Hồ Tuyệt Mệnh Audio Podcast
Hồ Tuyệt Mệnh Phần 10
❮ sautiếp ❯CHƯƠNG 30 – GÃ THỢ XÂY TẦN HOÀI
Na Lan cùng Tần Hoài nổi lên mặt nước, cảm thấy dễ chịu hơn mấy hôm trước nhiều. cô đã thích ứng với áp suất biển đổi khi lên xuống. Tần Hoài là một huấn luyện viên kiên nhẫn, còn cô là một học trò có năng khiếu. Thời gian trôi nhanh. Tần Hoài nói chỉ cần cô tập luyện thêm ít hôm nữa, sẽ đủ khả năng cùng anh ta đi lặn ở biển ven đảo Hải Nam. Đó là một
trong những bài tập anh ta năm nào cũng làm.
Cả hai bước trong màn đêm đen kịt, trở về biệt thự của Tần Hoài. Xung quanh họ là sự tĩnh mịch gần như nguyên sơ. Kể từ buổi tối khai thác được mọi nỗi đau thương của Tần Hoài, cô nhận lời giúp anh ta quan sát xem có nhiều người đến lặn tìm kho báu không. Bước thứ nhất đương nhiên là phải tập lặn cho thành thạo. Tần Hoài nói, hai năm nay đã rất ít người đến tìm kho báu. Nhiều người đến tìm nhưng công cốc đều nói một giọng như nhau, nên ngày càng ít người ít tin câu chuyện Bá Nhan giấu của.
Không hiểu tại sao trong cái đêm êm đềm như thế này Na Lan lại cảm thấy bất an. Cô nhận ra mình gần như đã quen với cuộc sống này; ban ngày đọc sách, ngủ, dẫn Tần Mạt đi dạo trong căn gác nhỏ, trò chuyện
với cô ta nhưng Tần Mạt chỉ im lặng, cô độc thoại “về Na Lan”, buổi tối thì đi bơi. Ngày nào cô cũng gọi điện về nói chuyện với mẹ, tư vấn tâm lý cho bà. Và cũng gọi điện cho Đào Tử để nghe cô ta luôn mồm kêu khổ vì “phòng không, gối chiếc”.
“Anh có cho rằng kẻ muốn gây rắc rối cho tôi và kẻ muốn gây rắc rối cho anh đang nấp trong bóng tối theo dõi chúng ta không?” Na Lan khẽ hỏi Tần Hoài.
“Cứ cho là có. Nhưng ít ra tôi cũng chưa nhìn thấy. Xung quanh nhà tôi bố trí camera nhìn đêm, trước khi ra khỏi nhà, tôi đều quan sát một lượt. Tôi biết rất rõ địa hình xung quanh nhà mình, khó mà có ai lọt qua được mắt tôi, giả sử có kẽ đang theo dõi thì cũng phải nấp ở chỗ rất xa.”
Thời gian thấm thoát thoi đưa, chẳng mấy hôm nữa sẽ đến ngày khai giảng, Na Lan có phần sốt ruột. Cũng may, cô đã lên kế hoạch cho những ngày này rồi.
Cho nên hôm sau, khi hai người đang ngồi ăn sáng, Na Lan nói: “Tôi cảm thấy anh nên đi du lịch một chuyến.”
Tần Hoài đờ người ra: “Cô đi cùng tôi được không?”.
Na Lan biết anh ta chỉ nói đùa chứ không giả vờ sắm vai đa tình ghẹo gái như hồi trước. Cô mỉm cười, lấy ra tờ giấy in ngày giờ tàu chạy mà Ninh Vũ Hân để lại ở văn phòng.
“Chuyến tàu nhanh Giang Kinh chạy thẳng Trùng Khánh, 18 giờ 34 phút chuyển bánh, anh…” Cô ngẩng nhìn đồng hồ trên lò vi sóng. “Còn khoảng bảy tiếng để thu xếp hành lý, qua hồ, đi tắc-xi, vào hà ga. Tôi đã nhẩm tính thời gian hộ anh rồi.”
“Có nghĩa là cô đã đặt vé hộ tôi?”
“16 giờ anh đến cổng Đại học Giang Kinh sẽ có người đẹp đưa vé cho.”
“Đào Tử à?”
“Anh nên cầm theo bút mà ký tên. Đào Tử không phải ‘fan tình’ gì cả nhưng cũng hâm mộ các ngôi sao.”
“Cô đang bày trò ú tim gì vậy?”
Na Lan lại chìa ra một mảnh giấy, nói: “Anh còn nhớ vụ án năm xác chết có một nạn nhân tên là Lý Viễn Hâm chứ?” Tần Hoài gật đầu. Cô nói tiếp: “Trong ghi chép của anh, khi còn sống, anh ta làm công nhân ở công ty xây dựng Kiện Lực Bảo, thợ cùng làm một nơi phần nhiều đều là đồng hương với nhau.” Tần Hoài lại gật đầu. Na Lan: “Coi như chúng ta gặp may; giám đốc công ty Kiện Lực Bảo vốn là một cai thầu, anh ta cũng là đồng hương của họ, về sau phất lên. Vị giám đốc này càng ngày càng giỏi giang, hiện đã có trong tay hơn ba trăm thợ, Tôi không hiểu mấy về nghề xây dựng nhưng đoán rằng vẫn còn vài bạn cũ của Lý Viễn Hâm đang làm ở Kiện Lực Bảo.”
“Họ đang ở Trùng Khánh à?”
“Họ tham gia một công trình lớn, xậy dựng hai tiểu
khu gồm 21 tòa nhà cao tầng. Những tư liệu này tôi đọc thấy trên mạng.”
“Ý cô là bảo tôi đi phỏng vấn các bạn thân của Lý Viễn Hâm ngày trước?”
“Không đơn giản là phỏng vấn. Trước kia anh nói chuyện điện thoại với họ, có thu được nhiều thông tin không?” Na Lan cảm thấy cách nói của mình như đang giảng bài cho học trò.
Tần Hoài đã hiểu ra, gật đầu nói: “Rõ rồi, cô muốn đến gặp trực tiếp để bá vai tâm sự cởi mở với họ.”
Na Lan cười: ” Anh soi gương ngắm mình xem, anh cho rằng họ có thể bá vai tâm sự với anh không?”.
Tần Hoài dựng lòng bàn tay lên, nói: “Cô giáo trêu tôi đủ rồi đấy, cô cứ trực tiếp bố trí bài tập cho tôi đi!”.
Na Lan nói: “Mấy hôm nay tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục bàn bạc theo hướng hôm nọ xem sao. Chuyện bất hạnh của Vũ Hân và Diệc Tuệ đều có liên quan đến vụ án năm xác chết, đúng không? Việc Vũ Hân trước khi chết hẹn tôi đến gặp nói chuyện, có liên quan gì không? Nếu có liên quan đến Diệc Tuệ mất tích thì chắc cô ấy phải nói với anh rồi, chứu không cần cho tôi biết gián tiếp. Cho nên tôi đã nghĩ kỹ, thấy đúng là có liên quan đến vụ án năm xác chết. Vì anh luôn phản đối Vũ Hân đi sâu tìm hiểu, nên cô ấy không nói với anh, chỉ muốn cho tôi biết một đầu mối quan trọng nào đó, muốn tôi – một cô gái ngờ nghệch, không bị anh ghét – sẽ tiếp tục điều tra vụ án năm xác chết. Tiếc rằng hiện nay chúng ta không thể biết đầu mối mà Vũ Hân định nói với tôi là gì. Chúng ta chỉ còn cách tự mình điều tra phát hiện.”
“Tại sao ta phải bắt đầu với những người quen của Lý Viễn Hâm?”
“Tôi nói thật, những người bạn thân cùng đi làm công với anh ta là đối tượng duy nhất mà tôi tin chắc anh có thể tìm ra và tiếp xúc. Còn hai cao thủ bơi lặn Trảm Quân và Tịch Đồng, tôi đã gặp bạn gái ngày trước của Trảm Quân, cô ấy cũng đã tìm hiểu nhưng không có kết quả. Còn Tịch Đồng, anh ghi chép rất ít về anh ta, hình như anh ta không mấy chan hòa với xung quanh, hai người bạn anh ta mà anh từng gặp cũng không thấy đâu nữa. Cho nên Lý Viễn Hâm là hướng đột phá duy nhất. Sẽ đột phá ra sao, còn tùy vào sự tận tâm dốc sức của văn sĩ viết truyện kinh dị là anh.”
Tần Hoài mỉm cười, nụ cười đầy cám dỗ các cô gái trẻ: “Đột phá ra sao à? Tôi có cảm giác cô đã nghĩ hộ tôi cả rồi!”.
“Tôi nói ra, cấm anh cười.”
“Được, tôi cố nhịn.”
“Tôi muốn anh đến công trình xây dựng của Kiện Lực Bảo làm công, hòa nhập vói các bạn của Lý Viễn Hâm. Vì nếu một
người lạ như anh gọi điện đến xin phỏng vấn họ về một đề tài nhạy cảm liên quan đến người đã chết, thì họ sẽ có rất nhiều điều không nói ra vì sợ bị phiền hà, kể cả cảnh sát họ cũng không cho biết. Cho nên chỉ còn cách anh phải gắn bó, kết thân với họ, thì tự nhiên họ sẽ thổ lộ những lời tâm tình vốn dĩ khó nói.”
“Cô bảo tôi đi làm một đảng viên hoạt động bí mật à?” Anh ta nghĩ ngợi một hồi, có vẻ lưỡng lự.
Na Lan: “Anh yên tâm, tôi sẽ chăm sóc Tần Mạt. Quân Quân đã báo tôi một vài bí quyết, tôi cũng sẽ vận dụng một số tri thức nghiệp vụ nữa để giúp em gái anh.”
“Đây chính là điều tôi đang định nói.” Tần Hoài nhìn Na Lan bằng ánh mắt có nét u buồn.
Na Lan nhỏ nhẹ: “Tôi đảm bảo sẽ tự chăm sóc được mình.”
Tần Hoài vốn có sức chịu đựng hơn phần lớn nam giới, nhưng chuyến xe lửa đường dài này vẫn làm anh ngán ngẩm, không ngớt oán trách tại sao Giang Kinh – Trùng Khánh lại không có tàu cao tốc. Trước khi đi, anh hỏi Na Lan tại sao không thể đi máy bay, cô nói đi xe lửa thì chậm một chút những sẽ có thời gian để anh tiêu hao bớt vẻ ngoài ẻo lả. Anh cúi nhìn đôi tay thô nháp vì dãi dầu nắng mưa, bơi lặn và trèo hẻm đá ghềnh ven đảo, anh hiểu rằng Na Lan nói “ẻo lả” chỉ là nói đùa.
Tiếp xúc càng lâu, Tần Hoài càng thấy hiểu biết của mình về Na Lan là chưa đủ. Người đẹp hơi băng giá lúc ban đầu, thực ra lại rất hài hước, hóm hỉnh tinh nhanh. Giống Diệc Tuệ.
Anh khẽ thở dài.
Tối hôm nọ sau khi bị Na Lan khám phá ra mọi bí mật, Tần Hoài cảm thấy nhẹ nhõm rất nhiều. Bí mật là thứ vô hình nhưng lại nặng nề như Thái sơn. Sau khi Diệc Tuệ mất tích, anh thề sẽ khép chặt tâm hồm, phong tỏa mọi tình cảm, chỉ thả hồn ngao du muôn nẻo trong tiểu thuyết, bề ngoài tỏ ra là một gã trai lơ phóng đãng với tai tiếng cực xấu để không một cô gái nào dám tiếp cận nữa. Đương nhiên tác dụng phu của nó cũng thật đáng sợ, từng có tin những “fan tình” sang đảo tìm anh chỉ vì một đêm cuồng daih, nhưng họ suýt nữa ngồi ngoài cửa mà hưởng cuồng phong.
