1. Home
  2. Truyện Kiếm Hiệp
  3. Lam Y Nữ Hiệp
  4. Tập 1: Trấn Giang thành (c1-c5)

Lam Y Nữ Hiệp

Tập 1: Trấn Giang thành (c1-c5)

Chương 1: Trấn Giang thành

Kể từ đời Chu Nguyên Chương đánh đuổi giặc Nguyên Mông Cổ thâu phục lại sơn hà Hán tộc, lập quốc lấy hiệu Minh Thái Tổ, thì năm nào cũng vậy, cứ tới rằm tháng Giêng là ngày Thái Tổ thể quốc, toàn thể Trung Hoa từ thành thị tới thôn quê đây đâu cũng đại hội hoa đăng mừng ngày quốc khánh.

Toàn dân nhà nào cũng yên tiếc ca múa xênh xang, treo đèn kết, cờ xí tung bay muôn hồng ngàn tía trước gió xuân tươi. Thêm vào đó, mọi người còn đang ngây ngất về tết Nguyên Đán, các tiết liên gian nhân thế được kéo dài, tưng bừng náo nhiệt vô cùng.

Tài tử giai nhân dập dìu, ngựa xe như nước, làn sóng người cuồn cuộn trên các ngã đường hướng về những nơi có chùa chiền miếu tạo dâng hương rằm tháng Giêng, trước là cầu phúc sau là dự các cuộc vui chơi buổi xuân về.

Từ mọi nơi xa gần, những tay giang hồ tài tử mãi võ cũng nhân dịp này kéo về các thị trấn phô diễn tài nghệ kiếm tiền thưởng đầu năm của khách nhàn du.

Thực khách đông nghẹt tửu quán, trà đình tiếng cầm ca vang vọng chốn ca lâu.

Thị trấn Trấn Giang, thủ phủ của đất Giang Tô, trên bến dưới thuyền, dân cư đông đảo, tấp nập phồn thịnh, nhà nào cũng chăng đèn lết hoa màu sắc lung linh.

Từ ngọn Giang Đầu sơn nhìn xuống, toàn thể Trấn Giang như là một thành hoa muôn sắc, nhất là dinh quan Thủy sư Đề đốc và quan Tổng trấn, ngoài đèn kết hoa treo còn muôn ngàn cờ xí tung bay trước gió.

Trên hai vọng lầu cao ngất, phấp phới hai lá cờ cực lớn. Cờ bên Thủy sư Đề đốc màu xanh chữ đỏ đề ba đại tự “BÌNH THIÊN HẠ”. Cờ bên Tổng trấn màu đỏ chữ kim tuyến lóng lánh “ĐẠI MINH VẠN TUẾ”…

Thủy sư Đề đốc Trấn Giang, họ Đàm tên Bá Phúc, là cháu đích tôn của Đàm Bá Thành một vị công thần theo Minh Thái Tổ từ lúc mới bắt đầu khởi nghĩa có công đại phá thủy quân Nguyên triều…

Sẵn có dòng máu trung nghĩa trong huyết quán, Đàm Bá Phúc là một tay lương đống triều Minh, lãnh trọng trách xuất mặt thủy tại Trấn Giang trên cửa sông Dương Tử, được quần thần kính nể. Tánh tình cương trực liêm khiết khoan dung nên binh tướng và toàn thể Trấn Giang rất trọng mến…

Trái lại với Đàm Bá Phúc, quan Tổng trấn họ Dương tên Trường Hỷ cậy mình là cháu vợ Thái sư Trần Chí Hòa, thường hành động khiến dân chúng phải ca thán…

Dương Trường Hỷ thấy Đàm Bá Phúc được mọi người kính mến thì có ý ghen tị, bởi vậy tuy là bạn đồng liêu, nhưng hai người không ưa nhau. Trừ những buổi gặp mặt công khai vì lẽ công vụ, họ không hề cùng nhau giao hảo với tư cách bạn đồng triều.

Thật ra thì tư cách Dương Trường Hỷ không đến nỗi nào nếu họ Dương không bênh đứa con quá lộng hành.

Nguyên quan Tổng trấn hiếm hoi, năm ấy đã trên 50 tuổi mà chỉ sanh được hai đứa con, một trai là Dương Tấn Đình, một gái là Dương Mỹ Vân nên vợ chồng Dương Trường Hỷ quí báu nuông chiều vô hạn.

Dương Tấn Đình được nương chiều quá đỗi thành ra lêu lổng ngay từ bé, không chịu học hành quen sống trong gấm lụa núi vàng đồi bạc xa hoa của hạng kim chí ngọc điệp nên đã biết mê luyến chơi bời ra vào nơi ca kỹ từ năm tuổi.

Hiếm con muốn có cháu sớm, vợ chồng Tổng trấn cưới vợ cho Dương Tấn Đình từ năm y 18 tuổi. Nhưng Dương Tấn Đình trác táng sớm nên cũng không đẻ chi cả. Tới năm 23, Tấn Đình nạp thêm hai tỳ thiếp nữa cũng vẫn không có con.

Tuy đã có tới ba bà vợ, Dương Tấn Đình mau chán, mặc vợ ở nhà phòng khuê lạnh lẽo, ngày đêm mải miết truy hoan, tụ tập một số thanh niên công tử đồng hạng và một bọn vệ tướng, tên nào cũng như hùm beo lang sói, ra đường hễ thấy phụ nữ nào sắc đẹp vừa ý là trêu ghẹo, bắt đi gian dâm hãm hiếp cho kỳ được mới hả lòng.

Cái trò quan lớn thế dư lực đủ, tiền vung như rác nên có lắm kẻ a dua xu nịnh, Dương Tấn Đình lại càng vênh vang tự đắc coi trời bằng vung không biết kiêng nể ai hết.

Hơn nữa, Dương phu nhân thương con, việc gì cũng che đậy giấu diếm. Dương Trường Hỷ thấy con tụ tập bạn bè, vệ tướng đông, lúc nào ở nhà thì lại hoa côn, múa đao quyền cước ra sức đua tài, yên trí rằng Dương Tấn Đình ưa chuộng võ nghệ nên cũng mặc không để ý tới. Chỉ khổ dân chúng bị quấy nhiễu chịu muôn cay ngàn đắng mà không dám hé miệng kêu vang nơi đâu.

Gia đình nào có vợ, con bị Dương Tấn Đình giam hãm biết điều chịu nhục im miệng thì không sao, nhưng người nào khẳng khái vào đơn khởi tố thì trước sau lá đơn cũng tới tay Dương Tấn Đình, vì lẽ các quan hạ thuộc đều được “Đại công tử” mua chuộc.

Thế là Tấn Đình phái bộ hạ đến tận nhà hỏi tội, đánh đập có khi tới vong mạng hay mang tội lao tù cũng chưa biết chừng.

Bởi vậy ở Trấn Giang, ai cũng gọi Dương Tấn Đình là “Tham Hoa Quỷ”, nghĩa là thằng quỷ hiếu sắc.

Hằng ngày tụ tập với Dương Tấn Đình có mấy thanh niên trạc tuổi ấy như Hoa Tử Năng, con của Hoa tham tướng, Diệp Phước Hoa, Huỳnh Việt Ấn là con hai tay cường hào, tiền của như nước ở Trấn Giang.

Còn một tên nữa ăn ở liền trong phủ Tổng trấn với Dương Tấn Đình, nhất nhất đều do Tấn Đình và Hoa Tử Năng, Diệp Phước Hoa, Huỳnh Việt Ấn bao, thân hình gầy ốm mặt chuột mắt ti hí, tên là Tạ Kỳ Quang chuyên môn nịnh hót.

Hắn thường la cà chỗ nọ chỗ kia, hễ thấy nơi nào có phụ nữ đẹp là về hót với “Đại công tử”, làm quân sư bày mưu hiến kế gian đoạt.

Ở Trấn Giang ai nấy đều ghét tên thầy dùi này nên đặt tước hiệu cho y là Trư Diện Thử.

Chính Trư Diện Thử đã tìm ra bốn vệ sĩ giới thiệu cho Tham Hoa Quỷ Dương Tấn Đình.

Tên thứ nhất là Ngô Định, biệt hiệu Trường Vĩ Thử, quen dùng cây côn bịt đồng.

Tên thứ hai là Triệu Quang Tân, biệt hiệu Thanh Mao Thử, thiện dùng cặp roi.

Tên thứ ba là Mai Quí, biệt hiệu Bạch Túc Thử, dùng đoản đao.

Tên thứ tư là Phàn Thuận, biệt hiệu Phong Hỏa Thử, thiện dụng cây đoản phủ.

Cả bốn tên dương dương tự đắc, cậy thế Đại công tử không coi ai ra gì cả. Chúng họp với Tạ Kỳ Quang thành năm người rất đắc lực cho Dương Tấn Đình nên người Trấn Giang gọi chúng là Dương gia ngũ thử.

Bọn Dương Tấn Đình, Hoa Tử Năng và Diệp Phước Hoa còn chung tiền lập một ngôi tửu lầu ở ngay mé sông trang nhã nhất Trấn Giang, đặt tên Xuân Phong quán.

Hàng ngày, chúng kéo nhau tới đó chè chén. Mỗi khi bắt được phụ nữ nào thì chúng đưa ngay xuống thuyền chở, ra mé sau Xuân Phong quán đưa lên ở tầng lầu trên hành lạc.

Từ khi Xuân Phong quán được thành lập, Dương Tấn Đình ủy cho Tạ Kỳ Quang làm quản lý và ở liền đó.

Tuy Xuân Phong quán trang nhã lịch sự thật nhưng người Giang không một ai tới đó ăn uống, sợ cháy thành vạ lây, vả nên họ cũng không ưa họ Dương. Cho nên tại đây khách hàng phần nhiều là những người từ xa đến.

Trái lại với anh là Dương Tấn Đình, Dương Mỹ Vân năm ấy tuổi thùy mị đoan trang, nàng đẹp dịu dàng, dáng mặt tiểu thư khuê các, suốt ngày may vá thêu thùa bên mẹ.

Dương phu nhân tuy buồn về con trai bất tử, nhưng thấy Dương Mỹ Vân ngoan ngoãn hiền lành thì cũng đỡ phiền muộn được phần nào.

Những lộng hành của Dương Tấn Đình, Đề đốc Thám Bá Phụ đều được biết rõ, nên định bụng sẽ cho chúng một bài học hay nếu chúng động tới nhân viên bên phủ Thủy sư Đề đốc.

Nhưng theo lời khuyên của Tạ Kỳ Quang, không bao giờ Dương Tấn Đình động chạm với người bên phủ Thủy sư cả cho nên họ Đàm cũng không thể căn cứ vào lẽ gì trừng phạt Dương Tấn Đình.

Theo niên lệ, sáng hôm quốc khánh, có cuộc thao diễn thủy quân trên Dương Tử giang.

Suốt mé sông dọc thành Trấn Giang, cờ xí cắm ngập trời, dân chúng kéo ra bờ sông coi cuộc biểu diễn rất đông đảo.

Quan Thủy sư Đề đốc, quan Tổng trấn và các hàng tướng tá phụ cận đứng cả trên nhà thủy tạ có chiếc nhu kiều nối liền với soái thuyền.

Các chiến thuyền nhiều như lá tre đậu thành hàng rất nghiêm chỉnh ở hữu ngạn sông Dương Tử.

Thuyền sơn đen kịt.

Quân lính từng đoàn màu cờ và màu quân phục khác nhau chia ra bốn phương bảy hướng theo bát quái. Chấn, Đoài màu trắng. Khảm màu xanh, Cấn màu đen, Tốn màu đỏ, Kiến màu tía, Ly màu xanh dương, Khôn màu vàng.

Ba hồi trống, ba hồi chiêng dứt, Đàm Bá Phục nai nịt giáp đồng màu đen, Dương Trường Hỷ mang triều phục màu đỏ xám từ thủy tạ qua nhu kiều xuống chiếc soái thuyền to lớn. theo sau là các hàng tướng tá.

Đàm Bá Phục uy nghi leo lên vọng lầu nhìn khắp cả một lượt truyền linh cho viên tướng đứng bên.

Lá cờ lệnh đuôi nheo màu trắng được kéo lên đứng dưới lá cờ “Soái” đỏ thắm.

Tức thì đoàn chiến thuyền Chấn, Đoài xạ quân áo quần trắng, cung tên đỏ theo hàng tám tiến lên đi đầu.

Chừng nào đoàn xạ quân tiến gần hết, lá cờ xanh được kéo lên cột buồm thay thế cờ trắng.

Theo màu lịnh, đoàn chiến thuyền chữ Khảm cờ và quân phục xanh từ từ tiến nối đuôi đoàn trên. Đó là Đoàn Xung phong, quân lính toàn dùng trường thương.

Lần lượt đến các đoàn Cấn Tốn hai màu đen, đỏ dã chiến quân lính dùng mộc và đoản đao. Đoàn Càn màu tía, Câu liêm sang. Đoàn Ly xanh dương, Kinh quân đoản kích. Sau cùng là đoàn Khôn màu vàng, thuyền độc mộc, Tiềm thủy quân là thứ quân lành nghề lặn dưới nước để đục thuyền địch.

Đoàn hải thuyền diễn ra trên sông Dương Tử cờ xí rợp trời, gươm đao sáng quắc, uy nghiêm tề chỉnh.

Một tiếng pháo nổ vang. Chiếc Soái thuyền đen kịt, to lớn bắt đầu chuyển lái, vô mái chèo nhịp nhàng khua nước đưa chiến thuyền khổng lồ đó theo các đoàn thuyền trước.

Xa trông toàn thể đoàn hải thuyền như một con rết khổng lồ đang lướt trên mặt nước xanh mờ.

Dân chúng trên bờ sông hoan hô vang dậy, pháo đốt rung chuyển cả khu thành Trấn Giang, xác pháo toàn hồng rụng đầy trên mặt nước như những cánh bông đào tỏa rơi trước gió…

Chương 2: Giở thói trăng hoa

Dưới mấy gốc cây liễu Trà Hương quán dựng sát cửa đông ngoại thành trên bờ sông Dương Tử, đứng lẫn vơi mọi người trong quán, một trai vóc người tầm thước ngoài ba mươi tuổi, diện mạo phương phi tuấn tú, gọn gàng trong bộ võ phục màu huyền, tóc búi ngược, lưng đeo cây đao lớn và một gái mặt trái xoan, nước da hồng mịn màng như trái đào mắt phượng xếch ngược, đôi môi thắm tựa cánh hường. nàng uy nghi gọn gàng trong bộ võ phục màu lam sậm, tấm khăn nhiễu đồng màu quấn chặt lấy làn tóc mây đen lánh kết múi rủ bên tai gài chiếc ngù trắng như bông.

Thiếu nữ ấy tuyệt đẹp, đẹp tuyệt trần. bộ võ phụ gọn gàng lam sậm càng tôn nước da ửng hồng khiến nàng đẹp chẳng khác chi tiên nữ mới hạ giáng trần gian…

Nhưng cặp mắt phượng đen lánh xếch ngược long lanh như tỏa muôn ngàn hào quang kia đã biến sắc đẹp tầm thường khuê các thành nét đẹp uy dũng anh thư… Nhất là thanh trường kiếm gài tráo lồ lộ trên tấm lưng ong thắt đáy, hai giải lụa tía buộc trên đốc kiếm phớt phơ trước gió nhẹ bên sông, biểu dương vị gia nhân tuyệt sắc ấy ắt có một bản lĩnh phi thường.

