Hồ Tuyệt Mệnh Audio Podcast
Hồ Tuyệt Mệnh Phần 12
❮ sautiếp ❯CHƯƠNG 39 – THẢ CON SĂN SẮT
Na Lan không thể khẳng định mấy anh bạn bơi lội này có nảy sinh ý đồ hay không, nhất là khi đã biết cô đang nắm giữ bảo bối. Nhưng cô vẫn rất may mắn vì Giải Quýnh là “người lương thiện” thứ thiệt.
Na Lan, Đặng Tiêu và hai “cộng sự” của anh ngồi trong chiếc xe đỗ không xa quán ăn. Tối nay hơi đặc biệt, cô mời họ hộ giá, nếu trong và ngoài quán ăn có hiện tượng gì khác thường thì sẽ xông ra càn quét. Na Lan biết một trong số thực khách vừa nãy có một thuộc hạ của Đặng Tiêu.
“Tôi nghĩ cô bắt đầu đùa với lửa rồi!” Đặng Tiêu nói.
“Nói đúng ra là đùa với nước!”
Đặng Tiêu: “Thực ra so với cô, tôi còn muốn lập tức tìm ra hung thủ đã hại Diệc Tuệ, nhưng tôi lại không muốn mất đi người mà tôi đang quan tâm.”
Na Lan cảm kích nhìn Đặng Tiêu, cô thấy ấm lòng, cô hiểu tình cảm của anh dành cho cô, cho nên cô rất kính nể việc anh giữ khoảng cách với cô. Anh không bám riết, không ép đụng chạm hôn hít, không hề nói năng chớt nhá. Dường như anh đang nỗ lực điều chỉnh lại cảm nhận ban đầu coi Na Lan là người thế chỗ cho Diệc Tuệ. Anh đối xử với cô rất tinh tế, hết lòng, mà không đòi hỏi đền đáp. Thậm chí không hề hỏi về kế hoạch hão huyền này của cô.
Cô dịu dàng nói: “Anh yên tâm, còn nhiều người khiến tôi phải nghĩ, phải lo, cho nên tôi sẽ rất thận trọng.”
Đặng Tiêu mỉm cười, anh hiểu ánh mắt của cô là gì. Na Lan ngẫm nghĩ, nếu Đặng Tiêu không bị hai lần sốc bởi mất Diệc Tuệ và Diệc Tuệ mất tích, không suốt ngày ưu tư thì anh sẽ là một chàng trai ngời ngời rất có sức hút. Số phận thật trớ trêu, không buông tha ngay một con người sinh ra trong nhung lụa.
Phần lớn ven hồ Chiêu Dương nước khá nông, không thích hợp cho việc tập lăn. Gần đảo Hồ Tâm thì có vài chỗ rất tốt, nhưng Na Lan biết rằng gần đó lại là “khu vực cấm” đối với cô. Chẳng phải cô sợ ai, mà là vì cô không muốn tự chuốc lấy ngượng ngùng vô duyên. Na Lan mất hai ngày tròn để khảo sát thực địa vòng quanh hồ Chiêu Dương, cuối cùng đã tìm được chỗ thích hợp để lặn, là khu vực ngoài thị trấn Mễ Trang thuộc huyện Dương Phụ, Giang Kinh, có đường cao tốc chạy qua, nước sâu, thỉnh thoảng thấy có người ra đó tập lặn. Kế hoạch của cô là cùng nhóm Giải Quýnh tiếp tục tập lặn, nhất là nâng cao kỹ thuật cơ bản, sau đó sẽ dần chuyển dịch về phía đảo Hồ Tâm.
Tuy đã luôn dặn dò cả nhóm phải giữ mồm giữ miệng chớ hé lộ với bất cứ ai, nhưng thực ra cô lại mong tin tức bị
lan truyền.
Để cho tin tức về nhóm “Thả con săn sắt” bay đi như có cánh, là tâm điểm kế hoạch của Na Lan. Ba nạn nhân trong “vụ án năm xác chết”, thêm người thứ tư bị hại là Phùng Triết, đều đã từng tham gia một nhóm thám hiểm kho báu cách đây ba năm. Nếu vụ án năm xác chết có liên quan đến kẻ giấu mặt tổ chức ra nhóm thám hiểm ấy, và, nếu hắn là người bản địa Giang Kinh – kẻ mà băng ghi âm của Phùng Triết để lại đã nhắc đến, thì một khi tin đồn về nhóm săn kho báu truyền đến tai hắn, nhất định hắn không thể ngồi yên.
Hắn sẽ trở thành vị khách không mời mà đến, hắn sẽ theo dõi sát sao nhóm “Thả con săn sắt” rất không chuyên nghiệp này.
Sau đó sẽ dụ rắn ra khỏi hang.
Na Lan vẫn đang cân nhắc, tính toán tỉ mỉ các thao tác cụ thể của kế hoạch.
Cô gửi Email thông báo địa điểm “hạ thủy” ở Mễ Trang cho từng thành viên, và hẹn họ tập trung huấn luyện vào tối thứ Sáu. Tầm nhìn dưới nước vào ban ngày hay ban đêm đều khác nhau, nhưng khi lặn sâu xuống thì tầm nhìn chẳng khác nhau là mấy, vẫn phải dùng đèn rọi. Na Lan đã rất có kinh nghiệm về dùng đèn rọi, nhóm Giải Quýnh thì hiếm khi lặn vào ban đêm và cũng hiếm khi lặn sâu gần hai chục mét. Nhất là vì đáy sông Thanh An đôi khi có dòng chảy ngầm rất xiết, sông không phải nơi lý tưởng để lặn.
Họ đã tập vài đợ, bắp chân đã mỏi nhừ, bèn lên bờ ngồi uống bia nhắm với thịt muối, vịt quay, chân giò, thịt bò khô, khá thịnh soạn.
Mọi người rôm rả trò chuyện. Na Lan nói: “Các bạn có nhiều kinh nghiệm về lặn hơn tôi, nhưng nếu chúng ta có một huấn luyện viên chỉ bảo cho thì sẽ hay hơn.”
Bế Tiểu Châu chỉ về phía đảo Hồ Tâm xa xa, nói: “Bên đó có một sư phụ!”.
Na Lan biết là ai. Ôi, anh ta đánh trúng điểm yếu của mình. Cô đành hờ hững hỏi: “Là ai?”.
“Tay nhà văn tên Tần Hoài, rất nổi tiếng. Tôi cũng nghe nói – giống như bạn nói hôm nọ – dân quanh hồ và dân ngoài sông là hai thế giới khác nhau, ai biết phận người nấy. Tần Hoài chưa bao giờ sang sông bơi lặn cả. Tôi cũng nghe người bạn kể rằng Tần Hoài từng làm nhân viên cứu hộ, làm nghề trục vớt cho bên công an. Nghe nói anh ta từng cứu sống con gái ông Tư Không Trúc.”
Na Lan chỉ muốn lặn ngay xuống nước, càng sâu càng tốt. Gã Giải Quýnh đâu có hiểu cho, còn nói: “Hôm nọ tôi nhìn thấy ở đâu đó có một tờ thiếp, hai người sắp cưới đến nơi.”
Bế Tiểu Châu: “Sớm muộn gì họ cũng lấy nhau. Nghe nói cô con gái ông Tư Không Trúc sau lần được Tần Hoài cứu sống thì tuyên bố rằng sẽ chỉ lấy Tần Hoài chứ không lấy ai khác.”
Giải Quýnh: “Số tôi đen thật, nếu tôi thấy cô ta ngã xuống nước, tôi thừa sức đưa cô ta lên bờ an toàn.”
Một anh khác nói: “Nhưng cậu nên ra hồ soi mình trước đã, cậu có đẹp trai bằng Tần Hoài không? Dù không có cô con gái ông Tư Không Trúc thì anh ta vẫn có hàng trăm “fan” sẵn sàng lăn vào!”.
“Thật chẳng đâu vào đâu, sao lại nhắc đến anh ta? Tôi không muốn gã nhà văn ấy dính vào chuyện này đâu.” Na Lan nhìn đồng hồ trên di động, nói: “Các sư huynh ơi, muộn rồi.” Cô đứng lên.
Không hiểu sao cô cứ cảm thấy có một đôi mắt đang chăm chú nhìn lại.
Không có chuyện đó! Đây là lần đầu “dăn bên sông” sang hồ “đi tiền trạm” kia mà?
Có thể là tin đồn luôn nhanh hơn cô tưởng tượng. Nói cho cùng, khoảng cách giữa bên sông và bên hồ, trên mạng “chat” và giữa các máy di động với nhau không thể gọi là quá xa.
Khi cô ngoảnh lại thì hình như người ấy tưởng đôi mắt của mình đã bị cô phát hiện ra.
Đương nhiên không thể.
Người ấy tin rằng mình đã ẩn nấp an toàn, nhất là khi có bóng tối che chở thì bất kỳ tội ác nào cũng được bọc kín.
Quan sát Na Lan càng lâu thì người ấy càng ngạc nhiên. Con bé đang chơi cái trò gì vậy?
Nhưng điều này thì có thể khẳng định: trò chơi sẽ càng ngày càng nguy hiểm và cũng ngày càng kích thích.
Người ấy cũng biết, chính vì trò chơi này mà Na Lan suýt chạm trán thần chết, nhưng đó chỉ là tạm thời. Khi trò chơi “over” thì sẽ là lúc cô ta kết thúc thật sự.
Có điều, đây mới chỉ là giả thiết, giả thiết rằng tất cả sẽ diễn biến theo hướng đã định. Vì trên đời này có quá nhiều kẻ điên rồ, có quá nhiều kẻ không kiểm soát nổi bản thân.
Nhóm “Thả con săn sắt” tăng số buổi luyện tập, họ cách nhật lại tập trung một lần, và dần dần thử lặn thật sâu xuống hồ Chiêu Dương. Được Giải Quýnh và Bế Tiểu Châu chỉ bảo, kỹ thuật lặn của Na Lan nâng cao rõ rệt và vững vàng.
Đương nhiên cô cũng biết không phải Bế Tiểu Châu quá khiêm tốn, mà sự thật là các chàng trai này còn thua xa Tần Hoài về kinh nghiệm bơi lặn. Tần Hoài, cái tên thật đáng ghét, anh ta lại là thầy vỡ lòng cho cô về môn lặn.
Có lẽ vì mỗi lần lặn xuống, cái bóng của Tần Hoài đều dập dờn chơi vơi áp lại gần cô, có lẽ vì suốt một tuần ban ngày cô “cải trang” rồi đến trường học bù bài vở, cái đầu bị nhồi
căng như muốn nổ tung, nên Na Lan bị ma xui quỷ khiến thì phải, buổi tối cô lò dò đến bãi để xe ở khu vực Lục Ô Thế Gia.
Liệu có phải chiếc xe Odysseia vẫn đang ở xưởng sửa chữa không, nhưng ít ra cô không trông thấy nó. Không thấy xe, lòng cô cũng trống trải bâng khuâng.
Tại sao mình lại đến đây? Cô chỉ muốn về thăm lại chốn xưa, chỉ muốn lại đi bơi. Dù tập lặn suốt, ngâm mình trong nước lâu như thế, nhưng vẫn không thể thay thế cho đi bơi.
Trong tiểu khu nơi ở của Đặng Tiêu cũng có bể bơi nhưng Na Lan chưa từng bước xuống. Cô sống ở đó sướng như công chúa, nhưng nơi ấy không thuộc về cô.
Ban ngày, trong ngôi nhà sang trọng, dù tĩnh mịch đến mấy, Na Lan vẫn không thể tĩnh tâm để gỡ bao mối suy tư đang chồng chéo. Cũng là vì cô không thuộc về nơi này. Cô cảm thấy phải ngâm mình trong nước hồ thì mới thanh lọc được cõi lòng, tự mình đàm phán với mình để hóa giải từng mối ân oán.
Trước khi ra khỏi nhà cô đã mặc sẵn áo bơi. Cô mở ba-lô lấy ra bộ áo lặn mà Tần Hoài cho cô, mặc vào. Cô không hiểu sao mắt mình lại ươn ướt. Mau xuống nước thôi, nước mắt và nỗi nhớ sẽ hòa tan trong đó. Cô giận mình đã lớ ngớ rồi lún sâu thế này. Nhưng cô vẫn không dừng lại, cô nhào xuống nước.
Ánh trăng sáng trong trải trên mặt hồ, giữa những vảy bạc mờ mờ lấp lánh có cánh tay dài đang vẽ nên những đường cung tuyệt đẹp, đường cung có phần bất lực và không biết điểm dừng là đâu, bắn lên những giọt nước không cao, không dữ dội đầy vẻ bi thương mà giống như sự trầm lắng vui thì ít buồn thì nhiều.
Tại sao, tại sao anh ấy lại làm thế này?
Bao ngày qua Na Lan vẫn không hiểu tại sao Tần Hoài lại bất ngờ đổi thay như vậy. Cô cũng không hiểu tại sao mình vẫn khắc khoải nhớ nhung. Có phải, trước buổi tối hôm ấy đã là người yêu, người này yêu người kia? Họ phải giữ một lời thề gì đó?
Cô vẫn bơi theo hướng cũ, mục tiêu vẫn là hòn đảo vô tình ấy, nhưng chỉ có mình cô đơn độc lặp lại tuyến đường này.
Mặt nước im ắng, bọt nước bắn tung, ca-lo tiêu hao rất lớn. Đây không phải nơi tốn nhất để suy nghĩ cho chín chắn hoặc phó mặc cho tình cảm rối bời, nhưng tâm trí cô vẫn vững vàng. Chỉ vào lúc này đầu óc cô mới thật sự tỉnh táo. Cô đang suy nghĩ mà hình như không phải thế, cô đang dần quên đi nhưng lại không sao quên nổi. Một trạng thái hoàn mỹ giữa muốn quên đi mà lại rất khó quên. Không rõ từ lúc nào cô bỗng không quạt nước nữa, mặc cho cơ thể thoải mái thả lỏng, lười nhác nằm trên mặt nước ngắm trời sao thưa thớt. Thích ca mẫu ni đang ngồi bên gốc cây bồ đề, cô đang dưới nước, cùng nghĩ về rất nhiều thứ mà lại như chẳng nghĩ gì cả.
Chỉ
khác ở chỗ, chắc chắn đôi mắt Thích ca không trào lệ.
Tại sao tiếng đập nước bỗng mạnh lên? Lẽ nào tại mình khóc, cơ thể làm rung cả mặt nước?
Một đám mây bỗng che khuất phần lớn mặt trăng. Khi Na Lan nhận ra dưới nước có người thì đã muộn.
“Na Lan? Đúng là cô à?”
Ai thế? Chẳng lẽ đúng là anh ấy? Thì ra khoảng cách giữa mơ và thực cũng gần.
Dù ánh trăng đang rất mờ, cô cũng nhìn rõ đôi mắt quen thuộc và đầy quan tâm. Tần Hoài.
Cảm ơn trời đất, may quá, khi bốn mắt giao nhau, cô không rơi lệ nữa. Cô ngoảnh đầu đi, hít thở điều hòa, xua đuổi tâm trọng đang xốn xang bất định.
Tôi có lòng tự trọng của tôi.
Tần Hoài lại hỏi “Khuya thế này sao lại một mình ra đây bơi?”.
Thừa hiểu rôi nhưng vẫn hỏi, có phải cánh đàn ông đều thế khong? Na Lan không tin là thế. Tần Hoài nhẹ vỗ vào vai Na Lan, cô như rùng mình, quẫy mạnh thoát ra.
Tôi phải có tự trọng.
“Tôi phải xa cô vì không muốn cô bị tổn thương.” Tần Hoài nói.
Nghe thật hay ho, hãy để dành mà đưa vào tiểu thuyết ly kỳ rớm tình ái thật của anh! Na Lan bắt đầu đạp nước, rồi từ từ bơi tách xa Tần Hoài.
“Sao cô chẳng nói gì cả?” Tần Hoài đã nhận ra Na Lan chỉ một mực im lặng.
Cô biết, nếu mình lại bắt chuyện với anh ta thì sẽ là hai lần liền vấp phải một hòn đá. Cũng như mọi cô gái thông minh khác, cô rất nhạy cảm.
Tiếng quạt nước xa dần, Tần Hoài máy môi định hỏi tiếp thì lại có tiếng người bơi đến gần, một thân hình cao to, anh ta đã dừng lại rồi kinh ngạc kêu lên: “Na Lan. Đúng là Na Lan!”.
Phương Văn Đông.
Na Lan giơ tay vẫy Phương Văn Đông, có nét thân thiết.
Phương Văn Đông không đần, anh nhận ra tình thế lúng túng giữa Tần Hoài và Na Lan, anh cười nói: “Ngẫu nhiên thật thú vị, chúng ta đều ra đây bơi!”.
