1. Home
  2. Truyện Ma
  3. [Audio] Kỳ Án Ánh Trăng
  4. Kỳ Án Ánh Trăng Tập 7

[Audio] Kỳ Án Ánh Trăng

Kỳ Án Ánh Trăng Tập 7

❮ sau
tiếp ❯

Đúng Hay Là Sai

“Bà dùng nhân cách của ai khi nói chuyện với bác sĩ Tuấn?”. Cảnh tượng bác sĩ Tuấn nhảy lầu đã làm đậm thêm bức màn đen ám ảnh Diệp Hinh, sự đe dọa của cái chểt ngày càng mạnh thêm. Hinh bắt đầu ngủ mê thấy hình ảnh Thẩm Vệ Thanh nhảy lầu, cô hiểu rằng cô đã tin theo tín ngưỡng nào thì vẫn có một số sự việc dường như không thể tránh khỏi.

Tâm trạng Hinh bắt đầu xuống dốc, hàng ngày, chỉ những lúc gặp gỡ Tạ Tốn hoặc mẹ, Hinh mới cảm thấy cuộc sống còn có hương vị ngọt ngào. Nhưng bây giờ mẹ Hinh đã kết thúc đợt nghỉ một tuần lễ, sắp phải lên đường. Bà San sẽ bị đưa sang buồng bệnh nhân nặng, Hinh muốn tận dụng những cơ hội cuối cùng này để hóa giải bầu không khí thần bí vây quanh bà già ấy.
“Nếu tôi còn nhớ được, thì tôi đã không bị coi là mắc bệnh tâm thần đa nhân cách. Cô nên biết rằng, bệnh nhân đa nhân cách – ngoài bản thân ra – thì không thể ghi nhớ về các biểu hiện nhân cách khác. Nếu không, thì chỉ là diễn kịch mà thôi. Bên công an cũng đã hỏi tôi, nhưng tôi trả lời gì được? Chắc chắn họ cũng sẽ hỏi cô: tại sao cô lại tìm đến hiện trường?” Bà San nằm trên giường, đôi mắt nhìn thẳng lên trần nhà, hỏi vặn lại Hinh.
“Lúc đó cháu thấy nhức đầu, có cảm giác như bị một sức mạnh từ bên ngoài dắt mình đi, thế là cháu đi tìm. Cho đến khi tìm thấy phòng điều trị mà bà đang có mặt, khi bước vào gian trong thì lại không thấy nhức đầu nữa”. Hinh trả lời bà San, có sao nói vậy. Giờ đây Hinh hầu như có thể khẳng định: bà San là nhân vật then chốt của hàng chuỗi sự việc ly kỳ.
“Theo tôi, sau khi bác sĩ Tuấn nhảy lầu, thì cô đã hết nhức đầu!”
“Bà đừng nói linh tinh thế! Tuy cháu bất mãn với việc chẩn đoán và quyết định của bác sĩ Tuấn, nhưng cháu cũng chưa bao giờ có ác cảm với ông ấy. ông ấy là một thầy thuốc giỏi và rất cần mẫn”.
“Cô giải thích chuyện nhức đầu của cô như thế, có hợp với lẽ thông thường không?”
Hinh lắc đầu. Bà San cứ như là đã hiểu thấu tất cả. “Hình như cô ngày càng giống tôi, chứng tỏ cô có duyên với nơi này, sau này cô sẽ còn thường xuyên vào đây!”
“Cháu sẽ không! Theo cháu nghĩ, trên đời này có những chuyện không thể giải thích bằng những lý lẽ thông thường, nhưng cháu sẽ không bận tâm làm gì”.
“Nói một đường, nghĩ một nẻo. Mồm nói là thế, nhưng tại sao cô cứ đeo bám mãi “vụ án mưu sát 405”?”
Lúc này Hinh mới nhớ ra rằng bà lão này có thể nhìn thấu ruột gan người ta, cô bỗng rùng mình: nếu định “moi tin” bà lão thì khác nào con thiêu thân lao vào lửa?
“Tôi không đáng sợ như thế đâu, tôi cũng buồn vì cái chết của ông Tuấn. Tôi không muốn nhìn thấy bất cứ ai – kể cả cô – phải chết”. Bà San muốn chấm dứt sự im lặng của Hinh, nhưng rõ ràng là câu nói này không có mấy tác dụng an ủi.
“Bà đã nhìn thấy rất nhiều người chết, phải không? Mới chỉ trong vòng một tháng, cháu đã tận mắt nhìn thấy hai người nhảy lầu”.
“Tôi chưa nhìn tận mắt quá nhiều cảnh chết chóc, nhưng dù nhìn thấy một ai đó đang sống khỏe mạnh, tôi cũng có thể cảm thấy cái chểt đang có mặt. Hồi tôi còn trẻ, thường dại dột nói luôn với người ta, thế là tôi bị đưa vào đây. Mọi người xung quanh đều nói triệu chứng của tôi là điển hình của người bị “ma ám”, tức là bị ma nhập vào người. Hồi đó, tôi nửa tin nửa ngờ, nhưng sau này thật sự hiểu rõ – toàn là nói láo cả!”
Hinh nhớ đến cảnh tượng ở phòng điều trị, bà San chẳng phải rất giống như “bị ma nhập” hay sao?
“Có lẽ, ma mà người đời thường nói, chính là cái chết là bà cảm nhận thấy. Thực ra nó ở đâu?”
Bà San đang nằm bỗng ngồi thẳng người dậy, đưa sát mặt vào gần Hinh, như muốn nhìn cô cho thật rõ, đồng thời giơ ngón trỏ của bàn tay phải gõ gõ vào đầu: “Chúng đều ở trong này!” Rồi lại chỉ ngón tay trỏ vào trán Hinh: “Chúng cũng nằm ở đây!” Nói xong, bà ta lại nằm thẳng đơ trên giường.
Hinh sững sờ, cô bỗng cảm thấy cái cách nói này nghe quen quen…
“Cháu không hiểu bà nói thể là ý gì”. Hinh chỉ mong bà San nói cho rõ.
“Cô không hiểu thật à? Đã nghe cái câu tục ngữ “ma ám tâm trí” và “trong lòng có ma” bao giờ chưa?”
“Ý bà nói là thực ra trên đời này không hề có ma, ma quỷ chỉ có ở trong đầu người ta thôi, đúng không ạ?”
“Tôi cũng sẽ không nói là đúng, và cũng không bảo là sai”.
“Vậy rốt cuộc là đúng hay là sai?”
Bà San lại ngồi dây, cả hai ngón tay trỏ cùng chỉ vào trán Hinh: “Còn muốn tôi phải nói bao nhiêu lần nữa? Cô cho là đúng hay cho là sai cũng thế, đều là ở đây!”.
12h ngày 3 tháng 6
Bà San đã bị chuyển đi, Hinh lại thấy hơi ngao ngán như thiếu vắng một cái gì đó. Phải chăng sẽ không thể lại có được những ngày tươi sáng? Tình cảm của Tạ Tốn và sự che chở của mẹ dường như chưa thể làm tiêu tan sự ám ảnh của tử thần mơ hồ quanh quẩn đâu đây: “Vụ án mưu sát 405” vẫn chưa sáng tỏ, bà Uông Lan San có lẽ là điểm nút để tháo gỡ mọi điều bí ẩn, nhưng bà ta thì điên điên rồ rồ, chính bà ta đã như một bóng đen cực lớn, có thể giết người trong gang tấc chẳng ai dám đến gần, nữa là định coi bà ta là một đầu mối thật sự! Các nữ sinh ngày trước nằm viện không ai thoát khỏi nhảy lầu, liệu có liên quan đến bà San không?
Hinh đang ngồi đờ đẫn thì cô y tá đến, nói là có người vào thăm Hinh. Đó là thầy giáo trẻ Chương Vân Côn dạy môn giải phẫu. “Thưa thầy, buổi tối hôm đó, chắc em đã làm thầy bị liên lụy”. Vân Côn vào thăm, Hinh thấy hơi ngạc nhiên.
“Không đến nỗi nào. Đúng là nhà trường có hỏi đến tôi, nhưng Hinh đâu phải phạm nhân bị truy nã, tôi cũng không làm điều gì trái pháp luật, nên cũng không bị o ép gì cả”.
“Thầy vào gặp em có việc gì không ạ?”
“Không. Chỉ là thăm bạn thôi. Tôi mong Hinh chịu khó dưỡng bệnh, để sớm ra viện. Nếu Hinh bằng lòng, kỳ nghỉ hè này tôi sẽ dạy bù cho, đừng để bị lưu ban”.
Hinh gật đầu cảm ơn.
Mỗi người thân, bạn học, thầy giáo vào thăm, đều đem đến cho Hinh sự đầm ấm và lòng can đảm.
