Hồ Tuyệt Mệnh Audio Podcast
Hồ Tuyệt Mệnh Phần 4
❮ sautiếp ❯CHƯƠNG 10 – NHÂN ĐÊM TỐI
Sau ngày Na Lan phát hiện ra cái chết của Ninh Vũ Hân, nếp sinh hoạt của cô bị xáo trộn mất hai hôm, nhưng rồi mọi sinh hoạt lại trở về bình thường. 8 giờ xuất phát, chạy bộ, rồi bơi.
Bơi xong, cô không trở về ký túc xá mà ra khỏi cổng trường, đi thẳng đến trường cấp III trực thuộc Đại học Giang Kinh. Cổng trường đóng im ỉm, cổng sắt nhỏ bên cạnh cổng chính cũng đóng. Theo chỉ dẫn của cậu học sinh kia, Na Lan đi qua con đường nhỏ vòng đến cổng sau của trường. Quả nhiên thấy đèn thắp sáng trưng, bên chiếc xe tải chở bê-tông có vài công nhân đang làm việc. Cổng sau để mở.
Cô bước vào cổng sau rồi đi dưới bóng các hàng cây bên cạnh công trường, bước vào khu vườn trường yên tĩnh.
Nó quá yên tĩnh. Tại sao? Na Lan cảm thấy không chỉ có mình cô đang rảo bước trong bóng tối. Cô thậm chí nghe thấy những tiếng lạo xạo vọng ra từ các khóm cây.
Chợt thấy một bóng đen. Nhưng đó là một chú mèo hoang đi kiếm thức ăn.
Linh tính bỗng mách bảo một sự chẳng lành.
Khu văn phòng của trường cấp III là một tòa nhà năm tầng đồ sộ.
Na Lan bước đến cửa tầng trệt, đẩy cửa, cửa khóa chặt. Cô nhìn xung quanh, phát hiện ra một ô cửa sổ bị vỡ kính, mỗi cạnh chừng nửa mét, vẫn đang lởm chởm các mảnh kính nhọn sắc. người không thể chui lọt. Cô thò tay vào phía trong, sờ thấy cái chốt sắt của cảnh cửa, cô văn sang một bên thì mở được.
Cho đến lúc này, cô nhận thấy các chi tiết mà cậu học sinh kia miêu tả đều rất chuẩn. Sau này cậu ta viết truyện kinh dị chắc chắn sẽ áp đảo Tần Hoài của trường phái uyên ương hồ điệp.
Na Lan trèo qua cửa sổ, mùi xú uế bên trong xộc vào mũi, cô cố nín thở. Lần đầu tiên cô trèo cửa sổ vào nhà vệ sinh nam, mong sao đây cũng là lần cuối cùng. Ra khỏi nhà vệ sinh, cô mới dám thở, rồi bước lên tầng 3.
Hành lang, cầu thang đều tối om và yên tĩnh. Chân đi giày thể thao coi như không gây tiếng động, nhưng bước trong này lại nghe quá rõ. Cô tự nhủ ở đây không có người, mình chẳng phải lo ngại gì, vừa đi vừa hát cho đỡ sợ cũng không sao.
Cô bỗng nhận ra rằng có lẽ mình cần phải “lên gân” thật! Bóng tối có sức mạnh như muốn nuốt chửng ta, gây cho ta áp lực rất khó lường và không thể chuẩn bị trước về mặt tâm lý.
Thực ra bóng tối không đáng sợ, một mình đi trong bóng tối cũng không sợ, chỉ sợ ở đây còn một người nữa.
Cô không bật đèn vì ngại tổ bảo vệ chú ý. Cô mở ba lô lấy ra chiếc đèn pin, luồng ánh sáng rọi lên phía trên các cửa phòng ở hai bên: Tổ Toán, tổ Lý, phòng Chính trị, phòng Khảo thí… Phòng ngữ văn đây rồi.
Xoay núm cửa. Thấy không nhúc nhích, Na Lan bèn lục lấy chiếc chìa khóa mà cậu học sinh đưa cho, tra vào ổ và mở được ngay. Đúng là ổ khóa rất đơn giản.
Đứng trong căn phòng cũng tối ôm, Na Lan không nhận ra bàn nào là của Ninh Vũ Hân. Cô ta đã thôi việc thì hai chiếc bàn to kê giữa phòng chắc là của hai giáo viên khác. Cô lia đèn sang các bàn kê sát tường, nhìn thấy một chiếc bàn có bức ảnh Ninh Vũ Hân và hai người lớn tuổi, chắc là cha và mẹ cô. Nụ cười của ba người như phát sáng trong đêm.
Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, một thảm kịch không sao tưởng nổi!
Chiếc bàn sạch sẽ ngăn nắp, chứng tỏ mấy hôm nay không ai đụng đến. Bên công an nắm được quá trình công tác của Ninh Vũ Hân nhưng chắc không ngờ cô ấy đã nghỉ mà bàn làm việc vẫn còn ở đây.
Ngăn kéo hai bên bàn không khóa, Na Lan léo ngăn bên trái ra, soi đèn pin, có vài cuốn vở soạn bài trống trơn, một số vật dựng văn phòng, một lọ nước hoa, không cần mở ra cũng biết đó là mùi oải hương. Ngăn kéo bên phải là vài thứ quần áo: một quần bò, một áo phông dài tay, một mũ vải. Ngăn kéo bị khóa chính là ngăn ở chính giữa sát mặt bàn.
Na Lan lấy chiếc thẻ bơi nhà trường phát cho, lách vào khe phía trên rồi ấn xuống “tách” một cái, lôi được ngắn kéo ra. Bên trong chỉ có một thứ: sổ tay thời gian biểu các chuyến tàu hỏa Quảng Châu, in mùa hè năm nay. Có lẽ ở đây chẳng có bí mật gì. Nhưng tại sao thứ này phải khóa lại? Cô mở ra xem thì một mảnh giấy rơi xuống.
