướng dùng cày bừa cày đất, chi?

nghĩa dẹp trừ sáu nước, các quan văn võ đều đứng đài bảo giá, kêu là đài nhơn vức, phải làm cho mau chẳng đặng chậm trễ. Vương Tiễn lãnh lịnh dẫn quân ra đi. Hải Triều dạy tử Lăng về Trướng An lấy ba mươi sáu cây súng lớn, bảy mươi hai súng nhỏ. Tử Lăng hỏi:

“Chẳng hay thầy dùng súng ấy để làm chỉ”. Lão tổ nói:

“Ngươi đâu rõ đặng, vốn thành Dịch Châu này năm phía thành có hào, áp theo canh tân kim đoài, thiệt rất khó phá, duy có hỏa khắc kim dùng súng mới phá nổi thành, hãy đi lấy đem về mau”. Tử Lăng lãnh lịnh ra đi.

Nói về Vương Tiễn lãnh mạng lập đài xong rồi, vào trại chờ lịnh. Hải Triều dạy Vương Tiễn đi thỉnh Thủy Hoàng. Hải Triều rước vào trại nói:

“Bần đạo có lập một cái trận nơi góc đông nam toan bắt Tôn Tẫn, mời bệ hạ tới xem”. Thủy Hoàng rất mừng hỏi:

“Trận ấy kêu là trận chỉ”. Hải Triều nói:

“Bần đạo bày cái trận này, kêu là Hồng ngươn, cùng các trận chẳng đồng, bao hàm trời đất, sai khiến quỷ thần biến hóa vô cùng, dời non đổi biển, chẳng luận tiên phàm, hễ vào đó thì hồn phách biến vạn hóa, làm cho nó phải chết liền trước mắt”. Thủy Hoàng nghe nói vui mừng chẳng xiết, đáp rằng:

“Thiệt trẫm rất may, nên có lão tổ phụ giúp”. Hải Triều truyền lệnh đánh trống, các quan văn võ nghe trống kéo vào, lão tổ lấy sổ biên tên giở coi rồi sai Anh Bố, Bành Việt, Triệu Cao, Chương Hàng, Lý Thiệt, Ngụy Báo dẫn ba mươi tên quân tới đài nhơn vức trấn giữ, còn chúng ngươi sáu người đều ở dưới đài, cầm cây mà cày sáu gò đất ấy, mỗi người lãnh một đạo bùa, hễ thấy tướng Yên vào trận thì đốt bùa lên tự nhiên người giặc đều xuống ngựa chịu trói chớ nên ra đánh, sáu tướng vâng lịnh kéo binh ra đi.

Lão tổ vòng tay nói với Thủy Hoàng rằng:

“Xin phiền bệ hạ dẫncác quan văn võ lên đài nhơn vức, vào trướng huỳnh la, bên tả có Cam La, bên hữu có Mông Điềm, hai bên bảo hộ. Bệ hạ dẫu cho bao nhiêu tướng mạnh vô địch cũng tự nhiên té xuống ngựa”. Thủy Hoàng lãnh bùa dẫn văn võ tới nhơn vức, vào huỳnh la, chớ làm các việc. Lão tổ điều khiễn xong rồi, dạy Ngân liên Tử dẫn thanh mao khổng tới trước. Lão tổ thót lên, Liên Tử cỡi nai theo sau vào trận, tới trước pháp đài. Lão tô?

nói:

“Chúng ngươi hãy đứng đây chờ đợi, chẳng đặng lên đài”. Dặn rồi một mình tuốt lên đài thiên môn lấy cờ nhựt lệnh, viết ba chữ yểm quan phù, dạy hai tên quân cầm cờ, hễ tướng giặc vào trận, nghe ngũ lôi nổ, liền phất cờ lên, tức thì trời đất tối tăm chẳng đặng trái lệnh, lão tổ lấy cờ mao đầu viết tiết mạng phù, và hai mươi bốn cây cờ ngũ hành, viết hỗn nguyên phù, dạy quân cầm cờ hễ nghe sấm nổ, thì hươi phất chẳng nên chậm trễ, rồi lấy năm cái trống lớn, viết năm chữ tốc chấn như luật lệnh, dạy năm quân coi giữ, hễ người giặc vào trận, thì nổi trống lên, tự nhiên sấm dậy, lão tổ lấy một cái lệnh bài, tay tả cầm lệnh bài, tay hửu cầm gươm miệng niệm chú, chỉ gõ lệnh bài ta biếng nạt rằng:

“Phổ thiên tinh thần cấp cấp như lệnh”. (vốn lão tổ này sai thần khiển tướng chẳng phải như các vị tiên khác đâu, người là tiên thiên, lão tổ có vị thần nào mà chẳng tuân phục người sai khiến). Tức thì mây vần sấm nổ, giữa trời gươm đao sáng giới, các thiên thần rần rộ bay xuống, xem thấy thanh long, châu tước, bạch hổ, huyền võ, nhịp thập bát tú, cửu diện vương xuống đài cúi mình ra mắt. Lão tổ vòng tay nói:

“Nay tôi có bày một cái trận, xin cậy oai sức tinh thần bắt cho đặng Tôn Tẫn, chớ cho chạy thoát, nếu trái lệnh thì ta biếm trách chẳng dung”. Chư thần vâng mạng chia nhau, cứ theo phương hướng trấn giữ.

Lão tổ bước xuống thiên môn qua đài phía bắc lấy bảy mươi cây cờ dạy bảy mươi hai tên quan đầu bỏ tóc xõa, tay cầm cờ hễ có tướng giặc vào trận thì phất cờ lênthâu hồn phách nódẫn đem vào hầm chẳng qua ba gày dẫu tiên phàm cũng phải chết. Lão tổ rút gươm chỉ xuống đất gõ ba tiếng lệnh bài nạt rằng:

“Tứ minh địa phu?

cấp cấp như luật lệnh”. Nói chưa dứt lời, thấy tiêu diện quỷ vương đầu trâu mặt ngựa năm đạo thần quỷ vô thường dẫn năm trăm âm binh, tới trước ra mắt. Lão tổ nói:

“Nay tôi có lập trận Hồng nguyên, xin cậy chúng vị địa phủ thần kỳ bắt sống tướng giặc mà lùa đem vào hầm, chẳng cho chạy thoát”. Chư thần vâng lệnh, dẫn âm binh phân nhau đứng xung quanh hầm chờ giặc.

Nói về lão tổ bước xuống hầm địa hộ tay tả cầm gươm, tay hữu cầm lệnh bài, ơ?

giữa hầm phân bố tám cửa, Hưu,Sanh, Thượn, Đồ, Kiểng, Tử, Kinh, Khai, và Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khốn, Đoài, biến hóa thần thông, tức thì nơi đài thiên môn hào quang chói sáng, đài nhơn trên mây đỏ phù giăng mười phần lợi hại, lão tô?

làm phép xong rồi trở vào lư bằng, dạy Vương Tiễn dẫn hai ngàn năm trăm binh, chia làm năm đội sắc khôi giáp, dùng cờ kim mộc thủy hỏa thổ phân ngôi thứ theo ngũ hành đóng bốn phía, ngoài trận, phất cờ la hét trợ Oai. Vương Tiễn lãnh mạng ra đi, lão tổ dạy Ngân liên Tử đem hột định hải châu này đứng trên đài địa hễ có tướng giặc bay lên thì đánh cho rớt xuống hầm.

Ngân liên Tử tiếp bửu bối ra trận, giây phút Vương Tiễn trở về phục lệnh, Hải Triều dạy tới dinh Yên khiêu chiến, còn mình thì cầm gươm thót lên mao không đi chậm chậm ra trước cửa dinh. Vương Tiễn giục ngựa chạy tới dinh Yên khiêu chiến.

Quan vào phi báo, tôn Tẫn xách gậy lên trâu các tướng toàn sơn và vợ chồng TônYên phát pháo ra binh. Vương Tiễn đang khiêu chiến, xảy nghe pháo nổ, xem thấy Tôn Tẫn xông ra, vội vàng quày ngựa chạy về bẩm cùng lão tổ. Lão tổ giục mao khổng tới trước, tôn Tẫn dừng trâu cười nói:

“Tôi chào lão tổ, hôm nay lão tô?

dạy tôi ra trận có phải là muốn cùng tôi giao chiến chăng? Tôi xin nói trước hễ ra trận chẳng nhường cha, giao chiến không vị tình”. Hải Triều hươi gươm nạt rằng:

“Thằng Cụt, my ỷ ba cuốn thiên thơ kỳ môn độn giáp, sao dám trước mắt ta khua môi múa lưỡi, tài mi ta đã biết rồi, tài ta ngươi cũng rõ được, nay ta có bày một trận bên góc đông nam, như mi phá đặng trận ấy, thì ta liền về núi, xin Thủy Hoàng rút binh, còn như ngươi phá không được thì phải trở về thiên Thai, dạy Chiêu Vương nạp biểu xưng thần”. Tôn Tẫn nghe rồi cười nói:

“Lão tổ đã biết bày trận tôi tổ quày mao khổng lấy tay chỉ, đi thẳng vào trong trận, Tôn Tẫn dừng trâu, đứng xem thất kinh nói:

“Rất lợi hại cho lão già này bày tận toan muốn dứt tình đồng đạo, trận này chẳng những là người phàm vào không được mà thôi, dẫu đại la thiên tiên đi nữa, cũng chẳng dám khinh dễ, song mình biết phép ngũ đôn che giấu sao bổn mạng ắt không hại gì, song phải xu kiết tị hung, không nên vào trong lưới rập, vốn là trận thiên địa tam tài hỗn ngươn nhất khí, trong ấy có mưu quỷ chước thần và phép di sơn đải hải, ấy là phép tiên thiên mầu diệu làm sao mà phá nổi”. Đang suy nghĩ chưa rồi, Lão tổ xông ra nạt rằng:

“Tôn Tẫn! Ngươi coi có hết trận ta chưa?”. Tôn Tẫn cười và nói:

“Coi hết rồi”. Lão tổ hỏi:

“Ngươi biết tên rận ấy chăng?”. Tôn Tẫn nói:

“Vốn là tam tài nhất khí hỗn ngươn trận, chớ có chi lạ mà hỏi”. Lão tổ thất kinh nói thầm rằng:

“Thằng Cụt quả nhiên uẩn diệu rõ biết huyền cở”. Rồi hỏi:

“Ngươi biết tên trận mà dám phá chăng?”. Tôn Tẫn nói:

“Hễ có bày thì có phá, nào khó chi đâu, nay coi trận rồi xin trở về tính kỹ trong ba ngày đến phá”. Lão tổ nói:

“Ta hạn cho ba ngày coi ngươi có tài chi mà phá đặng”. Nói rồi ai về dinh nấy. Tôn Tẫn về đến đại trướng, Mao Toại hỏi:

“Tam ca, hôm nay coi trận thế nào?”. Tôn Tẫn ủ mặt châu mày đáp rằng:

“Trận ấy mười phần dữ tợn, không phải như các trận khác đâu, trong có tam tài, ngoài có bát môn nao hàm trời đất biến hóa vô cùng, không yêu thuật tà phép mà dễ phá được, tôi e phải thông minh lanh lợi, lẽ nào không rõ biết đạo tư?

sanh, hễ là xưa nay sống thác có mạng, giàu sang bởi trời, nếu quả tới số chết dầu cho trốn ở trong nhà cũng không khỏi được, nếu mạng số chưa tuyệt dầu ó việc chi đại hung, đại hiểm, ại họa, đại tai đi nữa lại sợ gì, vậy chớ anh có nhớ cái trận địa liệt, trận âm hồn, trận tru tiên, ba trận ấy lợi hại dường ào, còn cái tản thiên tiễn lại vừa gì, cũng qua khỏi được hay, nay sá chi Cái trận hỗn ngươn mà phải run lên phát rén như vậy?”.