Từ phía không xa lắm có tiếng động cơ vọng đến. Dưới ánh trăng, một chiếc ca-nô màu trắng đang từ phía đảo Hồ Tâm phóng lại. Hình như nó biết rõ họ đang ở vị trí nào, nó chạy thẳng tắp, mũi ca-nô gắn ngọn đèn pha sáng chói/.
Na Lan biết người trên đó là ai, cô tăng tốc bơi trở về, cố tránh xa tuyến đi của ca-nô. Lúc này cô càng mong có thể ẩn vào trong vùng tối mà đèn pha không rọi tới để tiếp tục giữ im lặng.
Đúng thế, chiếc ca-nô dừng bên cạnh Tần Hoài, đứng trước mũi ca-nô là Tư Không Tình thướt tha duyên dáng. Tần Hoài và Phương Văn Đông lên ca-nô. Tư Không Tình hôn vào trán Tần Hoài, anh hôn lại.
Na Lan khóc thầm.
Ca-nô chạy đi rồi, cô nhìn qua làn nước mắt thấy Tần Hoài ngoảnh lại nhìn
về phía cô đã mất hút. Nhưng cũng có thể cô đã nhìn nhầm. Chỉ là đơn phương, nhất là cô lại nhìn qua màn nước dày thế kia. Cô cảm nhận sâu sắc mình đang lặp lại số phận đáng buồn của nàng tiên cá bé bỏng trong truyện cổ tích Andersen.
Cuối hè đầu thu, hơi nóng và hơi lạnh xung đột, hôm nay nắng mai lại mưa. Nhưng dự báo thời tiết cho biết tuần tới có thể mưa liên tục.
Mây dày và nặng, nhưng lúc này không những không mưa mà trăng còn sáng khác thường.
Một con thuyền nhỏ lướt ngang bên hồ.
Na Lan cùng Giải Quýnh và Bế Tiểu Châu đang chuẩn bị lần cuối cùng trước khi chính thức lặn xuống tìm kho báu ấn định vào tối mai. Tiểu Châu thuê của bạn con thuyền nhỏ, rồi dùng ô-tô chở đến. Trước khi xuất phát họ tạm để nó bên bờ hồ, vì thế Na Lan hơi ngạc nhiên khi trông thấy con thuyền vừa nãy.
“Hai anh có nhìn thấy con thuyền không?” Cô hỏi.
“Thì có gì là lạ? Mọi ngày đâu phải không bao giờ có thuyền chạy vào buổi tối?” Giải Quýnh vác một bao nilon to tướng đưa xuống thuyền, trong đó có đủ thứ: nhiệt kế, đồng hồ đo độ sâu, đồng hồ đo nồng độ acia-base, thừng nilon và các dụng cụ khác liên quan đến chuyến lặn sâu tối mai. Có đủ thứ, thừa còn hơn thiếu.
Na Lan nói: “Có thuyền bơi là bình thường, nhưng kỳ lạ ở chỗ nó tròng trành đung đưa, hình như không người cầm lái mà là nó phó mặc sóng nước đưa đến đâu thì đưa.”
Giải Quýnh nói: “Bạn không biết à: có một số người lại thích thả lỏng cho thoải mái, không chèo thuyền cũng không nổ máy, họ đang nằm ngắm trăng, đếm sao trời cũng nên, thật là lãng mạn!” Anh ta lấy ra chiếc ống nhòm rồi đưa cho Na Lan. “Cô em thích tò mò thì nhìn đi! Ống nhòm quân dụng, hệ số phóng đại cực lớn miễn chê. Không phải ống nhòm nhìn đêm nhưng lúc này đang sáng trăng thì vẫn nhìn tạm được. Nhưng nếu nhìn thấy một đôi nam nữ thì cô em nên nhắm mắt lại!”.
Na Lan cười, cầm lấy ống nhòm.
Cô xoay xoay điều chỉnh tiêu cự, rồi chĩa vào con thuyền nhỏ ấy.
Cô bỗng thót tim.
Có một người đang ngồi trên thuyền, người mặc áo tơi!
“Sao thế?” Cả Giải Quýnh lẫn Tiểu Châu đều cảm thấy Na Lan bỗng thở gấp, tay cầm ống nhòm run bắn, họ đồng thanh hỏi:
“Lời nguyền áo tơi trong mưa gió!”
“Gì cơ?”
Na Lan đưa ống nhòm cho Giải Quýnh, nói: “Nhìn đi, người ấy mặc áo mưa… Tiểu Châu cho thuyền chạy đến bên con thuyền ấy, tôi muốn nhìn xem ai ngồi trên đó.”
Giải Quýnh nhìn một lát rồi nói: “Đúng là hơi kỳ lạ, đang đẹp trời sao phải mặc áo mưa? Nhưng cũng có gì là ghê gớm, ở Giang Kinh
này chẳng thiếu kẻ lập dị… Nhìn biết ngay hắn ta là đồ tâm thần, ngồi đó bất động có vẻ như đang câu cá.”
Câu cá, hay là câu tính mạng?
Na Lan lớn tiếng: “Đừng dài dòng nữa, lên thuyền rồi lại nhòm tiếp. Cứ lề mề có lẽ nó chạy mất!”.
“Thuyền ấy phạm pháp hay sao mà phải chạy?” Giải Quýnh thấy khó hiểu. Anh lên thuyền. Tiểu Châu nổ máy, phóng thẳng về phía con thuyền có người mặc áo tơi.
Na Lan nhắc lại một lượt câu chuyện mê tín “Lời nguyền áo tơi trong mưa gió”. Giải Quýnh nói: “Anh cũng nghe nói rồi. Em là người rất lý trí, chắc không thể tin chuyện đó?”.
“Đương nhiên không tin, nhưng tôi vẫn muốn đến tận nơi xem xem ai đang bày trò quái dị ấy.”
Tiểu Châu nói: “Ít ra cũng chưa thấy dấu hiệu đó là tên tội phạm bỏ trốn.”
Giải Quýnh tiếp tục quan sát bằng ống nhòm, nói: “Không những không có dấu hiệu tội phạm bỏ trốn, mà gã này còn giả vờ không nghe thấy chúng ta đang nhiệt tình phóng đến. Hắn vẫn ngồi vững như Thái sơn.”
Na Lan cau mày: “Hắn đang câu cá thật à?”.
Giải Quýnh nói: “Chúng ta phải đên gần hơn nữa mới biết được. Hình nhưu có chiếc cần câu chênh chếch, nhưng không rõ lắm.” Một lát sau anh ta nói tiếp: “À, nhìn rõ rồi. Đúng là cần câu, không thể nhầm được.”
“Có thấy dây câu không?”
“Mắt tôi chưa tính đến trình độ ấy. Bạn thử lên đây nhìn xem sao.”
Chỉ lát sau con thuyền của ba người đã đến gần con thuyền nhỏ kia, và cũng nhìn thấy toàn cảnh. Không đáng gọi là thuyền, nên gọi nó là mấy mảnh gỗ mục mới đúng. Một con thuyền nhỏ rất xập xệ, giống như những con thuyền cũ nát bị vứt bỏ trên bão sông, tuyệt đối không đủ sức để xuống nữa. Gã kia đang ngồi quay lưng lại về phía ba người, chiếc áo mưa đang mặc rách bươm, chiếc mũ cói trên đầu cũng thế. Hình như từ những năm Gia Tính triều Minh đến giờ gã vẫn giữ cái tư thế bất động này. Lúc này Giải Quýnh không nhìn nhầm: có một chiếc cần câu buông chếch xuống mặt nước. Na Lan hầy như tin chắc cần câu không có dây cô.
Giải Quýnh gọi to: “Này, người anh em, họ Khương à? Là hậu duệ của Khương Thái Công (1) phải không?”.
Bế Tiểu Châu bật cười: “Thôi nào DadaShasha, cậu đừng giở ngón ba que ra đây!”.
Người mặc áo mưa vẫn quay lưng như trước, như thể không nghe thấy gì và không hề nhúc nhích.
Ba thanh niên đưa mắt nhìn nhau. Tiểu Châu hiểu ý, anh cho thuyền chạy vòng vòng sang phía trước mặt ông ta. Hai thuyền giáp nhau, Giải Quýnh và Na Lan dướn người nhìn sang. Cái mũ cói sụp xuống che kín đầu và mặt ông
ta. Thấy người lạ đang nhìn san mình, ông ta vẫn không động đậy. Tay ông ta thu vào trong áo mưa, chiếc cần câu chĩa ra ngoài, và đúng là không hề mắc dây câu!
Na Lan đưa tay ra nắm lấy cần câu kéo về phía mình, và lấy được chiếc cần câu. Đó là chiếc cần câu bằng nhựa cứng, rất thông dụng, có thể co vào duỗi ra, trông khá cũ vì đã trải bao gió sương. Cô ấn hai đoạn phía đầu nhỏ thu ngắn lại, rồi giơ cần câu chọc vào rìa cái mũi cói của ông ta, khều lên.
Cái mũ bị lật nghiêng lộ ra khuôn mặt. Khuôn mặt tết bằng cỏ khô! Buồn cười nhất là nó còn được đeo một cặp kính râm nữa!
Thì ra diễn viên chính của “áo tơi trong mưa gió” là một bù nhìn người cỏ, là đạo cụ của Gia Cát Lượng “xin tên” thời xưa (2) nhưng quên chưa vứt đi.
Ai bày ra cái trò này nhỉ?
Giải Quýnh cười ha hả: “Tối nay tôi sẽ lên diễn đàn công bố rằng Jinyiwei Na Lan bị một người cỏ dọa sợ run bần bật!”.
Na Lan thì không cười, cô tiếp tục cầm cần câu chọc ngoáy gã người cỏ.
Áo tơi rớt xuống, kính râm cũng bị gỡ ra, mặt mũi và toàn thân gã lở lói tả tơi.
Giải Quýnh thấy Na Lan thật kỳ cục, bèn trêu cô: “Em ơi sai rồi, em không nên bắt nạt một kẻ thất thế…”
Nhưng giọng anh ta chợt ngắc lại, đôi mắt mở to.
Từng búi cỏ tiếp tục lở lói rớt xuống… cuối cùng, bên trong là một khối trắng xám.
Đó là làn da, làn da của người chết! Vùng mắt trắng đục kia… chỉ còn la hai cái hốc mờ mờ.
Một thây ma đang ngồi xổm trước mặt ba người!
Nhóm tìm kho báu cùng ngồi ăn bữa trưa ở nhà hàng MacDonald. Hầu hết thời gian họ cố giữ im lặng, ngay anh chàng Giải Quýnh lắm mồm nhất cũng không nói một câu, thân hình to đùng ngồi trên cái ghế bé tẹo không bớt động đậy.
Hình ảnh cái xác xám xỉn của Phàn Uyên vẫn lướt qua trước mắt Na Lan.
Cuối cùng vẫn là cô lên tiếng: “Nếu muốn rút lui, anh cứ nói, đừng ngại, hoặc có thể ở trên bờ làm các việc hậu cần. Nếu gặp vận may, chúng tôi tìm ra thứ gì đó, thì các anh vẫn có phần.”
Một anh nói: “Chị coi bọn tôi là người rơm chắc? Tôi được biết “Lời nguyền áo tơi trong mưa gió” chỉ là chuyện đồn đại mê tín vớ vẩn. Và, có lẽ ông già bỏ mạng ấy chẳng liên quan gì đến chúng ta cả…” Anh ta hơn Na Lan ít nhất là ba tuổi nhưng giao lưu trên mạng cứ thích gọi cô là chị. Bình thường thì không sao nhưng lúc này thì nghe có vẻ không ổn. Na Lan nói: “Đừng gọi chị chị gì nữa. Sau đây sẽ còn có nhiều chuyện mà chúng ta chưa biết, có những chuyện tôi đã biết nhưng chưa tiện nói ra. Vừa rồi tôi hỏi thế không phải là khích các anh, tôi thực lòng mong các anh cứ nghĩ cho kỹ. Tối nay lặn sẽ có nguy hiểm rình rập, hoặc nên hiểu rằng. nếu tham gia, dù không phải tối nay thì vẫn sẽ có một ngày nào đó gặp nguy hiểm.”
Bế Tiểu Châu lạnh lùng hỏi: “Có lẽ ngay từ đầu bạn đã biết kế hoạch này rất nguy hiểm phải không?”.
Giải Quýnh nói: “Ngay hôm đầu bạn ấy đã cảnh cáo rồi, cậu quên à?”.
Bế Tiểu Châu: “Đương nhiên không quên. Chúng ta đều tự nguyện cả, bây giờ tất nhiên sẽ không bàn lùi/”
Na Lan cảm kích nhìn mọi người, rồi mở ví lấy ra một tờ giấy đặt xuống bàn, nói: “Đây là tất cả hy vọng của chúng ta.”
Mọi người xúm lại. Đó là một tờ giấy bình thường photo một tấm bản đồ, vẫn thấy rõ các đường viền nham nhở của tấm bản đồ gốc. Thoạt nhìn, đúng là bản đồ một cái hồ, giữa hồ là hòn đảo, hình dáng hòn đảo rất giống với đảo Hồ Tâm trong hồ Chiêu Dương. Điều lạ lùng là trên bản đồ không hề có một chữ Hán nào.
Bế Tiểu Châu lẩm bẩm: “Kho báu của Bá Nhan?” rồi anh ta ngẩng lên hỏi Na Lan: “Chữ Mông Cổ à?”.
Na Lan gật đầu, nói: “Đúng, chữ Mông Cổ. Các bạn xem đây nữa.” Cô lật mặt sau. Trang sau là bản đồ đảo Hồ Tâm được phóng to ra, bên cạnh đảo có nhiều ký hiệu chi chít. “Đây là chỗ ven đảo bắt đầu xuống nước, ta có thể buộc thuyền vào hòn đá nào, dưới nước có dấu hiệu gì để nhận ra đường, đều ghi chú rất cụ thể.”
Chú thích:
(1): Nhân vật lịch sử huyền thoại Khương Tử Nha (Khương thái công, Lã Vọng) thời cổ đại Trung Quốc nổi tiếng với hình ảnh “ngồi bên bờ sông Vị buông cần câu cá, nhưng không mắc dây câu”, ngụ ý “chờ thời thế”.
(2): Tình tiết trong “Tam quốc diễn nghĩa” quân Thục dùng bù nhìn cỏ, lừa đối phương bắn tên vào, tên mắc lại vô số, đem tên về dùng.
CHƯƠNG 40 – ĐIỀM GỞ
Nhóm “thả con săn sắt” tăng số buổi luyện tập, họ cách nhật lại tập trung một lần, và dần dần thử lặn thật sâu xuống hồ Chiêu Dương. Được Giải Quýnh và Bế Tiểu Châu chỉ bảo, kỹ thuật lặn của Na Lan nâng cao rõ rệt và vững vàng.
Đương nhiên cô cũng biết không phải Bế Tiểu Châu quá khiêm tốn, mà sự thật là các chàng trai này còn thua xa Tần Hoài về kinh nghiệm bơi lội. Tần Hoài, cái tên thật đáng ghét, anh ta lại là thầy vỡ lòng cho cô về môn lặn.
Có lẽ vì mỗi lần lặn xuống, cái bóng của Tần Hoài đều dập dờn chơi vơi áp lại gần cô, có lẽ vì suốt một tuần ban ngày cô “cải trang” rồi đến trường học bù bài vở, cái đầu bị nhồi căng như muốn nổ tung, nên Na Lan bị ma xui quỷ khiến thì phải, buổi tối cô lò dò đến bãi để xe ở khu Lục Ô Thế Gia.
Liệu có phải chiếc xe Odyseia vẫn đang ở xưởng sữa chữa không, nhưng ít ra cô không trông thấy nó. Không thấy xe, lòng cô cũng trống trải bâng khuâng.
Tại sao mình lại đến đây? Cô chỉ muốn về thăm lại chốn xưa, chỉ muốn lại đi bơi. Dù tập lặn suốt, ngâm mình trong nước lâu như thế, nhưng vẫn không thể thay thế cho đi bơi.
Trong tiểu khu nơi ở của Đặng Tiêu cũng có bể bơi nhưng Na Lan chưa từng bước xuống. Cô sống ở đó sướng như công chúa, nhưng nơi ấy không thuộc về cô.
Ban ngày, trong ngôi nhà sang trọng, dù tĩnh mịch đến mấy, Na Lan vẫn không thể tĩnh tâm để gỡ bao mối suy tư đang chồng chéo. Cũng là vì cô không thuộc về nơi này. Cô cảm thấy phải ngâm mình trong nước hồ thì mới thanh lọc được cõi lòng, tự mình đàm phán với mình để hóa giải từng mối ân oán.