Một tấm vé tàu hỏa từ Giang Kinh đi Quảng Châu.
Soi đèn nhìn kỹ, đó là vé hôm kia, tức hôm sau ngày Ninh Vũ Hân chết.
Trước khi chết, Vũ Hân định đi thành phố hoa lệ ấy. Nếu thực hiện được, đương nhiên là tốt, né tránh những phiền hà của báo chí lá cải với bao chuyện thị phi.
Nhưng tại sao phải khóa tấm vé ở đây?
Na Lan lại giở cuốn sổ thời gian biểu tìm xem có gì lạ nữa không, thì nghe thấy tiếng xoay núm cửa văn phòng, rất khẽ. Tim cô đập dồn dập. Đúng thế, trong đêm tối không chỉ có một mình cô.
Cửa đang khóa, người ấy văn núm nhưng không mở được. Nếu xô cửa thì chỉ cần hai giây, nhưng tổ Bảo vệ sẽ biết ngay nếu họ chưa ngủ say. Nếu dùng cách chuyên nghiệp hơn để mở thứ khóa đơn giản này thì chỉ mất mười giây là cùng. Cửa đã mở, một bóng đen xuất hiện. Vì người ấy mặc đồ đen, hoàn toàn nhòa vào bóng tối nên thực ra cũng chẳng phải “bóng đen” nữa.
“Gã’ ấy bước vào phòng, bước chân êm ru không một tiếng động. Đến lúc gà lên tiếng thì chắc cô gái Na Lan sẽ phải hối hận, lẽ ra không nên đến đây tìm các di vật, và hơn nữa là có thể “soi thấy” Ninh Vũ Hân.
Nhưng Na Lan không còn ở trong phòng nữa.
Gã soi đèn pin, nhìn thấy ngắn kéo của cái bàn kê sát tường đang mở. Gã bước lại, nhìn thấy tấm ảnh gia đình Vũ Hân. Khốn kiếp, ngăn kéo trống không!
Gã lia đèn pin khắp phòng, không thấy Na Lan nhưng nhìn thấy cái cái cửa!
Thì ta phòng này thông sang các phòng khác! Một bên phải, một bên trái. Có lẽ con bé kia chạy sang phòng liền kề rồi trốn mất. Gã bước vào cửa gần bàn làm việc của Vũ Hân, ngay sau đó nghe thấy tiếng mở cửa ở một nơi không xa.
Đúng là Na Lan đã sang phòng bên cạnh, đang chạy ra ngoài.
Gã rảo bước đuổi theo, tin rằng Na Lan không thể chạy thoát khỏi bản tay gã, đúng ra là bàn tay bọn họ. Đồng bọn của gã đang chờ ở cửa sổ nhà vệ sinh để đón lõng Na Lan.
Na Lan hồng hộc thở gấp, mải miết chạy trong bóng tối. Thoạt đầu đã sợ, bây giờ còn sợ gấp bội. Đây là lần đầu tiên trong đời cô biết đến cảm giác bị săn đuổi truy sát.
Cái gã đến “tìm Na Lan rất chuyên nghiệp, chân bước hay mở khóa đều nhanh và không tiếng động. Bây giờ đã đã chạy hết hành lang, ra đến cửa khu nhà.
Gã không lên tiếng, nhưng không hiểu vì sao Na Lan cảm thấy sự tự tin và uy lực trong từng bước chân: “Ngươi không thể thoát.” Lẽ và chỉ vì một tấm vé tàu hỏa?
Nhưng khát vọng sinh tồn đã thay thế cho nỗi sợ hãi. Cô bình tĩnh, nhanh nhẹn quay lại theo lối cũ, chấp nhận ngửi mùi xú uế. Chắc cửa sổ kia vẫn mở.
Gã nghe thấy tiếng bước chân của Na Lan, thật nhanh nhẹn, thật xứng với một cô gái ham tập luyện. Khi đuổi theo đến cầu thang của khi nhà thì nghe thấy tiếng sập cửa “sầm” một tiếng, đúng là ở phía nhà vệ sinh. Con bé ấy đang quay lại lối cũ.
Gã chạy nhanh mấy bước, đến nhà vệ sinh nam. Cánh cửa còn đang khẽ rung, chứng tỏ con bé đã vào, có lẽ đã chạy đến cửa sổ.
Đẩy cửa, vào nhà vệ sinh. Không có ai. Chắc nó đã trèo qua cửa sổ, sa lưới đồng bọn của gã. Thật đáng tiếc, hai người đẹp Ninh Vũ Hân và Na Lan đều chóng vánh chung kết cục.
Gã đến trước cửa sổ thì thấy đồng bọn đang đứng trơ khấc, hình như không xảy ra chuyện gì.
Đúng là không xảy ra chuyện gì thật.
Na Lan không trở ra theo đường cũ.
Đồ khốn! Gã lầu bầu, quay người bước ra, rồi sang nhà vệ sinh nữ.
Cửa sổ mở toang, gã nhác thấy bóng Na Lan biến mất đằng cổng sau của trường.
Na Lan chạy ra khỏi cổng, nhìn thấy công trường bãi đỗ xe và nhìn thấy ánh sáng. Cô định thần, đã hơi yên tâm nhưng không giảm tốc độ. Cô lao vào khoảng tối, vòng qua công trường rồi vào con đường nhỏ. Ngoái lại nhìn không thấy ai bám theo, cô thở phào.
Nhưng cô không thể thở hít bình thường.