Tôn Tẫn nói:

“Hiền đệ phân tuy nhằm lý, ai ai cũng muốn xu kiết tị hung, người bày trận ra lẽ nào mình có con mắt mà chun vào cho chết sao, để chậm rãi liệu toan tự nhiên có chước phá được”. Nói rồi trở vào hậu trướng, Mao Toại nghĩ thầm rằng:

“Lão cụt này chẳng khác chim kia bị bá, thấy vậy liền bay, chẳng luận là trận lớn nhỏ chi, hễ thấy thì kinh hồn hoảng vía, chi bằng ta lén ra trận đánh với Hải Triều một chuyến thử coi, vả lại từ khi xuống núi đến nay, cứ làm tên ăn trộm mà đi lấy đồ cho người, chớ chưa từng giao chiến trận nào, nay cái trận này tam ca lại sợ không dám phá, vây mình tới đó thoảng như thành công được, thì càng thêm rỡ tiếng, nếu không thành công được thì mình vào trận coi hư thiệt đường sá thế nào, về nói lại cho tam ca biết, cũng là một cái công của mình đó, còn như có rủi mà bị bắt thì mình dùng phép ngũ độn, tam thuật, nó cũng không làm chi mình được”. Tính rồi bước xuống thanh sa sửa soạn ra sợ, tướng chẳng kiêng, vả trong trận nó tinh những thiên thần, thiên tướng có ai mà sợ mình, nếu để tướng mình như vầy mà tới đó ắt phải bi.

sát hại đi chăng, nghĩ lại tam ca ta là một vị tuần thiên đô úy của ngọc đế, Liễu nhứt chơn nhơn, trrên quản ba mươi ba từng trời, dưới coi mười tám từng u mình địa phủ, có ai mà không sợ người, thể diện người oai phong rất lớn, chi bằng ta biến hình dạng người mà đi, thì ắt thành công đặng”. Mao Toại về trướng miệng niệm chơn ngôn, rùng mình biến thành Tôn Tẫn hình dung chẳng khác, đầu đội mão tam sa, mình mặc áo đậu thanh bào, chân đi giày da cá, lưng cột dây đai, mặt như trăng rằ, m, năm chòm rau xanh kịt. Mao Toại nghĩ rằng:

“Hình dung biến đặng, chân cụt thiệt khó làm”. Rồi lấy hai cây củi đòn, miệng thổi tiên khí, tức thì biến gậy trầm hương, còn hai cây bửu kiếm, thì hóa ra gươm thư hùng và lấy một tờ giấy vàng thổi lên biến ra cờ hạnh huỳnh, các vật đều biến xong xuôi, còn thiếu con trâu, vật ấy thiệt nên khó biến, nếu ta đi chân vào trận, e người coi kỹ thấu biết cơ mưu, ắt là mang khốn, bèn nghĩ thầm rằng:

“Con trâu còn ở ngoài trướng, nay ta đã giả mạo tam ca, sao chẳng bắt lén con trâu của người, mà cỡi cho luôn thể”. Mao Toại nghĩ rồi tuốt lên đến ngoài trướng, thấy quân sĩ giữ trâu đang cho ăn cỏ, quân sĩ thấy Tôn Tẫn tới, lật đật quỳ xuống nghinh tiếp, Mao Toại dạy thắng trâu cho mau, đặng ra trận, quân sĩ chẳng dám chậm trễ, dinh quân giữ cửa quỳ xuống hỏi rằng:

“Vương gia đi đâu vậy? ‘. Mao Toại nói:

“Ta đến phá trận”. Quân nói với nhau rằng:

“Thôi chúng ta đi phất cờ gióng trống cho mau”. Mao Toại khoát tay nói:

“Ta đi một mình chẳng cần dùng vật chi cả”. Quân sĩ mở hoắc cửa dinh. Mao Toại ra cửa chạy dông như bay, quân sĩ trong lòng hồ nghi nói với nhau rằng:

“Vì cớ sao nay Nam Quận vương ra trận tên quân, một con ngựa và cũng chẳng đem theo, lại không dùng người lược trận”. Còn đang hồ nghi xảy thấy Triển Lực, Triển Ngai, Ngô Năng, ba người đi ngang cửa dinh, quân sĩ bẩm nói:

“Khi nãy có Vương gia đơn thân độc mã, ra dinh phá trận”. Ba người nghe nói thất knh nói:

“Nếu đánh trận sao chẳng dùng nhơn mã, nay mình theo như có sơ sẩy điều gì, mình làm học trò chẳng là vô ích lắm, vậy mau theo dõi lão gia, ngõ đặng gia công phụ đáp”. Ba người lòng son dạ sắt, không tưởng giả thiệt, vội vàng đề đao lên ngựa ra dinh, chạy theo như gió. Mao Toại đang đi nghe tiếng ngựa reo vang, quay lại thấy ba con ngựa rượt theo. Mao Toại biết là Triển Lực, Triển Ngai, Ngô Năng thì hỏi rằng:

“Chúng ngươi tới đây làm chỉ”. Ba người học trò chạy tới trước bẩm rằng:

“Chúng tôi theo thầy phá trận”. Mao Toại nói:

“Hiền đồ đã đến đây, thôi hãy theo ta”. Nói rồi giục trâu tới trận, xem thấy mây đỏ xoay vần, hào quang chói mắt, phía tả có lằn hắc khí xông lên.

Mao Toại nghĩ thầm:

“Sao kêu rằng hỗn ngươn trận, mà Tôn Tẫn sợ lắm vậy, tưởng chắc trong này có biến hóa lợi hại chớ chẳng không, ta đã tới đây lỡi rồi, không lẽ trở về”. Ngầm nghĩ một hồi, quay lại hỏi ba tướng rằng:

“Có tên học trò nào dám tới khiêu chiến chăng?”. Triển Lực xin đi, liền xốc tới kêu lớn rằng:

“Quân nhơn mau vào báo cho chúa tướng bây biết, nói hay có Nam Quận vương đến phá trận”. Quân vào báo cho Vương Tiễn, Vương Tiễn vào bẩm cùng Hải Triều. Hải Triều dạy Vương Tiễn rằng:

“Ngươi ra dẫn thằng Cụt cho nó vào trận”. Vương Tiễn lãnh mạng xông ra ngoài trận, thấy Tôn Tẫn cầmgậy cỡi trâu, có ba tên học trò theo sau, thì nạt rằng:

“Thằng Cụt, mi đôi ba phen lượt khỏi chết là may, nay lại đến muốn nạp mình sao? ‘. Tôn Tẫn giả nạt rằng:

“Vương Tiễn, sao dám nói xàm, mi chạy đâu cho thoát”. Nói rồi hươi gậy đánh nhàu, Vương Tiễn cử mâu rước đánh.

Vương Tiễn vốn bị tôn Tẫn đánh nhiều lần, đà thất sắc như gà chạy mặt, đâu dám chống cự cho lâu, nên đánh chưa đầy vài hiệp, thua chạy vào trận. Tôn Tẫn giả dẫn ba tướng, ở sau rượt tới đánh đánh vào trong trận, chẳng thấy Vương Tiễn, bốn phương tám hướng đá quăng cát liệng, sấm nổ vang trời, lửa cháy rầ rần, bốn phía cứng như tường đồng vách sắt ba tướng kêu thầy mà nói rằng:

“Trận này dữ lắm, bốn phía nước lửa gió ầm ầm chúng ta ra cho mau”. Mao Toại nói:

“Ra không đặng đâu, trận này ta coi giống là trận bát quái hồi hoàn đó, chúng ngươi chớ sợ, theo ta mà đi”. Mao Toại ngồi trên lưng trâu, bắt tay ra phép thần thông, nhắm phía tây cung càn chạy sông như bay, ba tướng theo sau. Mao Toại xem thấy tòa cao đài mây giăng mù mịt, bên tả có nhựt tinh, bên hữu cờ nguyệt ba, phía trước cò mao đều, phía sau cờ thất tinh, và cờ nhị thập bát tú, cửu điện tinh quân.

Mao Toại nói:

“Không xong, đây là trận thiên môn”. Nói rồi phá vào giữa đài, Hải Triều thấy Tôn Tẫn vào trận, bèn khoát tay, năm tên quân đánh lên, tức thì chớp giăng sấm nổ, mặt nhựt tối đen cửa trời thần tướg áp lại, làm cho Mao Toại thất kinh hồn bay ngàn dặm. Ba tướng kêu nói:

“Thầy ôi! Mau phất hành huỳnh kỳ ngăn đỡ, kẻo chết bây giờ”. Mao Tọai nghĩ rằng:

“Cờ hạnh huỳnh của mình là đồ giả, làm sao ngăn đỡ cho đặng”. Liền nói:

“Không nhằm chỗ dùng, phải chạy xong hơn”. Lúc ấy thiên thần thiên tướng vây bịt bùng, giữa trời sấm dậy vang tai, xảy thấy cờ thất tinh nam đẩu, thảy đều xao động. Mao Toại thất kinh dẫn ba tướng xông ra cửa thiên môn, vốn Ngô Năng mạng số hết rồi, nên gặp phướng nhiếp hồn phất lên, té nhào xuống ngựa, hôn mê bất tỉnh chết tươi giữa trận. Mao Toại qua khỏi cửa thiên môn chẳng thấy Ngộ Năng, torng kinh sợ nói:

“Người không theo ta chắc là bị chết trong trận rồi, trận này rất lợi hại phải phá cho mau”. Triển Lực nói:

“Bốn phía đều khí tối mịt mù, có đường đâu mà ra cho đặng”. Mao Toại nói:

“Để ta coi đã”. Vốn con mắt người tiên xem cho rõ, thấy có tòa pháp đài hào quang chiếu sáng, Thủy Hoàng ngồi giữa, hai bên văn võ đứng hầu. Mao Toại nói:

“đây này Tần Thủy Hoàng ở, không có âm binh thần tướng chi cả, ta mau phá chỗ đó mà ra”. Nói rồi Mao Toại dẫn hai tướng xông tới, thấy sáu viên đại tướng chạy ra không giao chiến, cứ trước đài cày đất mà thôi. Triển Lực nói:

“Cày đất này làm chi, hay là nó mốnlấp đường mình đi chăng”. Triển Ngai nói:

“Chớ hỏi đến việc người, phải mau chạy ra khỏi, chỗ này không có thần tướng, bất quá Thủy Hoàng ngồi trên đài, chúng ta cỡi ngựa xông dễ lắm”. Lúc ấy vua tôi nhà Tần thấy ba người chạy tới trước đài, nhìn biết Tôn Tẫn.