Hinh trở về buồng bệnh, như được thêm phần khích lệ, cô mở cuốn giáo trình giải phẫu học ra đọc. Khi mới vào đây, Hinh không tin rằng mình sẽ bị ở lại lâu dài, cô mang theo một lô giáo trình. Cô rất sợ bị thiếu bài vở. Nào ngờ, vào đây rồi, đêm đêm bị kinh hoàng như thế khiến Hinh tiu nghỉu, thế là đành gác chuyện học hành lại. Đây là lần đầu tiên cô mở sách ra, mới đọc chừng nửa giờ đã thấy mỏi mệt.
Mắt Hinh rời khỏi trang sách, cô muốn đứng lên đi dạo, tạm nghỉ một lát. Mới đi được vài bước, Hinh nhìn thấy thầy Côn ngồi trong phòng làm việc của y tá đang cúi đầu trên bàn đọc một thứ gì đó.
Trong phòng làm việc của y tá thì chỉ có hồ sơ bệnh án của bệnh nhân là đáng để đọc, nhưng thầy Côn chỉ là một giáo viên dạy môn giải phẫu thì sao lại được phép đọc hồ sơ bệnh án ở đây chứ? Thầy ấy đang xem hồ sơ bệnh án của ai vậy nhỉ?
Đoán rằng thầy Côn có mặt ở đây chắc là có liên quan đến mình, Hinh bèn rảo bước đi đến. Vân Côn bỗng ngẩng đầu, nhìn thấy Hinh ngoài cửa kính, anh hớt hải vội vã đứng lên bước ra khỏi phòng, bóng anh mất hút trong hành lang dài.
“Vừa nãy thầy giáo Côn đã đọc bệnh án của ai thế? Thầy ấy đâu phải bác sĩ ở đây, có tư cách gì mà vào đọc bệnh án?” Hinh đoán chắc phải có uẩn khúc chi đây, cô sẵng giọng hỏi các chị y tá.
Các cô y tá thì không nghĩ thế, nên trả lời rất tự nhiên: “Anh ấy đã được giám đốc bệnh viện ký giấy cho phép, anh ấy đọc hầu hết bệnh án của mọi người”.
“Thầy ấy có đọc bệnh án của em không?”
“Chúng tôi không giám sát nên không biết”. Các cô y tác đưa mắt nhìn nhau, Hinh cũng đã hiểu ra. Nhưng tại sao thầy Côn lại đọc bệnh án của cô?
Không hiểu tại sao, cái bống đen ám ảnh cô lại mỗi lúc một lớn hơn.
Hinh thậm chí cảm thấy mình đang bị rơi vào một âm mưu lớn, khó mà thoát ra và cũng không được ai hỗ trợ.
“Có khách vào thăm Diệp Hinh kìa!” Các cô y tá đã có cớ để xua Hinh đi ra.
Hinh hoàn toàn không ngờ người đang ngồi trong phòng tiếp khách lại là Âu Dương Sảnh. “Sảnh ơi, hãy cứu mình ra khỏi đây!” Hinh không ngờ mình lại mở đầu bằng câu nói thảm thương này.
Sảnh vốn đang cảm thấy hơi thấp thỏm, lúc này nhìn Hinh nhợt nhạt trong bộ quần áo bệnh nhân, mái tóc dài không được chải gọn gàng, cô bật khóc.
Sảnh – một cô gái trời không sợ, đất không sợ, thì ra cũng biết khóc!
Hinh chợt nhận ra mình quá ủy mị mềm yếu, Sảnh lần đầu vào thăm, sao mình lại để cho bạn phải khóc thế này?
“Sảnh ơi, mình không hoa mắt nhìn nhầm đấy chứ?” Hinh nắm chặt hai cánh tay Sảnh, ngắm nhìn Sảnh mãi. Sảnh cũng đang như vậy, nước mẳ yếu đuối làm ướt đôi má cô.
Hinh nhận thấy Sảnh sau một thời gian nghỉ dưỡng bệnh lại có phần đẫy đà hơn trước, cô liến thoắng khen ngợi để làm dịu bầu không khí buồn bã: “Lúc này cậu đã không còm nhom nữa, đã thành một mỹ nhân rất chuẩn rồi!”
Sảnh “xùy” một tiếng, cô trở lại bản tính vốn có: “Hinh gớm thật đấy, vừa thấy mặt đã nói kháy nhau rồi! Tớ vừa mới được bệnh viện giảm án cho, bèn vào đây ngay với cậu! Cậu thấy bất ngờ phải không? Cậu đang ngỡ là ai vào thăm? Tớ thử đoán xem nào… có phải là anh chàng Tạ Tốn không? Huyền thoại “cặp tình nhân hạng sao” thật đáng để người ta ngưỡng mộ! Tớ lại đoán tiếp: có phải anh giáo viên trẻ dạy môn giải phẫu không? Tớ vừa nhìn thấy anh ta, có phải là anh ta vừa vào thăm cậu không?”
“Thôi đừng nhắc đến làm gì! Tớ vẫn nghĩ anh ta là người rất tốt, nhưng vừa rồi lại thấy hơi lạ lùng: anh ta vào để đọc bệnh án của tớ!” Hinh cau mày.
Sảnh ơ một tiếng, rồi nói: “Tớ sẽ tìm cách điều tra về anh ta. Lâu nay tớ buồn thỉu buồn thiu, khi nghe nói cậu bị ép vào nằm viện, bệnh vàng da của tớ vẫn chưa ổn, tớ rất ức vì không thể vào thăm cậu, tớ đã mấy lần ngồi khóc mãi!”
Hinh cảm động rơm rớm nước mắt: “Thôi nào thôi nào, thực ra tớ vẫn ổn, chỉ tại chuyện lúc trước hấp tấp điều tra “vụ án mưu sát 405” khiến mọi người cho rằng tớ bị tâm thần! Tuy nhiên, tớ cũng lần ra được một số đầu mối, nhưng những đầu mối này lại dẫn tớ đến một mê cung lớn hơn! Nếu cậu không vào đây, chắc tớ đành phải từ bỏ, vì vẫn phải tiếp tục nằm viện”.
“Chuyện là thế nào cậu kể hết đi, đừng bỏ sót một điểm nào -kể cả các tình tiết với “Kim Mao Sư Vương”.”
Sảnh rời bệnh viện tâm thần ra về với một tâm trạng vừa vui mừng vừa nặng nề cùng đan xen. Cô nhìn bầu trời rực nắng, cố cảm nhận tâm trạng của Diệp Hinh đang sống trong bệnh viện. Hinh nhất định không công nhận mình mắc bệnh tâm thần, giữ vững tâm thế ấy lâu dài như vậy, riêng điểm này đã là rất hiếm thấy rồi.
Nhưng Hinh có mắc bệnh tâm thần thật không? Sảnh thấy mình đáng bị ăn đòn vì dám nảy ra ý nghĩa này, sao mình lại có thể nghi ngờ trạng thái thần kinh của Hinh! Mọi trạng thái vui buồn hay hờn dỗi của Hinh vừa nãy không hề có điểm nào hơi thái quá, Sảnh cảm nhận thấy Hinh thậm chí còn “bình thường” hơn nhiều so với tuyệt đại đa số người bình thường khác!
Nhưng Sảnh cũng hiểu rằng bệnh viện chuyên ngành thần kinh Giang Kinh nổi tiếng cả nước không thể đơn giản mà “hội chẩn nhầm”, huống chi mẹ cô nói là, bác sĩ Đình và bác sĩ Tuấn là hai thầy thuốc kỳ cựu và tài ba, tỷ lệ nhầm lẫn của họ vô cùng thấp. Mọi biểu hiện tâm thần của con bệnh đâu phải luôn xuất hiện từng giờ từng phút, có lẽ vừa nãy chỉ là lúc Diệp Hinh đang tỉnh táo cũng nên.
“Âu Dương Sảnh!” Bỗng phía sau cô có tiếng gọi. Một nam sinh viên vóc người tầm thước đi đến, Sảnh nhớ ra đây là anh bạn đồng hương của Diệp Hinh – hội trưởng hội nhiếp ảnh của trường, có cái tên nghe là là: Du Thư Lượng.
“Bạn vừa vào thăm Diệp Hinh à?”
“Đúng thế”. Sảnh hơi có ý dè chừng nhìn Lượng, lượng mặc áo choàng trắng, một cuốn giáo trình đang kẹp nách. “Bạn ấy thế nào rồi?”
“Vẫn ổn cả!”
Lượng thấy Sảnh có vẻ e dè kín tiếng, anh không hỏi thêm nữa. Anh chào Sảnh rồi dắt xe đạp đi, Sảnh không nén được bèn gọi: “Anh muốn biết Hinh đang thế nào, sao anh không vào thăm bạn ấy?”
“Mấy hôm trước tôi đã vào vài lần, bọn tôi đang kiến tập thực tế ngay ở đây, nên rất thuận tiện”.
“Hinh phải nằm viện, sao nam giới các anh đều thi nhau vào thăm nhiều thế nhỉ? Tuy nhiên, Hinh như bông hoa lê gặp mưa – em còn thấy thương nữa là, nam giới các anh tích cực hơn là phải? Nhưng em lấy làm lạ, mấy hôm qtrước anh vào thăm, sao hôm nay lại không vào?”