Vì đầu đường trước mặt có chiếc ô tô đang mở hết tốc lực phóng đến, nhằm thẳng vào cô. Đường hẹp chỉ đủ cho một chiếc ô tô chạy, một bên là tường bao của trường cấp III, bên kia là tường bao của tiểu khu, Na Lan hết cách lựa chọn.
Điều duy nhất cô làm được là quay đầu bỏ chạy, nhưng chiếc xe phóng quá nhanh, có lẽ cô chưa kịp chạy đến công trường thì đã biến thành oan hồn. Nhưng đâu còn thì giờ cân nhắc gì nữa, cô đành chạy như bay, thậm chí không kịp kêu cứu, mắt quan sát thật nhanh hai bên đường.
Chiếc xe ấy phóng nhanh hơn cô tưởng tượng, đèn pha chói mắt soi sáng con đường dẫn tới địa ngục. Chỉ trong chớp mắt Na Lan trở thành người bị hại của vụ đâm xe.
Nhưng đúng lúc nó tông vào cô thì cô biến mất.
Vào giây phút nguy cấp, Na Lan áp người vào bước tường của tiểu khu, nhân đà đang chạy cô tung mình lên bám lấy đầu tường.
Chiếc xe du lịch chạy xẹt qua người cô, tiếng bánh xe rít lên, phanh kít lại.
Xe dừng hẳn được thì Na Lan đã chạy về phía đầu đường. Chiếc xe chạy tiếp rồi quay đầu, nhưng đã muộn. Khi chiếc xe không biển số ấy quay trở lại đầu đường thì Na Lan đã biến vào đám đông người đi chơi tối trở về dưới ánh đèn nê-ông.
Suýt nữa thì mất mạng.
Đó là ý nghĩ đầu tiên của Na Lan sau khi nhịp tim chậm lại và tâm trạng đã bình tĩnh.
Mình đã làm gì? Kẻ nào muốn mình đi theo Ninh Vũ Hân? Vậy là cái chết đang rất nhanh tìm đến cô.
Kẻ nào đã tấn công mình? Hắn, hoặc bọn chúng, tại sao lại biết chuyến đi của mình tối nay? Chúng đã theo dõi, từng hành động của mình đều lọt vào tầm ngắm của chúng. Trước đây Ninh Vũ Hân theo dõi mình, bây giờ là bọn người hung ác đang bám theo mình.
Nghĩ đến cảnh có kẻ theo dõi mình trong bóng đêm, Na Lan thấy sởn gai ốc.
Cô lấy di động ra định kể với Ba Du Sinh về sự việc tối nay, nhưng lại do dự: mình nên nói thế nào? Cô hình dung anh sẽ căn vặn “Tại sao đêm hôm dám một mình đi vào văn phòng của họ, cô đã tìm thấy cái gì, sao dám mạo hiểm như vậy…”
Đúng, tại sao mình phải mạo hiểm như vậy?
Na Lan, ngươi hãy trở về ký túc xá làm xong bản luận văn tốt nghiệp, hãy quên gã Tần Hoài, đừng làm cái việc gọi là trợ lý ấy nữa.
Và ngồi mà chờ chết?
Lòng trĩu nặng, cô chưa thể bình tĩnh sau chuyện kinh hoàng vừa rồi, và hoàn toàn không còn cảm giác an toàn nữa. Đã có kẻ lẻn vào ký túc xá của cô, đã có kẻ giết hại Ninh Vũ Hân trước khi cô đến nơi, đã có kẻ đêm tối bám theo cô để “đánh cắp” và suýt sát hại cô.
Kết luận chỉ có một: cô phải biến mất.
CHƯƠNG 11 – MÔI SON TÓC NGẮN, XUỐNG LĨNH NAM
Ở Giang Kinh, Na Lan có duy nhất một người bà con là ông anh họ Thành Tuyền – một nhà kinh doanh địa ốc thường thường bậc trung, nhận được điện thoại của Na Lan, anh nằng nặc bảo cô đến nhà anh mà ở. Na Lan ngẫm nghĩ, chưa rõ kẻ theo dõi đã biết những gì về cô, nhưng chắc gã biết cô có người anh họ Thành Tuyền. Nếu cô đến đó sẽ gây phiền hà cho anh. Bởi vậy cô nói mình muốn ở một nơi “thanh tĩnh”. Thành Tuyền rà soát sổ sách, rồi bố trí cô đến ở một căn nhà “làm mẫu” mới xây dựng.
Na Lan đến trung tâm thương mại trước giờ đóng cửa, dùng thẻ ngân hàng rút một ít tiền, mua một lô quần áo để tiện thay đổi giặt giũ, sau đó đi taxi đến khu nhà mới của công ty Thành Tuyền. Các phòng ban, tổ bảo vệ đều đã được thông báo, họ trao chìa khóa căn nhà mẫu cho Na Lan rồi đưa cô lên tầng, hết sức chu đáo.
Anh bảo vệ đi rồi, Na Lan chốt chặt cửa ra vào và cửa sổ lại. Cô thấy tim mình vẫn đập nhanh khác thường.
Gắng trấn tĩnh, cô ngồi vào bàn, bật đèn rồi mở cuốn sổ nhỏ ghi thời gian biểu tàu hỏa mà Ninh Vũ Hân để lại.
Lúc này cô mới nhận ra có một trang gấp góc để đánh dấu.
Bút đỏ khoanh tròn: 8 giờ 46 phút, chuyến tàu N621, từ ga phía đông Quảng Châu đi Sán Đầu. Ở hàng chữ ghi tên các ga, bút đỏ lại khoanh “ga Mai Châu”, 14 giờ 11 phút đến.