Thủy Hoàng truyền đốt linh phù, chớ để thằng Cụt chạy thoát. Cam La lật đật đốt bùa, xảy nghe giữa trời sấm nổ rền tai, bọn Triều Cao sáu người nghe tiếng sấm dậy, liền đốt linh phù, tức thì bốn phía binh mã kéo tới đây đầy, Triển Lực bị sấm sét đánh nhằm té nhào xuống ngựa, chúng tướng áp lại bắt trói khai đao.

Mao Toại thấy Triển Lực té xuống ngựa, chẳng dám tới cứu mãi lo xông pha tìm đường mà ra. Triển Ngai nói:

“Thầy ôi! Bốn phương tám hướng đều những gió lửa nước sấm, núi cao muôn trượng, cây lớn sum suê, dày như vách sắt, biết chạy đường nào bây giờ”. Mao Toại xem thấy quả thiêt hung dữ, duy phía bắc tối đen như mực, mà không sấm sét nước lửa chi cả, ngặt có núi cao ngăn cản. Mao Toại nói với Triển Ngai rằng:

“Ta phải ra chỗ mày mới đặng”. Liền giục thanh ngưu nhắm phía bắc chạy tới, xảy thấy một tòa cao đài, âm phong thăm thẳm, sát khí đằng đằng, mây đen mù mịt chẳng khác âm ty địa phủ, cách mặt không thấy hình, giơ tay chẳng thấy ngón, Triển Ngai nói:

“Trời tối lắm, tìm đường chạy ra cho chóng”. Mao Toại hỏi:

“Chạy ngả nào bây giờ, ta cũng không thấy đặng”. Triển Ngai nói:

“Lạ cho thầy, có ba cuốn thiên thơ, lục giáp linh văn, lưng giắt hạnh huỳnh kỳ, sao không lấy ra mà phất”. Mao Toại nói:

“Cờ này thiệt không dùng đặng, ta chẳng giấu chi ngươi, ta không phải thầy của ngươi đâu, vốn là Kim nhãn Mao Toại đây”. Triển Ngai nói:

“Thầy có chối mấy đi nữa tôi cũng không tin, vốn Mao sư bề cao ba thước, đầu beo đít chuột, tôi dễ chẳng biết sao mà thầy lại gạt tôi”. Mao Toại giận nói:

“Đồ nghiệt chướng, sao dám mắng ta, ta thiệt không phải thầy ngươi, vốn là Mao Toại biến ra đó, còn con trâu này ăn cắp của thầy mi, cờ hạnh huỳnh kỳ, gậy trầm hương, vốn là đồ giả, ta muốn phá giùm trận cho thầy ngươi, không dè bị khốn như vầy”. Triển Ngai nghe rồi thất kinh nói:

“Nếu vậy thì ba anh em ta, đều bị hại mà chết hết”.

Chương 29 : Qua nước Hàn, Văn Thông cầu cứu; Đạp dinh Tần, Lưu Quý đang say

Nói về hầm địa hộ, bảy mươi hai tên quân thấy Tôn Tẫn vào trận, liền hưi cờ phất lên, vốn Mao Toại là người tu luyện, mê hồ phách vững chắc, chẳng xao đỗng chút nào, còn Triển Ngai hồn phách bay hết ngồi không vững, choáng váng mặt mày. Ngân liên Tử ở trên đài xem thấy rõ ràng, lấy hột định hải châu liệng. Triển Ngai té nhào xuống ngựa chết tươi. Mao Toại thấy một đao hào quang đánh Triển Ngai té xuống ngựa, thấ kinh nói:

“Không xong, bốn người vào trận chết hết ba rồi”.

Nói chưa dứt lời xảy thấy đầu trâu mặt ngựa tiêu diện quỷ vương, dẫn âm binh áp tới. Mao Toại lật đật giục thanh ngưu bỏ chạy, khí đen mù mịt chẳng thấy đường đi, song thấy trước mặt có một cái hầm, đi gần tới mé bị bảy mươi hai tên quân phất cờ, con thanh ngưu rống lên một tiếng vùng nhảy tới trước, sa vào hầm am khanh. Mao Toại thất kinh nói:

“Nay đã rớt xuống hầm sâu này, chắc không còn tánh mạng chi bằng bỏ con trâu mà chạy xong hơn”. Bèn biến lại nguyên hình đánh phá bay lên.

Ngân liên Tử thấy Tôn Tẫn rớt xuống hầm trong lòng mừng thầm, rồi thấy dưới hầm biến ra một đứa nhỏ cao chừng ba thước nhảy lên. Ngân liên Tử nói:

“Giỏi cho thằng Cụt lại biến ra một đứa con nít, mi tưởng chạy khỏi đặng sao?”. Liền lấy hột minh châu liệng đánh Mao Toại té nhào xuống dưới hầm.

Nói về Mao Toại bay lên chạy trốn, bị Ngân liên Tử đánh hột minh châu té nhào xuống hầm, la chao ôi một tiếng, ngồi ngầm nghĩ rằng:

“Đi lên không đặng thì ta đi dưới đất”. Bèn niệm chơn ngôn co giò chun xuống, coi lại té ra còn ngồi trơ trơ độn đi không đặng. Nguyên Hải Triều làm cái hầm âm khanh này, biết rằng Tôn Tẫn bay trên mây, đi dưới đất, thảy đều thông thuộc, nên sai Ngân liên Tử ở trên tòa âm khanh cầm định hải châu nếu Tôn Tẫn bay lên thì lấy hột châu liệng xuống, còn dưới đất đã ó bố địa võng, độn chung không đặng. Mao Toại thấy trên lên không được, độn thổ chẳng xong, trong lòng kinh hoảng nói:

“Hầm này dường như có thiên la địa võng, phen này tánh mạng ta chẳng còn, công tu luyện bấy lâu giây phút tha?

theo dòng nước!”.

Nói về trong dinh Yên, quân sĩ thấy Tôn Tẫn vào trận, nửa ngày không thấy về, trong lòng hồ nghi, vào dinh báo cùng Tôn Yên. Tôn Yên nghe báo nạt rằng:

“Thằng chó chết, thám báo bất minh, Nam quận vương đang ngồi trong trướng, có đi phá trận bao giờ”. Quân sĩ bẩm nói:

“Việc quân tình chúng tôi đâu dám bao vây, rõ ràng Nam quận vưong ra dinh cầm gậy cỡi trâu đi tuốt, và có hai vị Triển tướng quân, một vị Ngô tướng quân đồng đi phá trận, tôi đâu dám dối”. Tôn Yên nghe nói, lòng rấ hồ nghi, nghĩ thầm rằng:

“Có khi tam thúc dùng phép lực, gạt ta mà điphá trậ chăng, vậy ta mau vào trướng, thăm nghe thế nào, nếu như đi rồi, ta sẽ, ta sẽ phát binh tiếp cứu, còn như không đi thì bắt thằng mọi báo xàm này chém quách cho rồi”. Bèn tuốt vào thanh sa đại trướng, thấy ngoài trướng lặng lẽ chẳng có thanh ngưu. Tôn yên hỏi:

“Việc này rất lạ, tam thúc đã cỡi trâu ra trận, sao không dùng gậy, hay là đổi hình khác chăng?”. Xảy gặp Văn Thông ở trong trướng ra, Tôn yên hỏi:

“Sư huynh, anh đi đâu đó vậy?”. Văn Thông hỏi:

“Tướng quân có thấy thầy tôiđâu không? Tôi đi kiếm thầy tôi. Tôn Yên nói:

“Thầy anh, tôi không gặp, vậy anh có thầy chú tôi không?”. Văn Thông nói:

“Sư bá đang ở sau trướng”. Tôn Yên nói:

“Cái đó mới lạ kỳ cho, quân ngoài cửa dinh vào báo nói:

“Tam thúc tôi dẫn anh em Triển Lực và Ngô Năng ba người đều đi phá trận, nên tôi vào đây thăm nghe”. Văn Thông nói:

“Khi nãy tôi cùng sư bá bàn luận việc quân cơ, chớ có ra trận bao giờ, tướng quân không tin, hãy theo tôi vào đó, cho tướng giả thiệt”. Tôn Yên nói:

“Xong lắm”. Hai người dắt vào hậu trướng thấy Tôn Tẫn ngồi xếp bằng nhắm mắt, định tánh dưỡng thần, Văn Thông nói:

“Quả thật không? Tôi có nói dối tướng quân bao giờ”. Tôn Tẫn mơ?

mắt thấy hai người vào trướng, thì hỏi có chuyện chi chăng? Hai tướng bèn đem các việc thuật lại Tôn Tẫn nói:

“Nào ta có ra trận đâu?”.

Tôn Yên nói:

“Có quân báo nói:

Tam thúc dẫn ba tướng ra dinh phá trận, cháu không tin nên vào đây thăm nghe cho rõ, hồ nghi”. Tôn Tẫn nói:

“Con trâu của ta đi đâu rồi, ai mà giả dạng làm than thở rằng:

“Hỡi ôi! Khá tiếc người giao kết rất hậu, vì ta xuống núi, hôm nay bị hãm trong trận ta biết làm sao mà cứu người”. Bèn nói với Tôn Yên, Văn Thông rằng:

“Người mà ra phá trận đó, vốn là Mao hiền đệ gia?

hình dạng ta, lén bắt thanh ngưu dẫn ba tên học trò của ta đi phá trận, nay bị té dưới hầm âm khanh, ba thằng nghiệt chướng đã chết hết trong trận rồi, khiến cho ta đau lòng xót dạ”. Văn Thông nghe thất kinh nói:

“Nếu vậy thì còn gì thầy tôi, ngàn lạy bác, xin ra tài phép cứu giúp thầy tôi”. Tôn Tẫn nói:

“Ta cứu sao đặng”. Tôn Yên nói:

“Không hề gì đâu, Mao sư thúc giỏi nghề độn thổ, tự nhiên về đặng, chỉ tiếc con trâu mà thôi”. Tôn Tẫn nói:

“Trận hỗn ngươn này phép diệu vô cùng, trên có thiên thần, giữa có binh tướng, dưới thì quỷ tốt, thủy hỏa phong lôi, mười phần lợi hại, người rớt xuống hầm chắc không ra khỏi, trong bảy ngày mạng về chín suối, biết liệu làm sao?”. Khoái Văn Thông nghe nói lật đật quỳ xuống nói:

“Thưa bác xin tưởng tình thầy trò ngày trước, mà vào trận cứu giùm”. Tôn Tẫn nói:

“Thầy cháu cùng ta có tính giao kết, sống hác chẳng lìa, hoạn nạn cứu nhau, người cứu ta đăng có lẽ nào ta không cứu người, song cái trận này thiệt ta đi không đặng, nếu có đi cũng phải như thầy cháu, thì có ích gì đâu”. Văn Thông nói:

“Bác đi không đặng, vậy chớ thỉnh người phép lực đến cứu không đặng nữa dao?”. Tôn Tẫn nói:

“Ta dễ chẳng biết trước có Hải Triều, sau có trời đất, đạo phép, diệu màu chớ bảo ta đi thỉnh ai bây giờ?”. Văn Thông nói:

“Phân như lời bác thì thầy tôi chắc chết, không ai cứu nổi, có lẽ nào bác ngồi ngó sao, nay bác chẳng khứng tới danh sơn động phủ, thỉnh tiên xuống cứu thầy tôi, thì tôi liều mình đi đến ba non, năm núi, như thỉnh không đặng người phá trận, thì tôi cũng đập đầu mà chêt phứt trong núi rồi, còn như thỉnh đặng xuống phá trận Hỗn ngươn, thì bác còn mặt mũi nào mà thấy tôi nữa”.