Hai người đó là nhân vật nào? Cứ nhìn kỹ trên đầu đai lưng bỏ múi của họ, ta sẽ thấy chữ “Chu” thêu bằng kim tuyến trắng theo kiểu triện.

Vâng. Đó là đôi giang hồ hiệp khách, danh vang đất Bắc thời bấy giờ quán tại Sơ đông, Bình Dương huyện, du hành xuống miền Nam, Anh em Đơn Đao Chu Đức Kiệt và Lam Y nữ hiệp Chu Tuấn Anh.

Anh em Chu gia tới Trấn Giang vừa trúng kỳ lễ Quốc Khánh.

Chu Tuấn Anh nhìn mấy chiếc nhạn ban lửng trên nền trời xanh lơ, khanh khách nói :

– Miền Nam khí hậu ấm áp, cây cỏ xanh tươi, trăm hoa đua nở, cảnh sắc lung linh đẹp tệ.

Chu Đức Kiệt nhìn em, mỉm cười.

– Bởi cảnh sắc ấy nên bữa nay hiền muội có lời nói như thơ…

– Chà hiền huynh giễu làm chi. Thành Trấn Giang kia rồi, trên bến dưới thuyền sầm uất quá chừng.

– Ta vào thành hay trọ ngoài bến.

– Trọ ngoài bến tiện hơn. Tìm Quán thanh lịch vắng vẻ.

Hai người buông lỏng cương ngựa đi suốt dọc mé sông.

Thành ngoại, phố xá cũng tấp nập đông đúc. Dưới bến thuyền đậu như lá tre, trên ngọn cột buồm cờ bay phấp phới muôn màu.

Ra khỏi khu sầm uất, Chu Đức Kiệt lấy roi ngựa chỉ :

– Hiền muội có ứng ý tửu quán ở phía xa kia không. Nơi có hàng liễu rủ…

Chu Tuấn Anh gật đầu :

– Hiền huynh khéo chọn lắm, quán ấy có phần u nhã.

– Ta tới đó xem sao.

Hai người thẳng tới cổng quán buộc ngựa vào gốc liễu.

Trên lá chiêu bà đuôi nheo màu thiên thanh, anh em Chu gia thấy ba chữ thêu: “Trà Hương Quán”.

Giữa sân có hai cây trà lớn, lá um tùm xanh biếc làm nổi bật những chùm hoa đỏ ối.

Tửu bão từ trong quán chạy ra vái chào.

– Kính chào nhị vị khách quan, quán chúng tôi rộng rãi sạch sẽ lắm.

– Có phòng trọ không. Tàu ngựa có cỏ non.

– Bẩm phòng trọ trên lầu chắc sẽ được quí khách ưng ý… Còn tàu ngựa, bản quán có thứ Thanh Mã thảo rất hợp với tuấn mã từ xa tới.

– Được lắm! Cho ngựa vào, trông nom cẩn thận sẽ có thưởng.

Tửu bảo vâng dạ dắt ngựa qua sân ra lối sau.

Đức kiệt, Tuấn Anh đủng đỉnh bước vào sân, nhìn mấy cây trà, rồi vào thẳng quán.

Chủ quán đón tiếp ân cần. Trong quán ba thồi có người dùng bữa chiều.

Chu Đức Kiệt nói :

– Sửa soạn cho tôi hai căn phòng nhỏ thanh lịch liền nhau.

– Dạ có sẵn rồi xin mời nhị vị lên lầu.

Mấy người ăn hàng thấy anh em họ Chu nói giọng Bắc đều chăm chú nhìn.

Hai người theo chủ quán lên lầu vào phòng đặt hành lý xuống bàn.

Chủ quán nói :

– Nhị vị tới Trấn Giang vừa dịp hội hoa đăng. Sớm mau có cuộc diễn hải quân lớn.

Chu Tú Anh vội hỏi :

– Diễn hải quân à? Ai diễn?

Chủ quán đáp :

– Thưa đây là địa điểm lớn lên có quan Thủy sư Đề đốc đóng dinh. Cuộc diễn binh sẽ dưới quyền điều khiển của người. Sáng mai, nhị vị chỉ cần ra sau phía bản quán là sẽ thấy các đoàn thuyền chiến qua khúc sông này, không cần chen chúc như ở bến trên kia.

° ° °

Bởi thế quí vị độc giả mới thấy anh em Chu gia đứng dưới gốc liễu trên bờ sông Dương Tử cùng mọi người trong Trà Hương quán sau cuộc diễn thủy quân như đã nói ở trên.

Chu Tú Anh hỏi Đức Kiệt :

– Hiền huynh có nhớ tên lối diễn chiến thuyền vừa rồi quan Đề đốc điều khiển không?

Đức Kiệt gật đầu :

– Đó là thế trận “Bát quái thủy long” trong binh thư của Hán võ hầu. Quả thật oai dũng quá.

Chủ quán tiến tới, nói :

– Nhị vị khách quan ra nơi trung tâm bến chơi hay là vào than cũng được. Nội thành hay ngoại thành đều vui cả. Hành lý và khí giới xin cứ để lại bản quán. Tôi bảo đảm không hề suy suyển. Chúng tôi đã bốn đời ở đất này rồi.

Hai người nhận thấy chủ quán thực thà nên nhìn nhau đồng ý, trở về phòng trao đao kiếm và hành lý gửi cho chủ quán, rồi mỗi người mặc thêm chiếc áo dài đủng đỉnh xuống lầu.

Đức Kiệt, Tuấn Anh theo đường ra bến cửa Nam trà trộn vào đám đông người xem ngắm phố phường, la cà hết đường nọ sang phố kia nhìn không chán mắt.

Tới chính ngọ, thấy đói bụng Chu Đức Kiệt :

– Ăn cơm tại đây khỏi phải về Trà Hương quán, mất thì giờ.

Chu Tú Anh mỉm cười gật đầu :

– Ngu muội cũng nghĩ vật. Hiền huynh tìm tửu lầu nào ở bên có lẽ phong cảnh đẹp mắt hơn trong phố.

Hai người lại la cà lần ra bến sông đi tới một nơi huê viên, cây lá xanh rờn mát mẻ. Nhìn lên thấy chiều bài đề lớn “Xuân Phong Quán”.

Đức Kiệt hỏi :

– Vào đây nhé.

– Dạ trang nhã lắm mà lại vắng người càng hay.

Qua huê viên, hai người lên mấy bậc thềm vào quán bày trí cực kỳ sang trọng.

Mấy tên tửu bảo vận chế phục đón khách vái chào.

Phía trong cùng, một người trạc ngoại tam tuần đầu dơi, tai chuột, mắt nhỏ xíu nhìn ngang lanh như chớp, ngồi sau chiếc quầy lớn.

Tú Anh đưa mắt nhìn Đức Kiệt, nhưng Đức Kiệt đã tiến thẳng vào dẫy hành lang phía trong, đi thẳng vào thủy đình dựng nhô hẳn ra trên mặt nước.

Tú Anh đành theo sau.

Thủy đình khá rộng rãi, xây hình lục lăng. Giữa thủy đình, hai thồi tiệc đã bày sẵn bát đĩa toàn đồ Giang Tây lịch sự.

Bấy giờ Đức Kiệt mới quay lại hỏi Tú Anh :

– Anh em ta ngồi đây xem cảnh Dương Tử giang luôn thể.

Nói đoạn kéo ghế ngồi, Tú Anh ngồi theo.

Nhưng hai tên tửu bảo đã từ nhà trong chạy ra.

Một tên tiến tới trước Đức Kiệt nói :

– Xin mời khách quan vào nhà trong, ở thờ này đã dành riêng cho Dương công tử.

Đức Kiệt hỏi :

– Thế còn thồi kia thì sao.

Tửu bảo đáp :

– Thưa Dương công tử giữ cả thồi.

Chu Đức Kiệt khó chịu :

– Thủy đình này rộng rãi có thể bày thêm hai thồi nữa cùng còn thừa chỗ. Bày thồi khác ở đây cho ta vậy nghe không.

Tửu bảo lắc đầu :

– Cũng không được. Thủy đình này dành riêng cho Dương công tử, người lạ không được vô đây.

Từ nãy vẫn ngồi im, Chu Tú Anh giận lắm nhưng mặc cho anh xử trí.

Đức Kiệt nổi giận đập bàn :

– Ủa, mi nói vô lý, nếu dành cho công tử hay tiểu tử nào thời dán giấy cấm nhập có được không? Để khách hàng vào tới đây mới lên tiếng là nghĩa gì? Bộ tưởng ra không có tiền trả như công tử nào đó của nhà ngươi sao? Biết điều ra đem rượu thịt mau ta dùng, trái lại chớ có trách ta không biết khoan dung.

Tên tửu bảo đương vò đầu bứt tai không biết làm thế nào thì người ngồi sao quầy ban nãy chạy vào hỏi :

– Có việc gì vậy?

Tên tửu bảo vội trình bày mọi sự. Người kia nhìn anh em Chu gia hồi lâu rồi đưa mắt mắng tửu bảo :

– Ngươi không biết chi cả. Khách quan đã tới đây thì cứ để người an tọa, sao dám tự ý lôi thôi không hỏi ta? Biết điều cút ra ngoài kia ngay, kêu tên khác vào đây hầu.

Nói đoạn hắn bước tới vái chào Chu Đức Kiệt nhăn nhở :

– Xin khách quan vui lòng tha thứ tên tửu bảo này mới vô làm nên không biết gì. Trăm sự hoàn toàn tại tôi không chu đáo, khách quan lượng tỉnh cho.

Hắn vừa nói vừa liếc nhìn Chu Tú Anh nhưng nàng tảng lờ nhìn ra phía sông.

Hắn nói thêm :

– Khách quan dùng thứ gì, xin truyền ngay cho tôi cũng được.

Tuy khó chịu nhưng không lẽ trả lời thế nào trước những lời xin lỗi ấy, Đức Kiệt bèn gọi lấy mấy thức ăn.

Người kia biên xong, trao thực đơn cho tửu bảo vái, chào một lần nữa mới lui ra.

Chờ cho hắn đi khuất, Chu Đức Kiệt khẽ hỏi Tú Anh :

– Hiền muội hãy ngồi đây, ngu huynh ra ngoài này một lát trở ngay.

Tú Anh gật đầu không nói gì. Đức Kiệt đứng lên ra phía ngoài lúc thấy người ngồi quầy đang thì thào nói nhỏ với một tên tửu bảo, bảo nghe xong đi thẳng ra ngoài cổng quán.

Phòng ăn ngoài lác đác có bốn năm thồi khách ăn uống. Chu Kiệt giả đò đi loanh quanh nhìn đó nhìn đây rồi trở vào thủy đình.

Chu Tú Anh mỉm cười khi thấy Chu Đức Kiệt trở vào :

– Xuân Phong quán này trang nhã lắm, nhưng có tên ngồi quầy mại ti tiện gian giảo quá đỗi. Không khéo đây là một tửu quán của vương tôn công tử nào lập ra để lấy chỗ trú chân phóng đãng.

Chu Đức Kiệt nhìn Tú Anh :

– Ngu huynh đồng ý. Vừa rồi bắt gặp tên ngồi quầy nói nhỏ với tên tửu bảo đi đâu đó. Có lẽ đi gọi “công tử” của y chăng.

– Như vậy càng hay. Để xem bọn vương tôn ấy có mấy tay mà ghê gớm thế.

Đức Kiệt cười :

– Chỉ tiếc trời và cảnh đẹp như thế này mà không được yên trí ăn uống mà thôi.

– Chà! Nếu chúng biết điều thì càng hay. Bằng không cho chúng một bài học rồi ra quán khác ngồi cần chi.

– Đâu có dễ dàng thế được. Nơi đây là trấn lớn, nếu bọn này cánh lớn, câu chuyện sẽ còn lai rai có hậu quả, chớ không ổn ngay đâu. Nhưng thôi, sẽ tùy cơ ứng biến. Đói bụng hãy ăn uống đã.

Sở dĩ anh em Chu gia dùng tiếng Sơn Đông nói chuyện này nên mấy tên tửu bảo bày thồi nhỏ gần bên lan can không hiểu chi cả.

Anh em Chu Đức Kiệt ra ngồi ở thồi nhỏ vừa bày xong.

Bọn tửu bảo đem mọi thứ cần dùng tới, hầu hạ rất thành thạo và chu đáo.

Lát sau rượu và mấy món ăn được đem lên khói thơm bốc nghi ngút như đơm vào mũi.

Chu Đức Kiệt hỏi tửu bảo :

– Rượu chi vậy?

– Dạ cúc hoa tửu ạ!

– Đổi đi, lấy Mai quế tửu lên đây. Tửu bảo vâng dạ chạy đi đổi lấy hồ rượu khác.

Chu Tú Anh lấy chiếc ly ở thồi bên rót đầy đưa cho tửu bảo :

– Uống thử ta coi.

Tửu bảo lấy làm lạ, nhưng cũng nâng ly uống luôn một hơi cạn.

– Thưa quí khách rượu này ngon nhất đất Trấn Giang.

Chu Đức Kiệt ngắt lời :

– Được rồi, cần thêm chi ta sẽ gọi.

Nói đoạn rót rượu, hai anh em mời nhau nhấm nhót uống.

° ° °

Nguyên tên ngồi quầy hàng là Trư Diện Thử Tạ Kỳ Quang.

Lúc đầu chính hắn sai tên tửu bảo vào bảo bọn Chu Đức Kiệt ra khỏi thủy đình vì thật ra Dương Tấn Đình đã cho lệnh dành nơi đây trong mấy ngày lễ hội để bọn chúng tới uống rượu chơi.

Tới lúc đó, Tạ Kỳ Quang liền chạy vào để ý thấy Chu Tú Anh đẹp thì y bèn đổi ý, vờ xin lỗi rồi sau đó sai người đi báo cho bọn Dương Tấn Đình biết là “mồi ngon” vừa vào quán.

Âu cũng là một sự không may cho chúng vì Tạ Kỳ Quang không nhận ra sắc khí anh hùng của anh em Chu gia.

Tên tửu bảo vừa qua cửa thành phía Nam vào phố Kỳ Du thì gặp ngay bọn Tham Hoa Quỷ Dương Tấn Đình đi ngựa, theo sau là bọn vệ sĩ giai nhân.

Tửu bảo thưa lại mọi sự.

Dương Tấn Đình mừng quá bảo bọn Hoa Tử Năng, Diệp Phước Hoa, Huỳnh Viết Ấn.

– Thế này thì hay quá, mấy hôm nay đang buồn không biết làm gì cho qua thì giờ. Nào! Đi lẹ lên, xem sắc diện giai nhân ra sao.

Cả bọn cùng thúc ngựa nhấn bước không mấy chốc đã tới Xuân Phong quán.

Tạ Kỳ Quang ra tận cửa đón, vẻ mặt nịnh tâng công.