Cô nhìn tấm vé kẹp trong cuốn sổ thời gian biểu, rồi tra cứu giờ. Tàu cao tốc Giang Kinh – Quảng Châu, 20 giờ 30 phút đến Quảng Châu. Cô nhắm mắt tưởng tượng hành trình chưa thực hiện của Ninh Vũ Hân: từ Giang Kinh đi Quảng Châu, xuống tàu, ngủ khách sạn một đêm, rồi đi taxi đến ga phía đông Quảng Châu, hai giờ chiều hôm sau đó sẽ đến Mai Châu thuộc Quảng Đông.
Tại sao Vũ Hân lại đi Mai Châu?
Cô nhớ đến mấy thứ quần áo mà Vũ Hân để trong ngăn kéo làm việc, liên hệ với tấm vé này. Có lẽ, Vũ Hân định xuất phát từ trường học… ở trường, cô thay quần áo khác lạ, đội mũ che nắng, ra khỏi trường bằng cổng sau rồi ra ga tàu… Có thể là cô đã cảm thấy mình bị theo dõi nên mới làm thế để tiện lên đường.
Rõ ràng là Vũ Hân không muốn ai biết mình đi Mai Châu.
Tại sao đi Mai Châu?
Na Lan bỗng nhớ đến cuộc nói chuyện với Ba Du Sinh. Cô nhấc máy gọi điện cho bảo vệ: “Xin hỏi, quanh đây có chỗ nào có mạng?”
“Lên mạng?” Muộn thế này cô còn muốn chat, hay muốn chơi game Warcraft?” Anh bảo vệ hơi ngạc nhiên.
“Muốn tra cứu thư tín.”
“Phòng trực ban của tôi có băng thông rộng, miễn là cô không chat hoặc chơi game…”
“Vâng, tôi xuống ngay.”
Sau khi trở lại phòng, Na Lan quyết định ngày mai sẽ đi Quảng Châu.
Vì cô đã tra mạng, biết rằng huyện Mai của thành phố Mai Châu – Quảng Đông gần trăm năm qua xuất hiện hai nhân vật lẫy lừng, đó là khai quốc công thần nguyên soái Diệp Kiếm Anh và vị phú thương hàng đầu Khách gia là ông Quảng Cảnh Huy.
Tuy đã đi khỏi huyện Mai rồi phất lên, ông Quảng Cảnh Huy vẫn làm nhiều việc từ thiện dành cho cố hương, giới truyền thông địa phương luôn ca ngợi ông hết lời. Na Lan rất chú ý đến một bài báo miêu tả ông không bao giờ quên gốc tích, hàng năm vào dịp Thanh Minh và tiết Trùng Dương ông đều ăn mặc giản dị trở về quê trồng liễu, tảo mộ thắp hương lễ tổ. Phần mộ nhà họ Quảng đặt ở huyện Mai.
Tại sao Ninh Vũ Hân lại muốn về quê ông Cảnh Huy – cũng thức là quê của Quảng Diệc Tuệ vợ Tần Hoài?
Lẽ nào cô đang điều tra nguyên nhân cái chết của Diệc Tuệ?
Phải chăng Ninh Vũ Hân định nói với mình những chuyện liên quan đến cái chết của Diệc Tuệ?
Dù sao Na Lan cũng tin rằng cô gái thông minh Ninh Vũ Hân không thể đi một cách mù quáng. Có lẽ mình phải đến tận huyện Mai thì mới mong tim ra đầu mối.
Trời chưa sáng, anh bảo vệ tiểu khu đang ngái ngủ nhìn thấy chiếc taxi chờ ngoài cổng chính, nhưng anh không mấy chú ý. Anh đang nhớ đến cô gái chân dài mà anh đón tiếp tối qua. Anh đang suy đoán về cô ta. Nghe nói chính ông chủ khu nhà này đã bố trí cô ta đến ở. Tối khuya, ông chủ tuổi trung niên bệ vệ ấy “sắp xếp” người đẹp bồ nhí mà không thấy mò đền để cùng qua đêm? Không hiểu sao anh cảm thấy cô nàng không giống như các bồ nhí, có lẽ là do khí chất… cô ấy giống như một sinh viên. Nhưng, đâu phải không có sinh viên là bồ nhí? Có thừa ấy!
Một cô gái dong dỏng bước lên taxi, anh bảo vệ thấy tỉnh táo hơn. Ai thế nhỉ? Mình chưa thấy bao giờ. Tiểu khu này mới đưa vào sử dụng, tuy đã có người ở nhưng rất lèo tèo, anh hiếm khi bỏ qua bóng em nào có chút nhan sắc. Anh chỉ nhìn thấy lưng cô này, dáng người hơi giống cô sinh viên bồ nhí tối qua, nhưng vẫn khác hẳn. Người đẹp tối qua mặc sooc, tóc đen dài buộc đuôi ngựa, không son phấn, không đeo trang sức, không õng ẹo cám dỗ. Con cô này mặc quần bò trễ lưng bó sát, nổi bật đôi chân thon dài, tóc nhắn nhuộm nâu nhạt, tai đeo vòng vàng to đùng, không nhìn thấy mặt nhưng anh có thể tưởng tượng ra phấn son trang điểm đều là hàng nhập khẩu.
Qua cửa kính, anh cũng nhìn thấy căn phòng tối qua cô gái kia ở: hai cửa sổ vẫn buông kín rèm, chắc chủ nhân còn đang say giấc nồng. Anh lại tiếp tục ngủ gà ngủ gật. Mãi nửa giờ sau đó, anh mới bị tiếng chuông điện thoại đánh thức.
“Chào anh, tôi đây.” Giọng cô gái tối qua.
“À, chào cô.” Anh bất giác chỉnh lại cái mũ cho ngay ngắn, mỉm cười với ống nghe.
“Tôi đã ra ngoài…”
“Vâng, vâng, tôi ra ngay.”