Nói dứt lời đâm sầm chạy tuốt, Tôn Yên lật đật cản lại nói:

“Sư huynh khoan đi đã, chú tôi nào cứu lòng bất nhơn, ngồi xem chẳng cứu để cho thầy anh chết hay sao, xin chẫm rãi lo lường”. Văn Thông nói:

“Vậy chớ tướng quân không nghe bác nói, thầy tôi trong bảy ngày phải chết, mà chậm rãi sao đặng”. Tôn Tẫn nói:

“Cháu chớ nóng nảy, ta có kế này, ắt phá đặng trận, mà cứu thầy ngươi”. Văn Thông nghe nói, quày ngựa lại quỳ xuống hỏi:

“Chẳng hay bác có kế chỉ”. Tôn Tẫn đỡ dậy nói:

“Ta đêm xem thiên trượng thấy sao tử vi, cũng mấy vì sao phụ bậc, chiếu tại nước Hàn, vậy thì nước Hàn có người đại phước, đại quý, ta đoán ra tên họ người ấy, cùng tên ho.

các sao phụ bậc, để ta viết một phong thư, cháu đến nước Hàn, nơi dinh Trường Xa nguyên soái, con va là Trương Lương, cũng ở trong đó, nếu thỉnh đặng người ấy đến thì Hải Triều không dám sát hại, dẫu tam thanh đạo giáo, lão tổ xuống phàm, cũng không làm chi nó đặng”. Văn Thông nghe nói, chẳng xiết vui mừng nói:

“Quả thiệt như lời, dẫu chết tôi cũng đi thỉnh ch đặng mấy người đó, đến cứu thầy tôi, bác hãy viết thơ mau cho cháu đi”. Tôn Tẫn viết một phong thơ trao cho Văn Thông dặn rằng:

“Trong thơ có biên tên họ mấy người đó, cháu tới nước Hàn tìm Trương nguyên soái, nói cho minh bạch, chẳng dùn binh mã, duy mấy người đó mà thôi”.

Văn Thông lãnh thơ, vội vàng từ biệt sứ bá, cỡi mây bay tới nước Hàn, thiệt là mau như tên xẹt, không đầy nửa khắc tới nơi, xuống mây hỏi thăm phủ Trương nguyên soái, chạy tới cửa bày tỏ các việc, quân giữ cửa vào báo, Trương nguyên soái mơ?

hoắc cửa giữa, bước ra rước Văn Thông vào phủ. Trà nước xong xuôi, Trương Xa hỏi:

“Chẳng hay tiên sinh đến có việc chi không?”.

Văn Thông nói:

“Tôi vâng mạng Nam quận vương Tôn Tẫn, có thơ xin trình nguyên soái xem tướng”. Trương Xa tiếp thơ xé ra coi, thấy trong thơ mượn ít tên quân kỳ bài, và con mình là Trương Lương, đến Dịch Châu phụ giúp, coi rồi nói với Văn Thông rằng:

“Con tôi nó đã đi du học ở ngoài, hãy còn ít viên đại tướng, từng quen chinh chiến, vì sao mà á phụ biên tên mượn mấy đứa kỳ bài, cùng tên thơ lại”.

Văn Thông nói:

‘Á phụ tôi sái tới đây, mượn mấy tên kỳ bài đó, cầu xin cho tôi đem về, thì Á phụ ắt có trọng đáp”. Trường Xa sai quân truyền cho quân kỳ bài dinh tả là Lưu Bang, Phan Khoái, thơ lại Tiêu Hà, quán cung mã Tào Tham, Hạ Đầu Anh, Châu Bột vào ra mắt bổn soái, quân lãnh mang đi chẳng bao lâu dẫn vào, Văn Thông thấy vị thứ nhứt thiên đinh no đủ, địa ốc vuông bằng, răng trắng môi son, tay dài tới gối, tai phết hai vai, hình rồng dạng cọp, tuổi chừng mười lăm, có tướng mạo đến vương (người này đến sau hưởng bốn trăm năm giang sơn nhà Hớn) một người đại phước đại quý tướng mạo rất tốt, vị thứ hai đầu beo mắt lớn, lưng hùm, nách gấu, thiệt là tiếng nộ nạt ba quân khiếp sợ, lúc đứng ngồi tám hướng oai phong, và mấy tên quân cung mã, thảy đều ửng mặt hào quang, đầu sanh thoại khí, khác nào tru.

ngọc chống trời, rường vàng gác biển. Văn Thông vốn là con mắt thần tiên, xem biết bọn ấy người người phàn long phụ phụng, trong bụng mừng nói thầm rằng:

“Đem mấy người này về chớnói Hải Triều làm chi, đến nỗi thiên thần thiên tướng, cũng khó nổi trở đương”. Trương Xa nói:

“Bổn soái đòi chúng ngươi, chẳng có việc chi lạ, vì nước Tề, Nam quận vương Tôn á phụ, có gởi thơ biên tên mượn chúng ngươi theo khoái tiên snah mà đi, phải hết lòng hết sức đánh với giặc, chừng thành công về đây, bổn soái sẽ trọng thưởng”. Chúng anh hùng rập lên một tiếng vâng mạng, Văn Thông cáo từ. Trương Xa nói:

“Việc quân tình gấp lắm, tôi không viết thơ cho kịp, xin tiên sanh về bẩm lại Nam quận vương, ít ngày tôi sai người đến thăm”. Văn Thông từ biệt, cùng sáu tên kỳ bài, tạm ngủ nơi kim đình, quán dịch một đêm, qua ngày thứ sắm sửa hành lý tới Dịch Châu, chưa đềy ba đêm, qua ngày về tới dinh Yên. Văn Thông nói:

“Chúng vị đứng đây tôi vào trước thông báo rồ sẽ mời vô”.

Nói dứt lời tuốt vào đại trướng, Tôn Tẫn hỏi:

“Cháu đi đường sá nhọc nhằn mà có mượn được chăng?”. Văn Thông nói:

“Có sáu tên kỳ bài còn đứng ngoài dinh chờ lệnh”. Tôn Tẫn nghe nói cả mừng dạy mở cửa dinh mời vào.

Văn Thông ra mời mấy tên kỳ bài vào đại trướng ra mắt, quỳ xuống bẩm rằng:

“Nam quận vương ở trên, chúng tôi lạy ra mắt”. Tôn Tẫn vội vàng đứng dậy nói:

“Chúng vịđi đàng mệt nhọc, thôi chớ làm lễ”. Nói rồi lấy tay đỡ dậy, (vì Tôn Tẫn rõ biết chức phận ngày sau của mấy người đó, nên không dám chịu trọn lễ). Chúng kỳ bài đứng phân hai hàng. Tôn Tẫn liếc mắt xem thấy người đều có tài nh hùng mơ?

mang bờ cõi dẹp loạn cứu dân, trong lòng vui đẹp, bèn đếm lại có sáu người thì hỏi:

“Còn một vị nữa đâu không đến. Văn Thông nói:

“Có vị Trương Lương là công tư?

của Trương nguyên soái đi học chưa về”. Tôn Tẫn hỏi:

“Trong mấy người, ai là đầu hết?”. Lưu Bang nói:

“Tôi là kỳ bài dinh tả, làm đầu trong mấy người này”. Tôn Tẫn hỏi:

“Tên họ là chi, mấy tuổi, gốc gác ở đâu?”. Lư Bang nói:

“Tôi ở Từ Châu, người ấp Bại họ Lưu tên Bang mười lăm tuổi, vì ấp Bái thường bị tai thủy nạn, nên tôi cùng cha mẹ tôi qua ngụ nước Hàn, ở đậu nhà chú tôi theo đầu quân cho Trương nguyên soái, kiếm lương chi độ”. Tôn Tẫn nghe rồi chỉ Phàn Khoái mà hỏi:

“Còn vi.

này là ai?”. Lưu Bang nói:

“Trong thơ Vương gia chỉ tên từ người, sao chúng tôi đến đây mà nhìn không được”. Tôn Tẫn nói:

“Ta chẳng qua là nghe tiếng mà thôi, chớ chưa từng gặp mặt”. Lưu Bang nói:

“Người này họ Phàn tên Khoái, người này ho.

Tiêu tên Hà, người kia họ Tào tên Tham, người này họ Hạ Hầu tên Anh, người này họ Châu tên Bột, và tôi là sáu người”. Tôn Tẫn hỏi:

“Phàn kỳ bài gốc gác ở đâu?”.

Phàn Khoái nói:

“Vốn gốc tôi ở nước ngụy, cha là Phàn Thánh Công nay đã qua đời hơn năm năm. Tôn Tẫn hỏi:

“Có phải ngươi làm đầu bếp chăng?”. Phàn Khoái nói:

“Phải”. Tôn Tẫn bước tới nắm tay Phàn Khoái nói:

“Té ra ngươi là an nhân của ta đây, mới biết lòng trời phụ giúp người lành, hiền diệt ngày sau chắc đựoc rồng mây gặp hội, danh giương bốn biển, trại tổ vinh tông, người ân nhàn của ta ở dưới cửu truyền cũng đành nhắm mắt.” Phàn Khoái hỏi:

“Chẳng hay Vương gia gặp cha tôi ơ?

chỗ nào mà nói như vậy?”. Tôn Tẫn nói:

“Hiền điệt, cháu không rõnguồn cơn, vì lúc trước ta ở chỗ nào mà nói như vậy?”. Tôn Tẫn nói:

“Hiền điệt cháu không rõ nguồn cơn, vì lúc đó cháu ở Ngụy, bị Bang Quyền kế hại, chặt hết hai chân, bỏ trong thơ phòng, mỗi ngày đều nhờ cha cháu đem cơm, ta rất cảm ơn hết lòng phục đãi, sau lại thông tin cho ta hay rằng:

“Bàng Quyên có ý muốn hại, dạy ta giả điên thoát ra khỏi lưới, cái ơn đức ấy đến nay thường thường ghi nhớ vào lòng, nay được gặp cháu thiệt là tam sanh hữu hạnh”. Tôn Tẫn mồi ngồi, chúng kỳ bài bẩm rằng:

“Chúng tôi đâu dám”. Tôn Tẫn nói:

“Không hề chi, vả chăng mấy vị là người khác, tôi mượn đến đây phụ giúp, và có Phàn Khoái là người ân nhân, hãy ngồi chuyện vãn cho vui”.