Lượng há miệng ngạc nhiên, sau cặp kính, đôi mẳt anh chớp mạnh mấy cái, rồi mới nói: “Tôi xin nói rõ vậy: tôi và Hinh chỉ đơn thuần là tình đồng hương! Tôi biết Sảnh là bạn chí than của Hinh, tôi xin nói thật là mỗi lần gặp Hinh, tôi lại thấy buồn buồn”.
“Thế mà em chưa được biết, anh Lượng là con người đa sầu đa cảm! Tại sao anh lại thấy thế ạ?”
“Lại còn phải hỏi à? Hinh phải nằm viện, môi trường này gây ức chế rất căng, bị ở lâu rồi mà bệnh tình chưa khá lên tý nào…”
“Dừng lại đã, anh nói gì cơ? Chưa khá lên? Em thấy rằng Hinh căn bản không có vấn đề gì hết! Căn cứ vào đâu mà anh cho rằng Hinh có vấn đề thật? Anh thử nói xem?”
Lượng ngẩn người: “Có phải cô đã lâu chưa về trường không?”
“Em bị viêm gan A nên về nhà tĩnh dưỡng, vừa được giải phóng thì em vào đây ngay!”
“Cũng không thể trách gì được. Thoạt đầu tôi cũng cho rằng Hinh không có bất cứ vấn đề gì, chỉ hiềm.. có một vài chuyện tôi thực tình không muốn nói, rất khó nói… Cô cứ về trường mà hỏi”.
“Trường thì rộng, người thì đông hàng vạn, em biết hỏi ai đây?”
“Tôi cung cấp cho Sảnh một chi tiết: đã nghe nói về “cặp tình nhân hạng sao” chưa?”
Sảnh vờ không biết gì, cô nhíu mày: “Nghe cứ lạ hoắc! Họ nói về anh à?”
“Vớ vẩn! Ở lớp C của các cô có một nam sinh viên…”
“Ôi, anh bị mắc lừa rồi! Tất nhiên em đã biết “Kim Mao Sư Vương”!”
“Cứ về mà hỏi anh ta đi!”
16h ngày 3 tháng 6
“Anh Tốn ở đây phải không?” Sảnh đứng ở hành lang ký túc xá nam nồng nặc khen khét, cô vừa lắc đầu vừa gõ cửa phòng. Cửa không đóng, nhưng vì Sảnh thoáng nhìn thấy có người đang thay áo nên đành lịch sự gõ cửa. Nghe thấy một giọng nam nói: “Sư Vương ơi, vận đào hoa đã đến kìa!”
Sảnh bực mình, lẩm bẩm đọc thơ Mao Trạch Đông: “Khoai đã nấu chính, cho thêm thịt bò, không ăn thì vứt! Anh chàng Tạ Tốn có ở đấy hay không, sao cứ ngại ngùng e thẹn như con gái thế nhỉ?”
Vừa dứt lời thì thấy ngay một nam sinh cao lớn bước ta, mày thẳng mắt sáng, rất điển trai. Sảnh thầm thán phục Hinh tinh mắt. Cô hỏi: “Anh là Tạ Tốn phải không?”
“Không phải tôi”
“Thế thì anh ra làm gì? Không phải tôi đến để chia suất cơm, anh định nhận vơ cũng không xong đâu! Tôi muốn gặp anh Tốn, anh gọi giúp tôi với!” Sảnh cất cao giọng.
“Cần gì bạn cứ nói với tôi!”
“Nhưng anh là ai?”
“Lệ Chí Dương. Vì Tạ Tốn bị quấy rối quá nhiều, nên tôi phụ trách nhắn tin cho cậu ấy!”
Sảnh chợt nhớ ra: đây là anh chàng mặt lạnh mà Hinh đã từng nhắc đến. Dù biết anh chàng này khá khăng khít với Tạ tốn. “Tôi chẳng quan tâm tên anh là gì, nhưng anh là vợ hay là bà bô của anh Tốn thế này? Anh ấy là trang quốc sắc thiên hương hay sao mà sợ người ta đến quấy rối? tôi cần nói chuyện với anh ấy, anh gọi giúp đi! Tôi là bạn thân của Diệp Hinh!”
Đôi mắt Chí Dương bỗng trợn tròn như muốn “tóe lửa”, chằm chằm nhìn Sảnh: “Được! Bọn này đang muốn tìm Diệp Hinh để tính sổ thì các cô lại tự tìm đến! Diệp Hinh đã mắc bệnh tâm thần gì, sao lại còn kéo theo cả cậu Tốn? Ngay cả công an cũng đến tận đây để hỏi toàn những chuyện giời ơi! Bạn nói đi, Diệp Hinh đã lên cơn rồ dại gì thế?”
“Anh lên cơn rồ dại thì có!” Nếu là các cô gái khác bị Chí Dương bốp chát sỉ vả như thế, chắc đã phải oà khóc, nhưng đây lại là Âu Dương Sảnh – cô chỉ hơi rơm rớm thôi. Sảnh lừ mắt nhìn lại, lạnh lùng nói: “Hinh đang phải nằm viện, có lẽ bạn ấy cũng có chỗ hiểu lầm gì đó nên tôi đến để tìm hiểu, làm rõ vấn đề. Nhưng nếu không nói chuyện với anh Tốn thì sao mà biết được? Không cho người ta làm rõ sự việc, lại còn cắn nhặng cả lên!” Sảnh lại cất cao giọng hơn nữa: “Tạ Tốn! Nếu anh vẫn còn là đàn ông đàn ang thì ra đây nói cho rõ xem!”
Một nam sinh viên đứng bên nói ỡm ờ bí hiểm: “Kìa, Lệ đại hiệp cũng chỉ vì quá yêu…” Chưa nói hết câu đã bị Lệ Chí Dương cho ngay một chưởng vào ngực, khiến anh chàng ho lụ khụ. “Bạn cứ lấn lướt người ta kiểu này, thì ai biết là bạn có thiện chí hay không?” Một anh chàng đầu tóc bù xù từ trong phòng bước ra, mặt mũi ỉu xìu. “Mình là Tạ Tốn đây!”.
Sảnh thấy bộ dạng Tốn co ro thiểu não, cô quá thất vọng: “Anh can đảm thế này kia đấy?”
“Sao trách tôi gì được? Chỉ tại Diệp Hinh thân thiết của bạn, cho nên lúc thì phòng quản lý sinh viên, lúc thì công an, lúc thì nội san và trạm phát thanh của trường… thi nhau đến tra hỏi hành hạ tôi, ấy là chưa kể đến các đồng đội ở nhà này toàn trêu chọc tôi nữa! Tôi vốn học hành chỉ tầm tầm nhưng bây giờ thì khốn khổ rồi, không dám lên lớp nữa! Nếu thi trượt vài môn, thì trường sẽ ra lệnh đuổi học tôi, đến lúc đó thì tôi không thể lên phòng 405 của các cô em mà nhảy lầu, tạo nên “đột biến” trong “vụ án mưu sát 405” – đã có nam giới chết! Cô xem, thế có thú vị không?”
Sảnh cũng đã thấy nguôi nguôi, nghĩ thầm “Cũng chẳng phải anh ta nói đều là sai cả, lại còn có vẻ hài hước nữa, vẫn có vẻ “Tạ Tốn” mà Hinh thường miêu tả”. Sảnh nhìn khắp lượt các chàng trai đứng quanh, nghiêm giọng nói: “Xem gì mà xem? Sao cứ như các ông bà già về hưu, chỉ hay rỗi hơi rách việc thế?” Chí Dương cũng khá thông minh, biết rằng lúc này mình nên “chung mối hờn căm”, Dương trợn mắt nhìn đám đông khiến họ ù té luôn. Tốn khoát tay: “Ta vào đây nói chuyện nào!”
Hai nam sinh trong phòng biết ý, bèn rủ nhau đi ra ngoài đá bóng. Tốn và Sảnh ngồi đối diện nhau, Chí Dương cũng ngồi cạnh Tốn. Sảnh nói chẳng mấy vui vẻ: “Tại sao ở đây lại có thêm một người thứ ba? Anh có việc gì chăng?” Dương định sửng cồ, Tốn vội nói luôn: “Bất cứ chuyện gì mình cũng nói với Dương, hai chúng tôi không giấu nhau bao giờ. Yên tâm đi!”
Sảnh thầm nghĩ: “Trên đời lại có những anh chàng như thế này kia đấy!” Cô vào đề luôn: “Được, em xin hỏi: anh có quen Diệp Hinh hay không?”
“Hiện giờ dù muốn không quen cũng khó mất rồi! Được gọi là “người tình hạng sao” kia mà! Thực ra mình cũng chưa thực biết về Hinh, trước khi lên lớp học chung, bình luận về em này em kia, đúng là mình có để ý đến Hinh, xinh đẹp thì dễ gây chú ý! Kể cả bạn nữa, hai người cứ như một cặp tình nhân, bọn mình đã nhiều phen nói đùa với nhau… Nhưng thôi, không nói xa xôi nữa, mình có thể đảm bảo rằng mình chưa ngỏ lời với bạn ấy bao giời!”