“Không cần. Tôi đã ở trên đường rồi. Vừa nãy thấy anh đang ngủ gật nên không tiện quấy rầy. Chìa khóa nhà, tôi bỏ vào thùng thư trước cửa căn hộ.”
Anh bảo vệ hơi thất vọng, đờ người ra, quên cả đặt điện thoại xuống. Anh bỗng có cảm giác, biết đâu cô gái tóc ngắn mặc sooc kia chính là cô gái tóc dài đến tối qua?
Mắt đeo kính râm, Na Lan mỉm cười với kẻ xa lạ trong gương của nhà ga. Đêm qua cô bận luôn tay để cắt tóc, nhuộm tóc. Sớm tinh mơ dây, tiếp tục hóa trang thành “phi Na Lan”, tô son cho miệng “rộng ra”, đánh phấn sáp nâng cao gò má, đeo hoa tai to, xóa bỏ ranh giới giữa con gái nhà lành và thiếu nữ thời thượng.
Cô lên tàu xuất phát từ Quảng Châu, rúc còi chạy xuống miền nam, nhưng lòng cô vẫn thấp thỏm, không phải vì sợ bị bám đuôi, bị nhận mặt, mà thấp thỏm về chuyến đi này. Nó không hợp với thói quen của cô, cô quen với cũng cách chắc chắn hơn, chứ bôn ba ngàn dặm mà không đầu dây mối nhợ thế này thì đây là lần đầu tiên. Kế đó lại nghĩ, đến huyện Mai, có khi mình sẽ tìm hiểu được kỹ càng hơn về Quảng Diệc Tuệ. Chí ít cũng có thể tạm thời bút khỏi Giang Kinh đầy rắc rối.
Nhưng cô sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đây chỉ là ý nghĩ một chiều mà thôi.
Xuống ga Quảng Châu, Na Lan ngủ khách sạn, sáng sớm hôm sau đi taxi đến ga phía đông, khoảng 3h chiều cô đã vào khách sạn Đào Nguyên ở huyện Mai, chải tóc qua loa rồi đi xuống, lại gọi taxi.
“Cô đi đâu?”
“Thị trấn Quảng Trợ.” Là nơi sinh của ông Quảng Cảnh Huy, là địa danh chuẩn xác nhất mà có thể nói ra.
“Chỗ nào của Quảng Trợ?”
Na Lan không biết nên trả lời ra sao. Lái xe lại hỏi: “Cô định đến đâu? Thị trấn Quảng Trợ trải đến một nửa huyện lỵ, rất rộng.”
“Quảng Cảnh Huy.”
“Là gì?” Anh lá xe ngoảnh nhìn cô, không hiểu ý.
“Quê của ông Quảng Cảnh Huy ở đâu, anh có biết không?” Na Lan thấy mình hết cách rồi, đành phải nói thế.
“Cục Lý.” Anh ta nhấn ga, lên đường.
“Cục Lý là cục gì?”
“Thôn Cục Lý.” Chắc anh ta thấy Na Lan quá lớ ngớ. “Quê ông Cảnh Huy ở thôn Cục Lý, ở đây ai cũng biết.”
Đúng là ông Quảng Cảnh Huy rất nổi tiếng. Xưa nay Na Lan chưa thấy Ba Du Sinh nói vống lên bao giờ, nhưng hôm nay đích thân trải nghiệm sức ảnh hưởng của ông ta, cô vẫn thấy giật mình.
“Cô biết không, dân ở đây có thể không biết tỉnh trưởng Quảng Đông là ai nhưng đều biết ông Quảng Cảnh Huy.”
“Thế thì anh đưa tôi đến thôn Cục Lý. Tôi nghe nói ông ấy rất tài ba nên mới đến thăm quê ông ấy.” Cô cũng biết mình nói thế này không mấy thuyết phục nhưng đành vậy.
“Thế này vậy: tôi chở cô đến Tam Thánh Cung là nơi dân Cục Lý rất hay đến. Từ đó cô bắt đầu đi dạo xem ngắm Cục Lý.”
“Tam Thánh Cung là nơi nào?”
“Là một tòa miếu, cô có thể vào thắp hương xin bồ tát phù hộ cho cô được thành đạt như ông Cảnh Huy.”
Cô đáp thật lòng mình: “Xin bồ tát phù hộ cho tôi gặp may mắn như ông ấy là đủ.”
“Ông Cảnh Huy mà gặp may? Không đúng.” Giọng anh lái xe trầm xuống. “Chắc cô chưa nghe nói đến chuyện đen đủi của gia đình ông ấy.”
Câu này như nhắc Na Lan rằng dân ở đây đều biết chuyện nhà ông Cảnh Huy.
“Chuyện đen đủi ư?Tôi chưa từng nghe nói.”
“Chuyện không công khai, chỉ đồn đại thôi.” Anh ta nhìn quanh cứ như là sợ tai vách mạch rừng. “Con gái ông ấy mất tích cách đây ba năm, người ta đoán là bị sát hại. Bà vợ ông ấy là Đổng Nguyệt Khanh, hồi trẻ là nữ hoàng hát sơn ca Khách gia của chúng tôi. Mấy năm trước bà ấy đang yêu đau, con gái mất tích, bà ấy khóc thương vật vã, rồi một hôm ba ấy chết đi không sống lại nữa. Ông ấy chỉ có độc mụn con gái, của cải chất cao như núi, nhưng thực tế là gia đình tan nát…”
Lòng Na Lan như thắt lại, mấy hôm nay cô mệt mỏi vì di chuyển, quên không gọi điện cho mẹ, chẳng rõ bà có khỏe không.
“Ôi, thật là đáng thương.” Cô rất thật lòng. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói về bà vợ ông Quảng Cảnh Huy. Cô hình dung cảnh ngộ ngày ngay đối mặt với cô đơn hiu quạnh của con người “đệ nhất Lĩnh Nam”, thật là bi đát!