Chúng kỳ bài kỉnh nhường ba lần chẳng được rồi ngồi phân hai hàng chuyện vãn việc chánh sự, binh gia bên nước Hàn. Lúc ấy trời gần tối, không ngồi tiệc mà đãi mấy vị ăn yến được, xin mới chúng vị qua dinh tiền phong mà uống rượu”. Chúng kỳ bài nói rất mừng, từ trong dinh ấy tiếp đãi ân cần, chẳng nên khi dễ, và dạy bọn sáu tiệc cho sáu người uống rượu. Lưu Bang nói với mấy người kia rằng:

“Anh em hãy coi Nam quận vương đãi ta khoan hậu thể ấy, tuy rằng mượn chúng ta đến, song cũng lấy theo bực thượng khách đãi đằng, không có ý gì khi bạc, người đồn Nam quận vương hay chiêu hiền đãi sĩ, quả thiệt không sai, sánh với Trương nguyên soái khác xa như trời với đất”. Phàn Khoái nói:

“Khi nãy người mở miệng kêu tôi bằng cháu, làm cho tôi thất kinh rỡn ốc, tuy là cha tôi có ơn với người mặc lòng, chớ phải như kẻ khác họ quở sơ sài một chút mà thôi, có đâu quan tổng quản dọn ra sáu nâm, mời sáu người ngồi lại ăn uống, như rồng ăn cợp nuốt, gió thổi mây tan, đều khen ngợi:

“Vương gia thiệt có lòng rất hậu”. Phàn Khoái nói:

“Nay vương gia hậu đãi ta như thế, sang ngày ra trận nếu không hết sức lui binh Tần thì chẳng gọi là người biết ơn”. Chúng nhơn nói:

“Lời Phan huynh phải lắm, để mai chúng ta liều đánh dẹp binh Tần, đặng trả cái ơn Vương gia trọng đãi”. N người đều khoe tài múa miệng, thịt lớn chén trong, ăn uống ồn ào, đều say mèm hết, vốn Lưu Bang là chơn long giáng thế, lúc chưa gặp thôi, bình sanh ưa rượu, nay ăn uống đã say tám chín phần rồi, trong bụng nghỉ thầm rằng:

“Chờ đến mai ra trận, thì chẳng phải anh hùng, chi bằng nhân lúc này trời còn sáng, một mình đạp phá dinh Tần, giết cho nó ngựa ngã người lăn mới gọi rằng hảo hán’. Tính rồi đi tuốt ra cửa dinh, có quân giữ cửa ngăn cản hỏi rằng:

“Kỳ bài lão gia đi đâu vậy?”. Lưu Bang dối rằng:

“Vương gia sai ta ra thám coi dinh Tần, ngặt vì cây gươm ta ngắn lắm, ai có thương dài xin cho ta mượn”. Quân giữ cửa nghe nói tưởng thiệt, bèn lấy thương dài đưa cho Lưu Bang, Lưu Bang ra khỏi cửa dinh đi bộ xông tới dinh Tần, (lời xưa có nói:

“Hễ là thánh thiên tử thì có bá linh phò trợ), quân bên Tần xem thấy một vị tướng say, la ó om sòm đi với một người mặt xanh răng lộ, ba đầu sáu tay xông tới cửa dinh, lật đật phi báo.

Vương Tiễn nghe nói, thất kinh, ngỡ là người tiên động nào đến phá trận, vội vàng đề mâu lên ngựa, ra dinh giao chiến ngó thấy trước mặt nào có người gì mà ba đầu sáu tay, duy thấy một thằng say rượu xăm xăm đi tới, trong lòng giận trách quân báo chẳng thiệt, chớ Vương Tiễn đâu rõ các thần hộ vệ Vương Tiễn là người học trò tiên ngó thấy nên bay đứng trên mây mà giúp lén. Vương Tiễn nạt rằng:

“Thằng bô.

tốt kia đi đâu, có phải là đi kiếm chỗ chết hay không?”. Lưu Bang giận nói:

“Mi là thằng thất phụ Sao dám nói vô lễ, mi là người gì dám ngăn đonù đường tả”. Vương Tiễn cười nói:

“Thằng tiểu tốt sao mi dám hỏi tên ông, thôi ông tha chết cho mi”.

Nói rồi vừa quày ngựa về dinh, Lưu Bang giận lắm mắng rằng:

“Thằng thất phu, mi quày ngựa trở về thì biết mi đã sợ rồi, song ông có đâu mà dung đặng, chớ chạy”.

Vương Tiễn nghe nói cả giận nạt rằng:

“Chướng cho thằng con nít, không biết chết, ông có lòng tha mi, ngặt vì mạng số mi đã tới, nay có chết cũng chớ trách ông”. Nói rồi quày ngựa hươi mâu nhàu, Lưu Bang cử thương đỡ khỏi, đánh vùi đến sáu chục hiệp, vốn Lưu Bang không phải tay đối thủ với Vương Tiễn vì có chúng thần ám trợ, đánh luôn hai chục hiệp nữa làm cho Vương Tiễn mệt thở chẳng ra hơi, quày ngựa nhằm phía tây bỏ chạy, Lưu Bang rượt qua phía tây, nhảy bên tả, đánh đến bên hữu nhộn nhàng. Vương Tiễn cứ lo đỡ gạt, còn sức đâu đánh lại, trong lòng nghĩ thầm:

“Không xong, thằng nhỏ này tay chân nhặm lẹ nếu để cho nó đánh rớt xuống ngựa, thì chẳng là để tiếng cười muôn thở, chi bằng dùng phép giết nó xong hơn”. Nghĩ rồi giục cương chạy dài, miệng kêu nói:

“Tiểu tốt, ông đánh không lại, chớ rượt theo”.

Lưu Băng cười nói:

“Mi quả không có sức đánh đặng ngàn hiệp, thì không phải là người giỏi bên Tần, chớ trông chạy thoát, có ta theo đây”. Bèn co giò rượt theo.

Vương Tiễn ngó thấy, vội vàng lấy bửu kiếm, miệng niệm chơn ngôn, liệng ngó thấy không nạt rằng:

“Tiểu tốt! Hãy coi bửu bối ta giết mi”. Lưu Băng nghe nói, dừng chân ngước mặt lên xem, thấy một vầng mây đỏ có cây bửu kiếm, tiếng kêu nghe như trâu rống, bay lại ngay đầu, trong lòng tưởng thầm rằng:

“Hôm nay mới ra trận đầu, chẳng dè ngoài trận có làm đồ giỡn chơi như vầy”. Bèn ngừng thươn chờ cho bửu kiếm bay xuống mà đánh.

Lúc ấy các vị thần thánh nói:

“Lôi bộ thiên tôn muốn giết Tử vi sao đặng?”. Liền giơ tay nắm cây bửu kiếm chẳng cho rớt xuống. Vương Tiễn thấy thằng quân nho?

say rượu, trên đầu xông lên bạch khí mà ngăn bửu kiếm, thất kinh lật đật niệm chú, thâu về. Lưu Bang quay đầu không thấy bửu kiếm, thì nói thầm rằng:

“Rất nên quái lạ, không biết nó làm giống chi vậy”. Bèn ngó thấy càng thêm giận dữ”. Thằng khốn này thiệt dễ ngươi lắm”. Liền quày ngựa nhắm ngay bụng đâm qua ngựa chạy xốc tới bị lẹ trở khỏi mũi mâu. Vương Tiễn đâm qua ngựa chạy xốc tới bị Lưu Bang đâm một thương ngang sườn làm cho Vương Tiễn hết hồn hết vía đỡ không kịp, lách mình tránh qua, tuy chẳng bị thương, song giáp đã rách nát, không dám đánh nữa, chạy tuốt về dinh, Lưu Bang kêu như sấm mà nói rằng:

“Mi chạy đàng nào”. Vừa nói vừa chạy như bay, Vương Tiễn lấy mâu gạt ra, binh Tần áp lại vây bịt bùng, la hét dậy trời.

Nói về trong dinh Yên, năm vị anh hùng Lưu Bang ra ngoài đã hai, ba giờ mà chẳng thấy về, Tiên Hà nói:

“Lưu huỳnh đi sao chẳng thấy về”. Phàn Khoái nói:

“Thôi để tôi ra tìm kiếm”. Nói rồi bước ra cửa dinh, hỏi quân giữ cửa, quân sĩ nói:

Lưu Lỳ bài ra ngoài dinh Tần, đến bây giờ không thấy trở về, Phàn lão gia, ông nghe đó, mà coi, ngoài dinh tiếng quân dậy trời, có khi Lưu lão gia đánh với binh Tần chăng?”. Phàn Khoái nghe rồi thất kinh nói:

“Chắc là Lưu đại ca đánh với binh Tần đó, chúng bây có ngựa hay, đem cho ta một con, đặng ta đi trước cứu người”. Quân sĩ nghe nói lật đật chọn ngựa hay đem tới, Phàn Khoái nắm cáp nhảy lên, một ngựa xông ra cửa dinh, thấy trước mặt bụi bay mù mịt, tiếng quân reo dậy, quất ngựa xông tới, kêu lớn rằng:

“Tránh đường, có Phàn lão gia tới đây”. Một người một ngựa lướt vào trùngvây, hươi kích đâm binh Tần té nhào vô số, đánh tới trước mặt Lưu Bang.

Lúc ấy Lưu Bang đã tỉnh say, ở trong vòng đánh ra, ngó thấy Phàn Khoái mừng lắm, kêu nói:

“Phàn hiền đệ, em đến đó sao? Tôi cùng em giết lui binh Tần mới xong”.

Phàn Khoái nói:

“Phải lắm”. Rồi đó hai người ở trong vây mà đánh ra, chẳngkhác mãnh hổ bị điên, xảy có quân báo đến dinh Nguyên soái, Chương Hàng lật đật đem binh tiếp ứng, vừa gặp Phàn Khoái ở trong đánh ra, hai người gặp nhau đánh đùa một trận, vốn Phàn Khoái ngày sau va là một vị dõng tướng thứ nhứt bên nhà Hớn, lúc đó cùng Sở Hạng vương giao chiếu thì đánh được hơn mười mấy hiệp. Chương Hàng đánh với Hạng vương không được vài hiệp, nên Chương Hàng không phải tay đối thủ với Phàn Khoái, đánh chưa đến hai mươi hiệp, Chương Hàng cả thua chạy dài. Phàn Khoái bảo hộ Lưu Bang đánh phá trùng vây, nhương cho Lưu Bang đi trước, còn mình thì cỡi ngựa theo sau, ngăn cự binh Tần. Lúc ấy Tôn Tẫn nghe Lưu Bang, Phàn Khoái phá dinh Tần, e có sai sảy chăng, nên sai Tào Tham, Tôn Yên tiếp ứng, binh Tần thấy có binh Yên đến cứu, và thấy Lưu Bang, Phàn Khoái hai người anh hùng không dám rượt theo, kéo nhau trở về.