Sợ nhất là gặp phải những tấm lòng vàng. Trước tiên là Ninh Vũ Hân, sau đó là Na Lan, chẳng rõ lâu nay mà năm nào mà họ cứ theo nhau tìm đến. Vũ Hân không phát hiện ra hang động bí mật kỷ niệm Diệc Tuệ nhưng chỉ sau vài tháng cô ấy đã nhận ra nỗi đau sâu kín và vẻ ngoài giả tạo trước mọi người của Tần Hoài. Cô yêu Tần Hoài nhưng không gian lòng anh vẫn chưa đủ rộng để đón nhận tình cảm mới. Thế là Vũ Hân ra đi, và đã đi rất xa.
Hiện giờ Na Lan thế nào? Mình sẽ thế nào với cô ấy? Anh bỗng nhiên nhận
ra rất lâu rồi mình không bối rối như bây giờ.
Tần Hoài tìm đến công trường mà công ty Kiện Lực Bảo đang thi công, lúc này mới hơn 2 giờ chiều mà công trường không một bóng người. Anh không ngạc nhiên, vì nhiệt độ ngoài trời Trùng Khánh hôm nay ngất ngưởng 40 độ, nếu họ làm việc thì chẳng khác nào một thứ giáo trình phản diện về dự phòng cảm nắng. Đeo chiếc va-li nhếch nhác mà Na Lan cố tình bố trí cho, anh đi quanh công trường một vòng, cuối cùng nhìn thấy một ông già đang ngồi trong lều tranh hóng mát. Ngày trước Tần Hoài từng thấy những cái lều tương tự ở nông thôn, cực đơn giản, dựng hơi cao, nếu xung quanh thoáng đãng thì nó có thể vừa đón giá lại vừa che nắng.
Thấy ông già lim dim mắt như đang lơ mơ ngủ, anh do dự không dám gọi.
“Tìm ai à?” Ông già hỏi, mắt vẫn lim dim.
Tần Hoài nói: “Xin lỗi đã làm bác tỉnh giấc. Cháu là Tần Hoài, đang muốn tìm việc làm.”
Ông già mở mắt nhìn Tần Hoài từ đầu đến chân khiến Tần Hoài vốn tự tin mà cũng cảm thấy hơi bất an. Lẽ nào ôgn ta có cặp mắt phù thủy, nhận ra vẻ “ẻo lả” của mình?
“Xuống dưới kia mà gặp ban nhân lực.”
Tần Hoài ngớ ra không hiểu: “Dưới kia?”
Ông già phì cười, chỉ về phía không xa có cái cửa nhỏ một nửa nhô lên mặt đất, nói: “Trời nóng, họ đều nấp dưới đó cho mát. Tôi sợ hơi đất bám vào người nên mới ở ngoài này.”
Tần Hoài nhìn cái cửa ấy, thấy cũng hay hay, nói: “Chui xuống đất để tránh cái nóng, thật là khôn ngoan. Lại triệt để lợi dụng được nhận tố địa lý của vùng đất kề bên núi nữa.”
Ông già nhíu mày: “Anh đến tìm việc làm thật không?”
“Thật ạ.” Tần Hoài biết mình đã nói năng không đúng cách, hơi bị “lộ vở”.
“Chìa tay ra tôi xem. Nói đi, anh có thể làm việc gì?”
Tần Hoài chìa tay cho ông già nhìn, nói rất tự tin: “Trước đây cháu đánh cá, chèo thuyền trên sông khá lâu, chưa làm công trưởng xây dựng bao giờ nhưng cháu có sức vóc, học việc cũng khá nhanh…”
Anh nhanh chóng nhận ra rằng chỉ cần mình không đòi trả lương cao thì rất dễ được nhận vào làm.
Và đặc biệt là ông già này chính là giám đốc công ty xây dựng Kiện Lực Bảo.
Công trường đang có hơn trăm công nhân đang làm việc, chủ yếu là thi công mặt nền, san phẳng hoặc đào sâu, đổ móng bê-tông, lắp đặt giàn giáo… Tần Hoài muốn mấy chén trà đắng, ăn vài bát chè đậu xanh, ngay chiều hôm đó anh bắt đầu theo một ngừoi thợ cả và làm việc luôn.
/>
Người thợ cả này tên là Lý Dũng Hoa, tuổi mới chỉ ngoài 30, gầy gò nhưng sức khỏe rất tốt, khiến Tần Hoài là người quanh năm rèn luyện thân thể cũng phải kính nể. Anh chân thành nói: “Chắc anh đã làm lâu năm rồi, nên làm việc gì cũng dễ dàng nhẹ nhõm.”
Lý Dũng Hoa “Thế hả?” rồi lại nói: “Đã làm vài năm và cũng có chút mẹo mực. Làm nghề này thật không dễ, tôi lúc đầu hàng ngày làm từ sáng đến tối, cứ như sắp chết đến nơi, nay đã quen. Tuy quen việc rồi nhưng vẫn mắc một số lỗi nho nhỏ.”
Tần Hoài nhận ra giọng anh ta giống giọng cụ già lúc nãy, bèn hòi: “Anh người ở đâu?”.
“Người Hồ Bắc, Ngạc Châu… anh có nghe nói đến hồ Lương Tử không?”
Tần Hoài thầm nghĩ “Quá hay”, mình làm bài tập của Na Lan rất khá, trong đám thợ xây quả nhiên có đồng hương của Lý Viễn Hâm. Anh nói: “Có! Tôi có nghe nói.”
“Bọn tôi đều là dân Chiểu Sơn, chắc anh chưa nghe nói… ông chủ của chúng ta cũng là người Chiểu Sơn? Thợ làm ở đội này vốn toàn là dân Chiểu Sơn nhưng nay chỉ còn ít thôi. Chúng tôi ra muộn. Một số người cùng ông ấy ra từ đầu, nay đã làm đội trưởng.”
Tần Hoài nhận ra cơ hội tốt, bèn hỏi: “Chỉ còn ít? Họ đi đâu rồi?”
“Một vài anh thạo nghề nên cũng bắt đầu đi làm cai thầu. Một số không trụ nổi thì chuyển nghề khác, sơn vôi nhà cửa, hoặc làm ở quán ăn. Có một số…” Anh ta hơi ngập ngừng, do dự.” Phần lớn anh em thợ xây dựng vẫn còn ở lại. Ông chủ nể tình đồng hương, đối xử với bọn tôi rất tốt, chứ không như một số ông chủ khác ở bên ngoài, tệ lắm.”
Tần Hoài định hỏi ngay về chuyện Lý Viễn Hâm, nhưng anh nhận ra làm thế là rất “không chuyện nghiệp”, và dễ ảnh hưởng đến việc nghe ngóng sau này nữa.
Vào những ngày cực nóng, công trường làm việc từ 6 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 4 giờ đến 8 giờ. Hết giờ làm, họ ăn ngay trên công trường. Cơm xong, Tần Hoài kéo Lý Dũng Hoa và ba anh đồng hương nữa ra quán gần đó uống rượu và ăn thêm.
Ba người thợ bạn với Lý Dũng Hoa cũng mang họ Lý, khiến Tần Hoài chú ý.
“Có lẽ công trường này chỉ có mình tôi không phải họ Lý?” Tần Hoài cười, hỏi.
Dũng Hoa nói: “Đâu phải thế…”
Người thợ có tên là Lý Gia Quân cười nói: “Đương nhiên không phải, vì ngoài anh ra còn có hai người nữa, một người họ Mộc, một người họ Tử.”
Mọi người đều hiểu ý nên phì cười (1). Dũng Hoa thât thà nói: “Hiện nay họ Lý là thiểu số rồi. Không như lúc đầu bảy phần mười là họ Lý. Ở vùng bên cạnh quê tôi, họ Lý là họ lớn.
Một anh khác nói: “Nói như đúng rồi. Họ Lý là họ lớn trong cả nước.”
“Cố nói lấy được!” Dũng Hoa lừ mắt nhìn anh ta. “Ở quê tôi thì không phải thế, nhà này với nhà kia ít nhiều đều có quan hệ họ hàng, họ Lý chiếm ưu thế tuyệt đối.”
Tần Hoài rót rượu cho từng người, anh biết sớm muộn gì tự nhiên sẽ phải đề cập đến Lý Viễn Hâm.
Vậy là sau bữa nhậu đã có được một chút thu hoạch: Lý Viễn Hâm vẫn còn vài anh bank chí thân đang làm ở đây, hai trong số đó Tần Hoài hồi trước đã từng gọi điện tim hiểu nhưng không có được mấy thông tin. Dịp này sẽ thử lại lần nữa.
Chú thích:
(1): Trong tiếng Trung Quốc, chữ “Mộc” ghép với chữ “Tử” ra chữ “Lý”. Ý nói “đều là họ Lý cả”
CHƯƠNG 31 – HÃY TRỞ VỀ THÔI
Với thời tiết như thế này, trong các lần dựng tạm bên cạnh công trường, dưa hấu luôn được hoan nghênh. Vào giờ nghỉ, Tần Hoài ra ngoài công tường vẫy chiếc xe nhỏ chạy điện ắc-quy đang chở dưa hấu, mua tất tần tật, với điều kiện người chủ hàng phải nhận mình là người nhà Tần Hoài, và giúp bưng dưa hấu đến từng gian lán trại.
Một trong số đó là gian có sáu anh họ Lý đang cởi trần trùng trục ngồi xem ti-vi. Tần Hoài tươi cười bưng hai quả dưa hấu vào, anh chủ dưa cũng bưng vào hai quả nữa. Các anh họ Lý đang ngủ gà ngủ gật vì bộ phim truyền hình nhạt nhẽo, bống thấy dưa hấu như từ trên trời rơi xuống, đều xúm lại ngay.
Chia dưa xong xuôi, Tần Hoài quay trở lại gian lán họ Lý, tay bưng quả dưa cuối cùng. Bởi gian này có người mà anh định phỏng vấn. “Vẫn còn một quả nữa, các anh ăn mạnh lên! Trời quá nóng, e không để dành được.” Một anh trong số đó hỏi: “Anh là lính mới à?”.
Tần Hoài gật đầu, hỏi lại: “Nghe nói các anh là anh em với nhau?”.
Sáu anh mỉm cười, một anh nói: “Họ bịa đấy! Bọn tôi là họ hàng với nhau, tôi là hàng cháu, cũng là cháu họ xa.”
Tần Hoài nói: “Thì ra họ nói linh tinh, họ còn bảo là có anh Lý Tân gì gì đó, về sau không thấy nữa.”
Không khí trong gian nhà bỗng ngột ngạt chẳng khác gì ngoài trời. Tần Hoài quan sát tỉ mỉ, thấy nét mặt hò đều như chùng xuống, kể cũng phải thôi. Một trong số đó, sau khi ngẩn ra thì hơi có vẻ thấp thỏm thậm chí tức tối. Rồi anh ta nói: “Đứa nào thối mồm thế? Thiếu gì chuyện để nói, sao lại bới ra cái chuyện cũ rích đã mấy năm rồi?”.