Trước khi ra khỏi nhà cô đã mặc sẵn áo bơi. Cô mở ba lô lấy ra bộ lặn mà Tần Hoài cho cô, mặc vào. Cô không hiểu sao mắt mình lại ươn ướt. Mau xuống nước thôi, nước mắt và nỗi nhớ sẽ hòa tan trong đó. Cô giận mình đã lớ ngớ rồi lún sâu đến thế này. Nhưng cô vẫn không dừng lại, cô nhào xuống nước.
Ánh trăng sáng trong trải trên mặt hồ, giữa những vảy bạc mờ lấp lánh có cánh tay dài đang vẽ nên những đường cong tuyệt đẹp, đường cung có phần bất lực và không biết điểm dừng là đâu, bắn lên những bọt nước không cao, không dữ dội đầy vẻ bi thương mà giống như sự trầm lắng vui thì ít buồn thì nhiều.
Tại sao, tại sao anh ấy lại làm thế này?
Bao ngày qua Na Lan vẫn không hiểu tại sao Tần Hoài lại bất ngờ đổi thay như vậy. cô cũng không hiểu tại sao mình vẫn khắc khoải nhớ nhung. Có phải, trước buổi tối hôm ấy họ đã là người yêu, người này yêu người kia? Họ phải giữ một lời thề gì đó?
Cô vẫn bơi theo hướng cũ, mục tiêu vẫn là hòn đảo vô tình ấy, nhưng chỉ có mình cô đơn độc lặp lại tuyến đường này.
Mặt nước im ắng, bọt nước bắn tung, ca lo tiêu hao rất lớn. Đây không phải nơi tốt nhất để suy nghĩ cho chín chắn hoặc phó mặc cho tình cảm rối bời, nhưng tâm trí cô vẫn vững vàng. Chỉ vào lúc này đầu óc cô mới thật sự tỉnh táo. Cô đang suy nghĩ mà hình như không phải thế, cô đang dần quên đi nhưng lại không sao quên nổi. Một trạng thái hoàn mỹ giữa muốn quên đi mà lại rất khó quên. Không rõ từ lúc nào cô bỗng không quạt nước nữa, mặc cho cơ thể thoải mái thả lỏng, lười nhác nằm trên mặt nước ngắm trời sao thưa thớt. Thích ca mâu ni đang ngồi bên gốc cây bồ đề, cô đang dưới nước, cùng nghĩ về rất nhiều thứ mà lại như chẳng nghĩ gì cả.
Chỉ khác ở chỗ, chắc chắn đôi mắt thích ca không trào lệ.
Tại sao tiếng đập nước bỗng mạnh lên? Lẽ nào tại mình khóc, cơ thể làm rung cả mặt nước?
Một đám mây bỗng che khuất phần lớn mặt trăng. Khi Na Lan nhận ra dưới nước có người thì đã muộn.
“Na Lan đúng là cô à?”
Ai thế? Chẳng lẽ đúng là anh ấy? Thì ra khoảng cách giữa mơ và thực cũng gần.
Dù ánh trăng đang rất mờ, cô cũng nhìn rõ đôi mắt quen thuộc và đầy quan tâm, Tần Hoài.
Cám ơn trời đất, may quá, khi bốn mắt giao nhau, cô không rơi lệ nữa. Cô ngoảnh đầu đi, hít thở điều hòa, xua đuổi tâm trạng đang xốn xang bất định.
Tôi có tự trọng của tôi
Tần Hoài lại hỏi: “Khuya thế này sao lại một mình ra đây bơi?”
Thừa hiểu rồi nhưng vẫn hỏi, có phải cánh đàn ông đều thế không? Na Lan không tin là thế. Tần Hoài nhẹ vỗ vào vai Na Lan, cô như rùng mình, quẫy mạnh thoát ra.
Tôi phải có tự trọng.
“Tôi phải xa cô vì không muốn co bị tổn thương” Tần Hoài nói.
Nghe thật hay ho, hãy để dành mà đưa vào tiểu thuyết ly kỳ rởm tình ái thật của anh! Na Lan bắt đầu đạp nước, rồi từ từ bơi tách xa Tần Hoài.
“Sao cô chẳng nói gì cả?” Tần Hoài đã nhận ra Na Lan chỉ một mực im lặng.
Cô biết, nếu mình lại bắt chuyện với anh ta thì sẽ là hai lần liền vấp phải một hòn đá. Cũng như mọi cô gái thông minh khác, cô rất nhạy cảm.
Tiếng quạt nước xa dần, Tần Hoài máy môi định hỏi tiếp thì lại có tiếng người bơi đến gần, một thân hình cao to, anh ta dừng lại rồi kinh ngạc kêu lên “Na Lan, đúng là Na Lan”
Phương Văn Đông.
Na Lan giơ tay vẫy Phương Văn Đông, có nét thân thiết.
Phương Văn Đông không đần, anh nhận ra tình thế lúng túng giữa Tần Hoài và Na Lan, anh cười nói: “Ngẫu nhiên thật thú vị, chúng ta đều ra đây bơi!”
Từ phía không xa lắm có tiếng động cơ vọng đến. Dưới ánh trăng, một chiếc ca nô màu trắng đang từ phía đảo Hồ Tâm phóng lại. Hình như nó biết rõ họ đang ở vị trí nào, nó chạy thẳng tắp, mũi ca nô gắn ngọn đèn pha sáng chói.
Na Lan biết người trên đó là ai, cô tăng tốc bơi trở về, cố tránh xa tuyến đi của ca nô. Lúc này cô càng mong có thể ẩn vào trong vùng tối mà đèn pha không rọi đến để tiếp tục giữ im lặng.
Đúng thế, chiếc ca nô không dừng bên cạnh Tần Hoài, đứng trước mũi ca nô là Tư Không Tình thướt tha duyên dáng. Tần Hoài và Phương Văn Đông lên ca nô. Tư Không Tình hôn vào trán Tần Hoài, anh hôn lại.
Na Lan khóc thầm.
Ca nô chạy đi rồi. cô nhìn qua làn nước mắt thấy Tần Hoài ngoảnh lại nhìn về phía cô đã mất hút. Nhưng cũng có thể cô đã nhìn nhầm. Chỉ là đơn phương, nhất là cô lại nhìn qua làn nước dày thế kia. Cô cảm nhận sâu sắc mình đang lặp lại số phận đáng buồn của nàng tiên cá bé bỏng trong truyện cổ tích của Andersen.
Cuối hè đầu thu, hơi nóng và hơi lạnh xung đột, hôm nay nắng mai lại mưa. Nhưng dự báo thời tiết cho biết tuần tới có thể mưa liên tục.
Mây dày và nặng, nhưng lúc này không những không mưa mà trăng còn sáng khác thường.
Một con thuyền nhỏ lướt ngang trên hồ.
Na Lan cùng Giải Quýnh và Bế Tiểu Châu đang chuẩn bị lần cuối cùng trước khi chính thức lặn xuống tìm kho báu ấn định vào tối mai. Tiểu Châu thuê của bạn con thuyền nhỏ, rồi dùng ô tô chở đến. Trước khi xuất phát họ tạm để nó bên bờ hồ, vì thế Na Lan hơi ngạc nhiên khi trông thấy con thuyền vừa nãy.
“Hai anh có nhìn thấy con thuyền không?” Cô hỏi
“Thì có gì là lạ? Mọi ngày đâu phải không bao giờ có thuyền chạy vào buổi tối?” Giải Quýnh vác một bao ni lông to tướng đưa xuống thuyền, trong đó có đủ thứ: nhiệt kế, đồng hồ đo độ sâu, đồng hồ đo nồng độ acid-base, thừng ni lông và các dụng cụ khác liên quan đến chuyện lặn sâu tối mai. Có đủ thứ, thừa còn hơn thiếu.
Na Lan nói : “Có thuyền bơi là bình thường, nhưng kỳ lạ ở chỗ nó tròng trành đung đưa, hình như không người cầm lái mà là nó phó mặc sóng nước đưa đến đâu thì đưa.
Giải Quýnh nói: “Bạn không biết à: có một số người lại thích thả lỏng cho thoải mái, không chèo thuyền cũng không nổ máy, họ đang nằm ngắm trăng, đếm sao cũng nên, thật là lãng mạn!” Anh ta lấy ra chiếc ống nhòm rồi đưa cho Na Lan: “Cô em thích tò mò thì nhìn đi! Ống nhòm quân dụng, hệ số phóng đại cực lớn miễn chê. Không phải ống nhòm nhìn đêm nhưng lúc này đang sáng trăng thì nhìn vẫn tạm được. Nhưng nếu nhìn thấy một đôi nam nữ thì cô em nên nhắm mắt lại”
Na Lan cười, cầm lấy ống nhòm.
Cô xoay xoay điều chỉnh tiêu cự, rồi chĩa vào con thuyền nhỏ ấy.
Cô bỗng thót tim.
Có một người đang ngồi trên thuyền, người mặc áo tơi!
“Sao thế?” cả Giải Quýnh lẫn Tiểu Châu đều cảm thấy Na Lan bỗng thở gấp, tay cầm ống nhòm run bắn, họ đồng thanh hỏi.
“Lời nguyền áo tơi trong mưa gió!’
“Gì cơ?”
Na Lan đưa ống nhòm cho Giải Quýnh, nói: “Nhìn đi, người ấy mặc áo mưa… Tiểu Châu cho Thuyền chạy đến bên con thuyền ấy, tôi muốn nhìn xem ai đang ngồi trên đó”
Giải Quýnh nhìn một lát rồi nói: “Đúng là hơi kỳ lạ, đang đẹp trời sao phải mặc áo mưa? Nhưng cũng có gì là ghê gớm, ở Giang Kinh này chẳng thiếu kẻ lập dị… Nhìn biết ngay hắn ta là đồ tâm thần, ngồi đó bất động có vẻ như đang câu cá.”
Câu cá, hay là câu tính mạng?
Na Lan lớn tiếng: “Đừng dài dòng nữa lên thuyền rồi lại nhòm tiếp. Cứ lề mề có lẽ nó chạy mất!”
“Thuyền ấy phạm pháp hay sao mà phải chạy?” Giải Quýnh thấy khó hiểu. Anh lên thuyền. Tiểu Châu nổ máy phóng thẳng về phía con thuyền có người mặc áo tơi.
Na Lan nhắc lại một lượt về câu chuyện mê tín “Lời nguyền áo tơi trong mưa gió”. Giải Quýnh nói: “Anh cũng nghe nói rồi. Em là người rất lý trí, chắc không thể tin chuyện đó?”
“Đương nhiên không tin, nhưng tôi vẫn muốn đến tận nơi xem xem ai đang bày trò quái dị ấy.”
Tiểu Châu nói: “Ít ra cũng chưa thấy dấu hiệu đó là một tên tội phạm bỏ trốn”
Giải Quýnh tiếp tục quan sát bằng ống nhòm, nói: “Không những không có dấu hiệu tội phạm bỏ trốn, mà gã này còn giả vờ không nghe thấy chúng ta đang nhiệt tình phóng đến. Hắn vẫn ngồi vững như Thái Sơn.”
Na Lan cau mày: “Hắn đang câu cá thật à?”
Giải Quýnh nói: “Chúng ta phải đến gần hơn nữa mới biết được. Hình như có chiếc cần câu chênh chếch, nhưng không rõ lắm” Một lát sau anh nói tiếp “À nhìn rõ rồi, đúng là cần câu không thể nhầm được”
“Có thấy dây câu không?”
“Mắt tôi chưa tinh đến trình độ ấy. Bạn thử lên đây nhìn xem sao”
Chỉ lát sau con thuyền của ba người đã đến gần con thuyền nhỏ kia, và cũng thấy toàn cảnh. Không đáng gọi là thuyền, nên gọi nó là mấy mảnh gỗ mục mới đúng. Một con thuyền nhỏ rất xập xệ, giống như những con thuyền cũ nát vẫn bị vứt bỏ trên bãi sông, tuyệt đối không đủ sức để xuống nữa. Gã kia đang ngồi quay lưng về phía ba người, chiếc áo mưa đang mặc rách bươm, chiếc mũ cói trên đầu cũng thế. Hình như từ những năm Gia Tĩnh triều Minh đến giờ gã vẫn giữ cái tư thế bất động này. Lúc nãy Giải Quýnh không nhìn nhầm: có một chiếc cần câu buông chếch xuống mặt nước, Na Lan hầu như tin chắc cần câu không có dây câu.
Giải Quýnh gọi to: “Này người anh em, họ Khương à? Là hậu duệ của Khương thái công phải không?”
Khương thái công: nhân vật lịch sử huyền thoại Khương Tử Nha thời cổ đại Trung Quốc nối tiếng với hình ảnh “ngồi bên bờ sông Vị buông cần câu cá, nhưng không mắc dây câu”, ngụ ý Chờ thời thế”
Bế Tiểu Châu bật cười: Thôi nào DadaShasha, cậu đừng giở ngón ba que ra đây!”
Người mặc áo mưa vẫn quay lưng như trước, như thể không nghe thấy gì và không hề nhúc nhích.
Ba thanh niên đưa mắt nhìn nhau. Tiểu Châu hiểu ý, anh cho thuyền chạy vòng sang phía trước mặt ông ta. Hai thuyền giáp nhau, Giải Quýnh và Na Lan dướn người nhìn sang. Cái mũ cói sụp xuống che kín đầu và mặt ông ta. Thấy người lạ đang nhìn sang mình, ông ta vẫn không động đậy. Tay ông ta thu vào trong áo mưa, chiếc cần câu chĩa ra ngoài, và đúng là không hề mắc dây câu!
Na Lan đưa tay ra nắm lấy cần câu kéo về phía mình, và lấy được chiếc cần câu. Đó là chiếc cần câu bằng nhựa cứng, rất thông dụng, có thể co vào duỗi ra, trông khá cũ vì đã trải bao gió sương. Cô ấn hai đoạn phía đầu nhỏ thu ngắn lại, rồi giơ cần câu chọc vào rìa cái mũ cói của ông ta, khều lên.
Cái mũ bị lật nghiêng lộ ra khuôn mặt. Khuôn mặt tết bằng cỏ khô! Buồn cười nhất là nó còn được đeo một cặp kính râm nữa!
Thì ra diễn viên chính của “lời nguyền áo tơi trong mưa gió’ là một bù nhìn người cỏ, là đạo cụ của Gia Cát Lượng “xin tên” thời xưa nhưng quên chưa vứt đi.
Ai bày ra cái trò đùa này nhỉ?
Giải Quýnh cười ha hả: “Tối nay tôi sẽ lên diễn đàn công bố rằng Jinyiwei Na Lan bị một người cỏ dọa sợ run bần bật!”
Na Lan thì không cười, cô tiếp tục cầm cần câu chọc ngoáy gã người cỏ.
Áo tơi rớt xuống, kính râm cũng bị gỡ ra, mặt mũi và toàn thân gã lở lói tả tơi.
Giải quýnh thấy Na Lan thật kỳ cục, bèn trêu cô: “em ơi sai rồi, em không nên bắt nạt một kẻ thất thế…”
Nhưng giọng anh ta chợt cứng ngắc lại, đôi mắt mở to.
Từng búi cỏ tiếp tục lở lói rớt xuống… cuối cùng, bên trong là một khối trắng xám.
Đó là làn da, làn da của người chết! Vùng mắt trắng đục kia… chỉ còn là hai cái hốc mờ mờ.
Một thây ma đang ngồi xổm trước mặt ba người!
Nhóm tìm kho báu cùng ngồi ăn bữa trưa ở nhà hàng MacDonald. Hầu hết thời gian họ cố giữ im lặng, ngay anh chàng Giải Quýnh lắm mồm nhất cũng không nói một câu, thân hình to đùng ngồi trên cái ghế bé tẹo không ngớt động đậy.
Hình ảnh cái xác xám xỉn của Phàn Uyên vẫn lướt qua trước mắt Na Lan.
Cuối cùng vẫn là cô lên tiếng: “Nếu muốn rút lui, các anh cứ nói, đừng ngại, hoặc có thể ở trên bờ làm các việc hậu cần. Nếu gặp vận may, chúng tôi tìm ra thứ gì đó, thì các anh vẫn có phần”
Một anh nói: ” Chị coi bọn tôi là người rơm chắc? Tôi được biết Lời nguyền áo tơi trong mưa gió chỉ là chuyện đồn đại mê tín vớ vẩn. Và có lẽ ông già bỏ mạng ấy chẳng liên quan gì đến chúng ta cả…” Anh ta hơn Na Lan ít nhất là ba tuổi nhưng giao lưu trên mạng cứ thích gọi cô là chị. Bình thường thì không sao nhưng lúc này thì nghe có vẻ không ổn. Đừng gọi chị chị gì nữa. Sau đây sẽ còn có nhiều chuyện mà chúng ta không biết, có những chuyện tôi đã biết nhưng chưa tiện nói ra. Vừa rồi tôi hỏi thế không phải là khích các anh, tôi thực lòng mong các anh cứ nghĩ cho kỹ. Tối nay lặn sẽ có nguy hiểm rình rập, hoặc nên hiểu rằng, nếu tham gia, dù không phải tối nay thì vẫn sẽ có một ngày nào đó gặp nguy hiểm”
Bế Tiểu Châu lạnh lùng hỏi: “Có lẽ ngay từ đầu bạn đã biết kế hoạch này rất nguy hiểm phải không?”