Nói Lưu Bang đắc thắng về dinh ra mắt Tôn Tẫn, Tôn Tẫn mừng rỡ, thưởng cho mỗi người một con ngựa, một bộ khôi giáp, biên vào sổ công lao, chúng nhơn đều kéo về dinh an nghỉ.

Nói về Hải Triều thánh nhơn, ở trên pháp đài xem thiên văn bỗng thấy bên dinh Yên, hào quang đỏ trời trong lòng cả kinh nói:

“Dinh Yên ắt có người tài phụ giúp”.

Bèn lần tay coi quẻ, nổi giận nói:

“Rất uổng cho ta, một phen hao tổn tinh thần, vì bắt Mao Toại cầm trong trận, nên thằng Cụt sai người qua nước Hàn cầu thỉnh bọn Lưu Bang đến đây. Nó vốn là người ứng vận khai sơ, và sao tử vi cũng ở trên đó, nghĩ lại ta là người tu hành làm sao mà dám hại nó, nếu nó đến phá ắt làtrận này khó giữ, muốn dùng phép giết hết sáu người sợ e nghịch trái ý trời mà mang tội”.

Suy đi nghĩ lại rất khó, xảy thấy Vương Tiễn vào nói:

Trong dinh Yên nay có một tên quân bộ tốt tài phép vô cùng; tay chỉ bửu kiếm chẳng rơi xuống đặng, chém giết binh mã vô số”. Hải Triều nghe nói, trong lòng chẳng vui, hỏi Vương Tiễn:

“Mi nói cái người mà bị vây trong trận đó là ai vậy?”. Vương Tiễn nói:

“Tôn Tẫn đó chớ ai”.

Hải Triều nói:

“Không phải Tôn Tẫn, vốn là Kim nhan Mao Toại, giả biến hình Tôn Tẫn, đến phù trận ta”. Vương Tiễn nói:

“Đệ tử không tin, thiệt rõ ràng thằng Cụt vao trận, sao sư phụ nói vậu? . Hải Triều nói:

“Mi không tin hãy theo ta coi lại cho rõ”.

Hải Triều lấy tay chỉ dưới hầm, tức thì có một đường sáng như rồng vàng bay xuống.

Vương Tiễn thấy một người lùn, ngồi dựa bên trâu không phải Tôn Tẫn thì thất kinh nói:

“Quả thiệt không phải Tôn Tẫn, Mao Toại sao nó không ở núi tu luyện, mà xuống thế cho Tôn Tẫn, giận không bắt được Tôn Tẫn thì biết làm sao bây giờ?”.

Hải Triều nói:

“Thằng Cụt ta không sợ nó, sợ là sợ cái người phá dinh bữa nay đó, nếu nó đến phá thì trận này ắt khó giữ”. Vương Tiễn nói:

“Tên quân phá trận bữa nay bất quá là một đứa dõng phu đó mà thôi, dẫu có phép thuật đi nữa, đâu dám đối thủ cùng thầy”. Hải Triều nói:

“Mi chưa rõ, các thần thánh trên trời, thầy chẳng sơ.

ai, duy có thằng bộ tốt đó, thầy làm chi nó không đặng, chẳng phải là không có phép gì trị nó, vốn nó ứng vận sanh ra, tước phận rất lớn, nên thầy không dám trái trời”.

Vương Tiễn hỏi:

Trời sanh thằng bộ tốt đó mà làm gì?”. Hải Triều nói:

“Việc ấy chẳng nên tiết lậu, mi phải ra tiểu tâm gìn giữ và truyền cho các dinh phải đề phòng thằng bộ tốt vào phá trận”. Vương Tiễn lui ra, truyền khắp các dinh, tuần phòng nghiêm nhặt.

Nói về Hải Triều thánh nhơn ngẫm nghĩ hồi lâu lấy làm khó, rồi mắng thầm Tôn Tẫn rằng:

“Cả gan cho thằng Cụt, mi dám cãi trời, lại thỉnh bọn Lưu Bang tới đây, mà làm chi ta, cứu giận biết chừng nào cho tiêu đặng, không phải lòng ta độc ác, số là ngươi làm ngươi chịu”. Bèn vội vàng cầm gươm bắt ấn, miệng niệm thần chú, xảy thấy giữa thinh không bay xuống một vị tôn thần.

Ấy là:

Giáp vàng bào đỏ chói như đèn, Mặt trắng râu xanh tướng chẳng hèn.

Cặp mắt có tai, tay sanh mắt, Phá trận Ôn Hoàng dậy tiếng khen.

Chương 30 : Hải Triều phép khiến yểm thần bài; Tôn Tẫn kế phá Hỗn ngươn trận.

Nói về Hải Triều thánh nhân niệm động chơn ngôn, chỉ giữa thinh không, bay xuống một vị tôn thần, tên là Thái Tuế Vương Nhậm, đứng trên mây cúi nhìn hỏi rằng:

“Đòi tôi có việc chi chăng?” Hải Triều nói:

“Nay có bài yểm thần này, xin cậy tôn thần dùng phép lực đem tới dinh Yên đánh chết Tôn Tẫn, chớ cho chạy thoát, nếu trái lịnh sẽ bị biếm”. Thái Tuế lãnh mạng, tay cầm bia yểm thần, nổi một trận gió xoay vần, bay qua dinh Yên (vốn cái bia yểm thần này chuyên đánh các vị thần trên trời chẳng luận tiên phàm, hễ bị cái bia ấy đè lên tan xương nát thịt).

Nói về Tôn Tẫn đang ở trong dinh, cùng sáu vị kỳ bài ăn tiệc mừng công, , qua đến canh hai, thình lình mây đen mịt, cả trời tinh đẩu tối tăm. Tôn Tẫn nói:

“Vì sao mà trời sanh đại biến như vầy?” Chúng tướng nói:

“Có khi trời muốn mưa chăng?” Tổn Tẫn vừa bước ra trướng xem coi kinh hồn, ngó qua dinh Tần than thở nói:

“Lão thầy chùa già! Ta cùng ngươi chẳng có oán thù chi, sao ngươi muốn ra tay độc ác như thế?” Nói rồi trở vào trướng, chúng tướng hỏi:

“Có phải là trời muốn mưa chăng?” Tôn Tẫn nói:

“Không phải, đêm nay chúng ngươi chớ về, hãy ở lại trong dinh ta một đêm, chuyện văn cho vui”. Chúng kỳ tài cả mừng rồi uống rượu. Tôn Tẫn khuyên mời ân cần, làm cho mấy tên kỳ bài say mèm bất tỉnh nhơn sự, dựa ghế ngủ ngon. Tôn Tẫn dạy Tôn Yên kêu khiêng cánh cửa lớn vào đây cho mau. Tôn Yên dạy quân khiêng vào trướng để trong phòng, dùng ghế kê bốn chân, rồi dạy khiêngsáu tên kỳ bài, một người thì để nằm trên ván cửa, một người để nằm ngang qua trên đầu, bên tả hai người, bên hữu hai người, rồi quét dưới tấm ván ấy, trải nệm lông, Tôn Tẫn nằm dưới ngước mặt lên, trải cờ hạnh huỳnh trên mình, hai cây bửu kiếm đặt hai bên, gậy trầm hương để ngang dưới chân, dạy Tôn Yên nằm trên cửa, ngay dưới chân mình. Tôn Yên chẳng dám trái mạng, bèn trèo lên ván cửa, nằm ngang dưới chân Tôn Tẫn mà ngủ, và hỏi rằng:

“Tam thúc! Cớ gì đêm nay ngủ cách khác thường như vậy?” Tôn Tẫn nói:

“Ngươi chưa rõ, đêm nay đến canh tư, Hải Triều liệng bùa yểm thần đánh ta, nên ta làm phép này mà lánh nạn, ngươi cứ việc nằm đó, không nên vọng động”. Lúc ấy gần tới canh tư, sáu tên kỳ bài ngủ mê như chết, miệng ngáy pho pho, duy có một mình Tôn Yên chẳng hề an giấc, nằm trên váng nghiêng qua trở lại, xảy nghe nổ vang một tiếng, cả mình mồ hôi như xối,biết là yểm thần bài đến, bèn nhắm mắt chẳng hề cựa quậy.

Nói về Thái tuế lãnh binh yểm thần bay tới dinh Yên đứng trên thanh sa trướng, giơ thần bài đánh xuống, tức thì bia yểm bay xoay vần trở lên, Thái tuế thấy bia không rớt xuống, lại bay trở lên, thì ngỡ Tôn Tẫn không ở trong đó, bèn nhướng mắt xem coi (Nguyên cặp mắt Thái tuế này rất nên cổ quái, lúc trước can vua Trụ, không nên lập lộc đài, bị vua Trụ giận khoét hai con mắt, may gặp ông Dạo đức chơn quan, cứu đem về núi, lấy hai hườn kim đơn bỏ vào lỗ mắt liền mọc ra hai cánh tay, hai cánh tay ấy có hai con mắt, trên xem thấy ba mươi ba từng trời, dưới soi khắp mười rám từng địa phủ) thấy Tôn Tẫn nằm ngửa dưới đất, có một con rồng vàng trước đầu, bên tả có hai con mãnh hổ, bên hữu hai con mãnh hổ, dưới chân một con rồng vàng, xông ra hào quang sáng rỡ, phủ vây cả trướng, nên bia yểm thần bay xuống không đặng, Thái tuế xem khắp rõ ràng, bèn xách bia yểm thần trở về Hỗn ngươn trận, vào đài thiên môn đem việc rồng vàng hộ thể, hổ báu che thân, nên không giết đặng mà tỏ lại một hồi. Hải Triều chẳng biết làm sao phải thâu bia yểm thần. Thái tuế bay tuốt lên trời.