“Anh có đi Vô Tích, Nghi Hưng chứ?”
“Không! Mấy hôm đó mình toàn ở trường, lúc nào cũng có thể mời một vốc người làm chứng về điều này! Vì thế mà mấy tay công an từ Nghi Hưng đến cũng phải trở về tay không!”
“Anh biết hát không? Đàn piano thì sao?”
“Chỉ gào suông, thì ai chẳng biết! Nhưng mình mù nhạc, lên hát sao được! Piano thì càng ngu, chưa bao giờ sờ tay vào! Mình biết bạn định hỏi về chuyện thi hát hồi nọ, oan cho mình quá! Về sau có khối người sỉ vả mình, nói là đã ghi tên rồi lại không tham gia, phí thì giờ của họ!”
Sảnh ngồi ngây ra đó, như có trăm ngàn ý nghĩ, nhưng lại dường như trống rỗng, cô lẩm bẩm một mình: “Chẳng hiểu có nên tin anh hay không đây”. Điều này quá đủ để chứng minh Diệp Hinh đang mắc bệnh tưởng tượng. Điều đáng buồn hơn nữa là ở đây lại có tình yêu thơ ngây chân thật của Hinh.
Chí Dương nói: “Nếu đã không tin thì bạn tại sao lại đến đây hỏi làm gì?”
“Em hỏi một câu cuối cùng: vậy từ ngày Hinh đi viện, anh đã vào thăm bạn ấy chưa?”
“Chưa! Tôi không dại gì mà mua dây buộc mình đâu!”
Lời của Tốn chẳng khác gáo nước lạnh tạt vào mặt Sảnh, lạnh thấu tim gan. Cô thấy đầu óc quay cuồng. Phải chăng đây là hiện thực tàn nhẫn? Đúng là Hinh đã có ảo giác – biểu hiện điển hình của chứng tâm thần phân liệt. Ảo giác này kéo dài đến tận bây giờ, nó quyết định Hinh chưa thể mau chóng ra viện. Hinh tưởng mình đang sở hữu một tình yêu hoàn mỹ, mà thực tế chỉ vốn chưa hề quen biết Tạ Tốn, tại sao Hinh lại có ảo giác này? Hay là Hinh đang trở thành nạn nhân của “vụ án mưu sát 405”?
Điều kỳ lạ là, Hinh miêu tả về Tạ Tốn sinh động và rất thật đến nỗi ai cũng phải tin, có phải bệnh của Hinh đã rất nặng không? Ra khỏi ký túc xá nam, Sảnh vừa đi vữa nghĩ ngợi, chẳng hiểu mình đã bước đến cửa phòng của hội sinh viên từ lúc nào.
“Đúng thế, hôm dẫn chương trình thi bài hát tự biên tự diễn, Hinh đã có một vài dấu hiệu”. Khi nghe Sảnh hỏi về “sự kiện Tạ tốn đến sân khấu muộn giờ”, anh trưởng ban văn nghệ bỗng nhớ về Diệp Hinh và nói tiếp:
“Chuyện là thế này: cuộc thi hôm đó thoạt đầu rất suôn sẻ, trước lúc số 5 ra hát, chúng tôi nhận ra rằng số 6 Tạ Tốn chưa có mặt ở hậu trường; danh sách thì có tên anh ta, chúng tôi nhận ra đó là chữ viết của Diệp Hinh. Lúc đó Hinh rất cuống, đã gọi loa vài lần để thông báo Tạ Tốn đến ngay hậu trường. Nhưng chẳng thấy anh ta đâu, chúng tôi chờ khá lâu, khán giả đã bắt đầu la ó. Anh bạn cùng dẫn chương trình với Hinh là Tiết Lập Dương nói là khỏi cần đợi nữa, sẽ mời người kế tiếp ra hát vậy. Nhưng Hinh nói cứ đợi, rồi cô ấy đứng đó lẩm bẩm một mình… khán giả càng la ó khiếp hơn, suýt nữa thì náo loạn. May mà Lập Dương nhanh trí, mời một cậu cũng là hạt nhân văn nghệ lên hát hai bài hát karaoke, đồng thời nhắc người tiếp theo chuẩn bị ra sân khấu. Thế là tạm ứng phó được việc. Cũng may cậu kia ra lấp chỗ trống đã hát rất hay, bắt chước Chu Hoa Kiên rất giống nên lại còn được vỗ tay tán thưởng nữa. tôi nhìn sang Hinh, thấy cô ấy nước mẳt lưng tròng và đã tỉnh táo trở lại, cùng Lập Dương lên sân khấu.
Nhưng tiếp đó Hinh dẫn chương trình khá thành công nên chúng tôi hầu như đã quên hiện tượng khác lạ của Hinh vừa nãy. Đến lúc công bố trao giải thì tôi mới thấy có điều không ổn: vì Hinh hỏi tôi rằng vì sao Tạ tốn không được nhận giải? Tôi định bảo Hinh giải thích thì cô ấy chạy biến luôn. Chúng tôi mải thu dọn sân khấu nên cũng không gặp lại Hinh để hỏi thêm gì nữa. Từ sau đó, không thấy Hinh đến hội sinh viên, chúng tôi nghe nói cha Hinh ốm rồi qua đời, Hinh lại bỏ học để đi Vô Tích, hình như cô ấy gặp khá nhiều khó khăn…”
“Thế này… tức là Tạ tốn không nói sai. Đúng là anh ta không dự thi hát gì hết”. Sảnh lại lẩm bẩm một mình.
Anh trưởng ban văn nghệ nghĩ bụng: cô này cũng chẳng hơn gì Diệp Hinh. Nhưng rồi lại nhớ ra một điều: “Tôi có băng ghi âm tối hôm đó, vì máy ghi âm đặt gần ở gần vị trí Hinh và Lập Dương dẫn chương trình, lại là ghi chung tất cả mọi âm thanh – chưa biết chừng có thể thu các âm thanh ở bên cạnh sân khấu. Nếu bạn muốn, thì có thể nghe, miễn là có lợi cho Hinh điều trị chóng khỏi thì tốt! Nói thật nhé, tôi còn định bảo Hinh làm phó ban để sau này kế nhiệm tôi”.
Sảnh vội nói: “Vâng thế thì hay quá”.
Anh trưởng ban tìm cuốn băng cát sét, thao tác “chạy tiến chạy lui”, rồi bật lên nghe. Thấy sau một tràng vỗ tay là giọng nói của Hinh: “Bây giờ xin mời Ban giám khảo cho điểm. Nhân đây chúng tôi xin thông báo khẩn: mời ca sĩ Tạ Tốn đến ngay phía sau sân khấu”. Chừng nửa phút sau, lại là giọng Hinh: “Mời ca sĩ số 6 Tạ Tốn đến ngay phía sau sân khấu”. Lập Dương và Hinh đã đọc xong điểm số của số 5, Hinh lại thông báo: “Mời ca sĩ số 6 Tạ Tốn đếng ngay hậu trường. Đây là lần gọi cuối cùng, nếu không đến anh sẽ bị loại!”
Có rất nhiều tiếng lao xao, tiếng huýt sáo nổi dậy đó đây. Có tiếng Lập Dương nói: “Diệp Hinh ơi, không thể cứ đợi mãi thế này, ta gọi người tiếp sau ra thôi!”
Lại nghe thấy giọng Hinh: “Cứ đợi thêm vài phút nữa!” Tiếng la ó càng nhiều hơn. Lại thấy giọng Hinh trở nên mạnh mẽ, hình như đang chất vấn ai đó: “Thì ra anh biết chơi ghi ta, tại sao lại bảo tôi đi mượn đàn piano, chẳng phải hoài công tốn sức là gì?”
Tiếng Lập Dương ngạc nhiên: “Kìa, Hinh đang nói gì vậy? Bạn nói với ai thế?” Hình như Hinh thở dài, sốt ruột nói: “Đừng lắm lời nữa, mau lên hát đi!”
Rõ ràng Lập Dương có phần sợ hãi; “Hinh đang nói ai lắm lời? bảo ai mau lên hát? Bạn không sao chứ?” Tiếp đó là tiếng Dương gọi: “Này trưởng ban ra mà xem, Diệp Hinh… hình như bạn ấy… hình như hơi có vẻ…”
Tiếng anh trưởng ban hỏi: “Diệp Hinh ư? Diệp Hinh làm sao thế?” Rồi anh dặn dò: “Cậu Dương mau nghĩ cách để cứu sân khấu, có lẽ Diệp Hinh bận lắm việc, rồi quá mệt… Mình để bạn ấy bình tĩnh trở lại đã rồi mới lại tiếp tục thi…”
Dương bèn gọi luôn: “Băng Quân lên đây chữa cháy hộ với! Cậu có sở trường về “Chu Hoa Kiện”. Tiên Vũ Hà phụ trách đệm nhạc, mình phải ra dàn xếp cho yên!”