Giải Quýnh nói: “Ngay hôm đầu bạn ấy đã cảnh báo rồi, cậu quên à?”
Bế Tiểu Châu: “Đương nhiên không quên. Chúng ta đều tự nguyện cả, bây giờ tất sẽ không bàn lùi”
Na Lan cảm kích nhìn mọi người, rồi mở ví lấy ra một tờ giấy đặt xuống bàn, nói: “Đây là tất cả hy vọng của chúng ta”
Mọi người xúm lại. đó là một tờ giấy bình thường, photo một tấm bản đồ, vẫn thấy rõ các đường viền nham nhở của tấm bản đồ gốc. Thoạt nhìn, đúng là bản đồ một cái hồ, giữa hồ là hòn đảo, hình dáng hòn đảo rất giống với đảo Hồ Tâm trong hồ Chiêu Dương. Điều lạ lùng là trên bản đồ này không hề có một chữ Hán nào.
Bế Tiểu Châu lẩm bẩm: “Kho báu của Bá Nhan?” rồi anh ta ngẩng lên hỏi Na Lan: “Chữ Mông cổ à?”
Na Lan gật đầu, nói: “Đúng, chữ Mông Cổ. Các bạn xem đây nữa” Cô lật mặt sau. Trang sau là bản đồ đảo Hồ Tâm được phóng to ra, bên cạnh đảo có nhiều ký hiệu chi chit. “Đây là chỗ ven đảo bắt đầu xuống nước, ta có thể buộc thuyền vào hòn đá nào, dưới nước có dấu hiệu gì để nhận ra đường, đều ghi chú rất cụ thể”
CHƯƠNG 41 – CON THUYỀN VÀ ÔNG GIÀ MẶC ÁO TƠI
Dự báo thời tiết nói tối nay có mưa to, sấm chớp nhưng lúc này trăng vẫn sáng trong, dù nó lúc ẩn lúc hiện giữa mây đen. Na Lan không biết mình nên mừng hay lo.
Cô cầm ống nhòm của Giải Quýnh quan sát khắp nơi. Màn đêm vô tận.
Không thấy ngư ông mặc áo tơi đi câu tính mạng.
Thuyền dừng lại cách bờ đảo khoảng năm mét, Bế Tiểu Châu xuống thuyền, buộc chặt sợi thừng vào hòn đá nhô cao có tên là “Long tu thạch”
Na Lan đứng trên thuyền, cô hít thở sâu, nhìn khắp bốn bề. Trên mặt hồ, trong phạm vi tầm nhìn cho phép, chỉ có độc con thuyền này của họ.
Cô, Giải Quýnh và một người bạn nữa là Lưu Lợi Long nhẹ nhàng nhảy xuống nước. Sau đó cùng Bế Tiểu Châu là bốn, cùng biến khỏi mặt hồ. Hai anh khác hơi ít kinh nghiệm sông nước hơn, thì lom khom lên đảo nấp vào khe đá và cỏ tranh, làm nhiệm vụ cảnh giới.
Bốn người chưa vội lặn xuống ngay, họ lần theo tuyến đã định lượn quanh đảo nửa vòng, đến một tảng đá ghềnh nhô lên thì mới từ từ lặn xuống. Đã tập luyện ăn ý rồi, họ luôn giữ cự ly thích hợp và sẵn sàng hỗ trợ tiếp ứng cho nhau. Na Lan dẫn đầu, rọi đèn vào la bàn đeo ở cổ tay, đi theo tuyến mà cô đã thuộc. Thỉnh thoảng ngoái nhìn, thấy ba anh bạn đều rất tập trung chú ý, có thể hình dung họ đang rất trông chờ và căng thẳng nữa. Cô thầm thở dài. Nếu họ biết sự thật, biết rằng cái kế hoạch “thả con săn sắt” của cô chỉ là treo đầu dê bán thịt chó thì họ sẽ nghĩ thế nào về cô? Có phải cô đang lợi dụng họ?
Nhưng ít ra thì tấm bản đồ vẫn là sự thật. Tần Hoài đã từng dựa vào bản đồ này sục sạo quanh năm mà chẳng ăn thua gì.
Có lẽ hiện giờ không phải là lúc tự trách mình về mặt đạo đức. Biết đâu, chỉ sau buổi tối hôm nay tất cả sẽ được giải thích rành rọt.
Huống chi, cô không chỉ dùng một mà là dùng hai tấm bản đồ gần như giống hệt nhau.
Sau khi có được tấm bản đồ da dê từ chỗ Cung Tấn, cô đã nghiền ngẫm mấy ngày liền, nhưng vẫn chỉ thấy nó là tấm bản đồ hồ Chiêu Dương bình thường, hầu như chẳng khác gì tấm bản đồ của Tần Hoài cả. Có nghĩa là, bất cứ ai có tấm bản đồ này trong tay cũng sẽ loay hoay ở hồ Chiêu Dương vài năm mà chẳng nhặt được một xu, giống như Tần Hoài.
Xm bản đồ mãi, cô cảm thấy mình đã bắt đầu mê tiền bạc, thật nực cười, nhung cô không hoàn toàn từ bỏ; cái kế hoạch cô từng để tâm âp ủ đã dần sáng tỏ trước tấm bản đồ, điều cần nhất bây giờ là phải hiểu sâu sắc về bản đồ này.
Ví dụ, các chỗ đánh dấu, tại sao lại khác với bản đồ của Tần Hoài?
Rất có thể chỉ là vì dưới nước vốn dĩ có các loại đá ghềnh hoặc địa mạo khác nhau, cho nên người này vẽ bản đồ sẽ dùng ký hiệu khác với người kia.
Vào lúc Na Lan cảm thấy bí thật sự, hết cách rồi, cô đành xếp hai tấm bản đồ lên nhau để cất vào cái cặp hồ sơ…
Đúng cái lúc xếp chúng lên nhau, cô nhận ra rằng hai hòn đảo trong hai tấm bản đồ đặt trên đặt dưới là trùng khít, chỉ có các ký hiệu ở vùng ngập nước thì…
Trời ban phúc, đầu óc khôn hẳn lên. Cô chồng hai tấm bản đồ lên nhau rồi giơ ra trước cửa sổ, ánh sáng hắt lại. Các ký hiệu ở vùng ngập nước của từng tấm bản đồ vốn dĩ rời rạc bất quy tắc, thì lúc này chập lại chúng liên kết thành một tuyến đi rõ rệt.
Chính là tuyến đi mà các thành viên của nhóm Na Lan tối nay đang lần theo.
Họ xuống sâu hơn, đã nhìn khá rõ đáy hồ. Na Lan dừng lại, vỗ vào một tảng đá ngay bên cạnh. Tảng đá bị đèn rọi chiếu vào, phản chiếu một màu trắng hoe vàng, chắc hẳn nó phải có hàm lượng kim loại khá cao. Điều thú vị là tảng đá này trông hơi giống hình con gà trống.
Ba người bạn phía sau cũng cụm lại, gật gù. Chắc đây là hòn đá “Phượng Nghi thạch” mà bản đồ đã đánh dấu. Theo chỉ dẫn và suy đoán tỷ lệ của bản đồ, phía dưới, bên phải “Phượng Nghi thạch” ba trượng- xấp xỉ mười mét- là điểm kết thúc của tuyến đường.
ở đó chỉ có một khối đá cực lớn tựa sát vào thân đảo Hồ Tâm.
Na Lan biết, bên dưới tảng đá này là một cái hốc không sâu, cô đã cài sẵn vào đó vài cái túi da màu đen, bên trong nhét mấy hòn đá. Cô đương nhiên rất biết chuyến đi “thám sát báu vật” hôm nay sẽ không thu được gì, nhưng với các anh bạn này thì rất cần chứng tỏ có “thu hoạch rành rành”. Đây là một trong những điểm then chốt trong kế hoạch của cô.
Ba chàng trai vây quanh tảng đá tuần tra một lượt, không thấy có gì lạ.
Na Lan không tham gia tìm kiếm. Đây đã là lần thứ tư cô đến trước tảng đá này, đã biết rõ nó chẳng có gì huyền bí, cô tuyệt đối không tin có thể tìm thấy kho báu gì ở đây, câu chuyện áo tơi trong mưa gió chỉ là chuyện vui trong kho ký sự văn học thời Minh-Thanh.
Lời nguyền áo tơi trong mưa gió thật sự, thì cả nhóm đã thấy rồi, Phàn Uyên biến thành cái cốt của người cỏ – một cơn ác mộng kinh hoàng.
Lời nguyền áo tơi trong mưa gió thật sự, cũng đã xảy ra trong cuộc sống của cô.
Đã đến lúc tỉnh lại, trở về với đời thực, trở về bến xưa.
Lưu Lợi Long liều lĩnh trườn sang bãi cỏ nước phía sau tảng đá sát với chân đảo Hồ Tâm, lập tức bị Bế Tiểu Châu kéo giật lại. Dù trong hoàn cảnh nào, cỏ nước vẫn là virus ngựa gỗ* đối với thợ lặn.
* Virus Trojan horse là một loại virus máy tính. Ý nói: có vẻ bình thường nhưng rất nguy hại.
Nhưng một ý nghĩ vụt đến với Na Lan.
Cô nhoài qua tảng đá, chăm chú nhìn đám cỏ nước. Chúng mọc từ thân đảo vươn ra, chằng chịt dày đặc. Cô bỗng cảm thấy vách đá ở đây có nét quen quen, ngoại trừ cỏ nước. Giả sử không có cỏ nước, giả sử phía sau đám cỏ nước có một khe đá, nó là lối vào, nếu luồn qua nó chui vào sẽ thấy một hang động giống như hang động bí mật của Tần Hoài tưởng niệm Quảng Diệc Tuệ…
Nếu cô chưa từng bám theo Tần Hoài bơi vào cái hang mà Tần Hoài sở hữu ấy thì cô sẽ không có cái cảm giác quen quen này. Và không bao giờ có ai nghĩ rằng phía sau đám cỏ nước rậm rạp kia có thể có một khe đá.
Đám cỏ nước!
Na Lan trườn lên, cô vẫy ba người bạn. Cô rút con dao nhỏ cắt từng búi từng búi cỏ nước. Các cọng cỏ trôi khắp nơi, dập dờn bên cạnh mọi người. Ba người bạn cũng rút dao cùng cô “diệt cỏ”.
Họ nhanh chóng hiểu ra ý định của cô.
Cỏ nước đã bị cắt nhổ hết, vách đá lộ ra một khe nứt hẹp nhưng vẫn đủ cho một người lách vào.
Bốn người nhìn nhau, đầy hiếu kỳ và mong đợi nhưng không biết tiếp theo nên làm gì. Tất nhiên là vào hang. Nhưng “ưu tiên” phụ nữ, hay nam nhi nên dẫn đầu vào chốn có thể có hiểm nguy này?
Bế Tiểu Châu vỗ vai Na Lan rồi lại chỉ vào mình.. Na Lan gật đầu, hiểu ý: anh ta muốn vào trước, cô theo sau.
Bốn người lần lượt tiến vào.
Khe đá rất hẹp, rất bí, hai bên vẫn có cỏ nước bò lan tua tủa, lại rất dễ bị cộc đầu vào các mỏm đá nhấp nhô nhọn hoắt. Khi vào sâu chừng chục mét mới dần rộng ra, và cũng dần lên cao. Na Lan có cảm giác quen quen thì phải, ở đây như tái hiện cái khung cảnh buổi tối mà cô bám theo Tần Hoài hồi nọ. Đương nhiên đây không phải cái hang động dưới nước mà Tần Hoài và Quảng Diệc Tuệ phát hiện ra và “sở hữu” nó, vì cô còn nhớ rất roc ở đó không có cỏ nước che chắn, lại là nơi Tần Hoài thường xuyên ra vào ên có nhiều dấu hiệu do bàn tay con người tác dộng sửa sang.
Nhưng sự giống nhau của hai nơi vẫn khiến cô kinh ngạc: lối vào rất hẹp địa thế dần lên cao, và cả khi hết lối lên thì phần nóc cũng y hệt nhau, có một phiến đá nhẵn bóng. Có điều, gần đây mực nước hồ Chiêu Dương lên cao, khi cô lên đến đỉnh thì vẫn ngập trong nước, chứ không như cái lối lên của hang Tần Hoài, có thể thò đầu lên. Khác với các hồ nước ngọt khác, mực nước hồ Chiêu Dương lên xuống rất rõ rệt. Nguyên nhân mực nước thay đổi là gì, các nhà khoa học chưa nhất trí. Thường có hai cách lý giải: một là, hồ Chiêu Dương thông với sông Thanh An, mực nước sông Thanh An lên xuống theo mùa, sẽ ảnh hưởng đến mực nước hồ. Hai là, vì đáy hồ có rất nhiều hang hốc, phía dưới hang lại có dòng chảy ngầm, dòng chảy ngầm biến đổi cũng ảnh hưởng đến mực nước hồ.
Na Lan sờ lên nóc thăm dò, rồi ra hiệu cho Giải Quýnh đến. Cả hai cùng vần, đẩy, nâng, cuối cùng phiến đá đã bị đẩy ra, phía trên là một cửa hang hình tròn.
Thuận theo dòng nước, cô nhoài lên, chui vào hang động.
Cả ba người bạn cũng lần lượt vào, rồi đứng lên. Nước ngập đến thắt lưng.
Đèn rọi khắp lượt, hang động trống không. Na Lan vẫn kinh ngạc vì hình như khoảng không gian này và cái hang của Tần Hoài, nằm ở hai phía của đảo, là do con người cố ý đục đẽo tạo nên hai nơi giống nhau.
Bế Tiểu Châu ngạc nhiên: “Bạn đã từng vào đây à?”
Na Lan đáp: “Tôi lần đầu tiên vào đây, nếu nói dối bạn, tôi là đồ con lợn”
Giải Quýnh cười: “Mỹ nhân trư à?” Anh ta lại trầm trồ: “ở đây rộng thật, một hôm nào đó bơi lội xong, có thể đem bia và đồ nhắm vào đây nhấm nháp thì sướng mê!”
Lưu Lợi Long: “Nếu có thể vác cái bàn bi-a vào đây chơi thì càng hay!”
Bế Tiểu Châu : “Các cậu chỉ giỏi tính chuyện nhậu nhẹt ăn chơi thôi! Nhưng dù sao chuyến đi này của chúng ta cũng không vô ích, đã phát hiện ra một sân chơi đa năng, chỉ hiềm ở đây trống trơn không có gì hết. Ta đi thôi!”
“Khoan đã” Na Lan bước lên phía trước. Nếu cấu tạo nơi này giống như hang kỷ niệm Diệc Tuệ của Tần Hoài thì địa thế sẽ lên cao dần, hơi có vẻ bằng phẳng và đi sâu vào trung tâm hòn đảo. Cả bốn người bèn bì bõm lội nước một quãng. Đúng thế, địa thế cơ bản bằng phẳng nhưng hơi dốc lên cao. Cuối cùng họ đi hết cái hang. Lúc này nước chỉ ngập đến đầu gối. Na Lan soi đèn vào các vách hang. “Các bạn nhìn kỹ đi, hình như vách hang không hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên” Cô bước lên chỉ vào vài chỗ trên vách đá “Ví dụ ở đây, hình như bị tách ra khá phẳng phiu, chỗ này thì lại có mỏm đá dài dài nhô ra như cây gậy nhẵn nhụi, hiếm khi có đá tự nhiên hình thù như thế này”
Bế Tiểu Châu cũng bước lại gần nhìn kỹ, gật đầu nói: “Có lý!” Rồi anh ta cúi xuống nhặt một mẩu đá lên, soi đèn quan sát, nói : “Bên dưới toàn là đá vụn… không thể nói đây là vách đá tự nhiên nứt ra, tôi nghĩ đây là các vụn đá rơi ra khi đục đẽo, họ chưa dọn sạch”
Giải Quýnh không hiểu Na Lan đang nghĩ gì, hỏi: “Giả sử đúng là có người bỏ công sức ra đục thành một trung tâm giải trí dưới nước, thì có thể nói lên điều gì?”