CHƯƠNG 12 – NẤM MỒ CỦA NGƯỜI ĐI XA
Tam Thánh Cung là ngôi miếu nhỏ ở ven huyện lỵ mới, tường đỏ ngói lưu ly, bên trên viết sáu chữ đại tự “Nam mô a di đà Phật”, cách nhau bởi ba cánh cửa nhỏ. NA Lan chào anh lái xe rồi bước vào cửa chính giữa. Cô không hiểu mình đang tim cái gì nhưng chắc chắn không vì lễ Phật.
Hôm nay không phải ngày gì đặc biệt, cũng chẳng phải dịp cuối tuần nên thiện nam tín nữ không đông, chỉ khoảng chục người. Na Lan đi từ chính điện thờ Phật Thích ca bước sang bên thờ Quan Thế Âm bồ tát, cô nghĩ đây chẳng phải nơi mình nên nán lại lâu.
Đương nhiên không thể chỉ vào suông, cô nhìn thấy mấy vị khách dâng hương, chọn một người để hỏi chuyện về ông Quảng Cảnh Huy. Ví dụ, họ biết đến đâu về vụ Quảng Diệc Tuệ mất tích? Nếu Ninh Vũ Hân đến đây, chắc cũng lạ nước lạ cái, liệu có thể tìm hiểu được điều gì?
“Cô có cần dẫn đường không, có mua hương không?” Một người khách dâng hương cao tuổi, mặc áo tơ tằm, quần đũi, đội mũ rộng vành, khuôn mặt gầy gầy đeo kính râm trông rất phong độ, nhưng hai tay không cầm thứ gì. Na Lan lấy làm lạ, nếu mình mua hương thật, thì ông ta lấy gì mà bán?
Cô lắc đầu: “Cảm ơn, không cần ạ. Tôi chỉ vào xem thôi.”
“Cô chắc không phải người ở đây.” Đôi mặt sau cặp kính râm hẳn là rất tinh tường. “Nhưng, người nơi khác đến du lịch cũng không vào miếu này.”
Na Lan chợt nhận ra đây là đối tượng rất tốt để hỏi thăm.
“Ông nói đúng, tôi đến… vì nghe nói huyện Mai có hai danh nhân tầm cỡ là Diệp Kiếm Anh và Quảng Cảnh Huy. Huyện đã có nhà lưu niệm và vườn lưu niệm Diệp soái, còn ông Quảng Cảnh Huy vẫn đang mạnh khỏe nên huyện nhà chưa lập công trình nào tôn vinh. Tôi muốn biết thêm các sự kiện về ông ấy.” Cô băn khoăn, mình hỏi thế này liệu có sống sượng không?
“Tại sao cô lại quan tâm đến ông Quảng Cảnh Huy?” Đúng là câu hỏi của cô chưa khéo.
“Tôi… là phóng viên báo Đại học Trung Sơn, muốn giới thiệu về ông Quảng Cảnh Huy… Gần đây ông ấy tài trợ cho nhà trường nên chúng tôi muốn đưa tin toàn diện hơn.” Na Lan mở túi lấy cuốn vở và bút bi. Cô cũng cảm thấy mình khá giống phóng viên. “Tôi xin phỏng vấn ông được không?” Chuyện tài trợ đại học Trung Sơn, tối hôm kia cô vừa lên mạng đọc thấy, không ngờ bây giờ lại được việc.
Ông ta tò mò nhìn cô một lượt, hình như đang nghĩ xem có nên tin cô gái này không.
Na Lan biết ông ta đang lưỡng lự, bèn hỏi tiếp: “Ông có bằng lòng cho biết họ tên không, hoặc ít ra xin ông cho biết tuổi, và, ông đã cư trú ở Quảng Trợ hoặc Cục Lý bao lâu rồi?”
“Không dám. Tôi 63 tuôi, là người thị trấn Quảng Trợ chính gốc.” Vậy là ông già nhận lời phỏng vấn, và không muốn cho biết họ tên.
“Thôn và thị trấn các cụ có nghe nói về Quảng Cảnh Huy tiên sinh không?”
“Nghe nói ư?” Ông già bật cười, có nét chế nhạo. “Tôi cho cô biết vậy: không phải mọi người vùng này đều biết họ tên tỉnh trưởng Quảng Đông, nhưng ai cũng biết vô số câu chuyện về ông Quảng Cảnh Huy.”
Na Lan thầm nghĩ, hễ nhắc đến Quảng Cảnh Huy thì dân ở đây đều nhất trí ví von hệt như nhau.
“Ông có thể kể một vài câu chuyện hoặc nói về lịch sử gia đình ông ấy không?”
“Một vài câu chuyện, thì hơi khó. Tôi nói về lịch sử gia đình họ vậy. Họ Quảng là dòng họ lớn trong Khách gia chúng tôi, hình như tổ tiên ông Cảnh Huy định cư ở huyện Mai từ thời nhà Đường. Nếu hứng thú, cô có thể đến thư viện Mai Chau Diệp Kiếm Anh – trước đây gọi là thư viện huyện Mai, mà đọc. Phòng Văn hiến địa phương ở đó có nhiều tư liệu liên quan.” Cặp kính râm của ông ta ngước lên tượng Tam Thánh, Na Lan bỗng có cảm giác ông ta hoàn toàn không phải một người khách dâng hương rất nhàn nhã.