Một anh khác khuyên nhủ: “Kìa, Lý Thân (1)! Anh ta chẳng qua chỉ hiếu kỳ thôi,
chuyện trôi đi đã mấy năm, sao cậu phải căng thẳng làm gì?”.
Anh chàng tên là Lý Thân không nói gì nữa, lẳng lặng trút đám vỏ dưa vào thùng rác rồi đi ngủ.
“Anh nói lại xem, anh và tay Lý Thân uống rượu à?”. Na Lan không hiểu có phải Tần Hoài đang cố làm ra vẻ ly kỳ không.
“Đúng! Rượu nếp cái hoa vàng, anh ta rất mê. Chỉ 42 độ thôi.”
“Chỉ đủ để anh phải say 42 lần thôi!”
Tần Hoài phì cười vào máy di động, nói: “Chắc cô không biết, có vô số cách khiến người khác tưởng mình cạn chén, thực ra lại không tợp một giọt nào.”
“Tôi phục phép ma của anh khi uống rượu, nhưng hình như lần trước anh nói rằng anh ta không thích nhắc lại chuyện về Lý Viễn Hâm, sao anh lại khiến anh ta hé răng được?”
“Cô bạn Na Lan hình như nghe chưa kỹ, tôi vừa nói là rượu 42 độ! Và tất nhiên chúng tôi còn có tiếng nói chung khác, ví dụ đi bơi… tối hôm đó chúng tôi ra sông Gia Lăng…”
“Anh nên cảm ơn tôi đã bố trí cho anh chuyến du lịch lãng mạn!” Na Lan hài hước.
“Đúng thế!” Tần Hoài định nói đến cảm giác khi cùng Na Lan bơi lặn dưới ánh trăng, nhưng bỗng thấy bâng khuâng một cách kỳ lạ nên không nói được, anh lại tiếp tục đề tài cũ: “Cho nên hiện giờ bọn tôi đã rất thân nhau, thường xuyên uống rượu, đi bơi. Tối nay ăn nhậu là lần thứ tám liên tiếp, và đương nhiên bắt đầu nói đến Lý Viễn Hâm.”
Lúc này anh chàng Lý Thân đã hơi ngà ngà say. Lý Thân thích uống nhưng tửu lượng chỉ tầm tầm. Dưới anh đèn chẳng sáng sủa gì, đôi mắt anh ta đã hơi vằn đỏ, không rõ vì rượu hay vì thương cảm. Anh ta kể: “Viễn Hâm là em họ, là con trai của cô tôi, bọn tôi chơi với nhau từ hồi không có quần mà mặc. Chúng tôi tồng ngồng ra hồ Lương Từ bơi lội.”
Tần Hoài: “Anh bơi rất giỏi, chắc anh ấy cũng chẳng kém gì?”.
“Không những không kém… mà nên nói là tôi kém rất xa chú ấy.”
“Vậy tại sao anh ấy chết đuối được?”
Lý Thân và đôi mắt đỏ xáp lại Tần Hoài, nói nhỏ nhưng dằn giọng: “Không phải chết đuối. Tuyệt đối không. Mà là bị giết! Nếu tôi… tìm thấy tên khốn…”
“Anh biết thủ phạm hạ sát anh ấy à?” Tần Hoài thật sự kinh ngạc, không cần giả bộ nữa.
Lý Thân nhìn quanh một lượt, thấy mọi người đều đang mải ăn uống, bèn ghé sát Tần Hoài, khẽ nói: “Tôi không biết kẻ nào giết Viễn Hâm nhưng tôi khẳng định có người liên quan đến.”
“Tần Hoài lại rót đầy chén cho Lý Thân, anh ta nhấp một nửa, rồi nói:
“Hồi đó chúng tôi đang làm ở Vũ Hán, rất kỳ lạ là bỗng nhiên Viễn Hâm đi biệt mất một tuần rồi lại trở về. Ở đội chúng tôi, chú ấy rất thạo việc, là người thợ chủ chốt, chú ấy bỏ đi khiến ông chủ rất tức giận. Tôi nhớ rất rõ ông chủ mắng mỏ Viễn Hâm thậm tệ ngay trước mặt mấy anh em họ Lý chúng tôi. Tôi nói ông chủ hãy cho qua, dù sao nó cũng đã trở về, ông cứ trừ tiền công là được. Viễn Hâm là thợ giỏi, ông nên cho nó tiếp tục làm, coi như tuần lễ đó là nó xin nghỉ. Thế là ổn. Về sau tôi mới nhận ra rằng trong cái tuần lễ ấy chắc phải xảy ra chuyện gì đó, vì Lý Viễn Hâm không còn như trước nữa. Chú ấy vốn rất xới lới, hay nói đùa, bông lơn về chuyện trai gái, luôn cởi mở với tất cả anh em đồng hương. Nhưng từ khi trở về thì lại chẳng thiết nhìn ai, ngồi đờ đẫn suốt ngày, sắc mặt nặng nề, ai gợi chuyện cũng không thèm đáp lại, hai con mắt thì láo liên cứ như vừa lấy cắp ví tiền của ông chủ. Chúng tôi tiếp tục nói đùa chú ấy về gái gú thì chúng ấy lại cáu kỉnh, cứ như là bỗng nhưng giả vờ biến thành người đứng đắn. Rồi một hôm tôi không nén nổi nữa, kéo chú ấy ra chỗ vắng hỏi những ngày vừa rồi chú đi đâu, tại sao trở về rồi lại như gã đớn hèn. Chủ ấy bảo “Kệ em”. Tôi nói, chúng ta như anh em ruột, đi xa làm ăn, bố mẹ đều dặn dò phải quan tâm lẫn nhau, chú có chuyện gì đó nhưng không nói ra thì chẳng ai có thể giúp chú. Anh đoán xem nó trả lời thế nào? Nó nói chuyện này không ai giúp nổi em, em nguy rồi, em gặp phải chuyện rắc rối to. Tôi gạn hỏi là chuyện rắc rối gì, nó không chịu hé răng mà lại nói rằng, không thể cho tôi biết vì không muốn tôi bị cuốn vào vụ này, lại dặn dò tôi mai sau dù xảy ra chuyện gì, tôi đoán ra hoặc nhìn thấy chuyện gì thì tôi cũng phải giả vờ như không nghe không thấy gì hết, và đừng kể lại với bất cứ ai.”
Lý Thân nhìn Tần Hoài. Đôi mắt đó, ánh mắt mơ hồ. Anh ta cảm thấy mình đã nói quá nhiều. Tần Hoài hiểu ý, xua tay nói: “Anh đừng kể tiếp nữa, dù sao chuyện này cũng chẳng liên quan gì đến tôi.”
“Mẹ kiếp! Chuyện này xảy ra đã ngần ấy năm, có là gì nữa đâu? Chú em Viễn Hâm kể với tôi đầy vẻ bí hiểm. Ngày hôm sau bỗng có người đến tìm chú ấy. Gã này nhỏ con, cằm nhọn hoắt, thoạt nhìn rất giống con chuột, tôi chẳng mấy thiện cảm với hắn. Mấy ngày qua sắc mặt Viễn Hâm tối sầm, bây giờ thấy khác hẳn, chú ấy càng nhăn nhó cứ như chực khóc. Hai người trở về lán trại hồi lâu không thấy ra. Tôi không yên tâm, bèn bỏ dở công việc chạy về, đến cửa, nghe thấy cả hai đang cãi nhau to, không rõ tranh chấp thứ gì
mà sắp đánh nhau đến nơi. Tôi lập tức chạy ra công trường gọi mấy anh kiêm nhiệm bảo vệ cùng xông vào lán trại lôi thằng cha kia ra. Trong lúc giẳng co, di động của hắn rơi xuống đất, tôi nhặt lên nhìn thấy sau lưng di động có dán một hàng chữ số, tôi cố nhớ lấy rồi ghi lại. Đoán rằng đó là số máy của hắn, hắn sợ quên nên tự ghi lại.”
Chắc đó không phải số máy thường xuyên dùng.Tần Hoài nghĩ bụng.
Lý Thần sờ túi quần rút cái ví, rồi lấy ra mảnh giấy nhàu nát đưa cho Tần Hoài. Anh vờ như vì ánh đèn quá yếu, cố ý nhìn lâu một chút để ghi nhớ dãy số này.
Lý Thân nói tiếp: “Vài hôm sau Viễn Hâm lại đi, lẳng lặng không chào ai. Bấy giờ chúng tôi có cảm giác nó sẽ không bao giờ trở lại nữa.” Đôi mắt Lý Thân ròng ròng hai hàng lệ.
“Sao anh không báo với cảnh sát và cho họ biết cả số máy này nữa?” Tần Hoài hỏi.
“Đã nhiều lần tôi định đi báo cảnh sát, nhưng sau khi gã kia đi rồi, Viễn Hâm dặn dò, mà gần như là van xin, rằng nếu tôi muốn sống thì tuyệt đối đừng cho ai biết số máy này, kể cả cảnh sát. Lúc đó tôi không mấy để ý, nhưng sau khi Viễn Hâm gặp nạn, tôi nhớ lại câu nói ấy, toàn thân toát mồ hôi, đâu dám mạo hiểm làm gì!”
“Nhưng bây giờ anh lại cho tôi biết. Anh có nói với ai khác không?” Tần Hoài hỏi rất tình cảm.
Lý Thân như chợt tỉnh ra, nhìn Tần Hoài rất lâu rồi lắc đầu nói: “Không! Thật thế. Tôi giữ kín ba năm trời, đến là khổ, cho nên hôm nay phải nói ra cho bằng hết. Này! Anh sẽ không bán đứng tôi đấy chứ?”.
Tần Hoài đứng bên kia bàn, đưa tay sang vỗ vai Lý Thân, nói: “Tôi bán đứng anh cho ai được?”.
Na Lan nhận được số di động do Tần Hoài gửi tin nhắn cho, cô lại nhắn tin cho Ba Du Sinh, và hiểu rằng mình còn phải tiếp tục chờ đợi. Phía sau có tiếng bước chân. Là Tần Mạt.
Na Lan nghĩ khác với Tần Hoài, cô cho rằng cần phải để cho Tần Mạt ra khỏi nỗi ám ảnh kia chứ không nên cách ly với xã hội, phải gắng tối đa hòa nhập với cuộc sống thường ngày. Tuy vẫn có khả năng xảy ra chuyện tái phát ác tính, nhưng tăng cường hoạt động vẫn là có lợi hơn đối với Tần Mạt. Đây là lần thứ ba cô đưa Tần Mạt ra khỏi tầng hầm, điều bất ngờ là sự việc tiến triển rất thuận lợi. Tần Mạt không lên cơn nữa, và cũng không nói điều gì bất bình thường, chỉ đi dạo khắp chốn hoặc lẳng lặng ngồi trước cửa sổ ngắm nhìn hồ nước. Lúc này cô ta đi đến bên đàn piano.
Na Lan không rõ hiện giờ để cho Tần Mạt trở lại với cây đàn liệu có nóng vội quá không. Nhưng cô hiểu rằng cây đàn piano là sự sống
của Tần Mạt, nếu cô bé lại có thể gắn bó với nó thì sẽ rất có ý nghĩa.
Tần Mạt lặng lẽ cúi nhìn cây đàn, Na Lan nhẹ nhàng nói: “Nghe anh Hoài nói gần đây mới lên dây lại cho chuẩn, cô chơi thử xem?” Cô quan sát kỹ Tần Mạt và mở nắp đàn. Ánh mắt Tần Mạt dường như hơi sáng lên, long lanh.