Lúc ấy Tôn Tẫn nằm dước ánh cửa, chờ đến sáng kêu Tôn Yên thức dậy, thấy sáu tên kỳ bài còn ngủ lăn như vụ. Tôn Tẫn nói:

“Nay đại nạn đã qua khỏi rồi, bây giờ không sai tướng phá trận mà cứu Mao Toại còn đợi chừng nào?” Bèn truyền lệnh đánh trống nhóm tướng, rồi kêu mấy vị kỳ tài thức dậy. Mấy vị kỳ tài thức dậy, lấy mắt nhìn nhau mà cười ré, xem thấy bảy tên học trò, nai nịt vào trướng, thì lật đật về dinh mình chẳng kịp rửa mặt, lấy khôi giáp của Tôn Tần cho ngày trước, nai nịt tề chỉnh, kéo nhau vào trướng, Tôn Tẫn lên trướng, kêu chúng tướng mà hỏi rằng:

“Nay Hải Triều bày trận Hỗn ngươn, ngoài lửa gió, sấm, thiên binh, thiên tướng, chẳng những người phàm phá không đặng mà thôi, dẫu người tiên phật cũng không dám khinh vào trận ấy, chúng ngươi là người giúp đời trị nước nên ứng thời trời, phước to mạng lớn, mới nên vào trận. Hôm nay ta điều binh khiển tướng, chẳng luận văn võ gồm tài, duy chọn người phước lớn thì thôi”. Bèn kêu Liêm Hoàng Cô mà nói rằng:

“Từ xưa đến nay, hễ ta xung phong phá trận, thì phải có người tướng tiên phong.

Hoàng cô là người học đạo trên núi danh sơn, phép lực phi thường đáng làm chức Tiên hành phá trận, hãy lãnh cờ hạnh huỳnh của ta, qua phía Càn đánh vào trong trận đánh những phong, lôi, thủy, hỏa, đao thương, sa, thạch, đặng chúng tướng còn vào trận cho dễ, trước phá thiên môn, sau phá địa bộ, lui thần sai tướng qua lại tiếp ứng, song phải hết lòng cẩn thận”. Liêm tiểu thơ vội vàng lãnh cờ xuống, sắm sửa ra trận. Tôn Tẫn kêu Lưu Bang dạy rằng:

“Ngươi theo Liêm tiểu thơ phá hướng Càn, đánh vào trong trận, tuốt lên đài phía Nam có hai cây cờ nhựt tinh và nguyệt ba, nhô?

quăng khỏi trận, trên đài ấy có Hải Triều trấn giữ, song y chẳng dám hại ngươi đâu, mặc tình ngươi tung hoành xông đột. Hễ phá trận thiên môn rồi thì tuốt qua đài thứ hai phụ tiếp Phàn Khoái, đồng phá trận địa hộ, ấy là cái công đầu của ngươi đó”.

Bèn dạy Châu Bột theo Lưu Bang vào trận, lên đài thiên môn đập phá trống ngũ lôi, chặt ngã cờ nam đẩu, bắc đẩu và cờ nhị thập bát tú, áp phá thiên môn. Còn Phàn Khoái thì đi với Tào Tham, Hạ Hầu Anh phá đài phía Bắc, đánh tan thập điện diêm quan, đầu trâu mặt ngựa, rồi tuốt đến hầm âm khanh giết bảy mươi hai tên quân cầm cờ giấy mà cứu Mao Toại, ấy là công lớn của ngươi. Còn Tôn Yên đi với Tiêu Hà, tuy y không biết võ nghệ, song ngày sau phước chẳng nhỏ, ngươi dẫn y cùng sáu trăm bốn mươi tám tên quân mạnh mẽ đến dưới đài trung ương, có sáu viên tướng Tần ở đó, ngươi phải ra sức một mình đánh lui sáu tướng tự nhiên có người đến tiếp, hễ giết lui tướng Tần rồi đánh tuốt lên đài, tuy không bắt đặng, song cũng làm cho vua tôi nó vỡ mật”. Đoạn kêu Ngụy Hổ, Giải Tính, Tống Long, Ngô Quang, năm người học trò dẫn năm trăm binh mã bố theo ngũ hành, nai nịt cờ hiệu năm sắc, dùng theo ngũ hành sanh khắc, ngoài trận có năm tòa dinh, bố theo kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Các ngươi mặc đồ đỏ thì đánh vào cửa tây, đồ đen đánh vào cửa Nam, đồ xanh đánh vào cửa trung dinh, đồ vàng thì đánh vào cửa Bắc, đồ trắng thì đánh vào cửa Đông, phải ra sức đánh phá chẳng đặng trái lệnh”. Và kêu Khoái Văn Thông dạy rằng:

“Ngươi phải chấp chưởng dinh bàn, thôi đốc ba quân đánh trống trợ Oai”. Điều khiển xong rồi, Tôn Tẫn xách gậy ra dinh xem trận.

Nói về các tướng lãnh lịnh, quyết lòng áp ra phá trận, chẳng đốt pháo cũng không la hét, len lén giục ngựa chạy qua dinh Tần.

Thiệt là:

Người như mãnh hổ lìa non Bắc, Ngựa tợ giao long vượt biển Đông.

Nói về Liêm Tú Anh một người một ngựa xông qua dinh Tần, quân vào báo cùng Vương Tiễn rằng:

“Có binh tướng bên Yên đến phá trận, binh đông vô số, đi đầu là một viên nữ tướng”. Vương Tiễn nghe báo biết là Liêm Tú Anh, trong lòng ca?

giận, dắt các tướng phát pháo giục ngựa xông ra, gặp Liêm Tú Anh đánh nhàu một trận, đến vài mươi hiệp, bọn Tôn Yên kéo đến phủ vây, Vương Tiễn cả thua bo?

chạy, các tướng theo sau rượt tới, vào đến trận chẳng thấy Vương Tiễn đâu, trong ấy tối tăm mù mịt, chẳng phân Nam Bắc. Lưu Bang nói:

“Thiệt rất dữ a!” Phàn Khoái nói:

“Chưa mấy, chỗ núi này càng dữ hơn nữa”. Hai người đang nói chuyện, xảy nghe tiếng nổ vang bốn phía, cát, đá, gươm, đao, theo gió bay ào ào. Phàn Khoái nói:

“Không xong, lạ dữ, lạ dữ, trong này có nước lửa, sấm sét ở đâu mà theo gió bay tới ầm ầm, chớ đánh phá làm chi, dẫu muốn chạy cũng không đường ra khỏi”. Lưu Bangnói:

“Nam quận vương đãi ta trọng hậu như thế, hôm nay sai ta vào phá trận, dẫu chẳng may có chết trong trận cũng cam lòng”. Đang chuyện văn xảy thấy Vương có một mình một ngựa xông tới, tay cầm cờ hạnh huỳnh, giơ bốn phía phất luôn ba cái tức thì nổ lên một tiếng gió lặng đá êm, lửa tắt nước lui, các tướng nói:

“P hong Lôi Thủy hỏa này, vốn là đồ tà thuật hết, bây giờ ta đánh chổ nào”. Tú Anh nói:

“Ba tòa pháp đài kia, phía Nam kêu là Thiên môn, phía Bắc kêu là Địa hộ, giữa trung gian kêu là Nhơn Vức”. Lưu Bang nói:

“Phần tôi phá đài Thiên môn”. Phàn Khoái nói:

“Phần tôi phá đài Địa hộ”. Tôn Yên nói:

“Còn tôi phá đài Nhơn Vức”.

Nói rồi ba người giục ngựa như baỵ Tú Anh một người một ngựa tuốt lên Thiên môn, xem thấy cả trời tinh tú ngũ đầu tam tài, nhị thập bát tú, cửu diện tinh quan, ngăn đón đường đi, Liêm Tú Anh lấy cờ Hạnh Huỳnh chỉ lên nói rằng:

“Chư thần sao chẳng lui về còn đợi chừng nào?” Các thần tránh hai bên, ngựa Lưu Bang vừa tới, Tú Anh quày ngựa qua đài Địa hộ.

Nói về Hải Triều thánh nhân ở trên pháp đài, nghe trong trận có tiếng la hét, thì biết có người vào phá trận, liền đánh lịnh bài, các thần đều hiện hình ra, một vị mình cao trượng sáu, râu đỏ răng lộ, hình tướng dữ dằn. Lưu Bang, Châu Bột hai người ca?

kinh nói:

“Cái người gì mà dữ tợn như vậy, làm sao mà lên đài cho đặng, thôi phải chờ Liêm Hoàng cô tới nơi mới xong”. Châu Bột nói:

“Anh em mình liều sức chết đặng trả cái ơn tri ngộ nếu phá đặng Thiên môn thì công lao chẳng nhỏ, rỡ oai thiên hạ dầu chết cũng thơm danh muôn thủa”. Lưu Bang nói:

“Phải và khi nãy Nam quận vương có nói:

Hải Triều ở trên đài, song va chẳng dám làm hại đến mình, tự ý ta muốn làm chi thì làm, thôi cần gì phải sợ nó, hai anh em ta đánh phá nhàu lên”. Nói rồi hét lên một tiếng, quất ngựa ba roi. Con ngựa ấy quày trở lại, không dám chạy lên. Lưu Bang nói:

“Con ngựa khốn này, dùng không đặng, chúng ta chẳng cần dùng nó làm gì”. Rồi hai người nhảy xuống ngựa. Lưu Bang hươi trường thương, Châu Bột múa đại đao đánh tuốt lên đài. Lúc ấy Hải Triều nổi sấm ngũ lôi, xảy thấy kẻ cầm thương, người cầm kích, ở trên không rần rộ bay xuống áp lại phủ vây, Lưu Bang khó nổi tới lui, hoảng kinh cả mình mồ hôi như xối, hét lên một tiếng, trên thiên môn (trên óc) hiện ra một con rồng vàng năm móng bay giũa thinh không, còn nguyên thần của Châu bột thì hiện ra một phi hùng (là con gấu có cánh) nhảy múa trên không, chúng thiên thần xem thấy biết rằng:Tử Vi đại đế vào trận, chẳng ai dám đánh, đều bay về hết. Lưu Bang cả mừng nói:

“Mấy vị thiên thần đều sợ ta mà lui hết, thôi chúng ta mau lên đài, chặt ngả cờ nhật nguyệt, rồi đập phá mấy cái trống ngũ lôi. Rượt giết quân sĩ và nhổ cờ nhị thập bát tú quăng hết, Hải Triều xem thất chúng thần lui về, thì lắc đầu than thở, nghĩrằng:

“Nếu ta bắt sống hai tên này cũng chẳng khó chi, ngặt vì nó làm đầu trong hai mươi bốn vị đế, làm chúa bốn trăm năm giang san nhà Hán, mình là người tu hành đâu dám hại nó, tiếc công ta lập nên trận thế trông bắt Tôn Tẫn mà giết ai dè trở lại bị hao hết mấy muôn người ngựa, vốn số trời đã định, uổng phí tâm thần ta một phen cực khổ”. Còn đang suy nghĩ, bên kia hai người đánh tới trước mặt, nạt rằng:

“Yêu đạo! Chớ chạy!” Châu Bột xốc lại hươi đao đâm tới.