Ông già chầm chậm đi đi lại lại: “Còn về tổ tiên ông Cảnh Huy đến thôn Cục Lý ở từ khi nào, thì phải xem gia phả của họ. Ông Cảnh Huy danh lớn, sản nghiệp đồ sộ như thế, tôi dám chắc phải có người chuyện nghiệp viết tộc phả giúp ông ta, nhưng cần có người đưa đường chỉ lối cho thì mới xem được. Họ Quảng trong thôn Cục Lý hiện nay không được đông đúc nữa, năm xưa con cháu họ Quảng đi Nam Dương, đi Đài Loan rất nhiều, đi tham gia cách mạng cũng lắm, số còn lại phần nhiều dựa vào ông Quảng Cảnh Huy để kinh doanh, ở thôn này chỉ còn sót lại vài mống. Tuy nhiên vết tích nhà họ Quảng vẫn không mờ nhạt, nhà thờ của họ cứ vài năm lại tu sửa khang trang như mới, cô có thể đến mà xem… À, còn khu mộ rất rộng của họ Quảng nữa. Nghe nói các cụ tổ trực hệ của ông Cảnh Huy đều chôn ở đó. Ông ấy sau khi phát đạt bèn mua thêm rất nhiều đất, đủ để chôn cất nhiều đời sau. Hai mua xuân thu hàng năm, dịp Thanh Minh, tiết Trùng Dương, ông ấy đều về tế tổ rất linh đình…”
Na Lan năm bắt luôn: “Ông có thể cho biết nhà thờ và khu mộ nhà họ Quảng ở đâu không?”
Ông ta dừng bước, bỏ kính ra nhìn Na Lan, hình như đến lúc này ông mới nhận ra cô có khuôn mặt rất ưa nhìn. Ông nói: “Cũng gần thôi, đi chừng mười lăm phút là đến.”
Theo chỉ dẫn của ông ta, Na Lan đi đến nhà thờ họ Quảng. Cửa khóa, cũng không thấy ai quanh đó để hỏi “phỏng vấn”, cô đành đi về phía khu mộ nhà họ Quảng. Ra khỏi đường cái rồi đi theo một lối nhỏ quanh co khá xa, địa thế cao dần, rồi đến một khoảng trũng giữa các quả đồi nhấp nhô, nhìn thấy một cổng chào xây rất cao, biết bốn chữ: “Quảng thị ấm thổ.”
Tổ tiên họ Quảng để lại phúc ấm cho thế hệ sau. Ông Quảng Cảnh Huy là nhân vật hàng đầu Lĩnh Nam mà vợ chết, con gái mất tích!
Na Lan thấy một nỗi bi ai lạ lùng đang dâng lên, hình như bị âm hồn ở đây cảm ứng. Cô tưởng tượng cảnh ông Cảnh Huy đứng trước mộ bà vợ, cảnh cha mẹ của Ninh Vũ Hân sẽ đứng trước mộ con gái, cảnh chính cô đứng trước mộ cha mình. Thôi đừng tự giày vò nữa, trời vẫn còn sáng. Na Lan tự nhắc mình.
Tuy trời đang sáng sủa, bốn bề là cây xanh bao bọc, nhưng ở đây yên tĩnh khác thường, không tiếng gió đưa lá cây xào xạc, không tiếng ve dầu nỉ non.
Cô bước vào khu đất, nhìn từng ngôi mộ cùng những tấm bia. Cô không có mục đích rõ ràng, nhiều nhất là chỉ muốn xem lịch sử và quy mô của gia tộc họ Quảng. Có lẽ nên xem ngôi mộ của Quảng phu nhân. Kích cỡ của mộ và bia ở đây không giống nhau, nó phản ánh sự hưng vong của các gia đình nhỏ trong họ Quảng. Nhìn cách xây mộ và các tấm bia có thể nhận ra niên đại chôn cất. Rồi cô nhận ra một quy luật: những ngôi mộ chôn cất gần đây nhất, đều nằm ở phía đông nam. Cô nhanh chóng tìm thấy mộ của Quảng phu nhân. “Quảng Đổng thị Nguyệt Khanh chi mộ”, cùng mấy chữ miêu tả thêm: “Hiền thê từ mẫu, dân ca lưu hình”, khiến cô thấy hồi hộp. Cô tiếp tục xem các tấm bia dựng trong vài chục năm gần đây.
Cho đến khi phát hiện ra bia mộ của Quảng Diệc Tuệ.
Nếu Na Lan không đọc được hết chữ thì chắc chắn không thể nhận ra đây là mộ của Quảng Diệc Tuệ. Vì tấm bia được thiết kế rất kì lạ, không đề chữ “mộ của…” cũng không ghi là người thân của ai. Chỉ có mấy hàng chữ như sau:
Quảng đổng chưởng châu
Diệc minh diệc xán
Tuệ chất lan tâm
Mộ thân nhân viễn
Nếu Na Lan không để ý, nếu cô không có ý định phát hiện bí mật gì đó, chắc cô sẽ nhún vai bỏ qua. Nhưng cô đã đứng trước tấm bia rất lâu, đọc từ trên xuống, từ trái sang phải… bốn câu thơ này. Quảng, tức Quảng Cảnh Huy? Đổng, là bà Đổng Nguyệt Khanh vợ ông ta? Chưởng châu, nghĩ là ngọc châu trong lòng bàn tay, tức Quảng Diệc Tuệ.
Nếu đọc liền bố chữ đầu mỗi câu. Đó là “Quảng Diệc Tuệ mộ”. Làm theo lối thơ tàng đầu.
Riêng chữ Huệ được biết thay bằng chữ Tuệ, song ý nghĩ vẫn rất thiết tha. Đây chính là mộ của Quảng Diệc Tuệ.