Na Lan: “Trước hết, nên thấy rằng chỗ này ở trên mực nước hồ, không phải dưới nước, và càng không phải trung tâm giải trí gì cả…”
Giải Quýnh lầu bầu: “Vẫn cố cãi”
“Tôi đoán rằng có người đã đào hang từ đáy nước thông lên mực nước hồ, chứng tỏ họ có tiềm lực. hai là, họ muốn cất giấu đồ quý gì đó nhưng không muốn bị ngập nước. Chẳng ai muốn báu vật của mình bị ngâm nước đúng không?’ Na Lan vừa nói vừa rọi đèn khắp vách đá.
Giải QUÝNH đã hiểu ra: “ý bạn là… Bá Nhan giấu của, rất có thể là ở đây!” Nhưng anh ta lại ngẩng lên quan sát, rồi lắc đầu “Không thể, thứ đáng tiền nhất ở đây lúc này là mấy người thế hệ 8X chúng ta. Toàn là đá vụn, chứ không có gì khác
Giair Quýnh nhắc đến chữ “đá” đã gợi mở cho Na Lan !
Ánh đèn không rọi lên vách đá nữa soi trở lại mỏm đá “dài dài nhô ra như cây gậy” vừa nãy nhắc đến. Hình như cũng có nét quen quen?
Long tu nham?
Cái thỏi “long tu”(râu rồng) này không nhô ngang ra, mà lại hơi chếch xuống dưới.
Na Lan tiếp tục soi đèn quan sát, ánh đèn dừng lại một một mảng đá hơi lồi ra ở chỗ cao bên trên. Ánh đèn LED soi rõ màu nâu vàng. Mảng đá nhô ra ấy khá giống con gà hoặc con chim lớn.
Là Phượng Nghi Thạch?
Là gà hay chim cũng mặc, vấn đề là nó “mổ” chếch xuống dưới
“Long tu” và “cái mỏ” từ hai góc khác nhau cùng chỉ về một hướng, là một bên vách hang, chỗ cao ngang ngực con người.
Chỗ vách hang ấy không nhẵn nhụi, cũng không có ký hiệu gì, thoạt nhìn chẳng thấy gì lạ. Na Lan chiếu đèn lên, bước đến gần, thì nhận ra màu đá ở đó hơi đậm nhạt khác nhau, có thể thấy một khe rất mảnh, xung quanh khe có màu sẫm hơn, tựa như vết xi măng gắn các mảnh đá lại với nhau.
Na Lan ngoảnh lại nói với Giải Quýnh: “Đưa tôi mượn cái búa”
Một tay cầm búa gõ đập, tay kia áp vào vách, cô cảm nhận được âm thanh bồm bộp chứng tỏ bên trong vách đá có khoảng trống.
Cô trả lại búa cho Giải Quýnh, nói: “Bây giờ là lúc anh thể hiện kỹ năng thổ mộc, chứ tôi không dám múa rìu qua mắt thợ!”
Giải Quýnh hiểu ngay, anh giơ búa phang thật lực. Búa tuy không nặng nhưng vết nứt vẫn hiện ra. Sau một hồi đập phá, cả đống đá vụn rơi xuống chân, họ nhìn thấy một gian mật thất.
Tim Giải Quýnh đập như máy, anh vừa kết thúc vận động đập đá chỉ là chuyện bình thường với anh, nhưng ba người còn lại tim cũng đập không kém.
Trong mật thất hõm sâu vào vách đá có một cái hòm lớn, màu đen xỉn. Nhìn kỹ thấy nó còn có các hoa văn ánh vàng. Trên mặt hòm đặt một cái thuyền nhỏ bằng ngọc, dài khoảng 40cm, trên thuyền có một ông lão đánh cá cũng bằng ngọc, đầu đội mũ lá, khoác áo tơi, và một chiếc “cần câu trúc” chĩa ra ngoài thuyền.
Cần câu không mắc dây câu.
Chất liệu dùng để chạm trổ con thuyền là ngọc thạch trong suốt, thực không phải hạng tầm thường, kỹ thuật chạm trổ đương nhiên tinh xảo tuyệt đỉnh.
Giải Quýnh cầm búa gõ nhẹ vào cái hòm đen, tiếng kin loại vang lên.
Anh ngoảnh lại nói với ba người bạn đang trố mắt há miệng: “Đêm nay chúng ta sẽ không ngủ nghê gì hết!”
CHƯƠNG 42 – KỲ BINH ĐOẠT BÁU VẬT
Xách theo cái hòm da đen nặng trịch, họ bơi trở về. Dọc đường cảm thấy như đang trong mộng, họ đang mộng du! Na Lan còn không dám tin vào các cảnh tượng vừa xảy ra, cô không dám tin vào chính mình và bất cứ ai.
Tất cả nên giải thích thế nào đây? Chưa biết có phải kho báu của Bá Nhan không, nhưng rõ ràng là từ nhiều năm trước đã có người phát hiện ra ở đảo Hồ Tâm có hai hang động giống nhau. Một hang không thật sự kín đáo, nên không được chọn làm nơi giấu của, về sau bị Tần Hoài và Quảng Diệc Tuệ tìm ra và biến nó thành thiên đường của hai người. Hang kia khó tìm hơn, thì được chọn làm nơi giấu của. Người giấu của đã dự tính sau này sẽ tìm lại, bèn chế ra hai tấm bản đồ da dê, chỉ khi khớp cả hai lại thì mới có được chỉ dẫn để đi tìm hang giấu của.
Phượng Trung Long ngày xưa và Tần Hoài ngày nay đi tìm đều thất bại, vì họ chỉ nắm được một trong hai tấm bản đồ.
Na Lan cảm thấy dòng suy nghĩ của mình dần bay xa, hình như mình đang mơ. Nếu lúc này đúng là đang “mộng du” thật thì chắc chắn sẽ giống như các cơn “mộng du” trong truyền thuyết, nếu bị cắt ngang một cách thô bạo tức là mối nguy hiểm tột độ sẽ đến.
Đó là ý nghĩ đầu tiên lóe lên khi thoáng thấy một bóng đen lướt tới.
Vì đang đeo mặt nạ nên góc nhìn xung quanh bị hạn chế, nhưng may mà cô đã cảnh giác phát hiện ra vị khách không mời mà đến này. Tuy mọi cảm giác đang bị xáo trộn, cô đang mải mê khó tin với “vận may” đột ngột vừa nãy, nhưng cô vẫn không quên kế hoạch hôm nay. Túy ông đâu có say, nhóm “thả con săn sắt” vẫn không mù quáng vì báu vật. Trong khi từ từ nổi lên, cô vẫn ngó nhìn khắp bốn bề và cũng luôn nhắc các bạn phải cảnh giác.
Nhưng cô vẫn hơi bất ngờ khi bị kẻ địch tập kích vỗ mặt. Hai tên trực diện tấn công cô! Cô cũng nhìn thấy nhiều bóng đen khác đang bao vây ba người bạn.
Mong sao họ đã sẵn sàng vũ khí trong tay!
Còn Na Lan, cô rút con dao găm dài sắc nhọn mà Giải Quýnh chọn cho cô. Ở dưới nước dùng vũ khí dù nhẹ hay nặng, đều rất khó điều khiển linh hoạt, cho nên việc chớp đúng thời cơ là hết sức quan trọng.
Cô càm dao lia ngang một đường cung lớn, để kẻ địch không thể tiếp cận. Cô lại thấy một trong hai tên lặn nhào xuống, với ý đồ cả hai tên sẽ đánh kẹp lại.
Trong lúc nguy cấp, tay cô buông luôn cái hòm đen, nó nhanh chóng chìm xuống đáy hồ.
Gã bên dưới sửng sốt không kịp tóm lấy, đành lặn xuống đuổi theo cái hòm. Lao xuống quá nhanh như thế, chắc chắn sẽ bị sốc vì áp suất nước.
Đồng thời, Na Lan vung tay phải chĩa con dao về phía trước, thân nằm ngang bơi đi chuẩn bị tăng tốc nổi lên. Kẻ tập kích cô vừa rồi phải lùi trước mũi dao của cô, nhưng hắn lại xoay người đuổi theo luôn.
Hắn bơi cực nhanh, Na Lan chưa đi xa mấy, đã vài lần suýt bị hắn tóm được chân. Cũng may, vì cô đeo chân nhái nên bọt nước tạo ra cũng gây nhiễu cho đối phương. Cô cố kiềm chế không hấp tấp nổi lên dù đang rất gấp gáp, vì vẫn phải tránh hậu quả của hiện tượng giảm áp quá nhanh, nếu cô bị choáng thì kẻ tập kích sẽ chiếm thế thượng phong.
Nhưng đáng buồn là kẻ đó đã chiếm thế thượng phong. Hắn khỏe hơn hẳn Na Lan, dưới nước hắn cũng trấn tĩnh. Bởi khi đang lặn, hai tay phải chịu lực cản rất lớn, ưu thế sẽ thuộc về người nào có sức vóc hơn. Tay hắn đã chạm vào chân nhái của cô. Trước mặt cô bỗng xuất hiện thêm một bóng đen.
Bóng đen quen thuộc. chiếc mặt nạ và bộ áo lặn quen thuộc, thân hình cân đối vạm vỡ cũng quen thuộc.
Na Lan đã từng cùng bơi với người ấy, cùng lặn với người ấy, cũng đã từng đau khổ vì người ấy.
Tần Hoài như một quả ngư lôi lao đến, xô thẳng vào kẻ đang truy kích Na Lan. Hắn né người, Tần Hoài nhào sang vươn cánh tay dài chộp mặt nạ của hắn.
Nhưng tay hắn đã giơ cao con dao găm chặn ngang trước mặt. Tần Hoài rút tay về anh bỗng xoay người lại kéo Na Lan cũng tách ra bơi đi.
Cô hiểu tại sao Tần Hoài lại tháo chạy, vì phía sau kẻ tập kích này có vài luồn sáng đèn rọi lại, chúng đang lao vào hai người. Tối nay có bao nhiêu con bọ ngựa đang rình bắt ve, chẳng rõ nữa.
Phía trước lại xuất hiện ánh đèn và một bóng, đen, người ấy vẫy tay khi đến gần hai người. Trông vóc dáng hình như là Phương Văn Đông. Tần Hoài ra hiệu cho Phương Văn Đông phía sau có kẻ truy sát. Phương Văn Đông vỗ vỗ vào ngực, ý nói “Tôi sẽ giúp hai người chặn nó”
Tần Hoài và Na Lan cùng bơi vào chỗ nước sâu. Cô không hiểu tại sao anh lại không bơi lên mặt nước, mà lại lặn sâu xuống, nhưng cô không do dự mà bơi theo anh luôn. Hành động thế này e sẽ làm rối loạn kế hoạch ban đầu.
Bơi xuống sâu được một lúc, thấy phía sau vẫn có hai bóng đen bám sát. Có lẽ Phương Văn Đông chưa chặn nổi hai tên truy binh ấy. Na Lan biết, cô mới là mục tiêu của bọn truy sát vì chúng tin rằng cô đã phát hiện ra kho báu Bá Nhan, bắt được cô thì sẽ biết tình hình cụ thể về kho báu. Cho nên, nếu rơi vào tay chúng thì sống còn khốn nạn hơn chết.
Bơi thêm một hồi nữa, Na Lan dần hiểu ra tại sao Tần Hoài lại bơi xuống sâu hơn.
Nước hồ phía trước mặt dần đục ngầu, không những thế lại còn lăn tăn rất nhiều bọt khí, cỏ nước rậm rì dài ngoẵng. Tuy đèn vẫn rọi nhưng rất khó nhìn rõ xung quanh.
Tần Hoài bỗng nắm lấy tay cô, cô định vùng ra nhưng lại nghĩ giờ không phải lúc giận dỗi. Và cô cũng hiểu rằng Tần Hoài thuộc nơi này như thuộc lòng bàn tay.
Tần Hoài kéo cô vào luồn giữa rừng cỏ nước, tốc độ dần chậm lại, bọn truy binh cũng chưa thể lập tức đến ngay. Dù khoảng cách không xa thì hai người cũng chỉ là hai cái bóng rất mơ hồ.
Bọn chúng cũng thế, chúng sẽ bị hãm trong đám hỗn độn, càng vào sâu thì sẽ càng khốn đốn.
Tần Hoài vỗ vai Na Lan rồi chỉ tay xuống dưới chân, sau đó giơ tay làm hiệu, và đan chéo các ngón tay. Na Lan hiểu ý: nơi này dày đặc cỏ nước, vì thế có rất nhiều bọt khí làm đục nước hồ, lặn đến đây tầm nhìn rất kém, sẽ không chú ý dưới chân có cỏ nước hay không. Cô hiểu dụng ý của Tần Hoài : để cho kẻ truy binh đến đây bị cỏ nước giữ chân, chúng ta sẽ bắt sống một tên đem về thẩm vấn.
Rõ ràng là anh đã biết kế hoạch của Na Lan nên đã mạo hiểm tham dự, lợi dụng cơ hội này để tìm hiểu sự thật về vụ án năm xác chết, về vụ Quảng Diệc Tuệ bị hại.
Nấu chưa hiểu về Tần Hoài chắc Na Lan sẽ nghĩ anh ta là thằng điên.
Nhưng cô đã thật sự hiểu anh ta chưa?
Ít ra cô cũng có thể phán đoán dựa vào chuyên môn của mình: Tần Hoài có quá nhiều bí mật, anh ta lại tự gây sức ép tâm lý quá lớn cho mình, vì muốn đạt được mục đích, anh ta dám làm những chuyện rất “điên”.
Nhưng Đặng Tiêu, Quảng Cảnh Huy, Phàn Uyên họ chẳng phải đều như thế sao?
Cả mình nữa!
Nếu mình không điên rồ, nếu không mải miết đi điều tra sự thật về Ninh Vũ Hân và Quảng Diệc Tuệ bị hại, thì mình đâu đến nỗi đêm hôm phải ở trong đám nước đục chạy trốn kẻ truy sát, chẳng khác gì một con cá vô gia cư lạc đường
Tần Hoài lại vỗ vai cô, đưa cô ra khỏi mớ suy nghĩ miên man hỗn loạn. Anh giơ tay chỉ về hướng hai tên truy binh, chúng không tiếp tục đuổi nữa, chúng đang không ngớt cựa quậy, dường như đang bị những bàn tay vô hình tóm chặt, muốn thoát cũng khó.
Na Lan đã từng nếm trải cảnh đó, lần ấy cô bám theo Tần Hoài rồi bị cỏ nước trói chặt chân.
Na Lan theo sau Tần Hoài đến phía sau một tên. Hắn đang cúi xuống gắng sức dùng dao cắt đứt những cọng cỏ nước.
Chẳng biết từ lúc nào, một tay Tần Hoài đã lăm lăm con dao găm, tay kia đưa ra tóm chặt cổ tay hắn đang cầm dao, rồi anh dí vào yết hầu hắn.
Hắn hiểu tình thế, nên không động đậy. Thực ra nếu hắn chống cự thì cũng chẳng ăn nhằm gì vì Na Lan đã vặn chéo cánh tay còn lại của hắn rồi.
Trong túi áo lặn của Tần Hoài có dây thừng ni long to bằng ngón tay. Ở dưới nước, nếu ai đó bị trói chân tay thì sẽ chẳng khác gì một cái xác chết cứng đơ.
Hai người không bận tâm đến tên truy binh thứ hai đang bị cỏ nước quấn chân, vì biết rằng hắn sẽ có đủ thời gian tự gỡ chân nhái và một phần áo lặn ra, rồi hắn sẽ giãy ra thoát được. Họ kéo tên “tù binh”, từ từ nổi lên theo đúng kỹ thuật giảm áp suất. Khi đã nổi lên mặt nước, Na Lan thấy quanh đó rất yên tĩnh. Họ đã bơi sang một mé khác của đảo, cách “chiến trường” rất xa.
Sau khi lôi tên kia lên bờ, Tần Hoài tháo mặt nạ lặn, không thèm rườm rà quan tâm đến hắn cho mệt, anh hỏi thẳng Na Lan: “Cô có muốn biết kẻ tấn công cô là ai không?”
Na Lan nhìn Tần Hoài cô bỗng giật mình. Mây đen đã che khuất mặt trăng, trời mưa lâm thâm, nhưng vẫn thấy rõ ánh mắt Tần Hoài không chút hiền hòa đầm ấm, trái lại có nét hung tợn của dã thú đứng trước con mồi vừa vồ được.
“Có lẽ hắn chỉ là một tên thuộc hạ tầm thường, chẳng thể biết nhiều sự thật.
Tần Hoài cười chua chát, nói: “Tôi đã không nhìn nhầm, cô quả là thông minh”
“Cám ơn thám tử đã quá khen. Tôi tin rằng anh biết rất nhiều thứ, chẳng qua xưa nay anh không thích chia sẻ với ai” Giọng Na Lan man mác, sóng sánh như nước hồ thu.