Na Lan lại nói: “Tiếc rằng tôi mù piano, cô không muốn chơi thử à?”.
Rõ ràng là Tần Mạt hiểu cả, cô bé hơi lưỡng lự, rồi từ từ đưa tay ra, nhấn một phím nốt Son âm vực cao.
Ngay sau đó là một tiếng kêu kinh hãi, Tần Mạt hai tay bịt tai, toàn thân run rẩy quỳ sụp xuống sàn, nước mắt giàn giụa. Na Lan vội đỡ cô dậy, nào ngờ Tần Mạt đưa tay túm chặt tóc Na Lan giật mạnh như muốn rứt da đầu cô ra. Na Lan định giằng co chống lại nhưng cô chợt nghĩ ngay: không nên hành động theo lối bản năng với Tần Mạt, mình cần suy nghĩ thêm.
Tiếng đàn đã tác động đến hệ thần kinh vốn đang mất thăng bằng. Đã quá lâu cô bé không chơi đàn, trước đây chơi đàn là những giờ phút tươi đẹp nhất cuộc đời, lúc này nội tâm cô bé đang chống lại, chứng tỏ cô bé vẫn đang sống trong ác mộng.
Na Lan cố trấn tĩnh, rồi nói: “Tần Mạt đừng sợ, tôi đây mà, chúng ta là bạn.”
Na Lan không chống trả, chỉ thụ động ráng chịu, khiến Tần Mạt vốn đang chờ sự giằng co quyết liệt bỗng thấy khó hiểu, cô bé tỏ ra do dự nhưng vẫn không chịu buông tay.
Na Lan tiếp tục nhỏ nhẹ: “Tốt rồi, tất cả đã ổn rồi.” Cô định đưa tay vuốt ve Tần Mạt, nhưng chợt nghĩ cô bé từng bị xâm phạm, làn da sẽ rất nhạy cảm, nên cô không thể mạo hiểm.
Đúng lúc ấy di động bỗng đổ chuông, nhạc chuông là giai điệu “Người đẹp kỳ quái”.
Tần Mạt sững người, nét mặt dần trở lại bình thường. Na Lan hiểu rằng “chiêu thức” nho nhỏ của mình coi như có hiệu quả. Mấy hôm trước cô nhận ra Tần Mạt rất quen thuộc với nhạc chuông của Tần Hoài, mỗi lần nghe thấy, cặp lông mày của cô đều giãn ra, cho nên Na Lan cũng cài nhạc “Người đẹp kỳ quái” vào di động của mình.
Điều này, thêm một lần nữa chứng minh rằng, thứ tác động đến tâm trạng Tần Mạt không phải giai điệu mà chính là cây đang piano. Cô bé đang sống trong ác mộng. Muốn thoát khỏi nó, cần phải trở lại chơi đàn như xưa.
Nhưng lúc này không thể nghĩ tiếp, cô cần phải nghe điện thoại đã. Ba Du Sinh gọi. Nhanh có hồi âm hơn cô tưởng tượng. “Tôi đã từng trông thấy số di động này.”
“Anh có nhầm lẫn không đấy?” Cô hỏi lại, tuy vẫn biết Ba Du Sinh hiếm khi nhầm lẫn.
“Sau khi Ninh Vũ Hân chết, di động của cô ấy cũng là vật chứng để chúng tôi nghiên cứu. Số máy này có trong di động của Ninh Vũ hân. Họ từng nói chuyện với nhau hai lần, lần thứ nhất là ba ngày, lần sau là một ngày trước khi Ninh Vũ Hân chết.” Giọng Ba Du Sinh rất điềm tĩnh, không hề cho rằng đây là “bước tiến có tính đột phá” gì cả. “Cô nói xem, tại sao cô có được số máy này?”.
Na Lan kể lại câu chuyện Tần Hoài đi “nằm vùng”, rồi hỏi: “Chắc các anh đã tìm ra chủ nhân của số máy này rồi?”.
“Số máy này dùng từ cách đây bốn năm, chỉ cần bỏ tiền ra mua sim là được, hồi đó chưa thực hiện chế độ đăng ký họ tên thật. Điều khó hiểu là, từ khi kích hoạt tới giờ nó chỉ dùng cho ba cuộc gọi. Một cuộc từ bốn năm trước, liên lạc với một số máy đã báo mất – số máy đó cũng không cần đăng ký họ tên. Và hai cuộc sau đó bốn năm, cách đây không lâu, liên lạc với Ninh Vũ Hân.”
Na Lan nghĩ ngợi, rồi nói: “Các anh đã kiểm tra các di vật của Ninh Vũ Hân, lẽ nào không có đầu mối nào liên quan đến số máy này?”.
Ba Du Sinh: “Có lẽ rất khó mà tìm hiểu triệt để mọi khía cạnh, nhưng chúng tôi đã làm hết sức mình rồi mà vẫn không tiến triển được mấy.”
Tắt máy, Na Lan ngồi im lặng hồi lâu, nghĩ ngợi những điều Ba Du Sinh vừa nói. Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ nhân số di động bí hiểm ấy có liên quan đến cái chết của Vũ Hân. Trước khi chêt,s Vũ Hân đã liên tiếp gọi cho người ấy hai cú phôn, rồi gọi cho mình, nói rằng muốn cho mình biết một chuyện quan trọng, sau đó cô ấy bị hại.
Vậy thì rất có thể chủ nhân của số máy này là mấu chốt của mọi sự thật.
Nhưng đâu là mấu chốt để tìm ra người ấy.
Ninh Vũ Hân.
Sau hai lần nói chuyện với người ấy hai lần, rất có thể cô đã để lại tin nhắn, mặc dù phía cảnh sát không tìm thấy.
Hồi nọ chính mình cũng từng vô tình mà biết Vũ Hân vẫn còn chiếc bàn làm việc ở trường học, nhờ thế mà tìm thấy vé tàu hỏa đi miền nam…
Cuối cùng, Na Lan cũng nghĩ ra kế hoạch tiếp theo. Cô gọi di động: “Quân Quân, có lẽ tối nay tôi phải phiền cô trông nom Tần Mạt…”
Chú thích:
(1): Trong tiếng Trung, Lý Thân đồng âm với Lý (Viễn) Hâm
CHƯƠNG 32 – KẾT NỐI VỚI THẦN CHẾT
Đêm tối. Có một người theo dõi Na Lan đi vào cổng sau đại học Giang Kinh, tiếp tục bám theo cô đến trước khu nhà văn phòng, thấy cô trèo qua ô cửa sổ ở tầng trệt.
Cô bé này đã quá thành thạo những trò phi thân trèo tường, thực tế cuộc sống khiến con người thay đổi ghê gớm thật!
Cô ta vào đó làm gì?
Nhưng dù làm gì thì cô ta cũng tuyệt đối không mù quáng vô lối, chắc cô ta đang tìm kiếm thứ gì đó. Vấn đề là cô ta có làm nổi không, cái mà cô ta tìm thấy có thật là thứ “chết người” không.
Hãy kiên nhẫn! Người ấy tự nhủ mình.
Có một điểm ít ra cũng khiến người ấy rất khoái trá: Na Lan đáng thương vẫn tưởng trò chơi “mất tích” của mình có thể che mắt được thiên hạ!
Khác với lần trước cứ phải nơm nớp rón rén từng bước, lần này đi trong bóng tối Na Lan thấy rất bình thản. Chắc là cái trò “mất tích” đã giúp cô có cảm giác an toàn hơn. Hoặc có lẽ là do cô tự an ủi rằng mình đang nỗ lực làm chút việc gì đó sau khi Vũ Hân bị hại, và cũng đang đi đến gần sự thật – điều này thì còn phải chờ xem sao – nhưng ít ra đến giờ cô cũng đã biết thêm được nhiều bí mật của khá nhiều người.
Ngày khai giảng sắp đến nên văn phòng cũng có nhiều thay đổi. Rõ rệt nhất là bàn làm việc của Ninh Vũ Hân đã chuyển tới sát cửa ra vào, khung ảnh và cuốn vở soạn bài vốn đặt trên bàn nay không còn nữa. Cô nhận ra chúng nằm trong ngăn kéo. May mà tối nay mình vào, nếu không rất có thể cái bàn này sẽ bị dọn sạch thậm chí bị chuyển đi.
Cô lần lượt xem xét các thứ trong ngăn kéo: mấy tập vở, từng trang giấy, không bỏ sót một chữ nào. Bút tích của Ninh Vũ Hân không nhiều, chưa đến một tiếng đồng hồ cô đã xem bằng hết.
Cô kéo nốt ô ngăn kéo cuối cùng. Cô đã biết trong này chỉ có vài cái áo. Việc dự phòng một bộ quần áo để thay, là hành động không ngoan của các cô giáo, nhưng với Ninh Vũ Hân thì có lẽ chủ yếu là vì định đi Quảng Đông nên cần nó để cải trang ngay từ trong trường rồi mới xuất phát.
Na Lan kiểm tra cái mũ che nắng, cái áo phông dài tay, không thấy có gì lạ. Cuối cùng là chiếc quần bò bốn túi.
Trong một bên túi sau, Na Lan thấy một tấm danh thiếp: Ninh Vũ Hân, nhà văn, nhà báo tự do, chủ biên tạp chí “Mỵ ảnh tình mê”, hội viên Hội Nhà văn Giang Kinh.
Cô thở dài, chuẩn bị cất vào chỗ cũ, nghĩ sao bỗng lâị phía sau tấm danh thiếp.
Có hai dòng chữ nhỏ, ghi hộp thư điện tử 163 và một dãy số di động.
Là số máy Ninh Vũ Hân đã liên lạc trước khi chết. Số máy mà Lý Thân nhìn thấy trước khi chú em họ Lý Viễn Hâm mất tích!
“Tôi Na Lan, là bạn của Ninh Vũ Hân. Muốn liên lạc với anh (chị). Số máy của tôi là 13564523763”
Đó là nội dung bức thư điện tử mà Na Lan gửi cho người ấy. Cô không biết nhiều, cũng không muốn vội tự giới thiệu thêm, sợ người ấy sinh nghi. Đồng thời cũng không úp mở so dè, khiến họ càng dễ sinh nghi.
Nhấp “send” xong, cô lập tức gọi điện cho Tần Hoài.
Tần Hoài im lặng một lát rồi hỏi: “Cô nghĩ xem làm thế có ổn không? Có nên báo trước cho Ba Du Sinh không?”.
Na Lan: “Tôi cũng hơi do dự, nhưng vì Ba Du Sinh đã có số di động ấy từ lâu, cũng từng gọi điện cho họ nhưng đối phương không tiếp. Rõ ràng vì một lý do nào đó mà người ta không muốn tiếp xúc với cảnh sát.”
“Ví dụ, từng có tiền án.”
“Rất có thể. Thậm chí giữ vai trò chẳng hay hớm gì trong vụ án năm xác chết.”
Tần Hoài nói: “Thế thì, cô liên lạc riêng với kẻ ấy sẽ rất lắm rủi ro.”
Na Lan thấy ấm lòng vì nhận ra Tần Hoài thật sự lo lắng cho cô. Cô dịu dàng nói: “Tôi đang không nấp ở trên đảo, nhưng vẫn an toàn, vả lại cũng chỉ là gửi cho người ấy số máy của tôi, chưa chắc đối phương có đủ tài để từ đó lần ra tôi.”