Dương Tấn Đình hỏi :

– Giai nhân đâu. Lão Tạ này khéo quá, phải hậu thưởng mới được. Ta đang nóng mặt gặp nàng.

Tạ Kỳ Quang sung sướng gãi đầu, gãi tai :

– Đó là cái hên của công tử, chứ tôi có tài cán gì đây. nhưng đừng có vội vàng, có một gã khỏe mạnh đi cùng với nàng. Hình như là hai anh em thì phải.

Dương Tấn Đình cười tít :

– Là anh thì đoạt em, là chồng thì đoạt vợ chứ sao.

– Còn cái khỏe mạnh của nó có lo gì? Các vệ sĩ hùm beo của ta không dư sức khỏe sao?

Bọn vệ sĩ được ca tụng, thích chí tên nào cũng hoa chân múa tay như muốn xô ngay vào moi gan kẻ nào đó dám cản đường công tử của chúng.

Trường Vĩ Thử Ngô Định tiến ra trước, nói :

– Một mình tôi cũng đủ đập bể sọ mười tên ấy rồi. Công tử hà tất mất công, để tôi đi đoạt giai nhân đem ngay lên lầu cho người vui đùa. Nhưng ở đâu hả Tạ huynh.

Tạ Kỳ Quang vội xua tay :

– Khoan, khoan! Hai người ấy đang dùng bữa ngoài thủy đình. Đừng có nóng nảy phải nghe tôi mới được.

Hoa Tử Năng nói :

– Ừ, thế lão ta định hành động thế nào.

Tạ Kỳ Quang chậm rãi nói :

– Bây giờ công tử và quí vị Hoa, Diệp, Huỳnh cứ thản nhiên vào Thủy đình giả đò như khách quen của quán này. Trong khi nhậu nhẹt thì cứ việc ngắm nhìn cô ả cho thỏa thích xem có vừa mắt không đã. nếu vừa ý, công tử cứ việc tống tình. Biết đâu cô ả chẳng tham giàu thấy công tử xa hoa sang trọng mê tít cù đèn! Lúc đó, ta cứ việc cho anh kia chút ít tiền để y đi nơi khác. Người ngọc sẽ lọt vào tay công tử một cách êm đềm đỡ tốn công dùng sức. vả lại đang ngày trọng lẽ, bọn ta chẳng nên làm huyên náo khinh động. thì giờ còn nhiều mà!

Dương Tấn Đình cả cười :

– À được rồi. Lão tạ chí lý lắm. Dù thèm nhỏ dĩa cũng nên theo lời khôn khéo ấy, Hoa, Diệp, Huỳnh ba nhân huynh vào Thủy đình với tôi. các vệ sĩ gia nhân nấp quanh đâu đó, nếu cần sẽ ra tay. Có khách vào ăn gì không lão tạ.

Tạ Kỳ Quang đáp :

– Dưới nhà có năm thồi, trên lầu cũng có sáu thồi. Công tử cứ vào Thủy đình đi, mọi sự sắp đặt ngoài này mặc tôi.

° ° °

Mọi người qua huê viên vào trong nhà.

Các khách ăn hàng trên bọn người y phục sang trọng đều chú ý nhìn. Họ toàn là người giàu có ở xa tới nên không biết bọn Dương Tấn Đình. người Trấn Giang không một ai dại dột vào Xuân Phong quán ăn nhậu.

Dương Tấn Đình và ba người đủng đình vào thẳng Thủy đình ngồi bên thồi lớn đã bày sẵn bên tả.

Các tửu bảo đầu cúi chào rạp xuống tận đất. Vừa an tọa đâu đấy thì theo mưu kế Tạ Kỳ Quang, bọn tứ thử vệ sĩ cùng vào theo ngồi ở thồi bên hữu. Khí giới dựng cả ngoài hành lang.

Hai anh em Chu gia đang thong thả ăn thấy khách lạ vào, liếc nhìn thấy bốn người, diện mạo trai lơ bảnh bao, bốn người sau hung hăng côn đồ, biết ngay là bọn công tử vương tôn mất dạy, nhưng cũng thản nhiên ăn uống bình thường.

Trái lại, Dương, Hoa, Diệp, Huỳnh, bốn người thấy vị nữ lưu ngồi đó quả là một tay tuyệt sắc giai nhân chưa từng được gặp bao giờ thì láo liên, trố mắt miệng đờ người ra nhìn như muốn nuốt sống cho đỡ thèm.

Nhất là Dương Tấn Đình nuốt nước miếng ừng ực, miệng há ra như cá ngáo.

Ba tên Hoa, Diệp, Huỳnh biết điều hơn chút đỉnh vì xưa nay mỗi khi áp bức phụ nữ, chúng đều phải nhường họ Dương “xơi” trước. chừng nào “đã rồi” mới tới lượt chúng. Cái trò theo đóm ăn tàn, bào giờ cũng bị lép vế vậy. Chúng đờ người ra tiếc. Tiếc không biết bao giờ mới tới lượt mình.

Hoa Tử Năng rỉ tai ba bạn :

– Tuyệt sắc quả là không chối cãi được, nhưng giai nhân gì mà chẳng xiêm áo như phụ nữ thường.

Từ nãy chúng mải miết ngắm nhì mặt hoa da phấn họ Chu, nay nghe Hoa Tử Năng, mới nhận ra người đẹp mặc võ bào thiên thanh, quần bịt trong cặp ủng màu lam sậm mỏng gót bắc kiểu.

Huỳnh Viết Ấn nói :

– Chắc cũng biết vài ba quyền rồi lập di mang võ phục khiến mọi người phải chú ý tới nàng chứ gì.

Diệp Phước Hoa nói :

– Chắc là hai anh em khuôn mặt giống nhau lắm. Người anh cổ to vai lớn, quắc thước có thạo nghề chân cũng vận ủng võ theo lối Bắc.

Dương Tấn Đình mê tít, nói gạt :

– Chà! bề ngoài đó, tứ thử vệ sĩ còn mạnh hơn nhiều chỉ một quyền là đủ bể sọ tên đó, nếu y không biết điều.

Tửu bảo bê rượu và các đồ nhấm lên bày la liệt cả hai thồi.

Bọn Dương Tấn Đình nâng chén mời nhau.

Tứ thử vệ sĩ cũng đứng cả lên nâng chén mời bốn người. Trường Vĩ Thử Ngô Định nói lớn :

– Chúng tôi xin mừng công tử và ba vị mọi sự mau mau như ý…

Cả tám người cùng cười ầm, uống một hơi cạn ly. Chúng ăn cười nói nhiều câu xa xôi ngụ ý.

Dương Tấn Đình bã lả :

– Trời! hão tửu thiên bôi, bất hữu mỹ nhân kế!

Hoa Tử Năng nói :

– Mỹ nhân có thiếu chi! Tửu bảo đi gọi tì muội ở ái vân lâu về đây ca hát nghe.

Tửu bảo dạ vâng. Dương Tấn Đình vội xua tay :

– Khoan! ta không ưa bọn son phấn đó, nhưng chỉ mong có một giai nhân tuyệt sắc dịu dàng.

Nói đoạn, đưa mắt nhìn sang thồi họ Chu. Cả bọn bảy người vỗ tay hoan hô “Hảo ý, hảo ý”.

Vừa lúc đó, Tạ Kỳ Quang đi vào.

Dương Tấn Đình kêu lớn :

– A ha, lão tạ vào đây uống rượu cho vui nào. Hoa xuân đẹp, rượu xuân nồng, chẳng uống cũng phí cả xuân thì, ngồi đây mau.

Tạ Kỳ Quang nhăn nhở bộ mặt chuột :

– Hay! Quí vị có điều chỉ vui thế, cho phép tôi cũng xin ngồi hầu tiếp.

Họ Dương nói :

– Anh em cả mà! Ngồi xuống, uống đi! Rượu ngon, nhấm tốt, chỉ thiếu một nỗi.

Tạ Kỳ Quang vờ hỏi :

– Nỗi gì vậy Dương công tử.

Dương Tấn Đình thở dài :

– Mỹ nhân!

– Cao sang như công tử thành Trấn Giang này ai không biết tiếng, thèm muốn. Lo chi vấn đề nhỏ nhen ấy cho bận tâm.

Mọi người lại liếc nhìn sang thồi hai người, cười ầm ĩ.

Từ nãy đến giờ, Chu Tú Anh đã liệu tính khó bề tránh, gây sự nên kiên tâm cười thầm ngồi nghe những câu đơn bạc. Trên bước đường giang hồ đây đó đã nhiều phen nàng nghe các lời đơn bạc này, nhưng có thế mới phân biệt được kẻ hay người dở trừ hại cho xã hội con người chứ!

Chu Đức Kiệt cũng hiểu vậy. Thoạt tiên, chàng không mấy quan tâm, ăn uống như thường, chỉ tiếc nỗi trời trong gió mát, cảnh đẹp nhường này mà thời giờ thanh thản của anh em chàng bị bọn ô trọc quấy rầy.

Nhưng dù sao lòng nhân nhượng cũng có chừng mực. Tới lúc bọn kia lả lướt, giở giọng khinh bạc quá đỗi thì chàng nổi giận, trừng mắt nhìn bọn chúng.

Dương Tấn Đình cậy thế đông người, ha hả cười :

– Chà! Hảo mỹ nhân! Hảo mỹ nhân! Tây Thi cũng phải nhường nét ngọc.

Không nhịn được nữa, Chu Đức Kiệt lớn tiếng :

– Tửu bảo.

Tên tửu bảo hay thường xuyên thầy ấy chạy tới :

– Dạ! khách quan cần dùng thứ chi.

– Gọi chủ quán, ta cần hỏi mau.

Như đã quen cảnh cậy thế chủ và cũng đã biết trước tình hình, tên tửu bảo buông xõng.

– Chủ quán không thể ra được, còn đang bận hầu rượu Dương công tử.

Đức Kiệt giận quá, trừng mắt.

– Nếu không gọi y ra đây, ta dạy, ta bẻ quẹo mặt cẩu trệ của người ra sau lưng nghe!

Bị cái nhìn mãnh lực như điện, tửu bảo tái mặt vội lùi lại mấy bước nhìn Tạ Kỳ Quang.

Họ Tạ biết không thể đừng được nữa rồi, vội đẩy ghế đứng lên tới thồi hai người nhíu cặp mắt ti hí lại giả đò hỏi.

– Khách quan cần dùng tôi có điều chi mà hung hãn vậy. Nên nhớ Xuân Phong quán này là của nhà họ Dương, dễ vào mà khó ra đó.

Đức Kiệt thét :

– Hỗn xược.

Đồng thời vung tay tát trúng mặt Tạ Kỳ Quang “Bốp”.

Bị cái tát như trời giáng, Tạ diện thử văng người ra phái sau đập phải tên tửu bảo, cả hai cùng té nhào hộc máu miệng.

Bộn vệ sĩ đẩy ghế đứng cả lên định xô tới.

Chu Tú Anh cũng đứng lên, hai anh em vắt áo bào lên lan can.

Dương Tấn Đình vội quát ngăn bọn vệ sĩ :

– Sao nhân huynh lại hung hăng đánh người như vậy? Nhưng thôi, tứ hải giai huynh đệ trước lạ sau quen, chúng ta nên kết thân với nhau có hơn không? Nhân huynh có một mình, mà bên này thì coi kìa! Phải suy tính lợi hại. Chúng ta có thể chiều ý lẫn nhau cơ mà, hì… hì… hì…

Dương Tấn Đình vừa nói vừa đưa tay chỉ bọn vệ sĩ hung hãn đang ưỡn ngực, dang tay, miệng cười nhăn nhở khả ố, mắt tít lại nhìn Chu Tú Anh.

Đức Kiệt cả giận mắng lớn :

– Ai thèm huynh đệ chi mấy đồ cẩu trệ, thiên binh vạn mã ta cũng không cần nữa là mấy tên nhái chúng bây! Biết điều rút lui êm thắm ra khỏi nơi đây để lão gia ngồi uống rượu, trái lại thì chớ trách ta không biết khoan dung nghe!

Dương Tấn Đình mất thể diện, mặt đỏ bừng cả thẹn, quát lớn :

– À, ra con lừa này ưa nặng. Các ngươi hãy đánh táng mạng nó cho ta và bắt kỳ được con bé kia cho ta nạp làm tỳ thiếp mau!

Hoa Tử Năng cậy mình con Tham Tướng biết mấy miếng võ nghệ xông lên trước hết :

– Để ta bắt thằng này cho mà coi!

Nói đoạn, hoa quyền nhảy vào nhè mặt Đức Kiệt thoi một đấm…

Đức Kiệt mỉm cười đưa tay trái đón lấy cổ tay Hoa Tử Năng rút mạnh ra phía sau khiến họ Hoa nhào qua lan can, đầu đâm xuống sông nghe tõm một tiếng, kêu cứu rầm trời.

Tên Trư Diện Thử Tạ Kỳ Quang cũng đã lóp ngóp bò dậy núp sau vệ sĩ hô đánh.

Dương Tấn Đình và Diệp, Huỳnh định chạy ra chỗ họ Tạ, nhưng Chu Đức Kiệt sau khi kéo tay lao Hoa Tử Năng xuống sông Dương Tử, đã phóng tới xách cổ túm chân Tấn Đình nhấc bổng lên lao mạnh vào bọn bốn tên vệ sĩ… nhưng bốn tên này xông cả lên không kịp đỡ thành thử Dương Tấn Đình như cây thịt rơi trúng bàn thịt đánh “rầm” một tiếng rồi mới rớt xuống đất. Bàn tiệc mất thăng bằng đổ úp cả rượu thịt đè lên họ Dương…

Cùng lúc ấy, Chu Tú Anh nhấc bổng cả thồi tiện bên này lao mạnh vào bốn tên vệ sĩ khiến cả bốn tên bị chiếc thồi gỗ trắc nặng lao trúng ngã đồng kềnh, các thức ăn đổ đầy người be bét…

Thế đã xong đâu! Tú Anh nhấc nốt chiếc thồi nhỏ lao chồng vào đồng bọn khiến chúng chưa kịp bò dậy đã bị chiếc thồi đè bẹp xuống chuyến nữa.

Tên quân sư quạt mo Tạ Kỳ Quang và mấy tên tửu bảo chạy thoát ra hành lang kêu cứu.

Các nhân viên trong Xuân Phong quán thấy động liền kẻ dao người gậy, mấy chục người kéo ùa cả vào cứu cấp.

Bọn vệ sĩ và mấy người bị bàn tiệc đè lên đã đứng được dậy chạy tháo ra ngoài hành lang, vác khí giới xông vào trả thù. Nhưng anh em Chu gia mỗi người hai chiếc ghế đẩu múa tít đánh dồn cả bọn qua hành lang, rút ra ngoài rộng rãi dụng võ dễ dàng hơn.

Bọn kia không dám ham chiến trong hành lang chật hẹp chạy ùa cả ra ngoài.

Các khách ăn trên lầu và dưới nhà thấy động vội bỏ cả ăn, vòng trong vòng ngoài đứng xem trận hỗn chiến kỳ thú.