Giọng Tần Hoài vẫn lạnh lùng thản nhiên: “Đúng thế, tôi không muốn chia sẻ với ai, nhất là người mà tôi rất quan tâm, những nỗi đau, mối nguy hiểm, thậm chí chết chóc”
Na Lan chỉ muốn trốn ngay xuống nước.
Tần Hoài bỗng đưa tay giật mạnh cái mặt nạ của tên tù binh.
“Tần Hoài, mày định làm gì hả?” Hắn sợ hãi kêu lên.
Na Lan cũng kinh ngạc kêu lên một tiếng.
Bế Tiểu Châu gắng sức bơi về phía trước, và tin chắc mình sẽ cắt được “cái đuôi” đang bám phía sau. Nhưng khi nhìn thấy trước mặt có thêm tên nữa đang bơi lại thì anh thầm thở than nguyền rủa.
Con bé Na Lan tinh quái đã đưa mấy anh em ta dính vào cái chuyện quái gì thế này? Nhưng cũng tại mấy anh em mình, có lẽ bơi lặn nhiều quá nên đầu óc mụ đi, sao lại hấp tấp xung phong làm “nghĩa dũng quân”? Nhưng thực ra nó cũng không lừa ai, rõ ràng là bọn mình đã tìm thấy kho báu Bá Nhan.
Nhưng chưa kịp sờ vào châu báu thì đã phải chạy trốn kẻo sẽ mất mạng!
Tiểu Châu bỗng nhớ đến lời dặn của Na Lan “nếu bị tấn công thì ta lập tức vức túi đi”. Anh ta không thể không khâm phục tư duy hơn người của cô.
Thực ra trong túi chỉ là ít hòn đá, chắc chắn kẻ truy kích cho rằng trong đó là vàng bạc châu ngọc.
Tiểu Châu buông tay, cái túi đen nhanh chóng rơi xuống không hề ngoái lại.
Quả nhiên tên truy binh ấy lập tức lặn xuống để vớt cái túi báu vật, còn Tiểu Châu thì ung dung bơi thoát, nhẹ cả mình!
Anh an toàn nổi lên mặt nước, bọn truy binh vẫn đang nỗ lực nhưng chẳng thể uy hiếp nổi anh nữa. Nhưng vừa thò đầu lên ngó nhìn thì… khổ quá!
Phía không xa, có chiếc ca nô đang đậu, đèn pha quét sáng mặt hồ. Nếu kẻ địch phóng đến truy kích thì mình thua là cái chắc, ta đành lặn lại xuống vậy, nhưng sẽ trụ được bao lâu?
Đang lưỡng lự thì đèn pha đã quét đến, tiểu Châu chuẩn bị lặn xuống thì bỗng nhìn thấy trên ca nô in chữ “công an”. Ngay lúc đó có tiếng gọi rất quen: “Tiểu Châu bơi lại đây”
Giải Quýnh gọi.
Tiểu Châu biết mình đã được cứu.
Lúc này đầu anh chỉ có một ý nghĩ duy nhất: dù Na Lan có phải một cô sinh viên nghèo hay không, tối nay sau khi chuyện đã êm, nhất định phải bắt cô ta chiêu đãi một chầu rượu thật nghiêm chỉnh.
Nhưng anh không ngờ, chờ đến sáng hôm sau vẫn không thấy bóng Na Lan đâu.
CHƯƠNG 43 – THÁC LOẠN
Dưới cái mặt nạ là khuôn mặt dài dài cong cong như lưỡi mác, Na Lan chưa từng trông thấy nhưng giọng của hắn thì cô đã từng nghe.
Giọng của kẻ trong băng ghi âm của Phùng Triết. Chính hắn đã tìm Phùng Triết, bảo anh ta đi chiêu mộ mấy cao thủ lặn để cùng xuống hồ Chiêu Dương tìm kho báu. Sau đó xảy ra vụ án năm xác chết.
Na Lan không hỏi tên hắn, vì điều này không quan trọng nữa. Cô hỏi Tần Hoài: “Anh biết hắn à?”.
Tần Hoài nói: “Chuyện dài lắm… Đầu tiên tôi nhận ra chiếc áo lặn của hắn. Trong số những kẻ tấn công cô hôm nay, bộ áo lặn của hắn là hàng có thương hiệu, chất liệu tốt nhất. Cho nên tôi đoán hắn là tên cầm đầu.” Anh chỉ vào nhãn mác Pinnacle gắn trên ngực áo hắn.
Nhưng tại sao hắn mở miệng gọi luôn tên Tần Hoài? Na Lan vẫn nghi hoặc. “Hắn là ai?”.
“Đại danh là Nghiêm Đào.” Tần Hoài thấy Na Lan lần tìm cái gì đó trong túi đeo hông, anh hỏi: “Trước khi xuống nước, tôi thấy chiếc thuyền của công an, là cô bố trí phải không?”.
Na Lan gật đầu: “Chắc thuyền của họ đang ở cách đây không xa.” Cô lần túi tìm máy di động. “Bây giờ tôi báo để anh Ba Du Sinh biết vị trí của chúng ta, họ sẽ đến giải tên khốn này đi.”
Tần Hoài ngăn lại: “Tạm dừng gọi… tôi xin cô. Cứ để tôi đem hắn về nhà tôi đã.”
Na Lan thấy sợ: Anh định làm gì?”.
“Tôi ít khi cầu xin ai, nhưng việc này tôi mong cô đồng ý. Chuyện này rất quan trọng với tôi.”
Nghiêm Đào bỗng kêu lên: “Đừng, đừng! Hắn sẽ giết tôi mất!”.
Tần Hoài sờ túi lấy ra cuộn băng dính, dán vào mồm Nghiêm Đào, nói: “Mày mà cũng sợ chết ư?” Anh lại quay sang Na Lan: “Tôi chỉ muốn mau chóng bắt nó khai ra một số sự thật.”
Na Lan nghĩ ngợi rồi gật đầu: “Được, tôi đi với anh. Nhưng tôi sẽ liên lạc với Ba Du Sinh bất cứ lúc nào.”
Xe của Tần Hoài đỗ ở gần đó. Nghiêm Đào bị ấn vào cốp phía sau xe.
Chiếc xe chạy thẳng vào nhà để xe. Tần Hoài và Na Lan lôi Nghiêm Đào ra, giải hắn vào cửa sau, đưa vào bếp, họ lại trói cả chân hắn nữa.
“Tần Mạt đang ở dưới à?” Na Lan nhìn xuống sàn.
“Đã có Quân Quân ở đó… gần đây nó khá lên nhiều, đã ra ngoài đi dạo. Cô đã có công rất lớn.” Tần Hoài cảm kích, rất chân thành.
“Nên nhớ là Quân Quân đã giúp đỡ bao năm.” Na Lan nói.
Tần Hoài gật đầu, nói: “Trong nhà tắm có quần áo thay, cô vào thay đi, để ướt mãi thế này không có lợi đâu.”
Na Lan hỏi: “Thực ra anh định thế nào? Tôi không thể vội vào thay quần áo làm gì.”
Tần Hoài hỏi lại: “Cô không biết thật à?”.
Ngoài kia tiếng ấm ùng oàng vang lên, mưa rơi lộp bộp trên tàu lá chuối.
Gian bếp chỉ bật ngọn đèn yếu ớt gắn trên tường.
“Thì ra anh đã biết trước kế hoạch của tôi, rồi lợi dụng nó để bắt tên cầm đầu này, anh định tra tấn, ép hắn khai ra sự thật về vụ án năm xác chết, về vụ Diệc Tuệ mất tích. Chắc Bế Tiểu Châu đã cho anh biết mọi tình hình?”
Tần Hoài hơi kinh ngạc: “Sao cô biết là Tiểu Châu..”
“Chẳng lẽ anh tin rằng tôi dám liều lĩnh tìm mấy tay lạ hoắc để ‘hợp tác’ à? Tôi đã điều tra gốc gác của họ rồi. Ba Du Sinh giúp tôi đấy! Anh cho Bế Tiểu Châu vay tiền đầu tư mở lớp dạy bơi. Trên blog trống trải của anh chàng ấy vẫn còn ảnh hai anh chụp chung. Tôi không nghi anh ta mà được à?”
“Có nghĩa là Ba Du Sinh luôn đứng sau cô?”
“Tôi không có thói quen nộp mình cho chó sói. Bảo vệ mình là quan trọng, tôi biết chứ!”
“Thế thì cô khỏi cần lo cho tôi làm gì.” Tần Hoài tủm tỉm. Tối nay, lần đầu tiên anh ta cười rất chân thành. Lòng Na Lan xốn xang khó tả.
Cô ấm ức nói: “Tôi chưa từng muốn lo cho anh. Chớ tưởng tượng hão huyền!”.
Tần Hoài khẽ thở dài, hình như biết mình tự chuốc lấy sự ê chề. Anh quay sang, ngồi xổm trước mặt Nghiêm Đào, nói: “Hôm nay mày sẽ phải gặp công an, nhưng trong vài giờ trước khi đi, mày có hai lựa chọn, được yên ổn hay dạo chơi địa ngục, tùy thuộc vào cái cách mày trả lời tao.”
Na Lan thấy lạnh xương sống, Tần Hoài vẫn không dễ dàng buông tha. Cô nói: “Anh đừng làm bừa. Có lẽ tôi phải gọi cho Ba Du Sinh.”
Tần Hoài lắc đầu: “Cô đừng lo. Tôi chỉ cần hỏi hắn vài câu thôi. Có rất nhiều thứ dù hắn không chịu thú nhận thì tôi cũng thừa biết là gì.”
Nghiêm Đào ngẩng lên, chật vật nhổ bãi nước bọt, nói: “Cố ra vẻ ta đây! Đã biết rồi thì mày cần gì phải lắm lời nữa?”.
“Suy luận và sự thật đương nhiên có khác nhau. Ví dụ, tao suy luận bằng cách đây ba năm mày phụ trách đi gặp Phùng Triết, rồi tổ chức một nhóm người đi tìm kho báu, đúng khong?”
Nghiêm Đào nhìn Tần Hoài, im lặng hồi lâu, tức là mặc nhiên thừa nhận.
Tần Hoài lại nói: “Từ lâu mày đã dựa vào một số bản đồ truyền tay nhau trong dân gian rồi nhiều lần tự xuống nước tìm kho báu. Tao nhớ rằng đã từng nhìn thấy mày qua ống nhòm. Nhưng quanh đảo Hồ Tâm có quá nhiều bãi đá ghềnh, một mình mày có đi tìm đến chết cũng không ra. Cho nên mày gọi Phùng Triết, sau đó anh ta giúp bọn mày tìm thêm mấy tay giỏi bơi lội kia…”
Tần Hoài co chân đá Nghiêm Đào một phát, nói tiếp: “Mày có cần tao kể về chuyện Trương Phức Quyên bị hại tối hôm đó không?”.
Nghiêm Đào cười khẩy: “Cứ như cái gì mày cũng biết?!” Rồi hắn ngậm miệng.
Na Lan nói: “Anh sẽ phải khai với công an. Thực ra Phùng Triết đã nói ra một phần rồi, phần còn lại tôi có thể đoán ra, tôi biết tối hôm đó đã xảy ra chuyện gì. Chỉ là suy đoán, nếu anh thích chỉnh lại thì cũng tốt.”
Nghiêm Đào bỗng tái mặt. Na Lan nói: “Tối hôm đó lặn xuống tìm báu vật, chắc các người đã cùng ngồi uống rượu để thêm can đảm. Không ai biết các người tụ tập ở đâu, nhưng tôi đoán rằng ít nhất có một đầu bếp đã chuẩn bị rượu và đồ nhậu, và một cô gái hầu rượu các người. Gã đầu bếp tổ chức kinh doanh cò con, cho bạn gái làm tiếp viên, còn hắn phụ trách bếp núc. Hắn là Tiền Khoan, cô gái là Trương Phức Quyên. Các người ăn nhậu bét nhè ra sao thì cứ việc nhớ lấy mà làm kỷ niệm, nhưng chắc chắn đã xảy ra một loạt sự việc kinh tởm khiến người ta phải rùng mình. Chắc các người say mèm, rượu vào rồi trở nên thác loạn, Trương Phức Quyên từ người hầu rượu biến thành công cụ để các người…” Giọng cô bỗng nghẹn lại, nhịp thở gấp gáp. Na Lan đã tự suy luận không biết bao lần, nhưng cô không ngờ mình không thể nói thêm nữa.
Tần Hoài nắm chặt tay Na Lan, cô cũng quên không gỡ ra.
“Xét nghiệm tử thi cho thấy Trương Phức Quyên chắc chắn đã bị cưỡng bức tập thể, băng huyết mà chết.” Tần Hoài tiếp lời Na Lan. “Tao đoán rằng, Tiền Khoan mải nấu món ăn trong bếp, khi hắn phát hiện ra thì đã muộn. Chắc hắn cũng biết mình không thể làm gì nổi các người, cho nên đành vào hùa cùng các người phi tang cái xác. Các người buộc vật nặng vào xác Trương Phức Quyên, bê-tông hoặc đá hộc, rồi ném xuống hồ Chiêu Dương. Nhưng hành vi của các người đã bị hai cô gái trông thấy, chỉ hiềm họ không nhìn rõ mặt, và không biết rõ các người đang làm gì. Khi xác Trương Phức Quyên nổi lên thì đã trương phềnh nhưng vẫn có thể nhận ra các vết bị trói. Giống như những trường hợp tương tự, cuối cùng xác Trương Phức Quyên vẫn nổi lên, mà nổi sớm hơn các người dự tưởng. Chắc chắn các người rất sợ.”
Na Lan nhìn sang Tần Hoài. Anh ta tưởng tượng cũng giống hết cô. Cô nói: “Không phải ai trong bọn cũng dã man tàn độc như anh. Ví dụ Phùng Triết. Chắc hẳn biết rằng cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra, cho nên, sau khi các người tìm kho báu không có kết quả thì hắn vội vã đào tẩu khỏi nơi chốn rắc rối này. Tuy đã có ý thận trọng phòng thân, nhưng hắn vẫn chết dở vì quá tham lam. Lúc đầu các người bắt đầu tìm người nhập bọn, hắn đã ghi âm, sau khi xảy ra chuyện, hắn bèn liên kết với Tiền Khoan. Tôi đoán, vì Tiền Khoan là người Giang Kinh, ít nhiều có liên lạc với ông chủ của các anh, của anh, Phùng Triết bèn liên kết với Tiền Khoan nhằm tống tiền, còn Tiền Khoan thì không muốn mất Trương Phức Quyên – công cụ để hắn kiếm tiền, và sợ nhất là có ngày cảnh sát sẽ đến tìm hắn vì vụ Trương Phức Quyên, cho nên hắn cần một khoản tiền cho yên tâm hoặc chuẩn bị cao chạy xa bay. Còn anh, và ông chủ của anh nữa, đương nhiên không chịu thỏa hiệp. Các người tính chuyện diệt khẩu. Thế là Tiền Khoan mau chóng bị thủ tiêu, còn Phùng Triết rất cảnh giác, cảm nhận ra mối nguy, rồi lại biết Tiền Khoan bị giết, bèn chuồn khỏi Giang Kinh. Lần này hắn không định đối đầu với các người, mà đi tìm ba người đã tham gia vào báu vật kia, cảnh báo rằng họ đang lâm vào tình thế nguy hiểm, hãy mau mau chạy trốn. Nhưng họ là dân ngoại tỉnh đi xa kiếm sống, có được việc làm ổn định là may rồi, họ không tính đến việc bỏ chạy. Các người đã lợi dụng điểm này. Sau khi xác Trương Phức Quyên bị phát hiện, các người đã tìm gặp họ, chắc lừa bịp họ tiếp tục thám hiểm kho báu, lừa họ đến Giang Kinh, sau đó lần lượt giết họ rồi cũng ném xác xuống hồ Chiêu Dương, làm như họ chỉ là nạn nhân chết đuối.”
Na Lan nói xong nhìn Tần Hoài, nói: “Những điều này là tôi suy luận từ các đầu mối gần đây nhất có được. Còn nữa: kẻ đột nhập ký túc xá của tôi, lấy trộm ổ cứng di động, đánh thuốc mê chuột cảnh Hamster, kẻ tấn công tôi ở trường cấp III trực thuộc Đại học Giang Kinh, đều là các người! Các người muốn nắm được mọi động tĩnh của Tần Hoài, các người rất sợ Ninh Vũ Hân liên lạc với Phùng Triết để tìm hiểu sự thật về vụ án năm xác chết… chính các người đã giết Ninh Vũ Hân!”.
Nghiêm Đào cười khẩy: “Vụ án cảnh sát không phá nổi, thì cô trút cả lên đầu tôi hay sao? Bọn tôi có ăn trộm ổ cứng nhưng giết hại Ninh Vũ Hân thì là kẻ khác! Chắc chắn có liên quan đến tình sử đàng điếm của văn sĩ Tần Hoài!”.