Tiếng la ó bớt dần, tiếng Lập Dương thông báo: “Sau đây, hội sinh viên xin gửi tới các bạn một niềum vui bẩt ngờ: một ngôi sao sáng của bầu trời ca hát đã viếng thăm cuộc thi hát của chúng ta! Mời các bạn nhắm mắt lại, nghe xem đây là giọng hát của ai?”
Nhạc dạo giai điệu bài “Không muốn cô đơn” của Chu Hoa Kiện vang lên, Băng Quân cất tiếng hát, chất giọng y hệt Chu Hoa Kiện. Có một khán giả nữ phía dưới reo lên: “Chu Hoa Kiện”.
Tiếng đàn đệm rất vang át cả mọi tiếng nói chuyện ở hậu trường, nhưng vẫn lẳng nghe thấy tiếng anh trưởng ban: “Có lẽ Hinh quá mệt về việc chuẩn bị cho cuộc thi này, cứ nghỉ đi, nếu cần đi viện thì cứ bảo tôi!”
Hai bài hát “Chu Hoa Kiện” đã biểu diễn xong, tiếng vỗ tay vang lên như sấm, loáng thoáng nghe thấy tiếng Lập Dương: “Để mình tôi ra thông báo tiết mục tiếp theo!” Tiếp đó là tiếng anh trưởng ban gọi: “Hinh ơi, liệu có ổn không? Đừng cố làm gì?”
Sau đó là Hinh và Dương cùng dẫn chương trình, giọng Hinh hơi nghèn nghẹn, nhưng rồi lại lưu loát như lúc đầu.
Nghe xong băng Sảnh ngồi đờ đẫn, cho đến lúc anh trưởng ban gọi điện cho phòng y tế thì cô mới tỉnh trở lại: “Anh đừng lo, em vẫn bình thường, chỉ đang nghĩ ngợi một chút thôi! Anh có thể cho em mượn cuộn băng này về nghe được không ạ?”

Ký Sự Bắt Ma

Bước ra khỏi phòng của Hội sinh viên, Sảnh chỉ muốn khóc to lên một hồi. Tuy bằng chứng đã rõ ràng nhưng Sảnh vẫn không thể tin Hinh thật sự có trục trặc về thần kinh.

Bao năm nay chưa từng thấy khổ sở thế này. Hồi nọ được tin Hinh phải nằm viện, Sảnh chỉ thấy kinh ngạc và bực tức – cô cho rằng họ chârn đoán sai, Âu Dương Sảnh này “ra quân” thì chắc chắn sẽ chứng minh được Hinh là người rất tỉnh táo. Nhưng mới chỉ sau một hồi lâu, thì “cán cân công lý” của cô đã lệch sang phía lẽ ra không nên lệch. Mà lại là do chính cô khui ra nó! Thật là chua chát.
Mới chỉ gần đây thôi, mình còn cười Du Thư Lượng trở nên đa sầu đa cảm, thì lúc này mình có gì khá hơn anh ta! Ôi, tại sao Diệp Hinh lại để cho những người xunh quanh cậu đều càng trở nên có chiều sâu hơn? Chỉ riêng cái gã Tạ Tốn đáng ghét…
Sảnh chợt nghĩ rằng chuyện Hinh có ảo giác không phải là vấn đề bệnh lý mà là một hiện tượng kinh dị nào đó, liệu có thể là thế chăng? Sảnh còn nhớ cái lần Hinh nói là sau khi cha Hinh bị liệt não, ông ấy đã đến trường thăm Hinh và để lại chiếc áo jăk-ket nữa. Nếu đúng là còn chiếc áo đó thật, thì chứng tỏ mọi chuyện Hinh đã gặp không hoàn toàn là ảo giác.
Sảnh bước vào phòng 405 đúng vào lúc các bạn đều đang có mặt. Trông thấy Sảnh, mọi người đều rất ngạc nhiên. Sảnh biết Chu Mẫn và Trần Hy là “quân chủ lực” đi “bắt” Diệp Hinh, cô định nói kháy mấy câu nhưng lại nghĩ rằng việc làm đó của họ lại có tác dụng khách quan là giúp đỡ Hinh, nên Sảnh lại thôi. Sảnh đành gượng cười với họ… rồi giơ hai tay như định ôm choàng Tần Hiểu Lôi.Nhớ là Sảnh vừa bị viêm gan A, Hiểu Lôi đờ người ra rồi kêu toáng lên, vì cô sợ là sẽ bị lây bệnh! Mọi người đều cười như nắc nẻ!
Nhưng ở đây lại vắng tiếng cười của Hinh.
Sảnh cụt hứng, đi đến bên giường Hinh đứng ngẩn ngơ một lúc.
Mắt cô bỗng sáng lên: một chiếc áo jắc-ket vải ni-lông gấp đặt ở đầu giường Hinh.
Sảnh cầm lên ngắm kỹ, đúng là chiếc áo nam giới thường dùng. Tất nhiên nó không thể là của Hinh – một cô gái luôn biết cách ăn mặc.
Có nghĩa là Hinh đã nhìn thấy linh hồn của cha thậ? Nếu không, thì chiếc áo jắc-ket này ở đâu ra?
Chỉ có cách giải thích duy nhất: Hinh đã tiếp xúc với hiện tượng phi vật chất. Vậy thì bao năm qua mình mãi mê với các câu chuyện thần kỳ quái đản cũng không phải là không có lý, các thế lực quái đản ấy lại đang xảy ra với người bạn thân nhất của mình. Thế thì còn phải nghi ngờ gì nữa.
Vậy tại sao mình vẫn còn bán tín bán nghi nữa chứ? Thì ra là – đúng như Hinh đã nói – mình chỉ là đứa giả vờ đam mê thôi ư?
Chuyện này chứng tỏ một điều: Diệp Hinh không ảo giác gì hết, Hinh đã nhìn thấy linh hồn, nhưng người khác thì không.
Không chỉ mình Hinh tiếp xúc với các nhân vật phi vật chất, trong cuốn nhật ký Hinh kể, chẳng phải anh chàng họ Tiêu đã từng cùng nghe nhạc giao hưởng với một đám linh hồn là sao?
Nghĩ đến “Nguyệt Quang xã”, Sảnh nhớ ngay đến nữ nhân vật chính Y Y trong cuốn nhật ký. Chị ấy giờ đây đang ở đâu? Và còn ông già gù kia nữa. Rành rành là hôm ấy Hinh đã nhìn thấy thảm cảnh bác Phùng bị xẻ thây, nhưng sau đấy lại được biết tối hôm đó bác Phùng không làm việc ở nhà giải phẩu, bác ấy bị xuất huyết não rồi nằm viện theo dõi. Sự việc này thì lại chứng tỏ Hinh bị ảo giác. Chính Hinh cũng thẳng thắn công nhận rằng, vì sau vài lần sợ hãi Hinh đã quá mệt cả thể xác lẫn tinh thần, rất có thể đã rối loạn tâm trí.
Bác Phùng đã làm việc lâu năm ở nhà giải phẩu, không thể không nghe nói đến “Nguyệt Quang xã”, chưa biết chừng, đó là nguyên nhân khiến bác ấy nhạy cảm trước hai chữ “ánh trăng” bác ấy nên cho biết đầu mối để tìm ra mối liên hệ giữa: “Nguyệt Quang xã” và “vụ án mưu sát 405”.
Nhưng bác ấy vẫn cứ ăn nói nữa vời, tại sao thế nhỉ?
14 h ngày 5 tháng 6
Cánh cửa bị gõ ầm ầm một hồi, nghe thấy bên trong có tiếng lạch cạch, rồi cửa hé ra một khe hẹp. Trông thấy Âu Dương Sảnh mặc bộ đồ trắng đứng ngoài cửa, ông Phùng ngán ngẩm kêu trời, vội đóng cửa luôn nhưng Sảnh nhanh mắt nhanh tay đã “trấn” ngay, ra sức đẩy cửa rồi lách vào luôn.
Sảnh vào nhà, cô hết sức ngạc nhiên. Nhà ông Phùng ở trong một con hẻm cũ kỹ, ba hộ chung nhau một cái sân. Nhìn bên ngoài, thấy căn nhà cấp 4 hướng bắc thấp lè tè, tường gạch lở lói lem nhem mái hiên thì thiếu ngói… có vẻ như rất dễ bị Sở Xây dựng cho san ủi cho khuất mắt! Nhưng bên trong thì lại rất trang nhã: chỉ có rất ít đồ dùng, nhưng toàn là đồ Tây ngày xa xưa. Chiếc giường được chạm trổ sơn đen, chiếc tủ lớn bằng gổ phong màu đỏ xẫm, chiếc đồng hồ chuông kiểu cũ… Sảnh nhớ là mình hay nhìn thấy trong phim bối cảnh là những năm 30-40. Trên tường treo hai bức tranh sơn dầu, Sảnh không biết đánh giá, chỉ nhận ra rằng chúng rất “có phong cách”.