Dân Trấn Giang đang đi ra ngoài đường cũng kéo nhau vào trong Xuân Phong quán. Họ thấy bọn Dương Tấn Đình và lũ vệ sĩ y phục gấm vóc, lụa là bị dấy be bét cả món ăn, kẻ sưng mặt, đứa bươu đầu nhất là tên quân sư quạt mo họ Tạ, mặt vấy đậy máu miệng răng cửa gãy trụi, chỉ huy bọn tửu bảo vây đánh một trai, một gái.

Tuy bọn tửu bảo la hét om sòm nhưng chẳng tên nào dám xông vào.

Tạ Kỳ Quang nhóm nhém ôm miệng la :

– Ô hay! Đánh đi chúng bây, đồ ăn hại này nhát quá.

Cùng lúc bốn tên vệ sĩ tức khí, hoa khí giới xông vào.

Không thèm đánh, Đức Kiệt, Tú Anh nhằm tên Trường Vĩ Thử Ngô Định và tên Thanh Mao Thử Triệu Quang Tân đi đầu phóng nhanh hai chiếc ghế đẩu.

Hai tên đó tránh không kịp, ghế lao mạnh trúng mặt ngã lộn ngửa ra phía sau, máu me lênh láng.

Hai chiếc ghế nữa được phóng mạnh ra, Bạch Túc Thử Mai Quý và Phong Hỏa Thử Phàn Thuận theo số phận hai tên trước, bị trúng ghế vỡ mặt ngã nhào ra gạch, khí giới văng đi một nơi.

Bỗng có tiếng người ngựa ồn ào ngoài cổng quán, người xem vội rẽ sang hai bên nhường chỗ đi.

Thì ra, có người về phủ riêng của Dương Tấn Đình báo nên 20 gia tướng phi ngựa ra Xuân Phong quán cấp cứu.

Thấy có cứu binh hùng hổ tới, bọn Dương Tấn Đình mừng rỡ cả nhân viên trong quán xông vào anh em họ Chu.

Nghĩ bụng bọn gia tướng này chắc đã nhiều lần cậy thế chủ nhân làm hại nhiều người lương thiện, nên đánh cho chúng một trận tơi bời cho chúng biết sợ, Đức Kiệt, Tú Anh bẹn nhấc bổng các thổi lao vào đám lang sói ấy.

Những chiếc bàn nặng nề bị anh em họ Chu nhấc bổng phóng như bay vào toán gia tướng họ Dương. Hết chiếc thổi nọ đến chiếc thổi kia, bọn lang sói bị dồn cả vào góc nhà.

Dân chúng đứng ngoài xem lắc đầu thè lưỡi vì thần lực của đôi trai gái anh hùng nọ. Họ thích chí vui sướng vì tên Tham Hoa Quỷ họ Dương bị đàn áp nặng nề.

° ° °

Bọn Dương, Hiệp huỳnh, tạ thấy các gia tướng bị thua đứa vỡ đầu, kẻ gãy tay chạy dồn vào góc nhà, thì toan chạy ra cửa ngang trốn, nhưng Tú anh và Đức Kiệt đã như hai con sư tử chồm tới.

Chu Tú Anh nhấc bổng Dương Tấn Đình lên hét :

– Dương cẩu trệ muốn sống hay muốn chết.

Tấn Đình ban đầu đã bị Đức Kiệt liệng gần chết, nay lại bị nhấc bổng lên thì sợ quá van kêu :

– Trăm lạy nữ anh hùng, tôi hữu nhãn vô châu trót phạm tới hùm, xin nghĩ lại cho tôi nhờ…

– Kêu mấy tên cẩu trệ của ngươi quỳ xuống đây, ta hỏi tội mau.

Dương Tấn Đình vội gọi Diệp Phước Hoa, Huỳnh Viết Ấn, Tạ Kỳ Quang ra quỳ ở giữa nhà.

Mấy tên này tuy mắc cỡ nhưng biết không thể đừng được nên đành dạn dày bước ra giữa nhà quỳ trước là cứu bản thân mình, sau là cứu Dương Tấn Đình luôn thể.

Chu Tú Anh quay đi một vòng khiến Dương Tấn Đình la trối chết mới đặt y xuống đấy quỳ theo mấy tên kia.

Trong lúc ấy, bọn gia tướng nhà họ Dương cùng chúi cả vào góc nhà len lét nhìn sợ hãi.

Chu Đức Kiệt bỏ chúng đó, quay lại chỗ Tứ thử vệ sĩ xem xét thấy bốn tên này bị trúng ghế bể mặt, gãy răng đau quá nằm quằn quại trên đất, máu me đầy mặt.

Chu Tú Anh bảo bọn Dương Tấn Đình :

– Các ngươi cậy giàu, cậy thế ức hiếp nhiều người gian dâm phụ nữ thành Trấn Giang này đếm không xuể. Nay ta sanh phúc tha mạng cẩu trệ cho các ngươi hối cải với các điều kiện này:

“Thứ nhất: Đóng cửa Xuân Phong quán.

Thứ nhì: Phải giải tán đồng bọn, không được tụ họp ra phối quẫy nhiễu dân chúng.

Thứ ba: Lập đàn tràng làm chay cầu cho các vong hồn bị các ngươi đã hãm hại được siêu sanh tịnh độ.

Thứ tư: bảo nhau gom góp tiền nong bồi thường cho các gia đình bị các ngươi hãm hại, mỗi gia đình lượng bạc.

Hẹn trong ba ngày phải thi hành đủ điều kiện, trái lại ta sẽ vào tận dinh Tổng trấn lấy đầu. Nghe không?”

Bọn Dương Tấn Đình kêu van xin vâng lệnh hết.

Muốn cho chúng sợ hãi thêm để giữ lời hứa, Chu Tú Anh nói tiếp :

– Các ngươi hãy mở to mắt ra coi cho kỹ có đủ sức, hãy sai lời hứa. Coi đây!

Nói đoạn, Tú Anh bước tới gần cây cột giữa nhà lớn non một ôm, vận động nội ngoại công phu co chân tả đạp mạnh.

Cây cột nhà chênh hẳn sang một bên khiến mấy chiếc dầm chính trên nóc nhà chuyển răng rắc.

Mọi người đứng xem lè lưỡi sợ hãi, tưởng nóc nhà đổ sụp xuống.

Chu Tú Anh bảo bọn họ Dương :

– Coi đó, nếu đầu các ngươi rắn hơn cây cột này thì hãy sai lời hứa. Ta hẹn cho ba ngày để thi hành, nghe chưa?

Bọn Dương Tấn Đình vâng dạ, mặt mũi tái mét không còn hột máu.

Chu Đức Kiệt đã vào Thủy Đình lấy hai chiếc võ bào vắt trên lan can, đưa cho Tú Anh một chiếc.

Hai người mặc áo vào rồi bước ra khỏi huê viên dưới những cặp mắt thán phục, hả hê của mọi người.

Bọn Dương Tấn Đình xưa nay hống hách mục hạ vô nhân quen hiếp đáp, coi mạng người như ngóe, bữa nay bị đánh một trận nhừ tử, nhục nhã trước dân chúng Trấn Giang nên thẹn uất người.

Tên nào cũng len lét không dám ngửng đầu nhìn, chờ tới lúc anh em Chu gia đi khuất mới trệu trạo đứng dậy, đứa gãy răng, sưng mặt u đầu, kẻ gãy tay trẹo chân. Đó là chưa kể từ đầu chí chân nhơ nhớp toàn những rượu thịt gớm khiếp.

Bốn tên vệ sĩ xưa nay quen thói phách lối dương oai diễu võ, bây giờ tên nào mặt cũng tím bầm, răng gãy, khăn võ sanh tụt đâu mất, tóc rũ rượi bê bết thịt cá tanh hôi, tiu nghỉu như mèo cụt đuôi…

Lũ hai mươi tên gia tướng tới sau tiếp cứu và các tên tửu bảo lúc đầu tưởng lấy số đông, cậy có khí giới đậy đủ nuốt sống địch thủ, không ngờ bị những chiếc thổi gỗ nặng nề do một sức mạnh phi thường liệng tới, khiến chúng té phải nhau có tới 7, 8 tên bị trẹo gãy chân.

Hoa Tử Năng bị rút tuột qua lan can trút đầu xuống sông ngay từ lúc khởi đầu, y vốn không biết bơi nên bị uống nước no. Nhưng may mắn được cấp cứu kịp, không đến nỗi uổng mạng. Hiềm một nỗi sai khớp khuỷu tay vì bị Chu Đức Kiệt rút mạnh quá.

Nằm dưới nhà bếp tới lúc anh em Chu gia đi khuất, Hoa Tử Năng mới líu ríu ôm tay ló lên nhà trên, trông bộ tịch thật thiểu não.

Xuân Phong quán cũng bị tai vạ lây. Trước kia lịch sự gòn gàng, trang nhã vào bực nhất thành Trấn Giang. Nay bàn ghế đổ ngổn ngang, chiếc gãy chân, chiếc bể mặt, bát đĩa tan vụn. Cây cột lớn chống trung tấm sơn son thếp vàng bọ đạp tuột từ trên bệ đá xuống, chệch hẳn sang một bên, khiến các rầm trên nóc gục hẳn xuống như muốn đổ.

Dân chúng thành Trấn Giang được xem kẻ thù chung bị đánh một trận tơi bời nên ai nấy đều hả hê hoan hỉ ra mặt.

Họ kéo nhau về, kẻ bàn, người tán thưởng khen ngợi luôn miệng về tài sức của hai vị hiệp khách từ xa tới bất thần trừ ngay được bọn Tham hoa họ Dương, tránh được nạn hiếp đáp cho toàn dân Trấn Giang.

Người này truyền người kia thế là không mấy chốc, khắp trong thành, ngoài thành ai nấy đều biết vụ Nữ hiệp khách áo lam đại phá Xuân Phong quán.

Chương 3: Phong lầu

Anh em Chu gia vừa ra khỏi Xuân Phong quán được vài chục thước thì có tiếng người gọi giật phía sau.

– Quí khách! Quí khách!

Hai người quay lại nhận ra đó là chủ Trà Hương quán liền đứng lại chờ.

Chủ quán tiến tới vái dài hai người :

– Thật là hảo võ nghệ lực năng cử đỉnh, thế khả bạt sơn. Tôi xin chúc mừng nhị vị vừa làm một việc phúc đức tày trời cho toàn dân Trấn Giang, chúng tôi phải ghi ơn công đức đó. Nhưng xin nhị vị về quán nhà rửa mặt rửa tay cho khoan khoái rồi hãy dạo chơi. Hội hoa đăng mở luôn trong ba ngày ba đêm còn nhiều thì giờ.

Chu Đức Kiệt, Chu Tú Anh nhìn thấy nhiều người theo sau, bèn bảo chủ quán :

– Được rồi tiên sinh cứ về trước, chúng tôi sẽ về quán ngay. Xin đừng lộ hình tích của anh em tôi trọ ở Trà Hương quán, e mọi người tới thăm hỏi mất tự nhiên.

Chủ quán vâng dạ đi trước.

Anh em Chu gia rảo cẳng rẽ sang đường khác lần vào đám đông, đi vòng vèo mãi về Trà Hương quán.

Chủ quán và hai người một trai một giá vẫn võ phục đang đứng nói chuyện ở trước cổng quán.

Bên gốc liễu, buộc hai con tuấn mã màu đỏ sẫm.

Đức Kiệt hỏi Tú Anh :

– Chắc có khách trọ mới tới.

Tú Anh đáp :

– Hình như họ chờ ai… Kìa! Như là chủ quán chỉ chúng mình.

Hai người lẳng lặng không nói gì về tới cổng quán.

Đôi nam nữ tiến tới thi lễ, tự giới thiệu :

– Tiểu đệ họ Phàn tên Thế Hùng và em gái là Phàn Mộng Liên ngưỡng mộ đại danh nhị vị nên trộm phép tới đây khinh động kính chào, cúi mong thứ lỗi đường đột cho.

Đức Kiệt, Tú Anh vội đáp lễ :

– Đệ là Chu Đức Kiệt và em ruột là Tú anh đây, quán tại Bình Dương, Sơn Đông.

Phàn Thế Hùng sửng sốt :

– Ủa té ra nhị vị là Đơn Đao Bình Dương Chu anh hùng và Lam Y nữ hiệp chi gia đó. Anh em tiểu đệ có mắt không. Quí vị đại danh dội vang xuống tận Giang Nam. Hân hạnh, hân hạnh.

Chủ quán nói với Chu Đức Kiệt :

– Tôi vừa về tới quán nhà thì nhị vị Phàn gia đây phi ngựa tới. Phàn tráng sĩ đây tức là Phi Đao Thái Bảo và tiểu thư Song Đao Nữ người Thái An huyện, khắp vùng này ai cũng biết tiếng. thường qua chơi Trấn Giang và chuyến nào cũng ngụ tại bản quán.

Chu Đức Kiệt cả cười :

– Té ra chúng ta đồng đạo cả. Xin mời vào quán nói chuyện cho tiện.

Nói đoạn, đưa tay mời anh em họ Phàn đi trước.

Phàn Thế Hùng trạc tam tuổi trở lại, da ngăm đen, tai to mặt lớn, vóc dáng khỏe mạnh, lưng đeo bọc hành lý lộ cán cây đơn đao.

Phàn Mộng Liên mặt trái xoan, mũi cao mắt bồ câu đen láy, mang bộ võ phục màu tím, dáng dấp gọn gàng con nhà tướng. Vai nàng vác hành lý và bên sườn đeo cặp song đao, tuổi trạc đôi mươi.

Vào tới trong quán, Phàn Thế Hùng bảo chủ quán để cho hai căn phòng.

Chủ quán tươi cười :

– Trên lầu còn đúng hai căn phòng nữa kế cận với phòng nhị vị Chu gia đây.

Chu Đức Kiệt nói với Phàn Thế Hùng :

– Nhân huynh hãy cất hành lý lên phòng. Anh em tôi cũng cần phải sửa sang lại chút đỉnh rồi ta xuống nhà uống trà nói chuyện.

Chủ quán nói :

– Bây giờ cũng chiều rồi, nếu quí vị xơi rượu tôi sửa soạn.

Phàn Thế Hùng ha hả cười :

– Thế càng hay, Chu huynh, cho phép tiểu đệ được đứng chủ dưới này.

– Không được! Đệ tới Trà Hương quán trước là chủ, nhân huynh tới sau phải là khách mới trúng lý.

– Dạ xin tùy ý nhân huynh dạy sao tiểu đệ cũng phải cúi đầu tuân theo.

Sẩm tối, hai họ Chu Phàn, bốn người cùng xuống nhà.

Chủ quán đã dành căn phòng ăn nhỏ riêng cho bốn quí khách.

Ai nấy đều ăn uống nói chuyện rất là vui vẻ, Chu Tú Anh và Phàn Mộng Liên hai bạn gái rất thân mật.

Phàn Thế Hùng hỏi Chu Đức Kiệt :

– Chắc là Chu huynh muốn biết vì lẽ gì tiểu đệ tìm tới đây nhỉ?

Chu Đức Kiệt gật đầu :

– Chính vậy đó. Đệ thắc mắc lắm.