Tần Hoài lại nghĩ ngợi, rồi nói: “Giả sử liên lạc được với họ, thì dù gấp đến mấy cô cũng đừng một mình đi gặp họ, cứ chờ tôi về đã. Cô phải hứa với tôi điều này, nếu không…”
“Nếu không thì sao?” Na Lan cố ý trêu anh ta.
“Nếu không tôi sẽ nuốt lời hứa, sẽ không đưa cô đi đảo Hải Nam bơi lặn nữa!”
Na Lan cười: “Chỉ có chiêu này thôi à? Được, tôi hứa… à, chờ đã.”
Hộp thư điện tử bảo có thư mới. Hồi âm của một nhân vật bí hiểm kia.
“Tôi biết cô. Cô đang ở đâu?”
Chỉ vỏn vẹn ngần ấy chữ. Không ký tên, không hỏi han gì hết.
Na Lan nói: “Đã trả lời.”
Tần Hoài: “Họ nói gì?”.
“Nói là có biết tôi, và hỏi tôi đang ở đâu.”
Có thể nghe thấy tiếng thở gấp của Tần Hoài ở đầu bên kia: “Liệu hắn có phải hung thủ đã giết Vũ Hân không? Hắn vội vã muốn biết về cô, cũng nhằm trừ khử cô?”.
“Nhưng, tại sao phải thế? Nếu hắn đúng là hung thủ giết Vũ Hân, tại sao hắn không chờ tôi ở nhà Vũ Hân rồi tấn công luôn? Cần gì phải chờ đến bây giờ?”
“Có thể lúc đó hắn thấy thương hại cô. Bây giờ đã khác, vì cô đã biết quá nhiều.”
Na Lan than thở: “Nhưng tôi có cảm giác, ngoại trừ một chuyện bát nháo lộn xộn, thì vẫn chưa biết thêm tình tiết nào về vụ án năm xác chết, vụ việc Diệc Tuệ, vụ án Vũ Hân cả!”.
“Chuyện này không mấy liên quan đến việc cô thật sự biết những gì, mà vấn đề là người ta cho rằng cô đã biết đến đâu. Cô nên nhớ, buổi tối hôm nọ cô lén vào văn phòng của Vũ Hân, đã thu hút mấy tên ma quỷ bám theo.”
“Khiến tôi đành phải làm con ma bí mật!”
“Cô định trả lời họ ra sao?”
“Còn biết làm gì nữa? Tôi được nhiên sẽ hẹn gặp họ.”
“Tôi Na Lan đây.” Chưa đầy ba phút sau khi gửi thư trả lời, di động cô đã đổ chuông, một số máy lạ hoắc gọi đến.
“Tôi đã biết cô.” Nam giới, đặc chất giọng miền Nam, rất trầm và nặng nề, có vẻ như thừa nhận mình có lỗi.
Na Lan định hỏi: sao anh biết tôi? Nhưng cô cho rằng điều này chưa cần thiết. Đối phương nói tiếp luôn: “Ninh Vũ Hân có nói với tôi về cô.
“Trước khi cô ấy chết?”
“Đúng, trước khi chết.” Giọng người ấy trầm trầm hơi run run. Vì đau buồn hay vì sợ hãi?
“Anh quen Vũ Hân à?”
“Không quen, hai bên chỉ liên lạc với nhau thôi. Cô ấy nói mình mắc sai lầm tương đối nghiêm trọng, cho nên không thể gắn bó với Tần Hoài nữa, và cô sẽ sang thế chỗ. Cô ấy còn nó mình sẽ trao đổi kỹ với cô, sẽ cảnh báo cô. Tôi nói như thế, cô có thể yên tâm rồi chứ?”
Vũ Hân đã mắc sai lầm gì? Vì điều tra vụ án năm xác chết? Hay vì yêu Tần Hoài?
“Nhưng tại sao cô ấy tìm ra anh?”
“Không phải cô ấy tìm tôi, mà tôi chủ động tìm cô ấy! Tối biết cô ấy đã đi gặp Điền Uyển Hoa… tôi cũng thừa biết Uyển Hoa đến Giang Kinh rồi liên lạc với Vũ Hân: Uyển Hoa cho tôi biết Vũ Hân đã đến gặp cô ấy. Có điều, Uyển Hoa không biết toi là ai, mà chỉ biết tôi có quen Trảm Quân… Đúng, tôi có quen Trảm Quân và cả Lý Viễn Hâm nữa.”
“Xem ra, anh đúng là người biết rõ mọi tình tiết! Chắc anh đã sớm liên lạc với công an…”
“Không được!” Giọng đối phương bỗng ré lên đến vài quãng tám: “Hế tiếp xúc với cảnh sát là tôi đi đời. Hiểu không? Tôi… có rất nhiều vấn đề, cho nên luôn phải giấu mặt, trốn tránh cảnh sát và trốn tránh cả các vị nữa.”
Na Lan cảm thấy “vấn đề thật sự” đang nằm ở logic của anh ta, nghe không xuôi tai, nhưng trước khi biết rõ sự thật thì cô có căn cứ gì mà phán đoán?
“Bọn chúng là ai?”
“Sao này cô sẽ biết. Tôi và cô cùng điều tra cho rõ, sau đó tôi sẽ đi, còn cô cứ việc giao thiệp với cảnh sát. Nếu tôi chạm trán cảnh sát thì đời tôi coi như tàn.” Na Lan nghe rõ tiếng thở hổn hển ở đầu bên kia, cứ như cảnh sát đang ập tới. “Đôi lúc tôi nghĩ mình bị báo ứng thật, ý tôi là mấy người bị chết kia, và cả tôi nữa, tròn ba năm nay tôi lang thang như cô hồn ở rừng hoang, cũng chỉ vì một buổi tối uống quá chén… nhưng bọn chúng thật sự quá quắt, chúng mới đáng bị trừng phát, bàn tay nhốm đầy máu mà chúng vẫn sống rất ung dung!”
Na Lan nghe ù cả tai, trong đầu cô hiện lên hình ảnh năm cái xác nổi lềnh bềnh. Báo ứng? Tham chén rượu? “Anh có thể tin tôi không?”
“Tôi không thể tin ai. Cho nên tôi không thể nói với cô mọi điều qua điện thoai. Khi Ninh Vũ Hân gặp nạn, tôi bị sốc mạnh… Mẹ kiếp, chúng quá tàn độc… Tôi bám theo cô mấy ngày, thấy cô vào nhà Vũ Hân, rồi nói chuyện với một cậu thiếu niên. Sau đó cô thật sự mất hút, tôi ngờ cô cũng bị chúng khử rồi. Tôi chú ý nghe tin tức các vụ án ở Giang Kinh, đoán rằng có lẽ cô chỉ tạm mất tích mà thôi. Chắc cô đi ẩn nấu, và biết rằng ít ra cô cũng rất thông minh.”
“Chúng ta sẽ gặp nhau như thế nào?”
“Trước hết cô phải hứa rằng chỉ một mình cô đến.”
Hệ thống tàu điện ngầm ở Giang Kinh cứ ba năm lại hoàn thành một tuyến đường, phát triển rất nhanh, đến nay đã có ba tuyến vòng tròn và bốn tuyến đan nhau, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là tuyền vòng một của nội thành xây dựng vào giữa thập nên 80. Đông nhất tuyến này là ga số 1 – có tên là ga đại lộ Nhân Dân. Nó là nút giao thông của cả bốn tuyến đường. Vào những giờ cao điểm – giờ đi làm, thì hành khách chẳng khác gì những làn sóng nối tiếp nhau tràn vào ga.
“Phải công nhận rằng Phùng Cát thật thông minh!” Tần Hoài tặc lưỡi nhìn biển người trôi qua trước mặt. Anh chưa từng dậy sớm chen lên tàu điện ngầm để đi làm, nên không hình dung nổi trong một ngày bình thường ở Giang Kinh lại có thể nhìn thấy lắm dân thành phố như thế này.
Phùng Cát – người mà hôm nay Na Lan sẽ gặp – là nhân vật đã xuất hiện một cách bí hiểm bên Lý Viễn Hâm khi lâm nạn, và cũng được ghi dấu ấn một cách bí hiểm trong những ngày Ninh Vũ Hân sắp lâm nạn.
Ngay sau đây anh ta sẽ xuất hiện bân Na Lan lúc này đang giấu mình, phải chăng cũng là dấu hiệu của cơn vận hạn dành cho “trợ lý thứ ba” là cô?
Na Lan nói: “Tôi nhớ đến câu nói của một thanh niên có chí khí: cao nhân ở ẩn, sẽ ở ẩn ngay tại chốn đông người.”
Tần Hoài nhìn sang cô, ngờ ngợ, rồi hiểu ra ngay: “Đặng Tiêu?”.
Na Lan đánh trống lảng: “Khi bàn với Phùng Cát về địa điểm gặp nhau, tôi đề xuất những nơi vắng vẻ như bờ sông, bờ hồ… nhưng anh ta nhất định đề nghị ở nơi đông đúc nhất; nói rằng nơi đông người là nơi an toàn nhất. Nếu ‘chúng’ nhìn thấy, thì an hta có thể đi lẫn vào đám đông hành khách rồi vào cửa này ra cửa kia… sẽ chuồn mau lẹ. Nhưng với tôi thì lại không an toàn.”
Tần Hoài nói: “Mong sao anh ta sẽ cho cô biết ‘chúng’ là ai, để đỡ phiền hà. Có vẻ như ‘chúng’ luôn có mặt ở khắp nơi, đâu đâu cũng chui vào được.”
“Vấn đề là chắc gì anh ta đã biết ‘chúng’ là ai? Rất có thể mới chỉ là một đầu mối mà thôi.”
“Nhưng tôi vẫn không mấy yên tâm… vì không yên tâm nên tôi đi theo cô, chứ đừng nói là cô đi một mình đến gặp.”
Thực ra Na Lan không muốn thất tín, cô đã nhận lời gặp Phùng Cát, và muốn đi một mình. Nhưng Tần Hoài nhất định không tán thành, ngay hôm đó anh bỏ cả việc làm ở công trường bay về để hộ giá Na Lan, anh vào nghỉ ở khách sạn. Tối qua Na Lan bơi từ đảo sang bên này thì Tần Hoài đã đứng chờ bên bên ô-tô, nói rằng đã thuê phòng khách sạn cho cô. Sáng sớm hôm nay cả hai xuất phát, đến gần cửa sổ 4 ga tàu điện ngầm đại lộ Nhân Dân, sớm trước giờ hẹn ít ra nửa tiếng rồi bắt đầu quan sát. Đã giao hẹn điện thoại: Phùng Cát sẽ mặc áo phông Kappa màu trắng, quần ngắn màu tro, đeo tai nghe; Na Lan sẽ mặt áo sơ-mi cộc tay màu vàng nhạt, quần bò. Lúc này cô khoác thêm chiếc áo chẽn màu trắng, đứng sau quầy bán sách báo và bánh trái để quan sát.
Phùng Cát đến sớm mười phút, ăn mặc giống như đã hẹn, trông không khác gì Lý Thân đã miêu tả, tuổi chưa đến 40, mặt hóp, cằm nhọn, đôi mắt to hơi lồi, anh ta rất cảnh giác. Vẻ mặt thì trên cả mức căng thẳng, nên nói là căng như mũi tên trên dây cung, tuy đeo tai nghe nhưng rõ ràng là nghe nhạc lúc này chẳng hay ho dễ chịu gì.