Nhìn tấm bia, Na Lan thấy miệng khô đắng, trán lấm tấm mồ hôi. Quảng Diệc Tuệ đã từ giã cõi đời ư? Cô ấy mất tích ba năm. Chỉ cần hỏi Ba Du Sinh thì biết, bạn gái của anh mất tích mười năm, anh vẫn không nguôi tìm kiếm. Tình thương yêu của cha mẹ dành cho con chẳng kém gì tình yêu nam nữ. Quảng Cảnh Huy có tiềm lực vô biên, chắc ông phải dốc toàn lực để tìm cô con gái độc nhất, tìm đến cùng trời cuối đất. Nhưng tại sao mới chỉ ba năm chưa thấy xác con gái, ông đã từ bỏ hy vọng rồi đắp mộ dựng bia kỷ niệm? Rất có khả năng Quảng Diệc Tuệ vẫn còn sống trên đời. Từng có chuyện một cô gái bị bắt cóc về làm vợ, mất tích hai mươi năm rồi lại trở về “cõi đời” kia mà? Diệc Tuệ mất tích mới ba năm, vậy chuyện này không hợp tình hợp lý!
“Bốn chữ ‘Mộ thân nhân viễn’ rất đáng để ta ngẫm nghĩ.” Một giọng nói từ phía sau rất xa, bay đến, không vang dội nhưng đủ để Na Lan kinh hãi.
Giọng ấy nghe quen quen.
Cô ngoảnh lại, càng khiếp sợ hơn. Ở phía xa xa là ông già đeo kính râm gặp ở Tam Thánh Cung, và hai người nữa. Đứng trước nhất là một người trạc tuổi ông già đeo kính râm, người gầy ngẳng, mặc sơ mi cộc tay không cổ áo, tay chống gậy. Người kia tuổi ngoài 30, cao ráo, vai rộng, lưng thẳng, cũng đeo kính râm, tay cầm ô che nắng cho ông già.
Nhìn biết ngay là một chủ nhân và hai thuộc hạ. Chủ nhân là người không đeo kính râm, tay chống gậy.
Ông ta bắt đầu nhấc gậy, cất bước, chân có tật nên bước đi tập tễnh. Ông ta vừa đi vừa chăm chú nhìn Na Lan, không phải quan sát mà là nhìn chằm chằm như muốn nhìn thấy cả kiếp trước kiếp sau của người ta.
Na Lan đã trải nghiệm cảm giác đứng trước bọn tội phạm hình sự mà lúc này cô vẫn thấy bất an.
Cô đang ở bãi tha ma hoang vu, đối diện với ba bóng người tựa như oan hồn và một ánh mắt cứng ngắc.
“Có phải Ninh tiểu thư không? Thế là đã gặp rồi đây.” Ông già tập tễnh tay chống gậy nhưng loáng một cái đã bước đến chỗ Na Lan, ông chìa bàn tay khô đét ra. Hai người đeo kính râm cũng kịp bước đến nơi.
Na Lan hơi hiểu ra vấn đề, cô chìa tay, nói: “Ông đang chờ Ninh Vũ Hân à?”
Ánh mắt ông già có nét nghi hoặc.
Na Lan nói tiếp: “Cô ấy không còn nữa.”
Hai người kia bắt tay khá chặt, rồi chứng lại mấy giây. Ông già hỏi: “Cô nói không con nghĩ là… cái ý kia?”
Na Lan gật đầu, chỉ vào ngôi mộ, nói: “Đúng thế, không còn nghĩa là thế này. Cô ấy vừa mất mấy hôm trước.” Lúc này cô nhìn thẳng vào ông già. Sắc mặt ông ta càng hiện rõ nét nghi hoặc và kinh ngạc, rất thật chứ không phải giả tạo, vì cô thấy tay ông run run, chứng tỏ đang hoang mang. Na Lan hỏi: “Các vụ đang chờ cô ấy à? Tin tức cô ấy qua đời, tuy không phải đại sự quốc gia hoặc các tin sốc trong làng giải trí, nhưng cũng gần như chấn động thành phố Giang Kinh.”
Ông già mà cô gặp ở Tam Thánh Cung đỡ lời: “Chúng tôi rỗi rãi, cuộc sống thanh đạm, tin tức có phần lạc hậu… có lẽ nên học cách lên mạng mới phải.” Na Lan đoán ra mục đích của Ninh Vũ Hân, cô định về đây để gặp các vị này. Hai bên không ấn định thời gian cụ thể nên họ vẫn nán lại Cục Lý đẻ chờ Vũ Hân. Ông già đeo kính tiếp tục quan sát cô gái trẻ từ xa đến, có ý tìm hiểu thêm.
Na Lan nói: “Tôi là bạn của Vũ Hân. Cô ấy đột ngột ra đi nên không cho tôi biết các vị đang chờ cô ấy.”
“Cô cũng đang điều tra chuyện Quảng Diệc Tuệ mất tích à?” Ông già chống gậy hỏi, ánh mắt ông vẫn không thôi nhìn Na Lan.
“Cả chuyện về Vũ Hân nữa. Cô ấy bị sát hại ngay trước khi định lên đường về đây gặp các vị. Tôi là người phát hiện ra xác của cô ây.”
Sắc mặt cả ba đều hiện rõ vẻ kinh hoàng. Ông già chống gậy nói: “Có lẽ chúng ta nên tìm một nơi khác để nói chuyện thì hơn. Chúng tôi đã đợi cô ấy ba ngày trời.”
Na Lan cũng rất muốn trò chuyện với họ, nhưng cô không quên hỏi: “Xin hỏi các vị là…”
Ông già chống gậy nói: “Tôi họ Đặng.”
Na Lan giật mình. Ông già đeo kính râm nói: “Đây là Đặng Kỳ Xương tiên sinh, nếu năm xưa cô Diệc Tuệ không gặp Tần Hoài thì cô ấy đã là con dâu của Đặng tiên sinh, chúng ta cũng sẽ không có lý do để gặp mặt ở cái chốn nặng nề này… và có lẽ Ninh Vũ Hân tiểu thư cũng không bị chết.”