Một thứ thu hút Sảnh nhiều hơn, là chiếc máy quay đĩa kiểu cũ đặt trên một chiếc bàn nhỏ, nắp đang mở lên, thấy có một đĩa hát trong đó. Cả máy hát lẫn đĩa hát đều sạch bóng, không gợn chút bụi, rõ ràng là mới đây vừa cho máy chạy.
“Thật không ngờ bác lại có những sở thích tao nhã thế này!”. Sảnh tấm tắc khen ngợi.
“Kìa, nói gì thế? Ý cô là trông người tôi rất thô kệch phải không?” Ông Phùng nói chẳng mặn nồng gì, ông đứng ở cửa, có vẻ như sẵn sàng “tiễn khách”.
“Bác nhạy cảm quá thì phải, cháu không có ý đó a. Cháu ăn nói vụng về, mong bác bỏ quá cho”.
“Tại sao cô lại tìm đến tận đây?”
“Hồi nọ bác phải đi viện, nằm ở bệnh viện trực thuộc số 2 thì phải. Rất là không đúng lúc, vì mẹ cháu là bác sĩ ở đó… Nhưng cháu biết, chẳng nên dò hỏi chuỵên riêng của người khác, cũng không nên làm phiền bác đang dưỡng bệnh, nhưng cháu bí quá, cháu rẩt cần bác giúp đỡ. Vả lại… cháu biết rằng bác có bị xuất huyết gì gì đâu, cháu đã đọc bệnh án của bác, bác cứ đòi nằm viện ít hôm, rồi xét nghiệm một lô một lốc, kết quả là chẳng có vấn đề gì, đúng không ạ? Tuy nhiên bác vẫn là có chừng mực, chỉ cần nghỉ phép vài hôm thế thôi, cháu nói không sai chứ ạ?”
“Cô là người của công an à? Sao cô “bao sân” lắm việc thế? Mấy điều cô vừa nói đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật cho phép, cô định làm gì nào?”. Nghĩ rằng cô này đến chẳng hay ho gì, ông Phùng càng có ý muốn đuổi khách.
“Tại sao bác lại nghỉ ốm vào đúng dịp này? Cháu không có ý nói là bác không được phép nghỉ ốm – nhưng nghỉ vào dịp này thì rất không bình thường. Cháu đã xem hồ sơ bệnh án của bác, và rất ngạc nhiên: bác đã cao tuổi thế này, nhưng gần 20 năm qua hầu như chẳng nghỉ ốm bao giờ. Tất nhiên cũng vì có thể lực tốt, và vì có nhiệt tình công tác nữa.
Từ 20 năm nay, đây là lần đầu tiên bác bị ốm. Tại sao 20 năm luôn khỏe mạnh, mà nay lại “ốm” đúng vào dịp này? Và cũng thật là khéo: hôm trước bác đi viện thì hôm sau Diệp Hinh phải vào nằm viện tâm thần. Tối hôm trước thì Hinh vào phòng chuẩn bị công tác của bác, rồi có ảo giác nhìn thấy bác bị…. Thôi cháu không nói nữa, kẻo bác lại sợ!” Sảnh tưởng tượng tới cái cảnh ấy, cô cũng thấy lành lạnh sau gáy.
“Muốn nói hay không thì tùy, cô nghĩ xem tôi sống bằng nghề gì?”
“Vâng, cháu xin nói: Diệp Hinh nhìn thấy bác đang bị máy cưa xẻ thây!”
Nói xong Sảnh nhìn chằm chằm vào ông Phùng, cô muốn nhận ra một dấu hiệu gì đó trên nét mặt ông. Nhưng ông Phùng vẫn thản nhiên không thể hiện một điều gì.
“Được! Cảm ơn cô đã vất vả đi đến tận đây để cho tôi biết. Tạm biệt!”. Ông Phùng chính thức mời Sảnh ra về!
“Cháu có một việc nghiêm túc còn chưa hỏi bác, bác có thể nói lại chuyện “Nguyệt Quang xã” không? Cháu cũng đã biết: nói chuyện về nó, và quan hệ giữa nó và “vụ án mưu sát 405” là thế nào?”
“Tôi là kỹ thuật viên, tôi chỉ biết hành hạ xác chết, còn các chuyện khác đều không biết”.
“Không thể như vậy. Trong khoảng 10 năm, các hội viên “Nguyệt Quang xã” đều lần lượt nhảy lầu bỏ mạng. Họ đều có di chúc xin hiến xác cho phòng nghiên cứu giảng dạy giải phẫu của trường. Bác đã làm việc ở phòng giải phẩu này từ những năm 50, sao lại không biết về “Nguyệt Quang xã” cơ chứ? Cháu còn nhớ lần đầu vào nhà giải phẩu, Diệp Hinh đang mơ hồ nhắc đến hai chử “ánh trăng”, tại sao bác lại chợt biến sắc mặt? Sau đó bác gượng gạo giải thích, lúc đó bọn cháu không để ý, nên đã nghe bác nói quấy quá như thế. Chắc chắn bác phải biết nhiều chuyện, sao bác không kể cho bọn cháu nghe với?”
“Một là, tôi chẳng biết gì nhiều, thậm chí các cô còn biết nhiều hơn tôi. Thứ hai là, các cô cũng chẳng nên biết thêm nữa. Cô còn cần tôi nhắc hay sao? Cô thấy rồi: cô bạn cô đã biết không ít chuyện, nhưng hiện nay thế nào rồi?”
“Nhưng nếu được bác giúp đỡ thì…”
“Tôi có cảm giác rằng nếu tôi nói thêm gì nữa, thì sẽ là đưa cô ta vào ngõ cụt, tôi không gánh nổi cái tội lỗi này! Cô cũng đừng ép tôi, tôi không biết “Nguyệt Quang xã” và “vụ mưu sát 405” có liên quan gì. Mà nếu biết, thì điều đầu tiên tôi làm là đi báo công an, chứ đâu phải chờ cô đến hỏi tôi vào lúc này, đâu có chuyện tôi giương mắt ra nhìn các nữ sinh ấy lần lượt ra đi!” Ông Phùng càng nói càng xúc động, ông rớm nước mắt, bùi ngùi thương cảm.
Sảnh biết ông Phùng còn có những điều muốn giấu kín, nhưng có lẽ hôm nay thì không hòng gì ông sẽ cho biết. Nhưng cô vẫn chưa chịu thôi, nên lại hỏi: “Thế thì bác thử cho cháu biết tại sao bác lại cáo ốm trong dịp này? Bác có ý tránh né? Tránh né những câu hỏi mà bác không muốn trả lời!” Ông Phùng ngẩn người, thoáng nghỉ ngợi, rồi thở dài: “Thôi được! Cô hăm tôi khiếp quá. Tôi cho cô biết vậy: những hôm đó tôi không dám đi làm, vì tôi sợ!”
“Sao lại thế? Lại còn thứ gì có thể hù dọa được bác sao?”
“Tất nhiên có chứ! Riêng cô đã khiến tôi phải sợ rồi! Chuyện là thế này: một buổi tối tôi đang chế tác tiêu bản trong phòng – cô đã biết khi làm việc tôi thường không bật đèn – tôi bỗng nghe thấy tiếng gõ cửa nhè nhẹ, rồi hình như cửa bị mở ra. Tôi cho rằng có lẽ lại là các sinh viên tinh nghịch như kiểu các cô, nên hỏi luôn “ai đấy”? nhưng không có tiếng trả lời. Tôi ra cửa xem sao, thì thấy cánh cửa vẫn còn rung rung nhưng không thấy ai hết.
Hôm sau, lúc đang làm việc lại nghe thấy tiếng gõ cửa. Lần này tôi im lặng, thì lại nghe thấy những âm thanh kỳ lạ vọng từ phía cửa vào toà nhà. Những tiếng kít kít lẹt xẹt nghe rất kinh! Tôi đánh bạo chạy ra, thì vẫn không nhìn thấy gì hết, cánh cửa lại cũng đang đung đưa, rõ ràng là có người vừa ra khỏi nhà. Tiếc rằng chân tôi yếu, khi lạch bạch ra được bên ngoài, thì đã chẳng thấy ma nào.
Từ sau đó, âm thanh kỳ quái đó còn xuất hiện nhiều lần. Nó hành hạ tôi mấy đêm, thần kinh tôi thì yếu, cả đêm cứ nơm nớp. Tôi sợ rằng mình đã làm ở nhà giải phẩu đã lâu năm nên sinh ra ảo giác, huyết áp lại hơi cao, cho nên tôi bịa ra bệnh, thực ra chỉ là vì muốn nghỉ vài hôm”.
Sảnh nghĩ bụng: chi tiết này rẩt quan trọng, mình phải bắt tay vào từ đây mới được.
Sao vẫn chưa thấy đến nhỉ?
Hay là bác Phùng lòe mình?
Sảnh núp trong bụi cây thấp, đối diện hơi chếch với nhà giải phẩu, căng mắt nhìn vào cửa khu nhà. Sảnh đã mặc quần dài, áo dài tay và phun thuốc diệt muỗi vào người, nhưng suốt một giờ qua đàn muỗi ngoan cố vẫn cứ “được” cô cho ăn no nê. Bác Phùng nói là kẻ bí hiểm ấy ra vào qua lối cửa, cô vốn định vào trong nhà để “cung kính đón” hắn, nhưng chỉ có một thân một mình nên lại sợ, bèn đứng ngoài này quan sát đã; cũng là để tránh đánh động hắn, thậm chí đề phòng bị hắn làm hại.