Na Lan và Tần Hoài kiên nhẫn quan sát thêm vài phút nữa, chỉ thấy Phùng Cát tỏ ra sốt ruột chứ không ra hiệu thông báo gì với ai khác, chứng tỏ anh ta đến một mình. Na Lan nói nhỏ với Tần Hoài: “Được rồi! Anh yểm hộ tôi!” Cô cởi áo chẽn ra đưa cho Tần Hoài rồi đi về phía Phùng Cát.
Đôi mắt Phùng Cát vẫn không ngừng nhìn khắp, và nhanh chóng hận ra Na Lan, anh hơi sững người. Na Lan nhớ rằng anh ta đã nói, sau khi Vũ Hân chết, anh ta từng bám theo cô, khi đó cô để tóc dài, hiện nay sau đợt “chăm sóc sắc đẹp” lại đeo kính râm nữa, anh ta thấy ngờ ngợ là phải. Phùng Cát đã chắc chắn đây là Na Lan, vẻ mặt anh ta đã nhẹ nhõm hơn.
Có một người vẫn căng mắt nhìn Na Lan đi trong biển người, rồi người ấy cũng rảo bước nhan hơn.
Hai mục tiêu, cá và tay gấu (1).
Tuy nhiên có thể khẳng định điều này: Na Lan đang đi vào chỗ chết.
Cả hai rảo bước giữa đám đông đang vội đi làm, nên tạm thời lọt khỏi tầm mắt của người ấy. Khi Na Lan nhìn lại Phùng Cát thì hỡi ôi!
Phùng Cát tay ôm ngực, lảo đảo, một vết máu trên áo trắng đang loang rộng khắp, một con dao cắm trên người anh.
Na Lan đã từng tự chọn học môn giải phẫu, dù không chuyên nghiệp cô cũng nhận ra vết dao đâm trúng tim Phùng Cát.
Cấp cứu!
Xung quanh la hét inh ỏi, Na Lan gọi Tần Hoài: “Mau gọi 110!” rồi chạy đến đỡ Phùng Cát.
Lập tức có cả trăm ngàn người vây quanh, xôn xao bàn tán.
Tại sao lại thế này? Ai đã để lộ thông tin? Có phải “chúng” ra tay không?
Đầu óc Na Lan rối loạn cùng đám đông đang rối loạn, cô cố trấn tĩnh. Đôi mắt hơi lồi của Phùng Cát dần mờ đi. Cô hỏi: “Là kẻ nào?”.
Phùng Cát cố mấp máy, anh bỗng hộc ra hàng vốc máu. Na Lan đoán rằng mũi dao đã xuyên qua phổi cắm vào tim, Phùng Cát đang thập tử nhất sinh.
Anh ta cố nói một điều gì đó nhưng rồi chỉ lắc đầu, môi vẫn động đậy. Na Lan ấp tai nghe, không nghe rõ. “Anh nói lại được không?”.
Tiếng quá nhỏ không thể nghe thấy, nhất là khi đang ở giữa đám đông huyên náo.
“Tôi không nghe rõ.” Na Lan áp tai vào miệng anh, chẳng khác gì đôi nam nữ đang đắng cay vĩnh biệt. Phùng Cát gắng hết sức để nói, nhưng cô chỉ nghe được hai tiếng “hộp thư”.
Hộp thư. Đó là hai tiếng cuối cùng của Phùng Cát.
Chú thích
(1): Cá và tay gấu: ý một câu của Mạnh Tử “cá và tay gấu đều là món ngon, không được cả hai, chỉ có thể chọn một.”
CHƯƠNG 33 – HỘP THƯ VÀ HỘP THƯ
Ánh mắt Ba Du Sinh nói lên tất cả.
Anh hiếm khi tỏ ra sôi động, cháy bỏng. Nhưng những người thông minh và những ai biết rõ về anh đều có thể nhận ra ánh mắt ấy sau cặp kính, và cũng đoán được những thay đổi của tâm trạng anh nữa. Na Lan chưa giao lưu với anh quá nhiều lần song lúc này cô cũng nhận ra nét trách móc trong ánh mắt Ba Du Sinh. Nhân viên y tế chạy đến hiện trường lập tức kết luận Phùng Cát đã chết; người chứng kiến thì nhiều nhưng không ai có thể nói rõ kẻ nào đã đâm Phùng Cát. Có người nói đó là một gã cao to, có người nói gầy gò, có người nói hung thủ đã chạy ra đám đông đang chờ vào cửa ga, lại có người bảo hắn đã trà trộn vào dòng người đi vào ga. Thậm chí có người đến sau xúm lại xem rồi nói Na Lan là hung thủ.
Cao nhân ở ẩn nơi đông đúc, thế rồi nơi đông đúc lại là điều kiện tốt đối với kẻ ác. Hình như Phùng Cát có ý lựa chọn nơi kết thúc đời mình.
Trước lúc chết anh ta cũng không kịp cho Na Lan biết tên thật của mình. Sau đó Ba Du Sinh cho cô biết trong ví anh ta có chứng minh thư với tên thật là Phùng Triết (1)
Anh ta không
tin bất cứ ai.
“Anh ta đồng ý gặp em với điều kiện là không để cho cảnh sát can dự…” Na Lan đánh bạo chủ động giải thích trước khi Ba Du Sinh hỏi cô.
Có thể thấy Ba Du Sinh đang cố nén thất vọng, anh ngắt lời: “Nhưng cô nên tin ở trực giác của mình, ít ra cũng nên báo với tôi…”
“Trực giác của em là trước hết nên nghe xem anh ta có điều gì muốn nói, em muốn anh ta tin em.” Na Lan nói: “Khi mới liên lạc với anh ta, em đã khuyên anh ta hãy gặp công an nhưng anh ta lại phản ứng rất mạnh. Em sợ nếu em báo với anh, thì anh ta sẽ dứt khoát không liên lạc với em nữa.”
Nhưng giờ đây anh ta đã chết, cô và họ hợp tác với nhau vui quá nhỉ?!
Cũng may, Na Lan biết Ba Du Sinh không bao giờ nói những câu như thế.
Đúng vậy, anh chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Lúc sắp chết, anh ta đã nói những gì?”.
“Lúc đó rất ổn, anh ta cũng sắp nguy đến nơi nên em nghe không rõ, hình như nói là ‘hộp thư’…
Tại sở công an, sau khi đã chính thức làm thủ tục trình bày, Na Lan thẫn thờ bước ra cửa, nhìn không gian tươi sáng bên ngoài, cô có cảm giác như ở đâu đây đang có một thế giới khác. Dưới ánh nắng rực rỡ nhường này mà lại xảy ra những tội ác như thế.
Cái chết không ngớt đeo bám con người, trước tiên là Ninh Vũ Hân, rồi đến Phùng Triết, đều chết ở ngay bên cô. Cô bỗng cảm thấy cô vẫn đang “nhởn nhơ” trên cõi đời, nếu không phải là chuyện thần kỳ thì là “bọn chúng” đang muốn lợi dụng cô để đạt được ý đồ gì đó. Có lẽ, khi cô khám phá ra mọi sự thật thì cũng là lúc thần chết ban cho cô một nụ hôn nồng nàn.
Lúc này cô mới nhận ra mình không hề cứng cỏi gì hết, hình như cô đang bước vào chốn đầm lầy ngập ngụa chướng khí, chân mềm nhũn, đầu choáng váng mụ mẫn. Cô bám vào bức tường rồi hít thở thật sâu.
Không rõ Ba Du Sinh đã đứng bên cô từ lúc nào. “Cô sau thế?”. Anh tỏ ra rất quan tâm.
“Lúc này chẳng có ai khác, anh cứ mắc nhiếc em đi!” Na Lan gượng cười, tỏ ý mình vẫn ổn cả.
Ba Du Sinh cũng cố mỉm cười: “Có gì mà phải mắng mỏ? Nhưng hình như tâm trạng cô không tốt lắm, nên về nhà nghỉ ngơi. Tôi đã bố trí, kể từ nay cô và Tần Hoài phải được bảo vệ, nhất là cô, cô đã bị lộ tung tích.”
“Nhưng em cảm thấy các anh không cần lãng phí cho em như thế, trước mắt, tạm thời không có ai đe dọa bọn em cả.”
“Sao cô lại nghĩ thế?”
“Trong mấy tiếng đồng hồ vừa qua, em hồi tưởng lại tất cả các sự việc xảy ra ở cửa ga tàu điện ngầm sáng nay, nhận ra rằng, kẻ sát hại Phùng Triết biết rất rõ hành tung của anh ấy
và em, chúng đủ mánh lới giết Phùng Triết mà không để lại mảy may dấu vết thì chúng cũng có thể nhân tiện giết em luôn, nhưng chúng đã không ra tay.” Na Lan rất thấm thía cảm giác “cá nằm trên thớt” là gì. Cảm giác này khiến Na Lan thấy rợn người, mặc dù cô đã từng vào phòng giải phẫu mà vẫn bình thản như không.
Ba Du Sinh im lặng hồi lâu, rồi anh hỏi: “Không phải cô đang nói đùa đấy chứ?”.
“Hôm nay em chẳng còn bụng dạ nào để nói đùa. Nhưng em có thể khẳng định một điều: chỉ khi nào giải tỏa được mọi mối nghi hoặc thì em mới có được tự do thật sự.” Cô bỗng cảm thấy câu này rất quen.
À, lần đầu tìm ra cô, Đặng Tiêu đã nói câu này nhằm tác động đến cô.
Máy di động cho biết có hai cuộc gọi nhỡ và một tin nhắn hỏi thăm, đều là của Đặng Tiêu. Anh ta đã biết tin, muốn liên lạc gấp với Na Lan, muốn bảo vệ cô và cùng cô đi “ở ẩn chốn đông đúc”.
Ba Du Sinh nói: “Có cẩn bảo vệ hay không, không phải do cô hoặc tôi toàn quyền quyết định….”
“Em không muốn nhìn thấy thêm người vô tội gặp nguy hiểm, anh ạ.” Na Lan nhìn Ba Du Sinh bằng ánh mắt nài nỉ.
“Nhưng ít ra cũng nên cử người… đưa… cô… hai người…” Anh lúng túng không biết nên nói sao.
Na Lan hiểu cả. Cô nói: “Em nghĩ mình vẫn nên cùng Tần Hoài về đảo. Gần đây em đã thử giao lưu với Tần Mạt, cảm thấy có chút tiến triển.” Thực ra cô biết đó không phải là nguyên nhân duy nhất. “Nếu các anh giải được câu đố về ‘hộp thư’ hoặc hiểu được thêm nhiều về Phùng Triết thì phải cho em biết với!”
“Kỹ thuật viên của chúng tôi đã vài lần mở hộp thư của Phùng Triết, không có gì cả, nó cũng trống trơn như máy di động của anh ta. Chúng tôi đang liên hệ với nhà mạng, xem xem có thể khôi phục các dữ liệu đã bị xóa vĩnh viễn không. Nếu có kết quả tôi sẽ cho cô biết. Tôi vẫn muốn… cô tiếp tục giữ liên lạc với chúng tôi.”
Na Lan gật đầu rồi chào tạm biệt Ba Du Sinh. Đôi chân đã có cảm giác vững chắc như đi trên mặt đất. Ra khỏi cổng Sở Công an, bỗng thấy chiếc xe Odysseia của Tần Hoài từ đâu đó lướt đến, dừng ngay bên cạnh. Cô lên xe và ngoái lại nhìn, thấy Ba Du Sinh đang chăm chú nhìn theo, vì khoảng cách khá xa nên không nhìn rõ ánh mắt anh sau cặp kính.