Hải Triều lấy gươm chỉ Châu Bột, nói rằng:

“Ngươi chớ nên vô lễ”. Tức thì Châu Bột giở tay không nổi, cứ la lớn rằng:

“Quái cho yêu đạo, nó dùng tà thuật gì, thôi rồi, dao chém không đặng nữa”. Lưu Bang giận lắm, nhảy tới hươi thương đâm nhàu, Lão tổ cử gươm đỡ khỏi, rồi nói:

“Bớ Lưu Bang! Chẳng phải ta không tài chi mà bắt đặng ngươi, vì mạng phước ngươi lớn lắm, nên ta chẳng khứng trái trời, để cho ngươi thành công, ta chẳng làm hại đến ngươi, thôi ta đi!” Lưu Bang nói:

“Ai cần ngươi nhượng”. Nói dứt lời hươi gươm đâm nữa. Lão tổ cỡi kim quang bay tuốt trên không.

Lưu Bang thất kinh nói:

“Vì sao mà nó xẹt ra một lằn sáng, chẳng thấy hình người, quả thiệt lạ lùng”. Rồi quay lại thấy Châu Bột đứng sửng, không hề cựa quậy, miệng thì kêu:

“Lưu đại ca! Lưu đại ca! Xin cứu giúp em với nào”. Lưu cô tới mà cứu ngươi”. Châu Bột nói:

“Không xong, không xong, nếu anh đi rồi, thì thằng yêu đạo nó tới mà giết tôi còn gì?” Lưu Bang túng không biết làm sao nói:

“Thôi! Để ta xô thử coi”. Nguyên chân mạng thiên tử, thì có bá linh phò trợ, nên nắm Châu Bột xô té nhào xuống đất, đến lúc đứng dậy thì tay chân chuyển động như thường. Châu Bột cả mừng, tay múa đại đao chặt phábốn phía đài tan nát, rồi dắt nhau chạy xuống, tuốt qua đài địa hộ.

Nói về Phàn Khoái tánh như lửa đốt, một người một ngựa đánh tới hầm âm khanh, kêu lớn rằng:

“Mao Toại ở đâu? Ta đến cứu đây”. Nạt lên một tiếng chẳng khác sấm vang, đánh giết bảy bên hầm, xảy thấy đầu trâu mặt ngựa, tiêu diện quỷvương, năm trăm âm binh áp lại phủ vây. Phàn Khoái cười nói:

“Đang giữa ban ngày mà thấy ma quỷ, thiệt mới là kỳ”. Nói rồi giục ngựa hươi kích, cùng với Tào Tham, Hạ Hầu Đôn rượt đánh ma quỷ, tan hết tốp đó tốp khác áp lại. Tú Anh xông tới, lấy hạnh huỳnh kỳ chỉ lên quỷhồn tan hết, chẳng thấy hình dạng, xem cái hầm ám khanh, sâu hơn một trượng. Phàn Khoái dòm xuống, thấy khí đen mù mịt, coi chẳng rõ vật chi, Tú Anh nói:

“Âm khí chưa tan”. Bèn lấy cờ hạnh huỳnh chỉ xuống, khí mù tiêu hết, thấy Mao Toại nằm dựa bên trâu mà ngủ. Phàm Khoái kêu nói:

“Mao Toại! Có ta đến cứu đây”. Mao Toại mở mắt, thấy trên mé hầm có ba vị tướng quân, mộtviên nữ tướng, nhìn biết là Liêm Tú Anh, thì kêu rằng:

“Hoàng cô cứu tôi với nào!” Tú Anh nói:

“Tiên trưởng mau mau bay lên, đặng tôi phá trận”. Mao Toại mừng lắm, cỡi kim quang bay lên, thình lình nghe đánh một tiếng, Mao Toại rớt xuống hầm, Tú Anh giận lắm, nói:

“Chắc có yêu nhơn ở trên đài, lộng tà thuật, nên Mao tiên ra không đặng, vậy phải mau mau lên pháp đài mà bắt nó”. Phàn Khoái nghe nói, quất ngựa tuốt lên pháp đài, thấy hai bên âm binh đông vô số, bèn hét lên một tiếng đánh vẹt quỷ, rồi xốc ngựa lại đâm Ngân Liên Tử, hai người đánh nhau ơ?

trên đài. Tú Anh kêu:

“Mao chơn nhơn, lên cho mau”. Mao Toại nói:

“Trên đài có người đánh, bay lên sao được?” Tú Anh nói:

“Không hề chi, có Phàn tướng quân đang cùng yêu đạo giao chiến, nó có rành đâu mà đánh được”. Nói rồi cỡi kim quang bay lên, đứng trên mé hầm nói:

“Phận ta sống rồi, còn con trâu làm sao mà cứu nó?” Tú Anh nói:

“Không hề chi”. Liền lấy cờ hạnh huỳnh phất xuống dưới hầm, con trâu rống lên một tiếng, co bốn cẳng nhảy lên. Mao Toại hỏi Vương cô rằng:

“Người nào phá trận đó?” Tú Anh nói:

“Đó là bọn Phàn Khoái, Lưu Bang, bây giờ còn đang đánh trên đài”. Mao Toại nói:

“Thôi, để tôi giúp sức cho người mà trả thù cái cừu nhốt tôi dưới hầm”. Tú Anh nói:

“Xin chơn nhơn đi chỗ khác thì xong, vì mấy ngày rày cơm cháo cũng không, còn sức đâu mà giao chiến với người”. Mao Toại:

“Không hề chi”.

Vội vàng cỡi trâu tuốt lên đài, múa gươm phụ lực với Phàn Khoái, mà đánh Ngân Liên Tử, Tú Anh cũng lên tiếp chiến.

Nói về Ngân Liên Tử, thấy Mao Toại bay ra khỏi hầm, lật đật lấy hột định hải châu liệng đánh Mao Toại. Tú Anh ngó thấy, giục ngựa tới trước, lấy hạnh huỳnh kỳ chỉ lên, làm cho định hải châu bay trở lại, Ngân Liên Tử thâu về, cả thua chạy dài, ngỡ trông đến đài thiên môn, đặng có Hải Triều phụ tiếp, không dè đại số hết rồi nên gặp Lưu. Châu hai tướng phá trận thiên môn, vừa qua địa hộ phụ giúp, xảy gặp Ngân Liên Tử trước mặt chạy tới, bèn hươi thương đâm nhằm con mai huê lộc. Ngân Liên Tử té nhào xuống đất, đâm bồi một thương chết tốt. Phàn Khoái ngó thấy ca?

mừng, kêu nói:

“Lưu đại ca! Anh lập được công lớn phải không?” Lưu Bang nói:

“Hai đứa tôi đã phá được thiên môn rồi”. Phàn Khoái nói:

“Tôi cũng phá được địa hô.

rồi”. Tú Anh nói:

“Liệt vị theo tôi đặng phá đài Nhơn Vức mà bắt Tần Thủy Hoàng, công ấy chẳng nhỏ”. Chúng tướng nghe nói, người người diệu võ giương oai, tay múa binh khí, nhắm đài trung ương Nhơn Vức chạy tới (Nguyên trận Hỗn ngươn này, nhứt khí tam tài, trong có bát quái, phong, lôi, thủy, hỏa biến hóa vô cùng, vì có Lưu Bang là một người chơn mạng thánh chúa, chúng thần chẳng dám làm hại, ma quỷkhông dám lại gần. Hải Triều thánh nhân tuy có phép, uẩn diệu vô cùng, muôn ngàn phép bửu, cũng chẳng dám sát hại, nếu trận này không có Lưu Bang đại phước thì dẫu có thỉnh thần tiên gì cũng khó ra được).

Nói về Tôn Yên dẫn Tiêu Hà cùng một ngàn binh, rần rộ kéo đến đài Nhơn Vức, xa xa ngó thấy dưới đài, có sáu tên tướng Tần, cầm cây cày đất, trên đài có trướng huỳnh la, Thủy Hoàng ngồi giữa, bên tả Cam La, bên hữu Mông Điềm, cùng binh mã vô số. Tôn Yên cả mừng nói:

“Mấy tên tướng Tần, đều là mấy con mãnh hổ đó, mình cũng chẳng sợ gì, quyết bắt cho được mà thôi”. Nói rồi nạt một tiếng đánh vào, chúng tướng đang cày đất, thấy Tôn Yên đánh vào lật đật đốt linh phù, giây phút nô?

lên một tiếng, đất động núi lay, tám phương bốn hướng đều có phi sa tẩu thạch lửa cháy rần rần, khói đen nghi ngút, ngoài thì nước chảy cuồn cuộn. Bọn Tôn Yên lúc ấy mới biết là trong trận lợi hại, nói:

“Hèn chi Nam quân vương không dám phá, mà sai bọn ta, bây giờ biết đi ngả nào?” Tôn Yên nói:

“Chạy qua phía Đông là cửa sanh môn”. Tiêu Hà nói:

“Không xong, phía Đông sấm sét giăng giăng, ắt có yêu đạo ơ?

đó”, song Vương gia dặn rằng:

“Cứ rượt giết sáu tướng, rồi tuốt lên đài bắt Thủy Hoàng, tự nhiên trận phá, chi bằng mình đánh vào trung ương hay hơn”. Tôn Yên nói:

“Phải”. Rồi giục ngựa một lượt chạy thẳng lên đài, Thủy Hoàng xem thấy lật đật đốt bùa, bỗng đâu giữa trời thiên binh thiên tướng, áp xuống đông vô số, người cỡi rồng, kẻ ngồi cọp, những thú dị hình chưa từng ngó thấy, tay cầm binh khí áp lại phu?

vây. Tôn Yên cùng Tiêu Hà hồn bất phụ thể, nói:

“Mạng ta hết rồi!” Tức thì trên thiên môn, đều hiện nguyên hình, một con rồng vàng, một con beo vẫn bay lên trên không, chúng thần lui hết, hai người cả mừng chạy xốc tới nạt rằng:

“Tần tặc chớ chạy?” Lúc ấy sáu viên tướng Tần thấy Tôn Yên chạy tới dữ tợn, lật đật quăng cày, tay cầm binh khí áp lại vây đánh Tôn Yên. Tôn Yên ở giữa qua lại xông đột dường như mãnh hổ, Liêm Tú Anh dẫn Lưu Bang và Mao Toại đánh tới đài Nhơn Vức, xảy nghe giông gió ồ ồ, khí mù mịt mịt. Tú Anh một ngựa xông qua hướng Nam thấy lửa cháy rần, chúng tướng nói:

“Thế lửa dữ tợn làm sao tới được?” Mao Toại nói:

“Không hề chi, ấy là phép ma của Hải Triều đó chớ không phải lửa thiệt đâu”. Tú Anh lấy cờ hạnh huỳnh phất lên, tức thì lửa đều tắt hết, chúng tướng đồng giục ngựa đánh vào. Tú Anh lấy cờ hạnh huỳnh phất bốn phương tám hướng, phá đài Nhơn Vức.

❮ sau
tiếp ❯

Avatar

Các bạn đăng ký thành viên hội nhé…!
→Free vip→Đọc và nghe audio truyện/ 0 quảng cáo→Yêu cầu truyện / Ưu Tiên♥Ngoài ra AudioSite là Website do hội Mê Đọc Truyện thành lập – chính vì vậy Đọc Truyện trên website giảm 90% xuất hiện quảng cáo nhé !