Sảnh đang quá sốt ruột thì bỗng nghe thấy những tiếng “sột soạt” vọng đến. Sảnh giơ tay nhìn đồng hồ dạ quang lúc này xấp xỉ 12 rưỡi đêm. Ngước mắt nhìn ra, thấy một bóng đen đang mon men từ phía nam khu nhà đi đến cửa phía bắc, bước đi rất chậm, hình như mang theo vật gì nặng. Hắn sắp đến cửa khu nhà, Sảnh đã nhìn rõ: dáng người cao gầy, mặc toàn đồ đen, đầu đội mũ liền áo, nhưng mặt thì bịt kín không sao nhìn ra. Trông cực giống các vai sứ giả thần chết thường thấy trong các phim kinh dị mà Sảnh đã xem. Có lẽ tiếng sột soạt là tiếng do quần áo cọ xát. Điều lạ lùng là hắn đang nửa vác nửa kéo một cái bao đen rất to, dài đến hai mét, hình như rất nặng.
Sảnh bỗng nhớ lại tiếng bước chân bác Phùng vác tử thi năm ngoái mà cô nghe thấy. Người này chân bưpức nhanh nhẹn hơn nhưng vẫn là đang mang theo vật nặng. Nếu đúng là hắn vào nhà giải phẫu thì trong cái bao đen kia là thứ gì?
Xác chết? Hay là các phần cảu xác chết? Sảnh vẫn không sao đoán ra được là thứ gì hợp lý. Liệu có phải hắn là con quỷ nghiện xác chết trong truyền thuyết?
Quả nhiên bóng đen ấy đứng lại trước cửa nhà giải phẫu, rồi bước lên bậc thềm, đẩy cửa bước vào rồi khép cửa lại.
Mình có nên vào theo xem ra sao không?
Cứ với bản tính của mình thì Sảnh nhất định sẽ vào xem, nhưng cô lại thấy mọi chuyệnnày kỳ quái quá bí hiểm nên lại nghĩ ngược lại, không nên manh động mạo hiểm. Một nhà trinh thám cừ khôi phải can đảm nhưng cũng rất nên thận trọng.
Nhưng rồi sảnh vẫn không nén nổi liền lò dò đến cửa, ghé tai nghe ngóng. Quả nhiên nghe thấy tiếng “kít kít” kéo dài, đúng như bác Phùng đã miêu tả.
Nếu mình đẩy cửa vào, chưa biết chừng sẽ biết rõ tất cả. Nhưng Sảnh lại nghĩ ra một kế hoạch hay hơn, nếu buộc phải chạm trán trong đó, thì chi bằng mình cứ chờ hắn ra rồi bám theo.
Sảnh quay lại chỗ bụi cây chờ đợi chừng nửa giờ. Cửa đã mở ra, bóng đen ấy ra, và kéo theo cái bao to. Thấy hắn đi về phía nam khu nhà, Sảnh bèn rón rén bước theo. Vậy là cái chuyện lạ lùng khó tưởng tượng ấy đã xảy ra, bóng đen đi về phía nam khu nhà, không đi thẳng nữa mà là bước lên cầu thang lộ thiên.
10h ngày 6 tháng 6
“Gì cơ? Là Chương Vân Côn? Sao lại có thể như vậy được?” Nghe Sảnh kể xong đầu đuôi sự việc đem qua, Hinh lập tức nhớ lại một số lần tiếp xúc với Vân côn, nghĩ xem có gì đáng ngờ ngợ không. Kết quả thật bất ngờ, lần nào xuất hiện hình như anh ta cũng có vẻ kỳ lạ.
Sau khi nghe Hinh kể lại việc trông thấy một tiêu bản cơ thể thần kỳ, thì hai người đi đến gian nhà nhỏ đặt tiêu bản ấy, bỗng Hinh thấy nhức đầu ghê gớm, khi tỉnh lại thì cô thấy mình nằm ở phòng y tế. Ít lâu sau, Hinh được tin cha mất, cô thấy đầu óc rối bời, bèn đi lan man trong trường, thì lại chạm trán Vân Côn. Hôm đến tìm bác Phùng thì anh ta bỗng xuất hiện sau lưng cô từ lúc nào. Sau đó là cái đêm kinh hoàng ở trạm phát thanh, sau khi Vân côn đến nơi thì âm thanh quái ác kia biến mất. Về sau, khi cô có ảo giác về cảnh tượng bác Phùng bị xé thây thì anh ta đang ở gần đó.
Phải chăng anh ta là góc rễ của tất cả mọi chuyện? Anh ta chính là lời giải của “vụ án mưu sát 405”?
“Điều quan trọng là cần điều tra rõ anh ta đang làm gì?” Sảnh thấy sự liên tưởng của Hinh rất có lý, nó càng củng cố kế hoạch tối nay của cô.
“Nhưng một mình cậu thì điều tra gì được? Lỡ bị làm hại thì sao? Có lẽ nên nói với phòng bảo vệ đã?”
“Lúc này chúng ta chưa có một bằng chứng gì, nếu đến báo cáo thì khác nào đánh động cho đối phương biết?”
“Cậu yên tâm, tớ biết tự bảo vệ mình – ít ra cũng chuẩn bị đầy đủ “thuốc chống yêu râu xanh”. Cậu cứ chịu khó nghỉ ngơi đi, sớm muộn gì thì cũng sẽ ra viện”. Sảnh an ủi Hinh, nhưng cô vẫn thấy buồn, chẳng biết nên nói như thế nào với Hinh về chuyện phát hiện ra Tạ Tốn. Nên nói gì? Nói là “Hinh ạ, cái gọi là tình yêu của cậu chỉ là một ảo giác mà thôi” hay nói là “hình như cậu bị tâm thần phân liệt thật rồi”?
Nhưng nếu tất cả đều là do Chương Vân Côn dàn dựng, thì phải giải thích ảo giác của Hinh về Tạ tốn thế nào đây? Có lẽ đó chỉ là trò dối trá quái dị do Vân Côn tạo ra để nhiễu thần trí của Hinh. Có lẽ, mục đích cuối cùng của anh ta là giết người!
Các ý nghĩ này lặp đi lặp lại mãi trong đầu Sảnh suốt gần một ngày, cho đến lúc cô đã “vũ trang đầy đủ” và ngồi nấp trong ủt đựng dụng cụ của ông Phùng.
Sảnh từng đọc rất nhiều sách “lạc dòng” phân tích về ma quỷ, cô đã rút ra được khôn gít “trí tuệ” trong đó. Ví dụ, ma quỷ thường sợ các “tàn tích” của các con vật, cho nên người ta mới rất hay dùng máu chó để làm phép trừ tà ma. Tiếp tục suy rộng ra, tức là ma quỷ không thể xâm nhập vào da các con vật. Cho nên teong cái đêm mùa hạ này, Sảnh đã trang bị áo bludông da, quần da, mũ da, găng tay da và đi giày da. Lúc này khắp người sảnh mồ hôi nhơm nhớp. Túi áo có mấy ghi âm mini và máy ảnh, một tay cầm đèn pin, tay kia cầm thuốc chống yêu râu xag, sẵn sàng xuất kích.
Đồng hồ dạ quang chỉ đúng 12 giờ rưỡi, quả nhiên nghe thấy tiếng mở cửa khe khẽ.
Sảnh hơi đẩy cửa tủ ra, dỏng tai lắng nghe. Tiếng xột xoạt và kít kít đã nghe khá rõ. Mình có nên nhòm xem sao không? Sảnh ấn nút máy ghi âm, đang chuẩn bị ra khỏi tủ thì chợt nghĩ “gay rồi”, vì tiếng “kít kít” đang phát ra ở ngay ngoài cửa phòng!
Cô vội lui về ngồi im, rồi lại lắng nghe tiếng “kít kít” hình như đang loanh quanh ngoài cửam chắc là Vân Côn đang do dự suy tính xem có nên vào hay không.
“Loanh quanh” như thế chừng một phút, nhưng với Sảnh thì tưởng như dài đến một năm. Sảnh thầm nguyền rủa – dù Vân côn là người hay ma, thì vẫn chỉ là gã nhu nhược thiếu quyết đoán. Nhưng có lẽ chỉ một gã như thế này thì mới có thể làm việc rất kín kẽ, giết người êm như ru mà không thể bị vạch trần.
Tiếng động quái dị đã tiến vào phòng.
Sảnh thầm nhắc đi nhắc lại mình: bình tĩnh, bình tĩnh, mình có duyên với ma, dù nó là ma lành ma dữ thì cũng sẽ không hại mình.
Nhưng nếu hắn là người thì sao?
Sảnh bỗng nhớ đến câu nói của bác Phùng ngày nào: “Xưa nay kẻ gây lắm tội nhất là người, chứ không phải là ma”.