CHƯƠNG 44 – NGHĨ NÁT ÓC CŨNG VÔ ÍCH
Nét hoang dại của con thú lại hiện lên trong mắt Tần Hoài. Na Lan vội níu anh lại. Anh nói: “Được, mày thừa nhận là được. Bây giờ tao chỉ cần mày trả lời một câu, sau đó tao sẽ báo công an về chuyện này ngay, tao không cần tra tấn gì hết. Có phải mày giết Diệc Tuệ không?”
Nghiêm Đào giật mình, biến sắc lắc đầu: “Không… bọn tôi chẳng có cớ gì để phải giết vợ anh.”
Tần Hoài vùng ra khỏi tay Na Lan, cúi xuống khẽ nói với hắn: “Thế thì mày giải thích xem, tại sao chẳng bao lâu sau vụ án năm xác chết thì Diệc Tuệ lại bị hại? Tao phải làm gì thì mày mới chịu khai thật?” Chân anh dẫm lên “chỗ hiểm” dưới bụng hắn.
Nghiêm Đào bắt đầu vã mồ hôi hột, mồm miệng cứng khô, động đậy. Hắn nói: “Ngoài chi tiết thời gian sát nhau, anh có chứng cứ gì không? Tôi không làm chuyện đó, tôi thề!”.
“Nhưng mày biết ai giết? Nói đi, ai?” Trực giác của Tần Hoài không nhầm. Không hiểu sao Na Lan cũng cảm thấy tên Nghiêm Đào này đang che giấu chuyện gì đó.
Nghiêm Đào ra sức lắc đầu: “Tôi thật sư không biết!”
Tần Hoài nói: “Không biết? Thế thì mày nói xem tại sao vụ án năm xác chết mới xảy ra ít hôm, Diệc Tuệ vẫn đang khỏe mạnh, thì nhà chúng tao ở ven hồ lại bị bọn mày lục soát?”.
“Hai đứa con gái kia báo công an rằng chúng ngồi trong căn nhà nát của anh nhìn thấy năm người đi thuyền, thì chúng tôi đâu thể yên tâm về anh, về căn nhà đó?”
“Nhưng tại sao, với Diệc Tuệ, bọn mày lại…”
“Tôi không làm gì hết!”
Có lẽ vì mặt hắn lấm lét, mồm ngắc ngứ khô cứng, nên Na Lan vẫn cảm thấy hắn đang cố giấu một bí mật gì đó, cô cũng ngồi xổm xuống hỏi: “Nếu anh không hại Diệc Tuệ thì anh hà tất phải che giấu cho kẻ khác? Anh nhìn người ta đi?” Cô chỉ vào Tần Hoài như đang sắp nổ tung. “Sao anh phải tự chuốc thêm tai họa cho mình?”
Chân Tần Hoài giẫm mạnh hơn, Nghiêm Đào kêu lên: “Thôi được, tôi xin nói”.
“Sau khi năm cái xác nổi lên, đúng là có một quãng thời gian bọn tôi theo dõi căn nhà ấy của anh, có lẻn vào lục soát. Nhất là vì nghe nói anh viết tiểu thuyết ly kỳ, nên bọn tôi sợ anh sẽ đặc biệt chú ý đến vụ ấy. Theo dõi vài ngày không phát hiện ra điều gì, bọn tôi chuẩn bị rút, thì một hôm thấy một gã thấp nhỏ gầy còm, lấm lét đi vào nhà anh rồi nhét vào khe cửa một cái phong bì. Vì rất lo thằng cha ấy có liên quan đến chuyện của bọn tôi, nên bọn tôi phải làm hai việc: một là bóc lá thư ấy ra xem, hai là theo dõi hắn. Bọn tôi cạy khóa nhà vợ chồng anh, thấy rất văn hoa, chữ viết rõ ràng, giải thích gì đó về quan hệ cha – con gái, hẹn gặp mặt ở khách sạn Phong Thành – Giang Kinh, sẽ cử chiếc xe hòm màu trắng đến đón cô ấy, vì nhà anh không kề mặt đường, xe không vào được, nên 9 giờ tối cô ấy cứ ra chờ ở ngã ba đường Hồ Tam Công – Long Thanh, rồi đi. Thư còn viết, biết rằng Tần Hoài có tính tự trọng cao, nên không cần gặp cũng được. Sau đó bọn tôi nhét thư vào phong bì như cũ, để vợ anh đọc. Thằng cha ấy ở khách sạn Nam Hồ, gần bờ hồ, bọn tôi bám theo hắn đến tận phòng khách sạn, thấy trong phòng có hai người.”
“Hai người?” Na Lan không rõ có thể tin lời gã Nghiêm Đào được mấy phần.
“Là hắn và một phụ nữ, trông biết ngay là gái điếm. Lúc trời sắp tối, hắn ra khỏi phòng, bọn tôi bám theo, thấy hắn mở cửa một phòng khác. Bọn tôi càng tò mò, tiếp tục quan sát. Một lúc sau hắn trở ra, bọn tôi liền xông đến. Hắn rất chuyên nghiệp, nếu bọn tôi không động người thì hắn đã chạy mất. Chúng tôi khống chế hắn, nện cho một chập, rồi mới biết hắn là một sát thủ. Nhưng hắn chẳng liên quan gì đến bọn tôi cả, có người sai hắn đến để chia rẽ vợ chồng Tần Hoài, thế thôi.”
“Anh đang bịa chuyện?” Na Lan hỏi.
“Không! Những gì tôi đang nói là sự thật. Sau này bọn tôi mới biết hắn tên là Tăng Chúc Vĩ, cũng có chút tiếng tăm trên giang hồ. Hắn nói có người chi tiền, bảo hắn đưa bức thư đó dụ Quảng Diệc Tuệ ra, sau đó hắn và con điếm kia sẽ vào căn nhà nát của Tần Hoài, đánh thuốc mê Tần Hoài, rồi sẽ cho con điếm ấy chụp ảnh làm tình với Tần Hoài. Cho nên thực chất là Diệc Tuệ bị lừa ra ngoài chờ đợi vô ích, tất nhiên chẳng có xe nào đến đón cô ta cả. Trong khoảng nửa giờ hoặc một giờ sau đó, bọn họ thừa sức khiến Tần Hoài mê man rồi chụp ảnh khỏa thân gì đó. Kế hoạch của họ là vài tháng sau sẽ gửi những ảnh ấy cho Diệc Tuệ. Tần Hoài sẽ khó mà cãi được, và ít ra là tình cảm vợ chồng sẽ rạn nứt.”
Diệc Tuệ và Tần Hoài có trục trặc thì ai sẽ được lợi? Nhà họ Đặng hay nhà họ Quảng?
“Ai đang ở trong phòng khách sạn thứ hai?”
“Trong phòng ấy có một nam giới nằm vật xuống sàn bất tỉnh. Tăng Chúc Vĩ nói hắn cũng không rõ, chỉ biết rằng hình như người ấy liên tục theo dõi Tần Hoài và Diệc Tuệ. Để kế hoạch của hắn không bị lỡ, hắn xông vào đó xịt thuốc vè tiêm thuốc mê cho người ấy ngất liện. Mãi sau này bọn tôi mới biết người ấy do ông Quảng Cảnh Huy cứ đi quan sát Diệc Tuệ và Tần Hoài, nhân thể bảo vệ Diệc Tuệ. Sau khi mấy cái xác kia xuất hiện, ông Quảng Cảnh huy đương nhiên phảo nghĩ cho sự an toàn của con gái mình.”
Na Lan hình dung khung cảnh lúc đó, kết hợp với sự tìm hiểu các chuyện cũ về nhà họ Quảng, nhà họ Đặng, cô cảm thấy hai nhà ấy đều rất có thể đã sắp xếp tất cả. Và, khả năng gã Nghiêm Đào này bịa đặt là rất thấp.
“Ai đã thuê Tăng Chúc Vĩ?”
“Hắn cũng không biết, vì hắn làm ăn thông qua người trung gian. Bọn tôi lưỡng lự không biết nên xử lý hắn ra sao. Nhưng sau này… biết Diệc Tuệ bị giết, bọn tôi mới hiểu sự việc cực kỳ rắc rối.” Nghiêm Đào lo lắng nhìn Tần Hoài, rất sợ anh ta lại nổi xung.
“Anh nhìn thấy… Diệc Tuệ bị giết à?” Na Lan khẽ hỏi.
Nghiêm Đào nói: “Tôi chỉ nhìn thấy cảnh sau khi cô ấy bị giết… Tôi, và hai tên đàn em muốn biết chắc chắn, muốn biết gã họ Tăng nói thật hay không, tối hôm đó bọn tôi lái xe đến gần ngã ba đường Hồ Tam Công – Long Thanh chờ xem sao. Đã quá 9 giờ tối vẫn không thấy bóng Diệc Tuệ đâu, nhưng chiếc xe hòm màu trắng thì xuất hiện! Bây giờ nghĩ lại, chắc là anh chàng Tăng Chúc Vĩ đánh thuốc mê đã tỉnh lại, rồi báo cho người của ông Quảng Cảnh Huy biết.”
Na Lan gật đầu, cô nhớ đến chiếc xe hòm màu trắng “chuyên dụng cho thương mại” của ông Quảng Cảnh Huy.
Nghiêm Đào lại nói: “Xe ấy dừng lại, có hai người bước xuống lo lắng nhìn quanh, một người chỉ tay về phía rừng cây trước mặt. Tôi đoán họ đang bảo nhau chạy vào đó tìm. Bọn tôi quá tò mò, bèn đi theo họ. Bọn tôi vốn rất quen khu rừng ấy, biết rõ đường nào có thể đi tắt, cho nên bọn tôi phát hiện ra xác Diệc Tuệ trước họ!”.
Na Lan thấy Tần Hoài run run, cô có linh cảm chẳng lành, bèn khẽ gọi: “Tần Hoài! Tần Hoài!”
Tần Hoài như bừng tỉnh cơn mê, ngoảnh lại. Mặt đầy mồ hôi và nước mắt.
Na Lan khẽ hỏi: “Ý anh là khi anh nhìn thấy Diệc Tuệ thì cô ấy đã…” Na Lan lại nhìn sang Nghiêm Đào.
Nghiêm Đào nhìn Tần Hoài, sợ không dám nói. Tần Hoài rút dao găm ra gí vào mặt anh ta, nghẹn giọng: “Mày nói đi, nói ra tất cả những điều đã nhìn thấy.”
Nghiêm Đào miệng khô cứng, ngắc ngứ mãi: “Hôm đó trời mưa… cô ấy mặc áo mưa… cô ấy bị thắt cổ chết. Ngực và bụng cũng bị đâm thủng!” Na Lan nhìn chằm chằm khuôn mặt ướt đầm đìa của Tần Hoài.
“Tôi nói thêm: khi bọn tôi đến nơi, thấy cô ấy đã tắt thở, quần áo nhàu nát rất nhiều chỗ bị xé rách bươm, hình như có kẻ định giở trò cưỡng bức chẳng hạn, và cô ấy đã chống trả kịch liệt.” Tần Hoài thở hồng hộc, anh hoàn toàn không ngờ là tình hình lại là như thế. “Lúc đó tôi bảo tay đàn em rằng chúng ta đã gặp rắc rối to rồi, đừng đứng xem nữa. Bọn tôi rời đi, và thấy hai người trên ô-tô trắng chạy đến, họ nhìn thấy cô Diệc Tuệ. Một người gọi mãi vẫn không thấy cô ấy có phản ứng gì thì òa khóc, khóc rất đau xót.”
Khám Cửu Kha.
“Họ đưa xác đi à?” Na Lan hỏi, mặc dù đã biết câu trả lời.
Nghiêm Đào nói: “Đúng! Người ấy khóc mãi, rồi lấy di động ra gọi. Bọn tôi thấy tình hình xấy, bèn đi ngay, để lại một tên đàn em nấp bên đường quan sát xem sao. Bọn tôi phải lái xe đi, nếu nán lại thì sẽ bị nghi ngờ. Về sau, tay đàn em ấy kể rằng chỉ lát sau một lô người đến, chẳng khác gì công an khám nghiệm hiện trường. Có lẽ họ chuyển xác đi.”
Thảo nào ông Quảng Cảnh Huy tin chắc con gái đã chết. Nhưng xác Diệc Tuệ ở đâu?
“Còn Tăng Chúc Vĩ… hắn đang ở đâu?”
“Tôi biết sao được? Tôi đã thả hắn ngay mà!” Giọng Nghiêm Đào không mấy tự nhiên.
Na Lan bỗng hiểu ra: “Rốt cuộc các người vẫn không tha cho hắn!” Bọn người đã gây ra vụ án năm xác chết đâu thể tha cho một sát thủ giang hồ?
Nghiêm Đào giật mình: “Cô nói bừa gì thế?” Nhưng ánh mắt hắn đã để lộ tất cả.
Tần Hoài lại giẫm chân lên: “Tao bảo mày nói thật mà khó thế ư?”.
“Dạ… đúng là bọn tôi… đã khử hắn!” Nghiêm Đào kêu lên.
“Tao vẫn không hiểu, dù Tăng Chúc Vĩ có bịa chuyện với bọn mày hay không, thì ít ra bọn mày cũng đã yên tâm rằng hắn không hay biết về vụ năm xác chết, sao mày lại không tha cho hắn?”
“Anh nghĩ quá ngây thơ rồi! Những kẻ như Tăng Chúc Vĩ bị chúng tôi ra đòn đau phải vài tháng mới lành được, hắn nhớ mặt bọn tôi, biết bọn tôi làm ăn ở bến bãi nào đó, hắn sẽ không cho qua, hắn sẽ đến trả thù.” Nghiêm Đào thở dài, tư oán trách mình: “Bọn tôi là những kẻ đã đi lầm đường, trước mắt chỉ có hai ngả sáng hoặc tối, sinh hoặc tử. Chẳng riêng gì bọn tôi, ngay Tăng Chúc Vĩ cũng vậy. Anh nghĩ mà xem, lúc đó hắn khốn đốn sống còn khổ hơn chết, cô Diệc Tuệ đã bị hại, hắn chỉ là kẻ được người ta thuê, hắn lại biến mất hồi lâu như thế thì người ta có tha cho hắn không? Họ không nghi ngờ hắn sao được? Chắc chắn họ phải cho hắn một trận tơi bời. Nếu ông Quảng Cảnh Huy biết hắn có liên quan đến cái chết của con gái, ông ta có tha cho hắn không? Bọn tôi khử tên Tăng Chúc Vĩ là may cho hắn, giúp hắn được giải thoát.”
Đúng là thứ logic của bọn cường đạo. Na Lan hỏi: “Như anh nói, tức là anh không nhìn thấy hung thủ?”.
Nghiêm Đào một mực lắc đầu: “Nếu nhìn thấy hung thủ, có lẽ tôi đã đi báo với ông Quảng Cảnh huy để được món tiền thưởng.”
Tần Hoài căm phẫn đá cho hắn một phát, thu dao lại, hai tay ôm đầu, buồn bã đau khổ: “Tôi đã hại cô ấy!”.
“Anh không có lý gì phải tự trách mình!” Na Lan nói.
“Tôi có cái kiêu hãnh của một thư sinh nghèo ,ông Quảng Cảnh Huy khinh xuất tôi xuất thân bần hàn, nhưng tôi cũng khinh nhân cách của ông ta, nhất là cái lối vô tình của ông ta đối với Diệc Tuệ, tôi từ lâu đã rất tức. Hai bên ở xa nhau đã đành, khi biết ông ấy đến Giang Kinh cô ấy đã tìm gặp, nhưng cả hai vẫn không thể chuyện trò ăn ý, vì thế hai cha con càng khó hòa hợp. Tôi cho rằng Diệc Tuệ sợ tôi biết ông Cảnh Huy đến Giang Kinh, nên cô ấy không nói với tôi về bức thư đó, rồi một mình đi gặp cha… Nhưng điều này không phù hợp với tính cách của cô ấy. Cô ấy vốn can đảm nhưng chưa đến mức liều lĩnh. Đêm hôm ra khỏi nhà, đến một nơi hoang vắng chờ xe… cô ấy không thể dại dột mạo hiểm đi mà không nghĩ cho sự an toàn của mình như thế, nhất là sau vụ án năm xác chết không lâu. Cô ấy rất thông minh, cô ấy phải nghĩ đến việc bảo vệ cho chính mình…”
Đầu óc Na Lan chợt lóe sáng, một phóng đoán táo bạo xuất hiện.
Nhưng cái giá phải trả cho việc suy đoán ra sự thật.. nhất là suy đoán ra hung thủ – một nhân vật mà cô luôn không ngờ đến – khiến cô toát mồ hôi.