Tần Hoài lái xe đi một quãng xa, cả hai đều im lặng, cuối cùng Na Lan lên tiếng. “Có thể anh ấy sẽ bố trí người đi theo chúng ta.”
Tần Hoài nói: “Như thế cũng tốt. Hôm nay sau khi Phùng Triết bị hại, nhìn xác anh ta… tôi nghĩ rằng rất có thể sẽ đến lượt tôi và
cô!”.
“Nhìn xác Phùng Triết, tôi lại nhớ đến thi thể Ninh Vũ Hân. Tôi đã hai lần nghĩ hệt như anh. Nhưng tôi lại nghĩ, càng như thế thì tôi càng không lùi bước. Anh có dám giúp tôi không?”
Nhìn nghiêng, thấy khóe miệng Tần Hoài cười bình thản nhưng kiên định: “Câu này tôi đang định hỏi cô. Mấy năm nay tôi vẫn chờ sẽ xảy ra chuyện thần thoại Diệc Tuệ bỗng xuất hiện bên tôi. Cho nên tôi vẫn âm thầm lẳng lặng điều tra, thậm chí tỏ ra đàng điếm để tự dối mình và dối người đời. Nhưng hôm nay tôi nhận ra rằng chúng ta không thể chỉ hình dung chúng ta là bọn tàn độc mà phải gọi chúng là ác quỷ khát máu…” Bỗng anh quay sang hỏi: “Nhưng, tại sao cô lại tin tôi? Chẳng lẽ cô không lấy làm lạ, lẽ nào Ba Du Sinh không hỏi câu này: việc hẹn gặp Phùng Triết chỉ có hai chúng ta và Phùng Triết biết, vậy thì sát thủ ở đâu ra?”
Có, Ba Du Sinh có hỏi câu này.
Na Lan nói: “Tôi tin rằng anh vô tội. Còn về sát thủ đâu ra, anh chuyên viết tiểu thuyết ly kỳ, chắc anh cũng có thể nghĩ ra nhiều cách giải thích.”
Tần Hoài nhíu mày: “Chúng ta nói mãi về Phùng Triết, về ‘bọn chúng’ nhưng lại chẳng biết gì về chúng, rất có thể chúng đã sớm lắp đặt kết cục của Phùng Triết rồi, khi thấy anh ta liên lạc với chúng ta thì chúng khử ngay trước mắt chúng ta, nhất cử lưỡng thiện: vừa diệt khẩu vừa cảnh cáo chúng ta. Còn một khả năng nữa là chúng vẫn đang truy tìm Phùng Triết, còn chúng ta thì ngỡ rằng tất cả đều kín như bưng, thực ra đã bị chúng theo dõi từ lâu, chính chúng ta đã dẫn chúng tim ra Phùng Triết.”
Na Lan nhận ra phân tichs của Tần Hoài hệt như cách nghĩ của cô. “Hiện nay tình hình có biến động, chúng không biết Phùng Triết lúc sắp chết đã nói với chúng ta những gì, cho nên chúng ta nên đặt trọng tâm vào hai chữ ‘hộp thư’. Lúc nãy Ba Du Sinh nói công an đã xem hộp thư của Phùng Triết nhưng không có gì hết.”
“Tôi cho rằng Phùng Triết không mong ai thâm nhập hộp thư của anh ta, cho nên hộp thư chưa chắc đã là hộp thư của anh ta…”
Na Lan lấy ra tấm danh thiếp của Ninh Vũ Hân, nhìn kỹ địa chỉ thư điện tử của Phùng Triết: [email protected], cô lẩm bẩm: “Trước đây tôi không để ý rằng hộp thư anh ta đăng ký toàn là các chữ số.”
“Là mấy chữ số? Có một số người thích dùng số di động của mình làm email.” Tần Hoài chuyên tâm vào việc lái xe, nhường nhiệm vụ suy nghĩ cho Na Lan.
“Nhưng ở đây không có vẻ là số máy di động lẽ ra nên bắt đầu 13… hoặc 8 gì gì đó, đây lại có 8 chữ số. À tôi dốt thật! Tám chữ
số tức là số điện thoại…”
“Cố định! Cô đọc xe nào?”
Na Lan đọc, Tần Hoài nghĩ ngợi rồi nói: “Đúng là có vẻ quen quen.”
“Số máy của một ‘fan tình’ nào đó à?”
“Ha ha…” Tần Hoài giả vờ cười.” Đó là cảm giác hài hước cũ của cô! Thôi không tán nữa! Hình như hơi quen quen.”
Một ý nghĩ lóe lên, Na Lan mở ví lấy ra tờ khăn giấy nhàu nát trên đó viết một lô họ tên và số điện thoại, là những đối tượng mà Tần Hoài bảo cô nên phỏng vấn. Cô nhìn vào Điền Uyển Hoa – bạn gái cũ của Trảm Quân – một trong năm người đã chết.
Có một hàng chữ số 62793571 tương ứng với đối tượng phỏng vấn là “bà Tiền”. Tức bà nội của Tiền Khoan.
Chẳng rõ Tiền Khoan có phải một hiếu tử không, nhưng ít ra khi còn sống anh ta vẫn thường đến thăm bà nội. Nghe nói cha mẹ anh ta chuyển ra ở trong một tiểu khu bên ngoài vành đai, khá xa, cho nên Tiền Khoan nhận nhiệm vụ thăm nom. Cảnh sát đương nhiên nắm vững, nên Tần Hoài biết tình hình cũng không khó gì. Tuy biết số điện thoại của bà Tiền nhưng Na Lan quyết định không tốn sức vào đó, bởi lẽ Tiền Khoan là dân Giang Kinh thứ thiệt, tất nhiên cảnh sát đã đào sâu triệt để rồi, lúc này cô nên đặt trọng tâm vào ba công nhân đi làm thuê kia.
“Tại sao Phùng Triết lại dùng số điện thoại của bà nội thay cho tên người để làm Email?” Na Lan tự hỏi mình.
“Nhưng ai dám khẳng định đó là Email của Phùng Khiết?” Tần Hoài bỗng quay xe. Na Lan hiểu rằng hai người sẽ chuyển hướng, không về đảo Hồ Tâm, mà đến nhà bà Tiền.
Bà Tiền ở trong tiểu khu Khang Định, là khu vực có một lô nhà cao tầng nho nhỏ xây vào những năm 90. Địa chỉ đã lưu trong notebook của Tần Hoài, họ dễ dàng tìm đến khu nhà 8. Họ đỗ xe ở sân, không phải chiếc Odysseia ngồ ngộ nữa mà là chiếc xe thể thao Chery xinh xắn. Để đảm bảo không bị ai bám đuôi. Tần Hoài đã diễn lại vở cũ: hẹn một ông bạn nhà văn lái xe đến tần hầm để xe và đổi xe cho nhau.
Na Lan lúc trên xe đã gọi điện cho bà Tiền ba lần mà không thấy ai nhấc máy. Cả hai bàn bạc, bà già tuổi ngoài 80 có thể đi đâu xa, nên họ sẽ đứng cửa chờ vậy.
Hai người lên tầng 3, bấm chuông căn hộ. Không ai lên tiếng. Tần Hoài gõ cửa thật mạnh, vẫn không ai ra mở cửa, nhưng căn đối diện có một bà lão bước ra.
“Bà Tiền đi lâu rồi!” Bà lão nói ta, chắc tai bà rất kém.
“Đi rồi? Ý bác là ‘ra đi’…?” Na Lan lo sợ tia hy vọng mong manh sẽ biến mất.
“Không ở đây nữa.” Bà lão nói. “Sau khi đứa cháu nội mất, không có ai chăm sóc, cô con dâu đã đón
bà ấy về ở cùng.”
“Còn căn hộ này…”
“Cho thuê! Hai vợ chồng họ đi làm chưa về.”
“Bác có biết địa chỉ con trai bà Tiền không?”
“Không.”
Na Lan hỏi Tần Hoài: “Chắc anh có số điện thoại của cha mẹ Tiền Khoan?”
Tần Hoài gật đầu. Họ cám ơn bà lão rồi rảo bước đi xuống. Đi dọc hành lang, Na Lan bỗng nói: “Khoan đã, nhìn kìa!” Cô chỉ vào cái “hộp thư” trên tường. Khu nhà 3 tầng này cả thảy có 12 hộ.
“Thì sao?” Tần Hoài không hiểu.
“Hộp thư. Ý tôi là chúng ta không nên loại trừ bất cứ khả năng nào.”
“Nhưng hộp thư này đang khóa.” Tần Hoài bước đến gần tường. Anh cũng tán thành ý kiến của Na Lan.
“Thế mà đòi viết truyện kinh dị!”
Tần Hoài cười: “Tôi chỉ giả vờ thật thà một chút thôi.” Anh lần túi áo lấy ra con dao quân dụng mi-ni của Thụy Sĩ.
Hộp thư của nhà họ Tiền treo ở hàng giữa, cao ngang ngực. Tần Hoài lách lưỡi dao vào khe cửa hộp thư xọc vài nhát, mở ra được. Anh lẩm bẩm: “Cảm ơn cái khóa cổ lỗ sĩ của khu nhà cổ lỗ sí. Nếu là khu nhà hiện đại phải quẹt thẻ từ hoặc lắp các loại khóa điện tử khác thì tôi xin chào thua.”
Hộp thư khá sâu nhưng trống không.
Tần Hoài nói: “Loại trừ được, cũng tốt.” Anh định đóng cửa lại thì Na Lan bỗng nói: “Khoan đã. Tôi chưa thật tin đâu.”
Cô thò tay vào sờ kỹ, rồi mỉm cười.
Vì các mặt của hộp thư đều có gờ khung, nên cánh cửa thực tế chỉ chiếm 2/3 diện tích mặt hộp. Ở mặt trong của nóc hộp, là chỗ không ai nhìn thấy. Na Lan sờ thấy một vật tròn thon dài như cây bút, dùng vài lớp băng keo bọc kín.
Bóc băng keo ra, thì đúng là một cây bút.
Bút ghi âm
Chú thích
(1): Hai chữ “cát” ghép lại được chữ “triết”
CHƯƠNG 34 – RA ĐÒN
“Ngồi đi! Uống trà nhé?”
“Thôi, cám ơn.”
“Đừng căng thẳng, anh không phải căng thẳng gì cả. Tôi đâu phải đại ca xã hội đen, tôi cũng chỉ là một nhân viên, một người làm ăn đứng đắn nghiêm túc.”
“Tôi không căng thẳng, nhưng tôi lấy làm lạ tại sao anh lại tìm đến tôi?”
“Kìa, đã nói rồi mà, tôi được biết anh lặn rất giỏi.”
“Cũng tàm tạm, tàm tạm. Nhưng tôi vẫn ngạc nhiên, vì ở Giang Kinh các anh đâu phải không có người thạo sông nước? Nơi này có sông, có hồ, chắc chắn phải có cao thủ bơi lội.”
“Có, có nhiều. Nhưng việc này không tiện nhờ người ở đây, vì sẽ còn trông thấy nhau, lỡ quan hệ kém vui thì sẽ bất tiện. Nhờ anh, coi như chuyện làm ăn sòng
phẳng, công việc là công việc.”
“Ý anh là, tốt nhất là nhờ người tỉnh ngoài?”
“Thậm chí có người nay đâu mai đó chuyên đi làm thuê đều được. Chỉ cần lặn giỏi, thật thà chân chất. Nếu ranh mãnh láu cá thì không chấp nhận.”