Sảnh định hé cửa tủ ra dù chỉ là một khe nhỏ để nhòm cảnh tượng trong phòng, nhưng cô không có cơ hội này, vì hình như tiếng “kít kít” đang tiến đến cái tủ.
Thì ra hắn đã biết mình đang ở trong này.
Mồ hôi vã ra, chảy ròng ròng từ má xuống cổ, Sảnh dường như ngừng thở. Cô run run giơ hai tay, chuẩn bị thực thi chiến thuật, hễ cửa tủ bị mở thì bật đèn pin chiếu thẳng vào mặt Vân Côn, và phun ngay hộp thuốc xịt “chống yêu râu xanh”.
Tiếng “kít kít” đã đi đến trước tủ, rồi lại ngập ngừng tiến lui, hình như đang đắn đo có nên mở cửa tủ hay không?
Sảnh không rõ mình còn có thể chịu đựng nổi cảnh tra tấn này bao lâu nữa, chằng lẽ đây là chiến thuật hành hạ của Vân côn?
Nếu đúng thế thì chiến thuật này đang thành công, vì Sảnh cảm thấy bộ não mình đang cực kỳ thiếu ôxy, đã mấp mé ngưỡng tan rã.
Có lẽ Vân côn đã bỡn cợt Sảnh bị khốn đốn trong tủ như thế là đủ rồi, nên từ từ mở cửa tủ ra.
Sảnh vội bấm đèn pin và xịt thuốc luôn.
Ôi! Đèn pin thì không chiếu vào mặt Vân Côn, thuốc chống yêu râu xanh cũng xịt không trúng mắt Vân côn, mùi thuốc cay xè bay khắp căn phòng khiến chính Sảnh bị hắt hơi.
Lại có ánh đèn pin sáng lên, nhưng chiếu thằng vào mặt Sảnh, Vân Côn quát to: “Cô là ai? Đang làm gì ở đây? Thật là quá đáng, quá đàng! Cô làm tôi phát hoảng lên!”
Sảnh không thấy giọng có vẻ là ma dữ hay ác quỷ, chỉ là giọng nói của một thanh niên đang khiếp hãi mà thôi, cô thấy yên tâm ngay. Nhờ ánh đèn pin, Sảnh thấy Vân Côn đứng hơi xa, tay cầm một chiếc gậy dài, đầu gậy treo một cái mặt đồng hồ tròn, chính cái này phát ra tiếng “kít kít”.
“Chính anh quá đáng thì có! Đêm nào cũng chạy đến đây làm trò ma!”
“Sao cô biết tôi đêm nào cũng đến?… Cô là ai?” Rõ ràng Vân côn còn kinh ngạc hơn cả Sảnh.
Lúc này, bằng cái “khứu giá ma quỷ” của mình, Sảnh gần như loại trừ khả năng Vân Côn là gã quái dị. Cô đang đinh trả lời thì đèn trong phòng bỗng bật sáng, khiến cả hau đều giật mình,
Ông Phùng đã đứng ngay ở cửa phòng.
“Vẫn ổn, vẫn chưa muôn”. Ông Phùng thở phào.
Sảnh ngớ ra, nhưng cô hiểu ngay: “Sao lại chưa muộn? Nếu thầy Côn mà là kẻ xấu thì cháu đã đi đời rồi. Bác tính toán tài quá, bác cho cháu biết tin, tức là bảo cháu làm con chim mồi nhử thầy Côn ra! Đây là những chuyện kỳ cục gì vậy?”
“Đương nhiên tôi chẳng ngại chạm trán thầy Côn, có điều là thầy Côn đã thừa biết quy luật hoạt động của tôi, tôi vẫn công khai như thế thì làm gì có đối thủ? Cho nên chỉ còn cách nhờ đến cô bé tinh quái to gan giúp cho. Tôi mong thầy Côn sẽ giải thích xem, thế này là làm sao?”
Vân Côn nhìn chằm chằm Sảnh: “Bạn này là…”
“Em là Âu Dương Sảnh, bạn thân của Diệp Hinh. Vừa rồi em bị viêm gan nên vẫn phải nghỉ ở nhà, đến nay vẫn chưa chính thức trở lại học!”
“Thì ra bạn là Âu Dương Sảnh – xin chào bạn! Thảo nào mà…” Vân Côn như có điều gì nghĩ ngợi. “Vậy là bạn cũng như tôi, chúng ta cùng nghi ngờ “vụ án mưu sát 405” có liên quan đến khu nhà giải phẫu này”. Anh lại nhìn sang ông Phùng.
Ông Phùng hừ một tiếng: “Thầy nhìn tôi làm gì? Tôi thực sự không hiểu hai người đang nói gì. Thầy Côn thử nói xem, đêm hôm thầy vác cái thứ đồ nghề này đến đây làm gì?”
Vân Côn thở dài, nét mặt bỗng trở nên buồn bã, anh cúi đầu im lặng một hồi, rồi ngẩng lên nói: “Chuyên dài lắm, chuyện dài – chẳng thể nói gọn trong mấy câu. Nhất là… đang có mặt Sảnh.. Tôi xin nói là tôi có việc rất gấp. Thế này vậy, hai vị cùng lên phòng làm việc của tôi ngồi chơi rồi nói chuyện. Tôi nói xong, thì bác Phùng có thể bổ sung gì đó… xin cứ nói thẳng thắn!”
Cả ba ra khỏi khu nhà, đi về phía nam, đi cầu thang lộ thiên lên tầng hai. Vân Côn mời hai người vào phòng của anh, rồi khép cửa lại.
Sảnh đã nhìn thấy ngay chiếc khung ảnh đặt trên bàn viết có lồng bức ảnh đen trắng của một thiếu nữ, cô “ơ” lên một tiếng.
“Sao thế?” Vân Côn nhìn thấy sắc mặt sảnh cso vẻ khác thường.
“Em có thể mở đầu nội dung mà thầy Côn định nói”. Sảnh lim dim mắt, đôi môi nhỏ xinh hình như đang lẩm bẩm… rồi cô nói “đúng là thế”. Sảnh mở to mắt nhìn thẳng vào Vân Côn: “Cô gái xinh đẹp này tên là Nghê na, là bạn gái ngày trước của thầy đúng không ạ?”
Vân Côn kinh ngạc: “Tại sao cô lại biết được?” Anh lại thở dài: “Thật đáng tiếc, chuyện này đã rất lâu rồi…”
Sảnh đưa mắt nhìn xuống: “Xin lỗi, em đã nhắc đến chuyện không vui của thầy, Em biết sự việc bất hạnh này xảy ra vào sáng sớm ngày 16 tháng 6 năm 1984, chị ấy đã nhảy lầu. Thầy rất đau buồn, và đã thề sẽ tìm ra sự thật về “vụ án mưu sát 405”. Thầy đã rất gian khổ tìm kiếm mọi dấu vết. đau đáu hồi ức về mùa xuân năm đó xem là rốt cuộc đã có sai sót gì”.
Vân Côn cực kỳ ngạc nhiên nhìn Sảnh, càng nghĩ càng thấy sờ sợ, anh đứng lên chỉ tay vào Sảnh hỏi: “Bạn.. thực ra bạn là ai…?”
“Cô ta là người thành tin! Từ năm ngoái tôi đã biết rồi”. Ông Phùng nói khấp khởi và khoái trá.
“Không dám ạ! Chẳng qua là vì em đã điều tra rất tỷ mỉ đó thôi. Mối quan hệ giữa thầy và Nghê Na là do em suy luận ra. Em luôn rất có hứng thú với “vụ án mưu sát 405” nhưng em làm gì có đủ tài để giở từng tấm ảnh cua các cô gái là nạn nhân của vụ “405” này, cho nên chỉ có thể lợi dụng các tư liệu hiện có. Phòng quản lý sinh viên thường lưu trữ các bức ảnh chụp chung của các sinh viên mới, em nhờ thấy giáo ở đó cho xem bức ảnh năm 1983 và em đã nhận ra Nghê Na. Hôm nay thấy bức ảnh này trên bàn, thì em đoán ra mối quan hệ ngày đó của hai người. Thầy đã giữ bức ảnh này ngần ấy năm, chứng tỏ thầy đã nhớ nhung da diết. Em cũng có thể tưởng tượng được nỗi đau khô của thầy năm đó”.
“Cho đến giờ tôi vẫn chẳng hề nguôi”. Đôi mắt Vân Côn đỏ hoe. “Nhất là, những năm qua, năm nào cũng có một nữ sinh đi đến chỗ tuyệt vọng như thế”.

❮ sau
tiếp ❯

Avatar

Các bạn đăng ký thành viên hội nhé…!
→Free vip→Đọc và nghe audio truyện/ 0 quảng cáo→Yêu cầu truyện / Ưu Tiên♥Ngoài ra AudioSite là Website do hội Mê Đọc Truyện thành lập – chính vì vậy Đọc Truyện trên website giảm 90% xuất hiện quảng cáo nhé !