Phàn Thế Hùng cười :

– Trước là nhân huynh hơn tuổi, xin cho tiểu đệ được làm em, chứ đừng xưng hô thế trái phép. Có được không ư?

Đức Kiệt mỉm cười :

– Được lắm. Ngu huynh rất thực thà.

– Tiểu đệ từ Thái An huyện lên Trấn Giang vừa tới bến thì thấy mọi người đổ xô vào Xuân Phong quán. Vốn dĩ tiểu đệ biết quán ấy do tên Tham Hoa Quỷ Dương Tấn Đình lập nên, nay thấy nhiều người chạy vào đó, tiểu đệ nghi nay tơi việc y hay hiếp đáp người nên có ý vào xem và tiếp tay ai đó bị hãm trong quán ấy luôn thể. Không ngờ được mục kích trận đại náo Xuân Phong quán thiệt là hào hứng.

Về sau lúc nhị vị ra cứu tiểu đệ muốn theo bái yết ngay nhưng người xem đứng ngoài đông quá, tiểu đệ bị kẹt. Chen ra tới ngoài thì nhân huynh và Chu nữ hiệp đã đi đâu mất.

Hỏi thăm chung quanh người ta nói thấy nhị vị nói chuyện với chủ quán Trà Hương là người tiểu đệ cũng quen biết. Bởi vậy anh em đệ mới tìm tới đây và biết nhị vị trọ tới quán này.

Tên cẩu trệ Dương Tấn Đình cậy thế cha nó làm Tổng trấn, giam hãm phụ nữ đã nhiều lắm, trị thế cũng là còn nhẹ, đáng đời cho nó lắm…

Chu Đức Kiệt nói :

– Giết y cũng không được việc chi, tha cho y toàn mạng để bồi thường cho các nạn nhân về trước của y còn có lợi hơn.

Phàn Thế Hùng lắc đầu :

– Chưa chắc, Dương tổng trấn rất nuông chiều Dương Tấn Đình, chưa biết chừng y sẽ huy động nhiều người lục soát bắt nhị vị để trả thù. Thật ra họ Dương không biết rằng con y gây nên tội ác, nhưng Tấn Đình lợi dụng lòng thường của cha bịa đặt rằng y bị nhị vị cậy có võ nghệ náo Xuân Phong quán chẳng hạn. Tiểu đệ nghe nói Dương phu nhân thường che chở Dương Tấn Đình ton hót nhiều điều với chồng.

Chu Tú Anh cười :

– Việc đó không khó, chúng tôi sẽ có biện pháp chống lại rất dễ dàng và khiến chúng phải suy nghĩ nhiều.

Phàn Mộng Liên nói :

– Năm nào tiểu muội cũng cùng gia huynh lên Trấn Giang chơi mà may mắn không gặp bọn Dương Tấn Đình chuyến nào cả.

Chu Tú Anh nói :

– Nhị vị thừa sức đối phó với bọn chúng. Sá chi bọn côn đồ rất lạ một nỗi là thị trấn lớn như Trấn Giang này mà không có một tay võ dòng nào can thiệp để chúng hoành hành mãi thế khó chịu quá. Giang Nam đất rộng người nhiều, thiếu chi anh hùng liệt nữ.

Phàn Thế Hùng nói :

– Suy luận thế đúng lắm. Tại Trấn Giang có mấy họ võ nghệ chân môn Thiếu Lâm tự, song le mấy họ này từ đời nọ tới đời kia ở thị trấn này lâu lắm rồi, gia đình họ hàng đông nên có vẻ phần e nể quan Tổng trấn không dám thẳng tay. Hơn nữa Dương Tấn Đình cũng không bao giờ đụng chạm với họ nên họ không có dịp hành động. Nhưng lưới trời khó thoát, hôm nay gặp phải nhị vị. Trừ những hiệp khách giang hồ, người Trấn Giang này ai dám đại náo Xuân Phong quán.

Chu Đức Kiệt hỏi :

– Phan hiền đệ sánh quán tại Thái An huyện cách đây bao xa? Lập gia đình chưa? Đến Trấn Giang có việc chi.

– Thái An huyện lớn lắm, ở ngay dọc Trường giang cách Trấn Giang chừng 200 dặm. Thủy bộ đều có đường đi. Nếu có dịp qua đó nhân huynh cứ hỏi nhà họ Phàn thì ai cũng biết.

– Nhà còn lão mẫu. Riêng phần tiểu đệ mới lập gia đình. Sở dĩ muộn như vậy là vì tiểu đệ ưa thích tập luyện võ nghệ, giao du đây đó học hỏi thêm, về sau lão mẫu buồn phiền ép buộc gắt quá nên phải chiều ý người cho khỏi mang tội thất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại.

– Anh em tiểu đệ hàng năm lên Trấn Giang để thăm mấy người vào hàng thúc phụ cùng môn phái. Nhưng chuyến này thì sẽ đi Dương Châu thăm cô mẫu luôn thể.

Chu Đức Kiệt gật đầu :

– À thế ra hiền đệ xuất thân từ thiếu lâm phái đó.

– Dạ, cũng như cố gia phụ. Phụ thân của tiểu đệ trước đây có theo học tại Tung sơn tỉnh Phúc Kiến. Bởi vậy mới truyền nghề cho đệ và Mộng Liên. Gia phục mất vừa mới mãn tang cho nên tiểu đệ vẫn có ý muốn lên Thiếu Lâm tự một phen nhưng gia mẫu không ưng thuận.

Chu Tú Anh :

– Như vậy cũng chân truyền rồi miễn là Phàn huynh thâu nhậu được tài nghệ của bá phụ.

Phàn Mộng Liên nói đỡ.

– Anh em tiểu muội chập chững gọi là theo đòi được chút đỉnh, so sánh sao được với các bực tiền bối, bởi vậy luôn luôn muốn học hỏi thêm. Như lúc ban chiều hiền tỉ đùng nội ngoại công đạp chệch hắn cậy cột lớn ở giữa Xuân Phong quán đó là một công phu không những cần phải chân truyền mà cần đòi hỏi nhiều năm tập luyện.

Chu Tú Anh cười :

– Phàn hiền muội thao thao bất tuyệt, chắc có đọc qua võ thuật từng thư giảng về công phu đó, phải không.

– Cố gia phụ có giảng qua nhưng chính người cũng chưa hấp thụ được công phu cao siêu ấy. Tiểu muội còn nhớ gia phụ một hôm nói rằng.

“Trong khắp lãnh thổ Trung Nguyên chỉ có sáu người sử dụng nổi lối “Nội Ngoại Thần Công thuật” là:

Bát Ma tổ sư ở Tây Tạng.

Huyền Vân trưởng lão ở Cửu Huyền sơn Quan ngoại.

Đức Võ đạo nhân, đồ đệ của Huyền Vân trưởng lão.

Ba vị này thì một ở cực tây, hai ở Hoa Bắc. Còn ba vị dưới đây ở Hoa Nam.

Chiêu Đức thiền sư ở Tung Sơn Thiếu Lâm tự.

Thượng Thái thiền sư ở Bạch Hạc Long Sơn, Vân Nam.

Thiết Cước đạo nhân ở Động Đình hồ.

Và bây giờ phải kể cả Lam Y nữ hiệp. Tổng cộng là bảy vị. Có thế không? Nữ hiệp tất biết rõ hơn chúng tôi”.

Chu Tú Anh nhìn Chu Đức Kiệt và anh em Phàn gia cười, và nín thinh.

Phàn Mộng Liên ngạc nhiên không hiểu.

– Tiểu muội nói sai chăng? Xin chỉ cho được biết rõ.

Chu Tú Anh nói :

– Phàn hiền muội nói rất đúng. Bát Ma tổ sư và Huyền Vân trưởng lão cùng học một thầy thì trưởng lão đã tịch rồi. Đức Võ đạo nhân hiện thay thế trưởng lão tu ở Quan ngoại, người là thúc phụ cũng là sư phụ của chúng tôi. Không phải riêng mình tôi nhưng gia huynh Chu Đức Kiệt đây cũng là thâu nhận được công phu lớn lao ấy.

Phàn Mộng Liên nghe nói, vội đứng dậy bước tới quỳ xuống trước mặt Lam Y nữ hiệp :

– Mộng Liên này có mắt mà không biết nhận xét. Chu nữ hiệp vào hạng sư phụ, tôi thiệt đáng tội xin người tha lỗi.

Chu Tú Anh vội tránh sang bên, nâng Phàn Mộng Liên dậy :

– Ấy chết, sao hiền muội lại hành động như vậy khiến tôi khó xử vô cùng. Chúng ta chẳng qua như hai chị em, còn vấn đề võ thuật công phu, tôi may mắn hơn và được bước trước nên tạm gọi là tiến xa hơn chứ có gì đáng kể.

Chu Đức Kiệt nói :

– Chúng ta đây như anh em một nhà. Phàn Muội chớ làm mất tự nhiên của bữa ăn thân mật này. Khi xưa đời Tống, Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm vươn tay uốn mình nhổ bật hẳn cây liễu lên, sức lực đó mới đáng lưu danh muôn thuở.

Phàn Thế Hùng lắc đầu :

– Chư huynh nhún nhường dạy vậy thôi, cây cột chánh ở Xuân Phong quán năng nền hơn cây liễu nhỏ của Lỗ Trí Thâm nhiều vì sức nặng của mái nhà dồn cả vào cây ấy, Lam Y nữ hiệp đứng “Độc cước tấn” dùng chân đá bật hẳn cây cột lớn nhường ấy sang bên.

– Còn Hoa hòa thượng, lúc nhổ cây dương liễu, tọa bộ “Trung bình tấn” sau chuyển sang “Nghịch mã tấn” đồng thời chuyển mình mới nhổ nổi cây. Hồi còn sinh thời gia phụ có nói nhiều về công phu này. Nhưng có ghi chú rằng không phải người nào cũng đạt nổi thuật cao siêu này.

Chu Đức Kiệt nói :

– Phàn hiền đệ nhớ lắm. Bây giờ ta có thể lên Tung sơn tập luyện được. Như gia muội được theo thầy lên núi sớm không nói làm gì, còn tôi mãi năm 25 tuổi được thâu nhận đó. Rừng văn biển võ, có chí thì nên.

Anh em họ Phàn đờ người ra như nhớ tiếc hay mong muốn một sự gì khó thành công đối với họ.

Chu Tú Anh vội nâng chén vui vẻ :

– Kìa! Mải chuyện trò, quên cả uống rượu. Nào! Xin mời uống cho say, Quốc khánh hoa đăng đại hội mà.

Chương 4: Bênh con hư

Nói về Xuân Phong quán sau khi anh em Chu gia đi khỏi, Trư Diện Thử Tạ Kỳ Quang vội súc miệng rửa mặt, kiểm điểm lại thấy gãy tất cả trên dưới tám chiếc răng cửa, hai môi sưng mọng lên hư hai trái chuối vì họ Chu tát trúng miệng.

Khắp người ê ẩm, nhưng vì phận sự quản lý nên Tạ Kỳ Quang cố gắng làm việc để tạ ơn hậu đãi của Tham Hoa Quỷ Dương Tấn Đình.

Trước hết hắn kiểm điểm bọn gia nhân, tửu bảo xem những tên nào chạy núp kịp không bị bàn ghế đè phải.

Đoạn, Tạ Kỳ Quang cho người đi mướn kiệu đem Dương Tấn Đình và các gia tướng bị trúng thương về phủ quan Tổng trấn.

Bọn Hoa Tử Năng, Diệp Phước Hoa và Huỳnh Viết Ấn người nào được kiệu về nhà nấy.

Riêng bốn tên vệ sĩ bị ghế đẩu văng trúng bể mặt nặng hơn cả phải ở lại quán. Tạ Kỳ Quang cho rước lương y bổ thuốc cho chúng.

Trong phủ Mỹ Vân, tại tư dinh, Dương phu nhân từ lúc được cấp báo có kẻ náo Xuân Phong quán xin cứu viện, phái hai mươi tên gia tướng đi rồi thì không được tin tức gì nữa, đứng ngồi không yên.

Tiểu thư Dương Mỹ Vân phải khuyên can mẹ :

– Mẫu thân lo lắng chi nhiều thêm hao tổn tinh thần. Ngoài quán đã có nhiều người, nay lại thêm hai chục gia tướng khí giới đầy đủ, chắc thế nào cũng bắt được hai tên cường đồ ấy. Chỉ phiền một nỗi anh con làm khổ mẹ trăm chiều.

Dương phu nhân thở dài sườn sượt :

– Đã đành bên ta đông người, nhưng cũng nên nhận rằng ngoài Xuân Phong quán nhân viên không phải ít lại thêm bốn vệ sĩ dũng mãnh mà không trị nổi hai tên cướp ấy, còn phải xin cứu viện thì quả là sự đáng lo. Con, phận nữ nhi sẽ lấy chồng ở riêng, nhưng mẹ đã già còn một Tấn Đình là trai, mà lỡ nó bị cường tặc quá tay mệnh hệ nào thì mẹ sống sao nổi!

Nói đoạn, Dương phu nhân đưa tay áo chùi nước mắt.

Dương Mỹ Vân cũng khóc theo :

– Thôi mẹ cứ an tâm. Con cho sai thị nữ gia nhân ra ngoài quán xem sao nhé.

Dương phu nhân không nói gì, nước mắt vẫn giọt ngắn giọt dài.

Mỹ Vân gọi thị nữ :

– Thu Hương.

Thu Hương từ trong nhà chạy ra khách sảnh.

Ngươi xuống nhà dưới cho một gia nhân ra ngay Xuân Phong quán xem tình hình như thế nào phải về báo ngay nhé.

Thu Hương vâng dạ lui ra.

Lúc đó trời đã xế chiều, toàn thể Trấn Giang thành nội ngoại, ai nấy đều lên đèn sắc lấp lánh, sắc nọ màu kia. Người rong chơi ngoài phố đông đúc như kiến. Các ca lâu tửu quán đông nghẹt thực khách. Tiếng Tam Thập Lục Huyền lẫn với giọng ca nhu réo rắt từ trên lầu đình vọng xuống như gọi tình du tử.

Những đám múa lân rất lớn tùy theo từng phường, phân biệt bởi các màu sắc y phục riêng.

Như Phương Lão Hổ, áo quần chen vàng rằn đen, xà cạp đồng màu.

Phường Bạch hạc, quần áo trắng, đai lưng xanh.

Phường Thanh Long, y phục xanh trắng.

Phường Hồng sư, y phục đổ sẫm.

Phường nào cũng có lò võ riêng vừa múa lân lấy giải vừa biểu diễn võ nghệ, quyền cước, thập bát ban như siêu đao, trường mâu, hoa kích, đinh ba…

Cũng có Phường biểu diễn Đả lân theo các bài như Võ Tòng Đả Hổ, Na Tra Chấn Thanh Long, Đồng Tử Hí Bạch Hạc hay Hắc Bán Náo Hồng Sư.

Tiếng trống, chiêng thúc giục nhộn nhịp, ầm ĩ vẫn với tiếng pháp đỏ nổ rền, xác bung ra đường như muôn vạn cánh bông đào rớt tự không trung xuống, ánh lửa lóe tung muôn vạn hào quang nổi bật trên nền trời dần dần tối sẫm.