Cô nói: “Tôi đã biết hung thủ là ai rồi.”
Tần Hoài kinh ngạc: “Là ai?”.
Na Lan kéo Tần Hoài, nói: “Chúng ta đi ngay lập tức, mong sao vẫn chưa quá muộn!”.
Hung thủ cũng tán thành: “Đã quá muộn rồi!”.
Một giọng nói mà hai người rất quen, người bạn mà hai người đều rất biết.
Phương Văn Đông xuất hiện phía sau hai người, vẫn mặc bộ áo lặn nhưng tay lăm lăm khẩu súng ngắn, nòng súng đen ngòm chĩa vào Na Lan: “Cấm hai người nhúc nhích, hiểu chưa! Dù ai nhúc nhích, Na Lan sẽ mất mạng ngay!”.
Tần Hoài kinh ngạc nhìn Phương Văn Đông, từ từ cúi đầu, tựa như người vừa tỉnh cơn ác mộng muốn hồi tưởng lại các hình ảnh ấy. “Là cậu ư? Tại sao lại là cậu?” Tần Hoài lại nhìn sang Na Lan, tuy không nói gì nhưng đầy nghi hoặc.
Lần đầu tiên trong đời, Na Lan nhìn thấy một họng súng chĩa vào cô, rất gần. Tim cô đập như điên, cô biết, nói là cách để mình lập tức trấn tĩnh: “Anh vừa nãy đã nhắc tôi, anh nói Diệc Tuệ không phải là người thiếu thận trọng, tối ra ngoài không thể không có ai bảo vệ. Cũng như anh, cô ấy không ngờ người bạn chân thành nhất đáng tin nhất trên đời lại là con dã thú có thể lên cơn điên bất cứ lúc nào. Diệc Tuệ bất hạnh ở chỗ ngay tối hôm đó con dã thú ấy lên cơn.”
Phương Văn Đông cười khẩy, khuôn mặt vuông vức của anh ta đầy sát khí nhưng lại rất bình tĩnh, không hề có nét điên cuồng của dã thú. Anh ta nói: “Na Lan rất thông minh, Tần Hoài đương nhiên cũng rất thông minh, nhưng lần này cả hai đã bị tôi dẫm bẹp dưới chân rồi. Sự thật cho thấy người chiến thắng chung cuộc là tôi! Tôi mới xứng đáng sở hữu tất cả, chỉ hiềm tôi không gặp thời, vận may không đồng hành với tôi cho đến tận hôm nay.”
Tần Hoài thấy bất ngờ và phẫn nộ, nhưng cũng trấn tĩnh được, nói giọng trầm trầm: “Văn Đông, dù cậu làm chuyện gì, cũng chỉ vì tạm thời lú lẫn và hiểu lầm mà thôi, tôi biết! Bỏ súng xuống, rồi chúng ta nói chuyện. Dù sao cũng là bạn bè bao năm…”
Tần Hoài chìa đôi tay ra. Văn Đông nói: “Tôi biết tiểu thư Na Lan đã yêu gã văn sĩ đẹp trai này. Không thể trách cô. Hễ gặp Tần Hoài – lỡ cả một đời! Ha ha.. Nhưng hắn đối với cô ra sao? Đúng là hắn cũng rất thích cô nhưng hắn vẫn lựa chọn theo ý hắn, đúng không? Cô là gì nhỉ? Một con sinh viên có khuôn mặt xinh xắn. Chấm hết! Còn hắn, trước đây đã lấy tiểu thư ngọc ngà con gái nhân vật số một Lĩnh Nam, nay lại tìm đến nàng công chúa con gái đại gia địa ốc Giang Kinh, chứ đời nào đến lượt cô? Ha ha… Hôm nay cô hãy chịu khó một chút, cầm đi, rồi còng kẻ đã khiến cô phải đau lòng này lại. Tôi cho cô mười giây. Nếu cô không làm thì tôi sẽ bắn.” Văn Đông ném chiếc còng số 8 cho Na Lan.
Sau mười giây cả Tần Hoài lẫn Na Lan đều bị còng tay. Tần Hoài hỏi: “Chắc còn vấn đề gì đó nên cậu chưa giết chúng tôi ngay?”.
Văn Đông cười nhạt: “Vẫn còn cố suy nghĩ, định giở mánh khôn vặt chứ gì? Anh mới là kẻ lắm vấn đề tôi cần phải hỏi.”
Na Lan đang rất muốn biết ngay các sự kiện mới xảy ra, cô nói: “Thực ra cũng chẳng có bao nhiêu vấn đề, vì đã rõ ràng cả rồi. Có lẽ anh cảm thấy nhiều điều phức tạp, nhưng chúng tôi thì hiểu rất rõ…”
Một cái tát lật mặt cắt ngang lời Na Lan, má cô tấy đỏ: “Chết đến nơi rồi mà vẫn còn giở trò ma mãnh chọc tức ta, cô định mưu toan cái gì?”.
Na Lan cảm thấy trong miệng và mũi có vị mằn mặn tanh tanh. Cô nói: “Tôi chỉ nói thật mà thôi. Anh muốn tôi phải thế nào? Nói theo cách chuyên nghiệp, tôi nghĩ nếu anh sớm được tư vấn tâm lý thì đã không trở thành như bây giờ.”
“Đã muộn? Bây giờ tôi chỉ có thể đến bệnh viện tâm thần xếp hàng xin khám phải không?” Anh ta tự chế nhạo. Sau đó ép hai người ra ngồi xổm ở một góc sàn phòng khách.
“Chưa muộn. Giải quyết các vấn đề tâm lý và thần kinh, không bao giờ là muộn cả. Nhất là trục trặc của anh… không phải tường hợp biến dạng nhân cách, cuồng sát bẩm sinh. Vấn để của anh đơn giản… vấn để duy nhất nghiêm trọng của anh là thường xuyên phải sống dưới cái bóng của Tần Hoài.”
Sắc mặt Tần Hoài vừa như chưa hiểu vừa như tỉnh ngộ. Sắc mặt Phương Văn Đông thì đầy phẫn nộ.
Na Lan nói tiếp: “Tôi còn nhớ Quân Quân nói rằng, nếu không có Diệc Tuệ thì cô ấy không thể quen anh. Tôi cũng từng nghe Tần Hoài nói, anh ấy và Diệc Tuệ quen nhau là nhờ có anh. Tần Hoài có việc cần làm, và nhờ anh tìm cao thủ bơi lội, anh đã mời Diệc Tuệ giúp anh ấy. Sau những chuyện kỳ quặc ấy, chính Phương Văn Đông đã theo đuổi Diệc Tuệ, đúng chưa? Anh giới thiệu Diệc Tuệ cho Tần Hoài, anh tiếp xúc với bạn thân của Diệc Tuệ là Quân Quân nhằm có thêm cơ hội tiếp xúc với Diệc Tuệ. Anh biết mình không có ưu thế, khong thể cạnh tranh được với Đặng Tiêu là con nhà đại gia tầm cỡ, cho nên anh cần thông qua tiếp xúc nhiều để may ra sẽ có được chút cảm tình của Diệc Tuệ. Nhưng anh hoàn toàn không ngờ Diệc Tuệ nhanh chóng yêu Tần Hoài, như bị ma xui quỷ khiến. Cô ấy không đáng trách. Cả anh cũng vậy. Gặp Tần Hoài lỡ cả một đời – khi đó anh chưa nghe nói về truyền thuyết ấy. Rất nhanh chóng, Diệc Tuệ và Tần Hoài lấy nhau, nên anh đành lấy Quân Quân vậy. Trên đời này ai cũng biết, lấy được Quân Quân là phúc cho anh, tiếc rằng riêng anh lại không hiểu. Với anh, không có được thứ mình muốn, không được sở hữu nó thì anh không cam chịu. Nhưng rồi ‘dịp may’ cũng đến với anh, nhưng đó lại là đại bất hạnh dành cho anh. Tối hôm ấy Diệc Tuệ chuốc rượu cho Tần Hoài say mềm, rồi chuẩn bị đi gặp cha. Lẽ ra cô ấy tuyệt đố không nên nhờ anh làm vệ sĩ mới đúng. Sau khi biết quan hệ giữa Diệc Tuệ với người ta sắp được hàn gắn, chắc chắn anh sẽ thấy lúng túng, vì nếu cha con họ lại tốt với nhau, Tần Hoài sẽ thật sự trở thành chàng rể hiền, thì khoảng cách giữa anh ấy và anh sẽ càng lớn, anh sẽ càng hết hy vọng. Mặt khác, anh thấy Tần Hoài ký được hợp đồng viết sách với ông Hải Mãn Thiên, sự nghiệp văn chương của anh ấy sẽ có bước đột phá, anh càng thấy mình ‘sinh không gặp thời’, sẽ mãi mãi đứng cuối bảng xếp hạng. Cho nên khi đi đến con đường nhỏ giữa rừng cây vắng vẻ, anh mất kiểm soát, tâm trạng bị dồn nén bấy lâu bùng phát, anh tuyệt vọng vì nhận ra rằng mình vĩnh viễn không có cơ hội nhận được tình yêu của Diệc Tuệ nữa. Lúc đó anh muốn chiếm đoạt, dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Cho nên, khi anh và Diệc Tuệ cùng đi qua rừng cây thì bộ mặt thật của anh lộ ra, anh đã… giở trò thô bỉ với cô ấy. Tất nhiên cô ấy chống cự. Nhưng chống cự một kẻ đã hoàn toàn mất kiểm soát thì hậu quả sẽ là gì?”.
Na Lan bỗng giật mình vì qua ánh mắt Phương Văn Đông, cô nhận ra anh ta đã mất kiểm soát.
Không chỉ ánh mắt mà khẩu súng cũng mất kiểm soát, bàn tay run run cầm khẩu súng vô tình, anh ta gí họng súng vào trán Na Lan.
“Văn Đông!” Giọng Tần Hoài thân thiết như mọi ngày, toàn thân Phương Văn Đông run lên. Tần Hoài nói tiếp: “Tôi biết cậu chỉ manh động, lú lẫn trong phút chốc, tôi tha thứ cho cậu. Hãy buông tha chúng tôi. Mọi chuyện đã xảy ra chúng ta có thể cho qua, nên quên đi những chuyện nên quên…”
“Câm mồm! Mày định câu giờ, định kéo dài giờ phút ngắc ngoải hả? Quên ngay cái ảo tưởng ấy đi!”
Na Lan chật vật mở miệng: “Anh không định giết chúng tôi, đúng không? Anh muốn biết vị trí kho báu chứ gì?”.
“Đã hiểu là thế rồi sao cô không mau khai ra? Mau nói đi! Nếu không…” Anh ta bỗng gí súng vào đầu Tần Hoài. “Nếu không, tôi giết hắn trước!”
Na Lan nói: “Tại sao phải giết anh ấy? Anh thừa biết, giết anh ấy cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.”
“Đúng! Chỉ cần cướp đi đứa con gái mà hắn yêu, thì hắn sống còn khổ hơn chết! Ha ha… Ba năm qua ta đã thấm thía rồi!” Phương Văn Đông quay sang chĩa súng vào Na Lan, giọng rất bình thản. “Có điều, đã đến cơ sự này, ta đã bị lộ, các người cũng biết, ta không thể để các người sống mà đi khai báo!”
“Những năm qua chắc anh vẫn băn khoăn xác Diệc Tuệ đã biến đi đâu?” Câu hỏi của Na Lan thật bất ngờ.
Quả nhiên Phương Văn Đông giật mình: “Cô… nói thế là ý gì?”.
“Chắc anh không biết: ngay tối hôm Diệc Tuệ bị giết, không lâu sau khi anh vội vã chạy khỏi hiện trường, ông Quảng Cảnh Huy đã nhận được xác của cô con gái.”
“Bịa đặt nói bừa!” Phương Văn Đông gí súng gần Na Lan hơn nữa.
Mình cần tiếp tục câu giờ. Na Lan cười nhạt: “Không tin thì anh có thể hỏi hắn!” Na Lan hất hàm, nhìn sang Nghiêm Đào.
Phương Văn Đông liếc chéo sang gã. Nghiêm Đào hiểu rằng Phương Văn Đông sẽ không tha cho bất cứ ai ở đây, kể cả gã, nên liều ngậm miệng không tỏ ý gì hết.
“Mày có chịu nói không?” Phương Văn Đông gầm lên.
“Anh biết tại sao ông Quảng Cảnh Huy không trình báo công an không?” Na Lan dừng một lát rồi lại nói tiếp. “Tôi có thể cho anh biết… nhưng tôi nghĩ Tần Hoài rất hiểu ông bố vợ, nên có lẽ anh ấy phải biết nguyên nhân.”
Bàn tay cầm súng run run, Phương Văn Đông quát: “Những điều ấy không quan trọng gì hết!”.
“Trái lại, nó cực kỳ quan trọng!” Tần Hoài đã hiểu ý Na Lan, anh bình thản nói: “Ông Quảng Cảnh Huy cố ý giấu kín chuyện Diệc Tuệ bị hại, là vì ông ấy không tin Sở Công an luôn bận trăm thú việc lại có thể trinh sát phá vụ án ấy. Hoặc, vì ông ấy rất đủ tiềm lực để điều động một đội ngũ chuyên nghiệp đi trinh sát phá án, nếu ngay ông ấy cũng không điều tra ra thì Sở Công an đương nhiên phải bó tay. Giả sử ông ấy báo công an tìm ra hung thủ, sau đó đưa ra truy tố kết án theo trình tự pháp luật, thì ông ấy sẽ mất cơ hội. Anh có muốn biết đó là cơ hội gì không?”
“Mày định hù dọa tao chắc?”
Na Lan chậm rãi nói: “Ông Quảng Cảnh Huy về già mất hai người bạn thân nhất đời mình – cô con gái và người bạn đời. Tâm lý ông mất thẳn bằng nghiêm trọng, ông chỉ tâm niệm một điều là trả thù. Nếu ông tìm ra hung thủ sát hại Diệc Tuệ, anh có thể hình dung rằng mọi biện pháp tàn bạo sẽ được áp dụng để hành hạ hắn khốn đốn cùng cực, để hắn chỉ muốn được chết cho nhanh. Nếu giết chúng tôi, anh sẽ tạm thoát tội nhưng mọi người sẽ đều đoán ra ai là thủ phạm. Ông Quảng Cảnh Huy đã có mục tiêu tìm kiếm, lại có đối tượng để trả thù, nếu ông ấy tổ chức tìm kiếm quy mô lớn thì bốn phương tám hướng khắp các miền sẽ đều có người lùng sục tìm ra nh., hy vọng thoát thân của anh gần như bằng không. Chi bằng anh hãy nghe tôi, chúng ta có thể đi gặp Ba Du Sinh, anh đầu thú, ít ra Sở Công an sẽ bảo vệ anh không bị cá nhân nào dù cực hình tra tấn cả.”
Lúc này Na Lan cảm thấy cuộc tâm lý chiến của mình đang có cơ hội dành phần thắng, vì thấy Phương Văn Đông tay run bần bật, mặt bắt đầu biến sắc, anh ta đang suy nghĩ rất căng.
Nhưng khi anh ta mở miệng thì lòng cô nặng trĩu và biết rằng đời mình chấm hết: “Dẻo mỏ nói láo, nói láo! Tao suýt nữa mắc lừa chúng mày. Dỏng tai lên mà nghe đây: tao thừa can đảm để thử vận may thoát thân. Xem ra, tao cần phải dứt khoát hơn. Cho tao biết vị trí kho báu Bá Nhanh ở đâu, thì tao sẽ cho chúng mày được chết nhanh gọn, nếu không chúng mày sẽ đớn đau khốn khổ cùng cực.”
Giọng Na Lan run run: “Anh sẽ làm gì?”.
“Cuốn ‘Tàn chi lệnh ‘(*Chặt tứ chi-ND) do tao viết, cuốn sách suýt nữa bị cấm, mày đã đọc phải không? Chưa đọc cũng không thành vấn đề gì. Dù sao cũng đã có vô số người đọc tác phẩm hoành tráng ấy của tao. Mày nghe đây: nếu không chịu hợp tác, tao sẽ làm theo nhân vật chính trong đó – một kẻ biến dạng điên khùng – ta sẽ lần lượt chặt các ngón tay rồi đến các ngón chân, sau đó chặt cổ tay cổ chân mày…”
Na Lan lắc đầu, thở dài: “Lẽ ra anh nên sớm đến gặp tôi để trò chuyện, thổ lộ tâm tư của mình mới phải.”
Phương Văn Đông hét lên: “Muộn rồi!” Nòng súng chĩa vào bàn chân trần của Na Lan, sẵn sàng bắn bất cứ lúc nào.
Na Lan gật đầu: “Muộn rồi!”.