“Anh cần mấy người?”
“Ít thôi. Anh là một. Và thêm ba bốn người nữa là được. Ông chủ của tôi ưa kín đáo, không muốn gây chú ý.”
“Anh lại còn có ông chủ nữa?”
“Tôi vừa nói rồi, tôi chỉ là nhân viên bình thường.”
“Nếu tìm được người, thì tôi sẽ nói gì với họ? Tiền nong hay gái gú gì đó à?”
“Ha ha… Anh cứ nói thế này, nói là nếu dự án này thành công thì họ sẽ không phải đi làm thuê cho ai nữa. Tôi chắc anh thừa biết cách nói ngon nói ngọt.”
“Nhưng chắc chắn họ sẽ hỏi là dự án gì.”
“Tôi nói thật nhé, anh chẳng hiểu đâu! Nhưng ai lớ ngớ nhất mà không đoán ra ít nhiều. Tìm người lặn giỏi để làm gì? Đương nhiên là để đi mò, vớt. Vớt cái gì? Tôi nói đây: ngày trước Trung Quốc có cuốn sách “Thiên công khai vật”, anh biết không?”
“Tôi chưa từng nghe nói đến.”
“Viết về sự phát triển khoa học của nước ta, trong đó có nói đến lặn. Đoán xem, những thợ lặn ấy đi làm gì?”
“Chịu không biết.”
“Mò ngọc trai, ngọc trong các con trai! Hiểu chưa? Dự án này hệt như việc lặn tìm ngọc trai.”
Na Lan và Tần Hoài đeo tai nghe, ngồi trong xe ô-tô bật điều hòa hết cỡ, nghe xong đoạn đối thoại. Người nêu câu hỏi là Phùng Triết. Anh ta được họ nhờ đi khắp nơi tìm cao thủ lặn, cộng với anh ta nữa, tập hợp thành một tổ lặn, đi tìm ngọc trai.
Đương nhiên, “tìm ngọc trai” chỉ là cách nói bóng gió. Na Lan gỡ tai nghe xuống, nói: “Xem ta chúng ta đã đoán đúng, có lẽ vụ án năm xác chết có liên quan đến kho báu Bá Nhan.”
Không hiểu sao, điều hòa trong xe bật tối đa mà Tần Hoài vẫn vã mồ hôi trán. Anh nghèn nghẹn nói: “Và, chắc chắn cũng liên quan đến vụ Diệc Tuệ mất tích.”
“Tại sao?”
Tần Hoài không đáp, chỉ lẳng lặng về số rồi quay xe.
Khi trời đã tối mịt, Tần Hoài và Na Lan lên đường. Cả hai cùng ông bạn nhà văn của Tần Hoài ngồi ăn cơm tối rồi đổi lại xe. Hai người lại phóng về bãi đỗ xe của khu Lục Ô Thế Gia kề bên bờ hồ.
Họ im lặng suốt dọc đường.
Chiếc xe Odysseia máy vốn rất êm, khiến sự im lặng trong xe càng trở nên khó chịu. Nếu lúc này mở cửa kính nghe tiếng gió vi vu thì sẽ tự nhiên hơn.
“Xin lỗi.” Lúc sắp ra khỏi
đường cao tốc, Tần Hoài bỗng mở miệng.
“Anh lại làm chuyện xấu gì à?” Na Lan hiểu cả, nhưng giả vờ hỏi.
“Thêm nữa là thừa…” Tần Hoài ngắc ngứ, hình như không biết nên nói thế nào. “Ví dụ, cứ im lặng, rồi thả cô xuống đây, không nói gì nữa…”
“Anh cũng biết rồi: Phương Văn Đông lần đầu gặp tôi đã nói rằng tính tình Tần Hoài đôi khi kỳ quặc một chút, nhưng bản chất rất tốt.” Na Lan cười cười. “Nhưng… chuyện như thế này anh đâu cần xin lỗi gì? Nếu là người khác cũng gặp cảnh ngộ như vậy chắc đã suy sụp rồi.”
Tần Hoài: “Tôi luôn cảm thấy mình rất cứng cỏi.”
Na Lan: “Trái lại, tôi thường hay có cảm nhận sai lệch về mình.”
Xe đã rẽ vào đường Long Thanh mới làm cách đây hai năm. Tiếp tục chạy lên, rồi rẽ phải là đường Lục Ô, rồi vào đến cổng chính của khu Lục Ô Thế Gia. Lúc này đã quá 22 giờ, trên đường xe cộ dần vắng bóng, lại liên tiếp gặp đèn xanh, nên chiếc xe Odysseia tha hồ phóng 60km/h.
Sắp đến đầu đường Lục Ô, Na Lan bỗng kêu lên, vì thấy phía trước có chiếc xe tải hạng nặng vừa bất ngờ sang tuyến giữa, chắc gã tài xế say rượu, xe đang lao sầm sập về phía chiếc Odysseia. Tần Hoài phản ứng cực nhanh, quay vô-lăng sang phải, tạt vào ven đường, sẵn sàng phanh lại. Đúng vào lúc này hai người nhận ra rằng, dẫu tay lái siêu hạng cũng không thể tránh nổi kiếp nạn đêm nay: từ con đường nhỏ bên phải, một chiếc xe SUV cỡ đại màu sẫm cứ như từ địa ngục ngoi lên, đang nhắm ngang sườn xe của họ lao tới.
Tần Hoài chỉ có thể làm một việc duy nhất là đạp thật mạnh chân ga để thoát khỏi tình thế bị kẹt giữa hai bên trái phải.
Nhưng đã quá muộn, hai tiếng va đập cực mạnh vang lên. Đầu óc và toàn thân Na Lan đồng thời chấn động kinh khủng.
Rồi cô không thấy gì nữa.
Na Lan rất lấy làm lạ: người cô như lơ lửng giữa mây mù, chóng mặt, đầu đau không sao chịu nổi nhưng ý thức thì vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Chắc đây là bản năng sinh tồn. Lúc này không nhìn thấy gì cả vì đầu cô vẫn đang vùi trong cái túi khí tự động mở ra khi nãy, tai tô vẫn nghe rất rõ tiếng Tần Hoài đang gọi: “Mau ra đi! Chạy đi! Nguy hiểm lắm!” Cô còn cảm thấy Tần Hoài đang lay cô rất mạnh.
Na Lan lập tức hiểu ra: hai xe vừa nãy chú tâm đâm vào họ. Dù chungs là ai, mục đích vẫn là trừ khử cả cô lẫn Tần Hoài, và chắc chắn sẽ không chỉ ra tay một lần.
Cô đờ đẫn đưa tay ra tháo đai an toàn rồi lần tìm tay gạt mở cửa xe, đẩy mạnh. Chỉ nhìn thấy trước mặt là màn đêm đen kịt, nhưng đôi chân cô vừa chạm đất đã chạy như bay.
Phía sau vang lên tiếng bước chân cũng cực nhanh và tiếng hô “đứng lại.
chạy đâu cho thoát”, nhưng cô hiểu rằng tuyệt đối không thể nghe lệnh “đứng lại”, cô tiếp tục chạy như điên.
Mắt cô đã dần nhìn rõ phía trước, chạy thục mạng, nhưng vẫn nhắm về phía khu biệt thự Lục Ô. Tiếng bước chân đuổi theo vẫn vang lên phía sau nhưng Na Lan biết mình đã bứt lên khá xa, và ưu thế của cô là những ngày qua cô đã rất thông thạo địa hình khu vực quanh đây.
Cổng chính của Lục Ô Thế Gia là cửa lớn song sắt, kề nó là bức tường vây khá cao, thực ra tường vây chỉ chạy quanh già nửa, vì mặt kia của Lục Ô là hồ nước. Đường Lục Ô còn có vài nhánh nhỏ đi giữa rừng cây xanh tốt, chiều tối các vị chủ nhà trong khu này thường ra ngoài cổng chính đi bách bộ hoặc đi siêu thị.
Điều quan trọng là những con đường nhỏ này cũng chạy đến bờ hồ Chiêu Dương.
Nói chính xác hơn, các con đường nhỏ này chỉ chạy đến rừng cây bên hồ, xuyên qua rừng cây là đến bãi cát trắng ven hồ. Các con đường nhỏ này hơi giống một mê cung bát trận đồ thu nhỏ. Na Lan đã đến đây vài lần, vào những lúc trời chạng vạng, đi dạo khắp mới dần thuộc đường. Lúc này bản năng mách bảo cô chạy vào con đường nhỏ, tiếp tục luồn lách trong đó may ra sẽ đánh lạc hướng được bọn truy binh kia.
“Na Lan đừng chạy nữa, chạy sao nổi? Bọn tôi sẽ không hại cô, chỉ muốn nói chuyện thôi.” Có kẻ đang gọi, giọng nghe lạ hoắc. Rõ ràng là hắn đang thấp thỏm, muốn cứu vãn tình thế tay trắng trở về; hoặc là, hắn đang lừa để cô nghĩ rằng hắn đang bó tay, hết cách, khiến cô chủ quan khinh địch.
Không thèm trả lời, không cần nghĩ xem truy binh là ai, sinh tồn là số một! Máy di động thì để trong ví, ví lại để trong xe, cô lúc này tay không, hy vọng duy nhất nằm ở phía trước.
Hồ nước.
Cô rất biết hồ nước ấy có vẻ phẳng lặng nhưng nó đã nuốt vô số sinh mạng, đã nuốt bao kẻ dám mạo hiểm bất kính nó, biến họ thành những oan hồn, bọ bị hại hết sức ly kỳ. Nhưng đêm nay hồ nước là điểm đến của cô, là thần hộ mệnh cho cô.
Đôi chân vẫn chạy như bay, truy binh vẫn bám riết phía sau, chúng có ít nhất ba tên, ánh đèn pin lia quyét, sực tìm bóng Na Lan. Chúng không thấp thỏm gì hết, chúng rất tự tin với thể lực và tốc độ của nam giới thì chỉ một quãng nữa sẽ đuổi kịp cô.
Nhưng chúng không ngờ, Na Lan không chạy tiếp đường ngoặt mà lại xuyên qua một bãi cả, các bụi cây, rồi biến mất vào khu rừng. Đây lại là một ưu thế của Na Lan. Một người bình thường, khi chạy đuối chăng nữa, thường theo thói quen chạy theo lối phẳng phiu, chứ không dại gì mà “trái khoáy” như thế. Chỉ những ai đã thuộc địa hình thì mới dám chơi cái chiêu lạ này.
Cho nên, khi mấy tên truy binh đó không thấy bóng Na Lan trên đường nữa, thì cô đã chạy đến giữa rừng cây. Khi chúng chạy vào rừng để truy kích thì cô đã hoàn toàn biến mất.
Bọn chúng còn mắc một sai lầm nữa, vẫn thuộc lĩnh vực phản ứng bản năng, tức là chúng tập trung sục tìm cô ở bãi cát và bìa rừng gần đó, vẫn chỉ là công cốc! Bấy giờ chúng mới nghĩ rằng có lẽ Na Lan đã xuống nước.
“Bọn mình đứng đây chờ. Nếu nó xuống nước thật thì chẳng mấy chốc nó sẽ phải bơi trở lại.” Nhưng một tên trong bọn không cho là thế.
“Mày thì biết gì! Nó không bơi trở lại, mà sẽ bơi tiếp! Về thôi!” Một tên khác giận dữ co chân đá bay hòn đá dưới đất