Trời không vẩn một sợi mây nhẹ, chị Hằng tròn vạnh sáng ngời ló bóng như muốn soi cả trần gian chia vui cùng thiên hạ… và ghen tị với muôn vạn chiếc hoa đăng.

Nói về tên gia nhân trong Dương phủ, vừa chạy ra tới Xuân Phong quán thì vừa gặp đoàn kiệu khiêng công tử Tấn Đình và các tướng trúng thương nhập thành về phủ, nên không vào tửu quán nữa, mà trước về phủ báo cho phu nhân rõ.

Dương phu nhân và tiểu thư Dương Mỹ Vân đã rút lui vào tư phòng chợt thấy thị nữ báo tên gia nhân đã về, bèn vội vàng kéo ra khách sảnh hỏi :

– Thế nào mi đã có tin tức gì chưa?

– Bẩm phu nhân, công tử và một số gia tướng đi kiệu sắp về kiệu lên đường, con không kịp hỏi rõ phải về dinh báo với phu nhân đỡ nóng ruột.

Phu nhân cho y rút lui.

Lát sau, đoàn kiệu về tới, cửa dinh mở rộng, kép cả vào trong sân.

Dương phu nhân, Mỹ Vân tiểu thư, ba vợ Tấn Đình và các thị nữ xuống cả dưới sân đỡ quí công tử vào nhà, áo gấm rách ngang vai hãy còn vương đầy thức ăn mỡ màng.

Phu nhân truyền gia nhân và phụ kiệu đưa các gia tướng vào trong trại để lương y săn sóc.

Không thấy Tạ Kỳ Quang, phu nhân liền hỏi :

– Họ Tạ đâu?

Mọi người nói :

– Họ Tạ ở Xuân Phong quán.

Đi ra quán ngay, gọi y về đây, ta cần hỏi chuyện. Đi ngay.

Nói đoạn, phu nhân quay vào tư phòng Tấn Đình.

Ba vợ đã cởi áo ngoài, tháo ủng và đặt Tấn Đình nằm trên giường, lấy nước ấm lau tạm các vét dơ ở mặt, tóc và tay.

Phu nhân khóc òa lên, ngồi xuống bên giường hỏi :

– Con có làm sao không? Mẹ đã cho gọi lương y rồi.

Quen thói được nuông chiều, Tấn Đình làm ra vẻ đau đớn lắm, thật ra y chỉ bị sưng mặt xây xát xoàng và hơn nữa ê ẩm người vì anh em Chu gia không chủ tâm giết, chỉ làm cho y khiếp sợ mà thôi.

Phu nhân cuống quít bảo vợ Tấn Đình :

– Các con xem kỹ nó có bị gãy chân tay không?

Vừa lúc ấy, lương y tới. Phu nhân truyền cho vào.

Chào lạy mọi người xong, lương y trèo lên giường xem nắn khắp người Dương Tấn Đình bắt mạch.

– Phúc đức công tử không trúng trọng thương, nhưng tinh thần bị hoảng hốt vì khiếp sợ, uống vài thang thuốc sẽ điều hòa ngay. Còn các chỗ sưng và xay xát sẽ có thuốc bôi, nên để cho công tử nghỉ ngơi.

Nói đoạn, lương y ra ngoài nhà kê đơn cắt thuốc.

Phu nhân thấy Dương Tấn Đình không sao thì cũng an tâm, nhưng căm tức lắm, dặn ba vợ Tấn Đình và bọn thị nữ hầu hạ cho chu đáo, rồi cùng tiểu thư Mỹ Vân ra khỏi phòng.

Lát sau, Tạ Kỳ Quang đi kiệu về tới phủ.

Dương phu nhân hỏi :

– Các ngươi làm ăn ra sao, đến nỗi để mấy đứa côn quang đâu tới náo Xuân Phong quán đánh đại công tử và bao người bị trọng thường như vậy.

Tạ Kỳ Quang nói :

– Bẩm chúng nó võ nghệ siêu quần coi mấy chục người chẳng vào đây. Lúc ra đi còn đe dọa, nếu là quan Tổng trấn đem binh tới chúng cũng đánh tan.

Tạ Kỳ Quang bịa đặt mấy câu khiến phu nhân phát tức nói với chồng cho lịnh truy nã hai anh em Chu gia.

– Các ngươi có biết chúng ngụ ở đâu không?

Họ Tạ gãi tai :

– Bẩm không. Theo giọng nói thì hai người đó từ Hoa Bắc tới chứ không phải người xứ này.

– Được rồi. Lát nữa tướng công từ tiệc trở về ta sẽ liệu.

Tạ Kỳ Quang lạy ra rồi vào thăm Dương Tấn Đình thuật lại câu chuyện vừa nói với phu nhân cho y nghe.

Tấn Đình đuổi mọi người ra khỏi phòng, bảo họ Tạ :

– Hai đứa ấy bản lãnh ghê gớm lắm, nếu ta không giữ lời hứa, chúng sẽ trở lại thì sao.

– Chúng có ba đầu sáu tay cũng chẳng vào nổi phủ này trong thời kỳ ấy, phu nhân nói với Tướng công cho lục soát khắp nội ngoại thành, truy tầm bắt cho kỳ được. Không lẽ hai đứa ấy chống lại binh mã cả mấy trấn này sao? Bọn ta cần phải báo thì để giữ nguyên giá trị ở Trấn Giang này chứ.

° ° °

Khi Dương Trường Hỷ dự tiệc liên hoan với các quan bên phủ Thủy sư Đề đốc trở về tư dinh, thấy phu nhân nét mặt buồn rượi, liền hỏi nguyên cớ.

Dương phu nhân bèn kể chuyện náo Xuân Phong quán cho chồng nghe và nói thêm.

– Hai cường đạo còn đe dọa Tấn Đình phải dẹp quán lại, hẹn trong ba ngày nếu không thi hành việc đó, thì dù tướng công có cầm binh toàn trấn này chúng cũng chẳng coi ra mùi gì.

Dương Trường Hỷ suy nghĩ nói :

– Chắc thằng Tấn Đình thấy con bé đó nhan sắc trêu cợt, không ngờ gặp đúng tay bản lãnh nên mới bị đòn chứ gì.

Phu nhân thấy chồng không tin, hỏi dằng dai, liền bù lu bù loa.

– Chao ôi! Tướng công không tin lời nói của vợ con lại còn binh vực hai đứa côn quang đó thì thôi. Chỉ tiếc thay lúc ấy không có tướng công ở tại chỗ để nghe lời khinh miệt. Tôi chỉ buồn vì tướng công là một vị đường quan coi cả một thị trấn lớn như Trấn Giang này mà bị hai đứa ấy đe dọa, mạt sát trước mặt Tấn Đình và dân chúng thì còn giữ thể diện sao được với mọi người. Tiếc thay!

Dương Trường Hỷ đỏ mặt đứng lên vào thăm Tấn Đình.

Khi trở ra đại sảnh, biên mấy chữ vào giấy công vụ. Đoạn gọi mất tên gia tướng lên hỏi :

– Có bao nhiêu người trong bọn các ngươi không bị thương hay bị thương xoàng trong vụ ngoài quan chiều nay?

Một tên nói :

– Bẩm tướng công, có mười người.

– Có nhận được mặt đôi nam nữ phá quán chiều nay không?

– Bẩm nhận được ạ!

– Nếu vậy mười người trong bọn các ngươi cầm giấy này sang ngay dinh quan Tham tướng Hoa Chí Vinh. Các ngươi phải chia nhau ra đi theo các toán quân đi truy tầm hai hung thủ lục xét rất cả các nơi trà đình tửu quán.

– Chừng nào thấy được tung tích hai đứa ất, phải cấp tốc về báo quan Tham tướng đốc xuất binh tướng đi bắt ngay nghe.

Bọn gia tướng nhận thư quay trở ra sang dinh Hoa Chí Vinh.

Nói về Hoa tham tướng vừa dự tiệc về thấy Hoa Tử Năng bị nhục thì rất bực tức, chưa biết hành động ra sao. Không lẽ đang hội Hoa đăng lớn lao huy hoàng như vậy mà tự ý cho binh tướng đi lùng bắt hung thủ làm kinh động toàn thành.

Giữa lúc ấy, có quân vào báo bên quan Tổng trấn gửi công lệnh sang.

Hoa Chí Vinh đọc vụ lịnh xong, cả mừng, tức khắc cho bọn gia tướng bên Tổng trấn vào.

Đoạn huy động quân lính chia ra thành nhiều tốp, phát lịnh tiễn cho đi khắp nơi khám xét các tửu quán có khách trọ.

– Như các ngươi đã biết trong ba ngày đại hội, bốn cửa thành đều mở suốt đêm ngày. Hễ thấy hung thủ phải về đây cấp báo.

Quân vâng lịnh rầm rộ kéo đi.

Thế là dân chúng đang vui vẻ hội hè chè chén, bỗng nhiên thấy quân đi tuần tiễu khám xét lục lọi khiến mọi người nhốn nháo cả lên như thể sắp có giặc vào thị trấn này.

Khám xét kiểu cổ điển ấy đối với những bậc giang hồ kiếm khách bản lãnh phi thường xuất hiện như thần, có ăn thua chi.

Đêm ấy, sau khi đã vắng khách, chủ Trà Hương quán vào thành chơi.

Bốn anh em họ Chu và họ Phàn dùng bữa xong, bắc ghế ra dưới mấy gốc liễu phía sa quá bên bờ sông, chuyện vãn.

Trên sông, thuyền lớn nhỏ qua lại như mắc cửi, hoa đăng lóng lánh phản chiếu xuống nước như sao sa. Tiếng đờn ca từ dưới thuyền trầm bổng tuyệt vời.

Bỗng chủ quán hớt hơ, hớt hải trở về báo :

– Quan Tổng trấn cho nhiều toán quân đi khám xét các tửu quán có khách liên can tới vụ Xuân Phong quán lúc ban chiều. Tôi đoán vậy chắc không sai.

Chu Tú Anh nói :

– À ra bọn cẩu trệ ấy trở mặt như thế đó. Chúng đã không biết hối cải lại còn cậy thế lực khám xét khiến dân chúng mất vui trong mất ngày hội. Thiệt là quá đáng.

Phụ mẫu chi dân mà thế ư! Chỉ biết ăn no mặc ấm tiền nhiều, lầu vàng gác ngọc kiệu mã xa hoa, vơ vét đầy túi tham, còn vấn đề an ninh của dân chúng thì mặc, mạnh ai nấy sống. Hừ!

Chu Đức Kiệt hỏi chủ quán :

– Tiên sinh có thấy quan quân khám trên nóc nhà không?

– Không, nhưng họ lục xét trong nhà, nhận mặt từng người rất tỉ mỉ.

Phàn Thế Hùng cả cười :

– Nếu vậy thì khi nào họ tới quán này, Chu huynh và Nữ hiệp cứ lên nóc nhà tạm, mặc anh em tôi đối phó dưới nhà. Rồi mai sẽ hay.

Chu Tú Anh hỏi :

– Chủ quán có e phiền lụy không.

Chủ quán ha hả cười :

– Chao ôi! Sự hiện diện của nhị vị hiệp khách là cả một danh dự cho Trà Hương quán. Tôi có lo chi điều ấy. Phàn tiên sinh bàn như thế rất ổn. Tôi sẽ căn dặn người nhà để đối đáp cho xuôi câu chuyện khi nào quan quân tới.

Phàn Mộng Liên nói :

– Vị tất chúng tới đây đã được đêm nay. Trấn Giang thành này thiếu chi tửu quán.

Chủ quán vào nhà.

Sang cuối canh tư, trong khi mọi người đang giấc điệp mơ màng thì có tiếng gọi giật ngoài cổng quán.

Chủ quán từ trong nhà dòm ra ngoài biết là quan quân tới khám, giả đò chùng chình hỏi lớn cốt ý có trên lầu hai hiệp khách Chu gia biết :

– Ai gọi gì mà dậy sớm thế!

Tiếng nói hách dịch đáp :

– Mở cổng mau! Có việc cần.

Chủ quán chậm chạp châm đèn, lạch cạch mở cửa quán, chập choạng qua sân ra cổng ngoài.

– Làm gì mà lâu thế. Quan quân tới khám, bộ giấu cường khấu trong nhà hay sao mà bây giờ mới tới hả.

Chủ quán vờ mắt nhắm mắt mở :

– Ô! Có việc chi thế các ngài! Đềm hôm khuya khoắt thế này, đang hội hè vui vẻ tìm cường khấu nào vậy.

Tên đoàn trưởng bước vào, vẫy tay cho mười tên lính đoản đao tuốt trần vào nhà.

– Các ngươi vào nhà khám kỹ cả trên lầu dưới nhà coi.

Đoạn hắn trợn mắt nhìn chủ quán.

– Còn vờ vĩnh nỗi gì? Biết điều trao hai tên nam nữ ăn cướp ấy cho chúng ta, nếu giấu giếm thì can tội đồng lõa, hạ ngục một gông đó.

Chủ quán không hiểu hỏi :

– Có việc chi thế, ngài đội trưởng?

– Lão quả tình không hiểu… Đêm khuya sương lạnh mời ngài vào nhà xơi hớp rượu cho nóng người đã.

Mọi người trong nhà bị động đều thức dậy cả.

Bọn lính đi ra, đi vào, lên lầu xuống lầu rầm rập vang nhộn cả quán.

Lát sau, chúng dẫn một nam một nữ từ trên lầu xuống, nói với trưởng đoàn.

Trên lầu chỉ có ba căn phòng có khách, một ông già và hai anh em người này thôi.

Đoàn trưởng hỏi :

– Hai người họ gì, từ đâu tới đây.

Người con trai đáp :

– Anh em tôi họ Phàn, từ Thái An huyện tới đây xem hội hoa đăng.

Đoàn trưởng nhìn kỹ từ đầu chí chân hai anh em họ Phàn, rồi nhìn tên gia tướng bên Tổng trấn phủ, có ý hỏi thế nào.

Tên gia tướng ấy lắc đầu.

– Có chắc không?

Tên gia tướng quả quyết.

– Chắc chắn không phải, tôi biết rõ mặt hai tên ấy lắm.

Chủ quán khệ nệ bê một khay đựng rượu và đầy ly.

– Mời các ngài xơi tạm ly rượu cho ấm người, vất vả cả đêm.

Bọn quân lính đứng nguyên chỗ. Viên đoàn trưởng hất hàm bảo :

– Chủ quán có lòng tốt, các người uống đi, rồi còn khám xét nơi khác.

Phàn Thế Hùng hỏi :

– Bọn tôi lên lầu đi ngủ được chưa?

Viên đoàn trưởng mỉm cười gật đầu:

Họ Phàn bảo Mộng Liên.

– Lên lầu trước đi, hiền muội.

Bọn lính uống rượu xong rồi đi ra. Viên đoàn trưởng dịu giọng bảo chủ quán :

– Tôi làm phận sự đừng buồn nhé.

– Chúng tôi đâu dám làm buồn, sao ngài đội nói thế.

Nói đoạn, chủ quán ra đóng cửa lại cẩn thận.

Chờ chúng đi xa rồi, Phàn Thế Hùng và chủ quán lên lầu nhịp Đức Kiệt và Chu Tú Anh đứng ở cửa phòng cùng vỗ tay cười:

° ° °

Vụ đại náo Xuân Phong quán đã được báo cáo ngay bên phủ Thủy sư Đề đốc ngay từ ban chiều do ban tình báo riêng của Đề đốc về tình hình thị trấn.

Nhưng hôm sau thì quan Đề đốc Đàm Bá Phục đang dùng trà trên đại sảnh thì có mật tin báo về vụ khám xét các tửu quán, trà lâu suốt đêm hôm qua khiến dân chúng xao xuyến nôn nao tưởng có giặc đột nhập Trấn Giang.

Đàm Bá Phục thừa biết vì lẽ gì mà có sự khám xét ấy, nhưng hành động đó đã gây nên một dư luận không hay, phương hại tới nên an ninh của toàn thể dân chúng Trấn Giang.

Mà nói về vấn đề an ninh thì quan Thủy sư Đề đốc có trách nhiệm lớn lao vì thời Vĩnh Lạc vương nhà Minh, Trấn Giang là một căn cứ quan trọng vào bậc nhất của thủy quân Minh triều.

Bởi vậy, Đàm Bá Phục liền thảo công văn gửi sang Mỹ Vân phủ như sau:

Minh triều, Vĩnh Lạc vương, Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phục kính gửi quan Tổng trấn Trấn Giang thành.

Đang lúc dân chúng Trấn Giang vui vẻ liên hoan Quốc khánh, bản chức được biết bên Mỹ Vân phủ cho quân lính đi khám xét mọi nơi truy nã cường khẩu, khiến ai nấy đều hết sức xôn xao, như thế cường khấu quả đột nhập thị trấn này.

Riêng phần bản chức không hay biết chi cả và ngay cơ quan mật bên phủ Thủy sư có trách nhiệm liên can hệ tới sự an ninh của hải khấu Trấn Giang, cũng hoàn toàn không nhận xét được rõ ràng lý do hành động cuộc khám xét đêm rồi do bên Mỹ Vân phủ điều động.

Vậy yêu cầu quan Tổng trấn cho biết lý do cuộc khám xét ấy để bản chức: Thứ nhất cho điều tra lý lẽ bất an ninh. Thứ nhì khiển trách cơ quan mật vụ bên phủ Thủy sư vì bất lực. Thứ ba, báo cáo về triều.

Mong quan Mỹ Vân hiểu thấu trách nhiệm nặng nề của người thống xuất toàn thể thủy quân, thông đạt cho hay để bản chức liệu bề và kịp thời hành động.

Thủy sư Đề đốc

Đàm Bá Phục

(Thân ký)

Khi quan Mỹ Vân Dương Trường Hỷ nhận được bức công văn này liền vội vàng mở ra đọc, toát mồ hôi vì không ngờ họ Đàm đã được báo cáo sớm như vậy.

Nếu quan Đề đốc báo cáo về triều vụ này, tất sẽ có cuộc điều tra và như vậy phần bất lợi về bên Mỹ Vân phủ.

Vì thế, Dương Trường Hỷ đành phải trả lời qua loa cho bên Đề đốc phủ hay, một mặt cho phi mã quân triệu tất cả các toán quân đang lần lượt khám xét về.

Nhờ vậy, lệnh truy nã hung thủ vụ Xuân Phong quán bị dỡ bỏ và dân chúng đỡ xôn xao, an tâm dự cuộc Hoa đăng.

Ngay hôm ấy, chủ quán Trà Hương theo dõi tình hình thấy mọi cuộc khám xét đều bị đình chỉ, bèn đem tin về cho hai họ Chu, Phàn hay nhưng không một ai đoán được lý do việc dỡ bỏ cuộc truy tìm.

Đêm hôm ấy tuy trăng sao vằng vặc, hoa đăng sáng ngập trời Trấn Giang, phố phường đông nghịt những người nhưng không một ai nhìn thấy hai dạ hành khách phi biến trên các nóc nhà, chuyển vào tới dinh quan Mỹ Vân.

Hai bóng đen đó là là hai vị hiệp khách Chu gia từ Trà Hương quán vào thành.

Tới dinh Tổng trấn, đèn đuốc sáng trưng như ban ngày. Ngay cổng dinh, nào xe, nào kiệu để thành dãy dài theo dọc tường hoa. Phu xe phụ kiệu tụm năm tụm ba chuyện trò.

Chu Đức Kiệt hỏi nhỏ Chu Tú Anh :

– Họ Dương có dạ hội.

Hai người bèn từ nóc nhà bên phi thân như hai vệt đen mờ lần vào khóm lá um tùm của cây hòe ở gần cửa tư dinh.

Trong đại sảnh, các quan văn võ thuộc phủ Mỹ Vân đang ăn uống vui đùa.

Đức Kiệt rỉ tai Tú Anh :

– Người mập mạp mang áo đại triều màu huyết dụ kia chắc là Dương Trường Hỷ.

Tú Anh đáp :

– Trông kiểu cách đúng hắn không sai.

Ngoài hành lang và quanh sân trước, quân lính gươm giáo tuốt trần, canh phòng nghiêm trọng.

Chu Tú Anh ra hiệu cho Đức Kiệt, đoạn vung tay một cái. Một vết đen từ tay bay vút ra rít lên như tiếng gió, đồng thời chiếc lẵng đèn trong đại sảnh rớt xuống gạch xoảng một tiếng lớn trong nhà tối om, mọi người đang cười nói vui vẻ bị giật mình rú lên.

Đang lúc nhốn nháo, tiếng phập mạnh ở giữa bàn dài, và mọt tiếng rú thiệt lớn vang dội cả gian phòng rộng rãi.

Từ bên ngoài, gia nhân và quân lính vội vàng kẻ cầm đèn, người vác đuốc chạy ồ vào sảnh để soi sáng tạm.

Sau khi ánh sáng trong sảnh đường tạm điều hòa, gia nhân nhấc chiếc lẵng lên thấy sợi dây đồng treo lẳng bị một vật gì tiện đứt, bởi thế lẵng mới rớt.

Mọi người nhận rõ hơn nữa, thấy quan Mỹ Vân tóc rũ rượi và mũ nón lúc nãy đội trên đầu biến đâu mất rồi. Dương Trường Hỷ đờ ra trên mặt y, mặt tái xám không còn hột máu.

Chưa ai hiểu ra cả thì một người đã kêu lên :

– Chao ôi! Mũi phi đao nè!

Ai nấy đều nhìn theo tay người đó chỉ thì thấy ngay giữa thồi dài, chiếc phi đao cắm ngập nửa lưỡi chuôi dao, hai giải lụa lam có chữ trắng còn rung rinh.

Tham tướng Hoa Chí Vinh vội đẩy ghế tiến tới lay đi, lay lại rút ngọn phi đao lên thì từ cán đao tuột ra một mảnh giấy trắng có mấy hàng chữ:

“Gửi quan Mỹ Vân.

Dương Tấn Đình cậy thế làm tàng, giam hãm phụ nữ thị trấn này nhiều lần rồi.

Xuân Phong quán là nơi tụ họp của y cùng lũ côn quang du thủ du thực nên ta phá đi.

Nếu Tấn Đình và đồng bọn không chịu giữ lời hứa theo điều kiện của ta thì đêm ngày mốt ta sẽ lấy thủ cấp.

Yêu cầu không được hành động nôn nao dân chúng.

LAM Y NỮ HIỆP”.

Nét chữ rắn rỏi như rồng bay phụng múa.

Hoa tham tướng đọc xong liền đưa cho Dương Trường Hỷ coi.

Quan Mỹ Vân run rẩy đón lấy tờ giấy thì bỗng tên gia nhân đứng gần đó kêu dội lên :

– Chao ôi! Cái gì lóng lánh trên xà nhà thế kia?

Mọi người liền nhìn theo tay tên gia nhân, nhận ra vật lóng lánh ấy không phải thứ gì xa lạ mà là chiếc mũ của quan Mỹ Vân.

Gia nhân bèn bắc thang lên lấy mũ xuống.

Dương Trường Hỷ sạm mắt lại, đọc qua tờ giấy mà Hoa tham tướng vừa trao cho.

Họ Dương tự nghĩ:

“Bản lãnh người này quả thật siêu việt. Nếu định hại ta thì mất đầu rồi còn gì!”.

Nghĩ đoạn, đưa tay lên xoa gáy như để kiểm soát xem thủ cấp có còn y nguyên hay không!

Việc vừa xảy ra nói thì lâu nhưng quả thật lanh lẹ như chớp mắt.

Sau khi Chu Tú Anh dùng phi đao cắt đứt dây lẵng đèn, hai người nhẹ nhàng như đôi chim én phi thân qua hành lang vào sảnh đường.

Chu Tú Anh liệng phi đao xuống giữa thồi trong lúc Đức Kiệt lột mũ Dương Trường Hỷ phóng mình đặt mũ đó lên xà nhà. Đoạn cả hai hiệp khách lại phi thân ra ngoài như hai luồng gió đen về Trà Hương quán.

Hành động mau lẹ bí mật như ma quỷ.

Giữa Trà Hương quán, anh em họ Phàn và chủ quán đang ngồi chờ ở bàn tiệc thiêu dạ thì hai dạ khách đã nhảy vụt vào như đối én liệng nhẹ nhàng không một tiếng động.

Đức Kiệt, Tú Anh treo khí giới lên tường rồi ngồi xuống, xoa tay kể chuyện lại Tú Anh mọi người nghe.

Ai nấy đều thích chí vỗ tay cười ngấy.

Chủ quán rót hai ly rượu mời :

– Xin mời nhị vị giải lao rồi nhập tiệc thôi.

Năm người cùng nâng ly uống cạn và bắt đầu ăn uống rất vui vẻ.

Chu Tú Anh nói với chủ quán :

– Bữa mai và bữa mốt, yêu cầu tiên sinh chú ý hộ chúng tôi xem Dương Tấn Đình có bồi thường cho những gia đình có người bị y giam hãm trước đây hay không. Nếu y không giữ lời hứa, chúng tôi sẽ thẳng tay trừng trị.

– Xin vâng! Nội ngoại thành tôi cũng có quen biết vài gia đình nạn nhân, để tôi dò xem thế nào và sẽ báo cáo sau.

Chu Tú Anh thấy chủ quán nhiệt tâm, nói mấy lời cám ơn.

Chủ quán vội xua tay :

– Đáng lẽ dân chúng thị trấn này phải tạ ơn Nữ hiệp mới phải. Trừ được mối hại họ Dương, công đức ấy lớn lắm. Việc tôi làm có chi đáng kể!

Phàn Thế Hùng hỏi anh em Chu gia :

– Nhị vị đã có chương trình hành động ngày mai chưa.

Chu Đức Kiệt nói :

– Ngu huynh định sáng mai đi thuyền trên Trường Giang chơi. Nếu không có việc chi gấp mời Phàn đệ và Phàn muội đi luôn thể cho vui.

– Xin vâng. Sau cuộc du thuyền, chúng ta vào nội thành chơi, nhân tiện đi thăm mấy vị đồng học với gia phụ khi trước luôn thể có được không?

– Được lắm, âu cũng là một dịp mở rộng sự quảng giáo.

Chủ quán vội nói :

– Quí vị nên tính cho kỹ. Phải phòng bị sự trở tráo của họ Dương mới được.

Phàn Mộng Liên cười :

– Tôi tính chúng không dám lật lọng. Quan Mỹ Vân phải nghĩ tới thủ cấp của ngài đáng lẽ mất từ lúc nãy giữa bàn tiệc rồi.

Chu Tú Anh nói :

– Tôi đồng ý với Phàn muội. Nếu chúng trở mặt càng dễ cho hành động không cần dè dặt. Có một điều cần tiểu tâm là nên ra tận ngoài bến xa mướn thuyền để tránh tiếng cho chủ quán là người buôn bá thường trực tại đây.

Chủ quán vội nói :

– Quí vị khỏi bận tâm. Tôi có sẵn thuyền khá lớn neo ngay phái sau nhà và đã có người tâm phúc chèo. Khỏi khúc sông gần đây vào tới Trường Giang tấp nập ngay.

Chương 5: Nhận đao Thái Bảo

Dòng Trường Giang nước chảy lững lờ, hai bên triền sông nhà cửa san sát, thuyền đủ các cỡ qua lại như mắc cửi. Tài tử giai nhân, y phục gấm vóc màu sắc rực rỡ, du thuyền không thiếu.

Chu Tú Anh hỏi :

– Người ta đi đầu về hướng này mà đông vậy.

Phàn Mộng Liên đáp :

– Họ ra bến Giang Đầu, lên núi chiêm bãi Lĩnh Sơn miếu và uống rượu ở Vạn Thảo mỹ điếm.

Từ phía trước, mấy chiếc hoa thuyền chèo ngược trở về. Anh lái chiếc thuyền đầu, tay đủng đỉnh chèo miệng hát:

Thuyền bồng trở lái Giang đầu.

Đáy sông mây lắng nhịp cầu chênh vênh.

Giang hồ sông nước lênh đênh.

Đò xuôi nước ngược, mênh mông tiếng hò…

Giọng hát thanh thanh lẫn với tiếng chèo khua nước tan trong gió nhẹ quyền hương xa, khiến triền sông đã đẹp lại trở nên thơ mộng tuyệt vời.

Không bao lâu, thuyền ghé bến Giang Đầu.

Nơi đây, hoa thuyền rực rỡ đậu tựa bến tre. Khách thập phương đi chiêm bái thần linh kẻ tới, người lui đông đúc.

Những vị lão trượng râu tóc bạc phơ như cước, sắc diện hồng hào, tay chống gậy trúc, theo sau những chú tiểu đồng xinh xắn tóc gọt trái đào…

Đây những mặc khách thi nhân, giải mũ xanh nhẹ bay trước gió, đủng đỉnh văn thơ đầy túi, rượu ngát lưng bầu, người nào cũng tuấn tú thanh tao…

Kìa những giai nhân tuyệt sắc, xiêm y rực rỡ, mấy giải lụa nhẹ bay như cánh bướm rỡn hoa xuân. Dáng điệu khuê các, gót sen đủng đỉnh, các nàng theo sau mấy bà lão mẫu, nét mặt vô cùng nghiêm khắc.

Linh Sơn thần miếu cổ kính quyện đầy hương khói, xây bằng ngói ống gạch hoa ở ngay chân núi Giang Đầu vách đá trắng chênh vênh, dưới những bóng tùng cao ngất.

Hai họ Chu, Phàn sau khi đã dâng hương, theo đường mòn ven núi lên tới một khu đất rộng rãi mọc đầy đào hồng, mai trắng, cúc vàng, hai đường đỏ ối và nhiều thứ bông khác nhau màu sắc lung linh, hương quyện ngạt ngào. Mấy mái đình ngói đỏ mái cong nối liền với nhau bởi những dãy hành lang khúc khuỷu mỹ miều. Giữa các huê viên kỳ lạ ấy, trồng một cây cột cao ngất trên ngọn phất phới lá chiêu bài xanh chữ trắng Vạn Thảo Điếm.

Khách ăn đông đảo. Đình nào cũng có tỳ bà muội đờn ca réo rắt nhặt khoan làm vui tai thực khách.

Chu Đức Kiệt đi trước tìm căn đình ít người chọn một thồi giáp với lan can. Chu Tú Anh chỉ tay bảo mọi người:

– Hoa Bắc non cao rừng rậm hùng vĩ, miền Nam đất rộng dân nhiều phồn thịnh, kìa trông dòng sông xanh quanh co chẳng khác chi con thanh long uốn khúc mà vẩy bạc lấp lánh là những đợt sóng nhô lăn tăn phản chiếu nắng hồng.

Chu Đức Kiệt gật gù nói tiếp :

– … Và Trấn Giang là cả một thị trấn bằng hoa, muôn nghìn màu sắc!…

Phàn Thế Hùng cười khanh khách.

– Còn nhị vị là đôi kiếm khách có tâm hồn thi nhân.

Phàn Mộng Liên nhìn anh mỉm cười :

– Chứ không ư! Thi nhân kiếm khách khác chi nhau? Một đăng dùng bút ngọc hoa tiên ca ngợi cảnh đẹp của đất nước. Một bên lấy thần kiếm uy linh hoa lên những đường gươm chớp giật như đượm vẻ hùng khí non sông, tài an bang tế thế có thể làm nghiêng ngửa cả sơn hà.

Bốn người nâng ly mời nhau khúc khích cười.

Bỗng Chu Tú Anh đưa mắt bảo ba người :

– Coi kìa! Hai hòa thượng kia chắc không phải tay vừa.

Chu Đức Kiệt và anh em họ Phàn cùng nhìn ra phía cửa thấy hai vị hòa thượng vóc người to lớn, đầu trọc lốc nhẵn bóng, mắt lồi mày chổi xễ xếch ngược, diện mạo hung dữ. Người đi trước vận áo cà sa màu xám tro trên lưng đeo chiếc nón lá rộng trùm ra ngoài cây doãn đao cán lộ qua vai. Người đi sau chống câu thuyền trượng bằng sắt nặng nề.

Hai hòa thượng dựng nón lá và đao, trượng vào góc đình kéo ghế ngồi xuống thồi gần đó, gọi rượu uống.

Họ vừa uống rượu, vừa đưa mắt sắc như dao nhìn kháo mọi nơi, hễ thấy thồi nào có gái đẹp là trố mắt nhìn không hề ngượng nghịu.

Các thiếu nữ, thiếu phụ vô tình gặp mấy luồng nhỡn quang ấy đều đỏ mặt cúi gằm.

Hai hòa thượng nhìn tới thồi bọn Chu Đức Kiệt thấy bốn món võ khí dựng bên lan can thì thầm bảo nhau mỉm cười. Nhưng vẫn lấm lét không rời bỏ được sắc hoa nhường nguyệt của Chu Tú Anh và Phàn Mộng Liên.

Mộng Liên kín đáo hỏi :

– Gớm khiếp chắc chắn hai ông hổ mang, không sai.

Phàn Thế Hùng nói với họ Chu :

– Tôi lên Trấn Giang đi dâng hương đền chùa miếu mạo đã nhiều mà chưa hề gặp bọn này. Có lẽ họ từ xa tới.

Chu Đức Kiệt mỉm cười :

– Trong chốn giang hồ gặp giới tu hành kiểu này cũng khá nhiều và cũng lắm tay võ dũng công phu rất đáng kể, hiềm vì họ đi sai đường lạc lối.

Chu Tú Anh nín thinh nghe ba người đàm luận, thản nhiên như không để ý tới mọi việc chung quanh:

Phàn Thế Hùng hỏi Đức Kiệt, Tú Anh :

– Chuyến này anh em tôi đi Dương Châu thăm cô mẫu, nếu không có việc gì cần gấp, mời nhị vị cùng đi luôn thể được không?

Đức Kiệt nhìn Tú Anh hỏi ý kiến.

Tú Anh đáp :

– Anh em tôi xuống Hoa Nam chuyến này chỉ có mục đích nhàn du. Gót giang hồ bất định sẽ đặt khắp cõi Giang Nam và non nước Ngũ Hồ. Dương Châu cũng như Tô, Hàng, danh lam thắng cảnh đầy rẫy. Chúng ta cùng đi càng hay và bái yết cô mẫu luôn thể.

Phàn Mộng Liên mừng rỡ.

– Ồ! Thế thì hay quá. Tiểu muội đang lo mai mốt phải cùng Nữ hiệp chia tay, nay được cùng đi thì sảng khoái quá chừng. Mối tình chị em đã lưu luyến nay lại càng khăng khít, tiểu muội chẳng nỡ rời tay.

Chu Tú Anh đăm đăm nhìn Mộng Liên, mỉm cười :

– Thân muội đa tình, đa cảm quá rất đáng yêu. Nhưng thế nào cũng phải trổ tài Song Đao Nữ, Tú Anh xem một phen thì tôi mới chịu chứ.

Nói đoạn liếc nhìn Chu Đức Kiệt khúc khích cười. Phàn Mộng Liên sắc diện ửng hồng, e thẹn khiến nàng đã đẹp lại càng tăng vẻ yêu kiều. Chu Đức Kiệt đăm đăm nhìn cặp nhạn chắp cánh bay liệng trên nền trời xanh biếc. Chu Đức Kiệt ác nghiệt nói tiếp :

– Và bao giờ Song Đao Nữ ở riêng đây? Chắc hẳn ý trung nhân cũng phải là bực anh hùng hào kiệt mới bỏ công luyện tập của khách má hồng.

Phàn Mộng Liên đỏ ứng như trái đào chín, miệng hoa chúm chím :

– Gớm Nữ hiệp cứ giỡn hoài khiến tiểu muội cảm thấy tài hèn sức kém.

Chu Đức Kiệt phá ngang :

– Hiền muội Tú Anh quá chén say hay sao mà hôm nay nhiều lời đặc biệt. Để Phàn cô nương yên thân giây phút không được sao, giỡn hoài thôi! Nào bây giờ có say rồi, liệu trở về còn vào thành nội chứ.

Chu Tú Anh cả cười, dùng tiếng lóng giang hồ nói lớn :

– Hiền huynh nói trúng lắm. Vì say nên tiểu muội nóng máu muốn lấy thủ cấp của hai kẻ hỗn xược.

Câu nói có sức bén của một mũi kiếm khiến hai hòa thượng nghe thấy giật mình nhìn lại, nhưng gặp ngay phải luồng nhỡn quang anh thư điện tử của Lam Y nữ hiệp nên lại vội vàng quay đi nơi khác tảng lờ như không nghe thấy gì cả.

Các thực khách lân cận không hiểu câu nói lóng nên ngẩn ngơ coi khá tức cười. Phàn Thế Hùng gọi tửu bảo trả tiền, rồi bốn người nhấc khí giới đủng đỉnh ra khỏi đình trước những con mắt tò mò của mọi người.

Bọn Chu, Phàn bốn người về Trà Hương quán bỏ thuyền lại bến rồi mới vào thành, la cà thăm viếng Lâm đ*o Thành và Thái Kiến Khương là bạn đồng học trên Tung Sơn Thiếu Lâm tự của cố phụ anh em Phàn gia.

Lâm đ*o Thành lưu khách lại dùng bữa tối nên mãi khuya bọn Chu Đức Kiệt mới về Trà Hương quán.

Chủ quán chờ bốn người, đon đả nói :

– Vụ đại náo Xuân Phong quán dân chúng toàn thể Trấn Giang chỗ nào cũng đồn đại và lấy thế làm sảng khoái.

Họ Dương không hành động gì cả, có lẽ họ đã biết e sợ sau việc hành động của nhị vị kiếm khách qua đêm.

Chủ quán ngẫm nghĩ giây lát rồi nói tiếp :

– À còn việc này nữa. Người ra đồn rằng bên Đề đốc biết rõ vụ Xuân Phong quán nên trực tiếp can thiệp, bởi vậy quan Tổng trấn mới đình chỉ việc khám xét vô lối trong ba ngày Quốc Khánh đại hội.

Chu Tú Anh nói :

– Còn đêm nay nữa hết kỳ hạn định. Nếu nội ngày mai, Dương Tấn Đình không theo đúng điều kiện, tôi sẽ có biện pháp trừng trị bắt y phải theo lời mới thôi.

Chu Tú Anh có ý thử tài anh em họ Phàn nên sang đầu canh ba, bảo Thế Hùng, Phàn Mộng Liên :

– Rỗi rãi, chúng ta vào phủ Tổng trấn thám thính qua loa xem có gì lạ không?

Anh em họ Phàn nhận lời. Bốn người bèn thay y phục dạ hành, nhảy qua cửa sổ ra ngoài. Bọn Chu Đức Kiệt đã biết đường nên cứ theo lối đêm qua phóng mình như hai vệt đen. Lúc tới chân thành, anh em Chu gia nhìn lại thấy Phàn Thế Hùng và Phàn Mộng Liên bị cách một quãng dài đứng lại chờ. Phàn Thế Hùng nói :

– Nhị vị phi hành tới mực tuyệt luân, tụi tôi theo không nổi.

Chu Tú Anh nói :

– Tôi nói thiệt thà đừng có buồn. Phi hành thuật của nhị vị khá lắm rồi, không nên so sánh với chúng tôi đã mất công phu mười mấy năm trời theo thầy vào núi. Nào ta đi.

Nói đoạn cầm tay Phàn Mộng Liên nhảy vụt lên mặt thành đáp xuống nóc nhà, lẻn vào dinh Tổng trấn. Đức Kiệt, Tú Anh cố ý phi hành chậm lại, Thế Hùng và Mộng Liên theo đều.

Tư dinh Dương Trường Hỷ không có tiếp tân như đêm qua nữa nên đèn đuốc bớt sáng. Sự canh phòng tuy cẩn mật nhưng không đến nỗi náo động.

Bốn người đáp mình từ tường hoa chuyển sang cây hòe lớn trước sảnh. Cửa lớn ra vào đã đóng, song cửa sổ còn mở. Bên trong, vợ chồng Dương Trường Hỷ và Tấn Đình ngồi quanh chiếc thồi nhỏ nói chuyện. Cả ba người sắc diện đều nghiêm trọng. Chu Tú Anh rút phi đao ra nói nhỏ.

Cảnh cáo chúng một lần để khỏi quên thi hành điều kiện ngày mai.

Phàn Thế Hùng cũng muốn trổ tài phi đao đã đem lại cho chàng tước hiệu Phi Đao Thái Bảo, bèn ngăn lại :

– Để việc này lại phần tôi, giết gà cần chi đến đao mổ trâu.

Nói đoạn, Thế Hùng rút ở đai lưng ra một ngọn Liễu Diệp đao tay một cái. Liễu Diệp đao bay biến cắm phập ngay chính giữa thồi khiến vợ chồng Dương Trường Hỷ và Dương Tấn Đình giật mình kêu lên một tiếng…

Chu Tú Anh nói nhỏ :

– Thôi đi.

Thế là bốn người chuyền xuống tường ào nhảy ra ngoài, theo về Trà Hương quán.

Trong quán đã đi ngủ cả. Chu Tú Anh bảo thế Hùng :

– Lối phóng Liễu Điệp phi đao của Phàn gia hay lắm, rất đáng tước hiệu.

Thế Hùng nói :

– Tài mọn có chi đáng kể.

Chu Tú Anh lắc đầu :

– Chỗ người nhà, không cần khiêm tốn. Công phu của nhị vị khá lắm không hổ danh hiệp sĩ. Chẳng nên ví với kiếm khách, vì thật ra, trong thế gian này những nhân vật ấy có được bao người? Tuy tôi còn ít tuổi nhưng theo kinh nghiệm xét đoán không trật đâu.

Ai về phòng ấy. Đức Kiệt và Tú Anh ngồi định vận khí hồi lâu mới lên giường đi nghỉ.

Hôm say, bốn người cùng ở lại Trà Hương quán suốt ngày đàm luận cổ kim, võ nghệ. Anh em Chu gia thấy họ Phàn rất tinh thông thì có ý mừng thầm không đến nỗi uổng công giao kết.

Phàn Thế Hùng vội ôm lấy đoản đao và cặp song đao đưa cho Đức Kiệt và Tú Anh xem, lật đi lật lại, thấy trên bản đao cây nào cũng có khắc hai chữ Tung Sơn. So với cây Thất Tinh đao và cây Thái Dương kiếm của anh em Chu gia thì ba cây đao Tung Sơn này tuy không phải là báu vật đúc bằng vàng với thép luyện theo phương pháp đặc biệt của kiếm gia ứng với khí tám phương, tinh hoa sáu cõi, chém sắt như chẻ tre, lấy đầu người không vấy máu, lưỡi có ánh hào quang lóng lánh khí tỏa lạnh người, nhưng cũng là thứ khí giới tốt được lò Thiếu Lâm tự luyện lọc cẩn thận nên sắc bén vô cùng.

Phàn Thế Hùng nói :

– Cây đoản đao này của gia phụ dùng khi trước do Thiếu Lâm tự tặng khi người hạ sơn. Còn cặp song đao thì mãi về sau gia phụ nhờ lò Tung Sơn đúc hộ cho Mộng Liên dùng.

Xẩm tối hôm ấy, chủ quán cho hay rằng trong mấy gia đình quen biết mà trước kia là nạn nhân của Tham Hoa Quỷ Dương Tấn Đình thì đã có một gia đình nhận được tiền bồi thường. Theo lời đồn, Họ Dương giao việc đàn chay cho chùa Viên Sơn. Còn Xuân Phong quán thì đã hoàn toàn đóng cửa từ hôm nọ. Quán ấy hiện thời bỏ trống: Bọn Trư Diện Thử đã rút cả về dinh Tổng trấn.

Chu Tú Anh cười :

– Họ Dương khôn hồn biết điều rồi. Mai chúng ta lên đường Dương Châu chứ.

Phàn Thế Hùng đáp :

– Vâng sớm mai lên đường. Việc ở Trấn Giang thế là tạm chấm dứt.

Chủ quán vội nói :

– Quí vị hãy nán lại chơi Trấn Giang vài bữa nữa rồi hãy đi. Nhất là nhị hiệp khách từ Hoa Bắc xuống đây, cần gì vội vàng.

Chu Đức Kiệt đáp :

– Chúng tôi không bận việc thật, nhưng nhị vị Phàn gia đây cần đi Dương Châu có việc nhà, nên chúng tôi đi cùng cho có bạn đồng hành. Bữa nào có dịp qua Trấn Giang sẽ xin tới thăm.

Sáng hôm sau, bốn người từ giã chủ quán Trà Hương quán, lên ngựa thẳng đường sang Dương Châu.

Avatar

Các bạn đăng ký thành viên hội nhé…!
→Free vip→Đọc và nghe audio truyện/ 0 quảng cáo→Yêu cầu truyện / Ưu Tiên♥Ngoài ra AudioSite là Website do hội Mê Đọc Truyện thành lập – chính vì vậy Đọc Truyện trên website giảm 90% xuất hiện quảng cáo nhé !